Top 10 Món ăn đặc trưng nhất nước Ý
Italy được nhắc đến như một quốc gia với biểu tượng là tòa tháp nghiêng Pisa cùng những nụ hôn kiểu spaghetti ngọt ngào. Tuy nhiên ẩm thực của Ý cũng nằm trong ... xem thêm...danh sách những món ăn ngon nhất của châu Âu. Để biết quốc gia hình chiếc ủng này có nền ẩm thực phong phú như thế nào, cùng toplist.vn điểm lại những món ăn ngon đặc trưng nhất của đất nước Ý xinh đẹp này nhé.
-
Pizza là loại bánh dẹt, tròn được chế biến từ nước, bột mỳ và nấm men, sau khi đã được ủ ít nhất 24 tiếng đồng hồ và nhào nặn thành loại bánh có hình dạng tròn và dẹt, và được cho vào lò nướng chín. Mặc dù ngày nay pizza xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhưng nó vẫn được xem là món ăn đặc trưng của ẩm thực Ý và đặc biệt là ở vùng Napoli (pizza napoletana). Trên thực tế, theo cảm nhận thông thường thì có thể nhận thấy các thành phần khác của pizza là sốt cà chua và pho mát mozzarella. Một trong những biến thể nổi tiếng nhất của pizza napoletana là pizza margherita.
Nguồn gốc thực sự của pizza vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Ngoài Napoli thì còn nhiều thành phố khác cũng đòi quyền làm chủ của món ăn này. Hơn nữa Pizza còn có thể hiểu theo nghĩa rộng hơn là của từ "Pizza". Trên thực tế, theo những phân tích mới đây thì nó còn được dùng để chỉ một loại đặc biệt của bánh mì hoặc bánh nướng, Pizza ngày nay có vô số các biến thể khác nhau, thay đổi về cả tên gọi lẫn đặc điểm theo từng vùng miền. Đặc biệt hơn ở một vài nơi thuộc vùng Trung Ý, một số loại bánh nướng mặn, ngọt, dày, mỏng đều được gọi là Pizza.
-
Pasta là một loại thực phẩm truyền thống của nước Ý, đã có từ năm 1154. Pasta có hơn 310 loại với 1300 tên gọi, hương vị và hình dạng khác nhau. Từ cọng dài, hình ống cho tới xoắn ốc, nơ, bướm, vỏ sò… Mặc dù con số này là vô cùng lớn nhưng các loại Pasta có chung thành phần chính là bột mì loại Semolina và nước. Đôi khi do khác nhau về màu sắc do nhà sản xuất thêm các phụ gia, chẳng hạn như cà chua đỏ, rau bina, nghệ, mật mực… Chính sự khác nhau đó mà cách chế biến và thực phẩm ăn cùng cũng khác nhau.
Pasta Được Chia Thành Các Loại:
- Pasta dạng sợi (Spaghetti, Capellini, Fusilli Lunghi…): Có bề rộng, độ xoăn và màu sắc khác nhau nhưng chúng có chung hình dáng sợi dài, được ăn bằng cách xoay nhẹ nĩa để cuộn mỳ lại. Loại Pasta này đi kèm với nước xốt từ dầu oliu, xốt kem hoặc xốt cà chua.
- Pasta dạng ống (Macaroni, Penne, Rigatoni…) Vừa có bề rộng, độ xoăn và màu sắc khác nhau, loại Pasta dạng ống còn có vài điểm khác nhau khác đó là mình trơn hoặc lượn gân, đầu vạt tròn hoặc vạt chéo. Pasta ống được ăn kèm với các loại nước xốt đặc sệt. Loại này thích hợp với việc chế biến các món ăn bỏ lò.
- Pasta dạng đặc biệt (Farfalle, Rote, Conchiglie…) Loại Pasta này có hình dạng phong phú và đặc trưng cho từng vùng. Pasta dạng đặc biệt có thể sử dụng loại này làm Salad, súp hoặc ăn kèm với nước xốt. Tuy nhiên nước xốt ăn kèm với pasta khá cầu kỳ. Ví dụ như nước xốt bơ, đậu Hà Lan và thịt giăm bông nấu chín, thêm nước xốt kem và cá hồi, nước xốt pho – mát tinh tế và mềm với một ít nghệ tây hoặc cà ri. Hoặc đơn giản ăn cùng với nước xốt thịt, xốt đậu…
- Pasta dạng có nhân (Ravioli, Gnocchi, Fattisu…) Pasta dạng có nhân đa dạng về hình thức như vuông, tam giác, tròn và nhân nhưng lại khá khó tìm ở Việt Nam.
