Top 10 Món ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu Nhật
Chuyên gia dinh dưỡng khuyên các mẹ nên cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật vào giai đoạn trẻ 5-6 tháng tuổi. Ở giai đoạn này các mẹ cần lên một thực đơn ăn dặm kiểu Nhật ... xem thêm...khoa học nhất cho bé. Cùng Toplist tìm hiểu những thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi kiểu Nhật nhé!
-
Mẹ muốn tăng lượng tinh bột trong khẩu phần ăn của bé, vậy còn chần chừ gì mẹ không bắt tay vào nấu món súp bánh mì sữa vô cùng đơn giản. Chỉ cần 5 phút là có thể hoàn thành súp bánh mỳ sữa thơm ngon kích thích vị giác của bé. Đây là món ăn dặm kiểu Nhật đầu tiên mà toplist muốn giới thiệu đến các mẹ.
Nguyên liệu:
- Sữa mẹ hoặc sữa công thức pha: 60ml
- Bánh mỳ gối: 1/4 lát
Cách làm:
- Đem sữa pha theo đúng tỷ lệ và tiêu chuẩn.
- Bánh mỳ đem bỏ phần vỏ cứng rồi xé nhỏ và cho vào sữa.
- Đun lên bếp nhỏ lửa cho đến khi thấy sôi thì tắt bếp và đậy kín vung để bánh mỳ mềm.
- Sau vài phút là mẹ đã có ngay bát súp cho con rồi.
-
Hẳn trong tất cả chúng ta đều biết cà rốt rất nhiều vitamin A, được coi là thực phẩm vàng trong sức khỏe thị giác. Cà rốt là loại rau củ quả được giới thiệu đầu tiên cho bé ở thời kỳ tập ăn dặm từ 6 tháng tuổi.
Không chỉ có vị ngọt dễ chinh phục các bé mà khi kết hợp với các nguyên liệu khác từ sữa, sữa chua, khoai lang hay đậu cô ve… cà rốt đều khiến món ăn trở nên cân bằng về vị, không những thế còn tăng độ hấp dẫn của những nguyên liệu mà nó kết hợp. Tuy nhiên, cà rốt chứa nhiều beta caroten chuyển hóa thành vitamin A khi hấp thu vào cơ thể, lượng carotene này nếu dư thừa sẽ gây vàng da, do đó, các mẹ cũng nên lưu ý cho các bé ăn cà rốt điều độ với lượng phù hợp tránh gây dư thừa không cần thiết cho bé.
Nguyên liệu:
- Cà rốt nghiền: 2 thìa cà phê
- Cháo trắng: 2 thìa cà phê
Cách làm:
- Nghiền cháo, đổ vào bát.
- Xong nghiền cà rốt, cho lên trên. Khi ăn có thể xúc 1 thìa cháo trắng ăn trước, sau đó xúc 1 thìa cà rốt nghiền. Hoặc trộn chung 2 thứ và cho ăn cùng lúc.
Chú ý: Luộc cà rốt tươi để giữ được hương vị và vitamin tốt nhất.
-
Cháo bắp non cho bé là một món ăn nhiều dinh dưỡng, cách chế biến đơn giản và nguyên liệu phổ biển dễ mua. Đây còn là thành phần giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể của trẻ.
Đặc trưng của bắp (ngô) là thanh mát, không ngọt không ngấy rất phù hợp cho bé ăn dặm. Đặc biệt, ngô là một trong những loại thực phẩm được khuyến khích dùng khi bắt đầu cho bé tập ăn dặm ở giai đoạn 5 -6 tháng trong ăn dặm kiểu Nhật.
Nguyên liệu:
- 2 muỗng cháo lớn (30ml)
- Muỗng bắp nhỏ (10ml)
Cách làm:
- Bạn vo gạo thật sạch rồi nấu cháo theo tỳ lệ 1:10 (1 gạo và 10 nước) để được cháo cho bé mới tập ăn dặm. Ở giai đoạn đầu bé chưa ăn được nhiều nên bạn có thể cho phần gạo vào nồi cơm điện như vậy khi cơm chín là đã có cháo cho bé.
- Sau khi cháo chín bạn dùng rây hoặc máy xay, xay thật nhuyễn mịn phần cháo này. Chú ý: Càng nhuyễn mịn càng tốt.