- Pasta dạng bản lớn (Lagsana, Blecs, Filindeu…) Hầu như ở Việt Nam không có loại này vì nó được dùng lầm nền cho các món đút lò.
-
Spaghetti là một loại mì pasta (còn gọi là mỳ Ý) có dạng sợi tròn nhỏ, được làm từ bột mì loại semolina và nước. Thứ đặc trưng nhất giúp phân biệt “Nữ hoàng trong ẩm thực Ý” so với các loại mỳ của nước khác là nhờ bột mỳ semolina – được làm từ loại lúa mỳ cứng nhất có màu hổ phách. Có nhiều món ăn được chế biến từ mì spaghetti: spaghetti với pho mát và hạt tiêu hoặc tỏi và dầu; món spaghetti với cà chua, thịt và các loại nước sốt (sauce) khác.
Pasta thường có màu vàng, nhưng cũng có những loại mỳ mang màu xanh, đỏ, đen… Chính các nguyên liệu phụ được thêm vào bột semolina khi làm mỳ đã tạo nên các màu sắc này. Sốt cà sẽ tạo nên màu đỏ, màu xanh đến từ nước ép rau bina, màu vàng đậm là bột nghệ và màu đen đến từ mật mực…
Không phải tất cả các loại mỳ Ý đều được gọi là Spaghetti. Thành phần của Mì Ý hay còn gọi là Pasta, là hỗn hợp của nhiều loại bột mì hoà với nước tạo nên. Tùy kích cỡ, hình dạng, nguyên liệu, sốt ăn kèm và cách chế biến mà pasta có từng tên gọi riêng. Tuy vậy, về cơ bản, chúng ta có 4 loại pasta đặc trưng:- Pasta cọng dài hay Capellini / Angel Hair – pasta sợi nhỏ
- Pasta dạng ống (hay còn gọi là nui)
- Pasta có hình dạng đặc biệt
- Pasta có nhân- ravioli
-
Panna Cotta là một món tráng miệng ngọt ngào đến từ đất nước Italia và đã chinh phục vị giác thực khách khắp thế giới. Với các tín đồ ẩm thực thì Panna Cotta là một món ăn không mấy xa lạ. Theo các làn sóng giao thoa, hội nhập, món ăn trứ danh của Italia này đã vào Việt Nam và nhanh chóng tạo nên “cơn sốt” trong thời gian qua. Sự mềm mịn, ngọt ngào và vẻ ngoài hấp dẫn của món Panna Cotta khiến món ăn này trở thành món tráng miệng hoàn hảo.
Panna Cotta (trong tiếng Italia nghĩa là kem nấu) là một món tráng miệng nấu kem, sữa và đường với bột thạch rồi đợi cho hỗn hợp đông lại. Công thức đầu tiên của Panna Cotta được bắt nguồn ở miền Bắc nước Italia, khi người ta đem làm đông kem sữa với xương cá (collagen trong xương cá sẽ làm đông đặc kem) và thưởng thức. Ngày nay, người ta thường dùng gelatin để chế biến Panna Cotta, cho ra món bánh có kết cấu mịn màng, tan nhẹ trong miệng. Ngoài ra, bạn cũng có thể tăng hương vị bằng các loại trái cây, nước sốt cho món Panna Cotta thêm phần hấp dẫn.
Domenica Marchetti – một tác giả chuyên viết những cuốn sách về thực đơn của người Ý đã miêu tả món Panna Cotta như sau: “Với tôi, Panna Cotta là một món tráng miệng tinh tế nhất của người Ý. Việc khó nhất để làm ra cái bánh này là phải đảm bảo đạt được độ dẻo và cấu trúc thích hợp – như miêu tả là phải vừa mịn màng, nhưng cũng phải đủ vững cấu trúc với “những cái lắc lư” nhẹ nhàng trên đĩa”.
Sự mềm mại của từng miếng Panna Cotta, vị ngọt ngào béo ngậy của kem, sữa và sự tươi mát của các loại trái cây… hòa quyện cùng nhau khiến những ai từng ăn Panna Cotta đều phải mê mẩn. -
Lasagna, hoặc Lasagne, (phát âm là [lazaɲɲa], số nhiều [lazaɲɲe]) là một loại mì phẳng, rất rộng (đôi khi có các cạnh lượn sóng). Món ăn này thường được phục vụ dưới dạng xếp lớp chồng lên nhau xen kẽ với phô mai, nước sốt, cùng với các thành phần khác như thịt hoặc rau quả. Như các món ăn khác của Ý, Lasagna có nhiều biến thể. Ở một số vùng, đặc biệt là ở các vùng phía nam của Ý, nước sốt có thể là một loại nước sốt cà chua đơn giản và Ragu, trong khi ở các khu vực khác, đặc biệt là ở miền Bắc Ý, món nước sốt Bechamel được sử dụng rộng rãi. Lasagna đã trở thành một món ăn phổ biến ở khắp nơi trên thế giới, từ châu Âu đến châu Mỹ.