- Ngô bạn đem luộc chín sau đó dùng máy xay xay nhuyễn hỗn hợp. Lọc lại qua rây để loại bỏ toàn bộ phần sơ. Sau đó bạn rây lại một lần nữa qua rây lọc để phần bắp được nhuyễn mịn.
- Lấy một nồi nhỏ bạn cho cháo và bắp đã rây bắp lên bếp đun sôi hỗn hợp này. Vậy là bạn đã hoàn thành xong món cháo bắp thơm ngon cho bé yêu nhà mình.
Dinh dưỡng trong cháo bắp:
- Trong bắp có chứa hàm lượng chất xơ cao việc này giúp ngăn ngừa và phòng chống nhiều bệnh khác nhau ở trẻ nhỏ.
- Bắp chứa nhiều tinh bột, ít calo điều này hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Việc sử dụng bắp cho các bữa ăn dặm đầu đời của bé thực sự cần thiết.
-
Rau chân vịt là một trong các giống rau “siêu” tốt dành cho sức khỏe, đặc biệt ở trẻ với các công dụng như: chữa táo bón, phát triển xương, thiếu máu, bảo vệ tim mạch, tăng sức đề kháng ở trẻ…Dưới đây là các cách làm rau chân vịt cho bé ăn dặm luôn được các bà mẹ lựa chọn hàng đầu với độ dinh dưỡng cao, tốt cho sự phát triển của bé.
Nguyên liệu:
- Gạo (bột ăn dặm): 30 g
- Gia vị: dầu ăn
- Rau chân vịt
Cách làm:
- Bỏ rau chân vịt chín rồi nghiền nhuyễn, rây qua lưới.
- Cho gạo vào nấu thành cháo, chín nhừ rồi cà cho thật nhuyễn. (Nếu muốn tiện lợi, mẹ có thể cho bột ăn dặm vào nước, bất bếp khuấy đều tay từ 5 – 10 phút).
- Cho rau chân vịt vào nồi cháo và đun sôi, tắt bếp. Thêm một lìa nhỏ dầu ăn vào cháo rồi cho bé ăn nóng.
-
Bí đỏ được xem là 'nhà vô địch' về sắt, vitamin, khoáng chất có lợi cho cơ thể. Đặc biệt, lượng chất xơ dồi dào trong bí đỏ hỗ trợ hệ đường ruột vận hành khỏe mạnh hơn. Hàm lượng vitamin C trong bí đỏ khá cao, mang lại hệ miễn dịch ổn định cho bé. Ngoài ra, lượng carotene trong bí đỏ sẽ chuyển hoá thành vitamin A, giúp bé sáng mắt và duy trì thể lực.
Nguyên liệu:
- 20g bí đỏ
- 1/2 cup sữa (60ml)
Cách làm:- Bí đỏ gọt vỏ, cắt miếng nhỏ, đun chín tới trong 5p
- Sữa bột pha theo đúng tỷ lệ tới lượng yêu cầu, sau đó cho bí đỏ đã chín tới vào đun ở lửa nhỏ tới khi mềm nhừ.
- Cuối cùng nghiền nhỏ hỗn hợp trên.
Chú ý: Bí đỏ màu sậm sẽ nhiều vitamin A hơn bí đỏ màu tươi.
-
Khoai tây là một loại rau củ tốt cho bé ăn dặm, một loại thực phẩm tốt cho bé ăn dặm. Một trong số những cách chế biến khoai tây cho bé ăn dặm đó là chế biến các món súp khoai tây cho bé. Đây là loại củ chứa ít calo, không có chất béo và hàm lượng vitamin cao.
Nguyên liệu:
- 1/8 củ khoai tây
- 1/2 cup sữa (60ml)
Cách làm:
- Khoai tây gọt vỏ, cắt nhỏ rồi luộc chín.
- Sau đó cho tiếp khoai tây vào sữa đã pha thành dạng lỏng, đun ở lửa nhỏ cho tới khi mềm nhừ.
- Cuối cùng là nghiền thành súp.
Chú ý: Đây là món ăn dễ tiêu và thơm ngon cho tất cả các thành viên trong gia đình.