Lasagne Verdi có nghĩa là "màu xanh lá cây lasagne" là mì ống Lasagna kết hợp rau chân vịt nấu chín. Lasagna có vị béo ngậy đặc trưng của các loại phô mai, vị chua dịu của cà chua, vị ngọt của sữa tươi và các loại thịt kết hợp sẽ trở thành món ăn mới lạ, kích thích vị giác. Lasagna có nhiều biến thể khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là Lasagna với xốt Bolognese.
-
Risotto là một món cơm Ý nấu với nước dùng chứa nhiều kem. Nước dùng có thể làm từ thịt, cá hoặc rau củ. Nhiều loại risotto có phô mai Parmesan, bơ và hành tây. Đây là kiểu nấu cơm phổ biến nhất ở Ý. Risotto thường là món khai vị đầu tiên, nhưng loại risotto alla milanese (phát âm là ɾiˈzɔtːo alːa milaˈneːze), thường được ăn với một món chính tên là ossobuco alla milanese (món xương bê hầm kiểu Milan).
Gạo đầu tiên được nấu với một loại hỗn hợp rau củ kiểu Ý (tiếng Ý: soffritto) gồm có hành tây hoặc tỏi, bơ hoặc dầu ô liu để bao hạt gạo trong một màng chất béo, gọi là tostatura; rượu vang trắng hoặc đỏ được thêm vào để hạt gạo ngấm. Khi rượu bốc hơi, lửa sẽ được vặn lớn lên mức vừa và cao, rồi nước dùng rất nóng sẽ được đổ từ từ vào; cùng lúc đó, hỗn hợp sẽ được khuấy nhẹ và liên tục: khuấy sẽ làm cho tinh bột ở vỏ hạt gạo tách ra và hòa vào nước, tạo nên một hỗn hợp mịn như kem. Tại thời điểm này, giảm lửa xuống để cho vào bơ lạnh xắt miếng vuông nhỏ, phô mai Parmigiano-Reggiano bào nhuyễn, cùng lúc cần khuấy mạnh để khiến cho hỗn hợp được mịn. Có thể tắt lửa và để món này tự chín với hơi nóng còn lại trong nồi. Món risotto hải sản thường không bỏ phô mai vào.
Một dĩa risotto đạt chuẩn phải mịn, các nguyên liệu chín và không bị cứng, các hạt gạo tách rời. Theo kiểu truyền thống, món này sẽ hơi lỏng, gọi là all'onda (nghĩa đen là "gợn sóng"). Món này được ăn trong đĩa trẹt, nên nấu mềm cho đến lúc có thể dễ dàng trải rộng món ăn trên đĩa nhưng cũng không nên có quá nhiều nước dính quanh thành đĩa. Món này phải được ăn ngay khi còn nóng, nếu không thì hơi nóng sẽ khiến cho nó trở nên khô và các hạt gạo quá mềm.
-
Gelato (nghĩa là "ice-cream" trong tiếng Anh, số nhiều là "gelati") là một món tráng miệng đông lạnh phổ biến có nguồn gốc từ ẩm thực Ý, được làm với thành phần căn bản gồm sữa 3,25% và đường. Gelato thường chứa ít chất béo, ít không khí hơn 70% và có nhiều hương vị hơn các món tráng miệng đông lạnh khác. Điều này quyết định tỉ trọng và sự phong phú để phân biệt với các loại kem khác. Ở Mỹ, không có tiêu chuẩn nào cho định nghĩa về gelato vì có cho tất cả các loại kem, phải có ít nhất 10% chất béo bơ sữa.
Gelato ở phiên bản thời cận đại được ghi nhận từ đầu bếp người Ý Francesco Procopio dei Coltelli, người vào cuối những năm 1600 đã khai trương và giới thiệu gelato tại quán cà phê “Café Procope” của mình tại Paris, thu hút sự chú ý đầu tiên ở Paris và sau đó là phần còn lại của Châu Âu. Nhờ có món gelato, Procopio không chỉ có được quyền công dân Pháp mà còn có được giấy phép hoàng gia độc quyền do hoàng đế Louis XIV, biến ông trở thành nhà sản xuất duy nhất cho món tráng miệng đông lạnh tại đây.