-
Cá bổ sung cho trẻ lượng axit béo omega-3, đây là thành phần cực kỳ quan trọng đối với quá trình phát triển thị lực và trí não của trẻ. Hàm lượng chất béo bão hòa trong cá thấp nhưng rất giàu vitamin D, protein và các dưỡng chất khác. Tuy nhiên, một số loại cá lại chứa hàm lượng thủy ngân cao, dễ gây hại cho trí não và hệ thần kinh của bé. Do đó, các mẹ nên chọn các loại cá thịt trắng cho bé ăn dặm vừa ăn toàn, vừa bổ dưỡng. Bé yêu sẽ có một nguồn năng lượng dồi dào với món cháo cá thịt trắng và cà rốt đặc biệt này đấy.
Nguyên liệu:
- Cà rốt: 50g
- Cá thịt trắng: 30g nạc
- Rong biển tươi (hoặc rong biến khô): ½ thìa café
- Bột gạo (hoặc bột năng): ½ thìa café
- Thời gian chuẩn bị: 5 phút – Thời gian đun nấu: 15 phút
Cách làm:
- Cà rốt gọt vỏ, cắt miếng khoảng 1mm, luộc chín trong 10 phút và nghiền nhuyễn.
- Rong biển rửa sạch, luộc ở lửa lớn trong 1 hoặc 2 phút cho mềm.
- Cá bỏ da, hấp chín mềm trong 5 phút rồi lọc hết xương, làm nhỏ.
- Cho nước súp (hoặc nước dashi) vào nồi, cho cà rốt, rong biển, cá vào đun sôi khoảng 3 phút.
- Cuối cùng cho bột gạo (bột năng) đã hòa tan vào, đợi sôi lại thì tắt bếp.
-
Thịt gà rất giàu đạm và sắt, là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ. Ở mỗi bộ phận khác nhau, thịt gà cũng có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau. Còn Khoai môn chứa nhiều đạm, tinh bột, các loại vitamin gồm A, B, C… giúp bé tăng cường miễn dịch.
Nguyên liệu:
- Khoai môn: 70g
- Gà bằm: 2 thì
- Bột gạo/ bột khoai môn / bột năng
- Nước dashi: 100 ml
- Hành lá: 2/3 thìa bằm nhuyễn
- Nước tương vừa đủ
Cách làm:
- Khoai môn gọt vỏ, cắt lát mỏng, dùng wrap bọc lại, hấp trong lò vi sóng trong 2 phút.
- Sau đó đợi bay hết khói, dùng nĩa dằm nhỏ hoặc bằm bằng dao cho nhuyễn.
- Cho chảo lên bếp, cho thịt gà bằm hòa với nước dashi cho tơi, đun cùng với nước tương và hành lá thái nhỏ cho tới khi thịt gà chín mềm (khoảng 6p).
- Cuối cùng cho bột gạo đã hòa tan vào, đun sôi lại để tạo độ sánh, và lấy cho bé dùng.
-
Món súp được chế biến từ bánh mì và rau củ này sẽ cung cấp một lượng tinh bột và vitamin cực tốt cho bé.
Nguyên liệu:
- 6 lát bánh mỳ gối
- 100ml nước dùng rau củ
- 10g cà chua
- 1 chút phô mai sợi.
- Thời gian chuẩn bị: 5 phút – Thời gian đun nấu: 5 phút
Cách làm:
- Bánh mỳ bỏ viền cứng, xé nhỏ đun với nước dùng tới khi mềm và súp sánh lại.
- Cà chua hấp chín, bằm nhỏ, để lên trên bát súp cùng với chút phô mai sợi, vậy là món ăn đã hoàn thành.
-
Đậu cô ve rất giàu protein lại ít chất béo, nên đây là loại thực phẩm hoàn hảo để bổ sung protein cho bé khi bé đã chán thịt.
Nguyên liệu:
- 1 thìa đậu cô ve luộc chín
- 4 thìa cháo trắng
- 1 thìa nước dashi (hoặc nước rau củ hay nước hầm xương đều được)
- vừng đen rang chín giã nhỏ vừa đủ.
Cách làm:
- Cho đậu cô ve vào nước dashi, luộc chín và nghiền nhỏ.
- Sau đó cho lên mặt chén cháo rồi rắc vừng đen lên.
Chú ý: Dùng đậu đông lạnh hay đậu tươi đều được.