Ngày nay, gelato được biết đến trên toàn thế giới và Ý là quốc gia duy nhất có thị phần của gelato thủ công so với gelato sản xuất hàng loạt là hơn 55% với hơn 5.000 cửa hàng kem hiện đại của Ý có số nhân công khoảng 15.000 người. -
Đối với những ai đã có dịp đặt chân đến đất nước Italia xinh đẹp, chiếc nôi của nghệ thuật Châu Âu, ắt hẳn đã được giới thiệu về món cơm viên chiên Arancini – một nét độc đáo của ẩm thực Ý. Có thể nói nếu đã ghé thăm nước Ý mà chưa thưởng thức những viên cơm vàng rượm thơm ngon và đậm đà này thì sẽ là một sự nuối tiếc lớn cho người du lịch.
Nếu có dịp thực hiện một chuyến du lịch Ý và khám phá nền ẩm thực nơi đây, bạn đừng bỏ qua món cơm viên chiên Arancini này nhé. Những viên cơm Arancini có lớp vỏ bọc bên ngoài nấu bằng lớp gạo Ý trộn với bột nghệ, nước để nấu cơm phải là nước hầm rau củ để phần cơm được thấm vị ngọt thanh từ rau củ. Lớp nhân bên trong thường là thịt hầm ragu, phô mai Mozzarella, thịt hung khói và đậu hạt. Những viên cơm được vo tròn và lăn vào lớp lòng đỏ trứng gà, sau đó bọc thêm một lớp áo từ bột mì và được chiên trong dầu nóng khoảng từ 3-5 phút. Khi thực khách thưởng thức một viên cơm tròn hấp dẫn này, sẽ được đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Từ lớp vỏ giòn tan bên ngoài, đến lớp cơm dẻo thơm vàng ruộm hấp dẫn bên trong, cuối cùng là đến phần nhân béo ngậy mùi phô mai; tất cả sẽ hoà quyện làm nên một hương vị vừa hài hoà vừa đặc sắc. Chắc chắn món ăn này sẽ để lại ấn tượng khó quên cho những ai được lần đầu tiên thưởng thức.
Đây là một món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng lại vô cùng độc đáo, hương vị thơm ngon có thể gây nghiện. Cơm viên chiên Arancini là một trong những món ăn đường phố vô cùng phổ biến tại nước Ý. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy món ăn này tại các khu ẩm thực, các nhà hàng sang trọng và cả những quán ăn bình dân.
-
Thịt heo nướng sốt cam là một trong những món ăn ngon hấp dẫn nhất ở Italia được người dân ở đây rất ưa chuộng. Khâu chế biến món ăn này cũng không quá cầu kì và không hề mất thời gian. Nguyên liệu cũng rất đơn giản. Chỉ cần một miếng thịt lợn được thái thành những lát mỏng vừa ăn sau đó đem tẩm ướp cho ngấm thật đều ra vị trước khi đem rán vàng đều 2 mặt trong chảo dầu oliu.
Trong quá trình chờ thịt lợn chín thì người ta tiến hành làm nước sốt cam. Bằng cách sử dụng cam, bơ cùng một vài nguyên liệu khác để làm. Nước sốt đặc sánh có màu vàng óng, vị hơi chua chua ngọt ngọt đặc biệt dậy lên mùi thơm của cảm và vị béo ngậy của bơ. Sau đó cho thịt lợn vào đảo trong vài phút cho nước sốt ngấm vào thịt thì đổ ra đĩa,. Sử dụng cà rốt, hành tây và một vài miếng cam nhỏ để làm vật trang trí thêm cho đĩa thịt càng trở nên “lôi cuốn” và ấn tượng.
-
Là loại bánh nhiều lớp, trong tiếng pháp còn có tên gọi khác là Pâte à Choux. Bánh được bắt nguồn từ câu chuyện khi hoàng hậu Catherine Medici mang theo toàn bộ đoàn tùy tùng của mình sang Pháp vào năm 1533. Trong đoàn có bếp trưởng tên là Panterelli, người nghĩ ra món bánh gateaux khô và đặt tên là pâte à Panterelli. Sau này, bánh nhiều lớp được biết đến với tên pâte à Popelin và Popelin được trở thành tên gọi chính thức cho dạng bánh nhiều lớp suốt ở thời Trung Cổ. Sau đó, qua tay của Avice và cuối cùng là Antoine Carême, chiếc bánh nhiều lớp này đạt được sự hoàn hảo như ngày nay.
Đặc trưng lớn nhất của món bánh này chính là lớp bánh mềm, xốp có nhân Custard bên trong với hình dạng theo hình chóp nón của bánh phía trên được trang trí bằng chocolate và kem tươi trông vô cùng đẹp mắt và quyến rũ. Đây được đánh giá là một trong những món ăn ngon không nên bỏ qua ở Italia.