Top 12 Món ăn đặc sản tại Bạc Liêu

CamGiang Vo 845 1 Báo lỗi

Đến với xứ sở Bạc liêu, nơi sản sinh ra bài “Dạ cổ hoài lang” của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, và được mệnh danh là xứ sở của công tử Bạc Liêu, du khách đến vùng ... xem thêm...

  1. Ngoài việc nổi danh là vùng đất anh hùng, có bề dày truyền thống trong đấu tranh cách mạng thì huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) còn là nơi được nhiều du khách biết đến bởi các món ăn dân dã, miệt vườn. Nổi tiếng nhất phải kể đến món bánh tằm tại thị trấn Ngan Dừa. Nghề làm bánh tằm ở đây đã có từ rất lâu đời. Chính yếu tố vùng đất và con người đã làm nên sự khác biệt của bánh tằm Ngan Dừa so với những nơi khác. Cách làm bánh chính là công đoạn quan trọng nhất. Để có được cọng bánh thơm dẻo, mềm mại trắng phau đòi hỏi người làm phải vô cùng kĩ lưỡng.


    Nguyên liệu làm bánh tằm Ngan Dừa đòi hỏi phải là gạo tẻ lúa mùa chính hiệu của địa phương. Người ta xay nhuyễn gạo, hòa với nước lạnh rồi đem hồ trên ngọn lửa liu riu. Trong khi chờ hồ nguội, rây bột trên cái mâm rồi se hồ thành từng dây dài to bằng thân con tằm. Bánh se xong đem hấp trong xửng. Sở dĩ khi hấp chín cọng bánh không dính vào nhau nhờ lớp bột rây trước khi se hồ.


    Do được chế biến từ bột gạo lúa mùa nên cọng bánh rất thơm ngon, dẻo dai và được xe thủ công nên cọng bánh thô to có cảm giác “xừn xựt” khi nhai tạo cảm giác thú vị khó quên. Đặc sắc ở đây còn có sự hiện diện của viên xíu mại theo phong cách ẩm thực của người Hoa (Triều Châu). Để có viên xíu mại ngon, người ta dùng thịt ba rọi và gan heo băm nhỏ cùng với củ sắn đã vắt ráo nước. Trộn đều hỗn hợp này với đường, tỏi, hành phi, tiêu và một chút bột mì, một ít bột ngọt. Vo từng viên bự cho vào xửng hấp chín. Ngoài ra, bánh tằm Ngan Dừa càng đậm đà bởi sự kết hợp của sợi bì nhuyễn, nêm thêm đường và bột ngọt cho ngon.

    Bánh tằm Ngan Dừa
    Bánh tằm Ngan Dừa
    Bánh tằm Ngan Dừa
    Bánh tằm Ngan Dừa

  2. Khi du khách đến với vùng đất miền Tây, sẽ được thưởng thức nhiều loại bánh xèo mang nhiều hương vị khác nhau. Tuy nhiên ở mỗi địa phương, vị bánh xèo sẽ ngon theo một cách riêng, bánh xèo Bạc Liêu cũng thế, sở dĩ nó ngon vì nguyên liệu chế biến và một phần do truyền thống đổ bánh xèo khéo léo của người thợ. Bánh xèo Bạc Liêu cũng như bánh xèo của nhiều nơi khác, nhưng ở Bạc Liêu được thiên nhiên ưu đãi cho sở hữu nguyên liệu tép bạc đất ngon lạ thường.


    Để làm món bánh xèo, người dân nơi đây chuẩn bị khâu đầu tiên là bột bánh. Bột đổ bánh xèo được người dân dùng hoàn toàn từ bột gạo, xay nhuyễn, cho thêm ít bột nghệ để dậy lên màu vàng tươi của bánh, nhưng cũng không để quá nhiều tránh làm vỏ bánh bị nhẫn. Sự cầu toàn trong khâu làm bột của họ cũng được đền đáp xứng đáng khi tráng lớp bột thơm ngon ấy vào chảo thì thành quả ra đời sẽ là lớp vỏ bánh xèo giòn ở vành, dai ở giữa. Tiếp đến phải nói về phần nhân bánh xèo ngon độc đáo của bánh xèo Bạc Liêu. Nhân bánh xèo được người dân làm từ hỗn hợp thịt nạc cắt nhỏ, tép bạc đất, đậu xanh, củ sắn, hành tây, hẹ, giá. Tất cả đều được nêm nếm vừa ăn, trong mặn có ngọt, trong ngọt có bùi.


    Sau khi có đủ bột và nhân, người ta tiến hành đổ bánh. Bánh xèo miền Tây được tráng trong chảo lớn nên có kích thước to gấp mấy lần bánh xèo miền Trung mà chúng ta biết đến. Cũng vì kích thước to nên đòi hỏi người đổ bánh phải thật khéo léo, biết canh lửa để không làm bánh cháy khét. Đầu tiên cho bột bánh xèo tráng mỏng một lớp quanh chảo nóng, đậy nắp rồi chờ trong một lát mới mở nắp để cho vào giữa bánh phần nhân. Khi thấy vỏ bánh vàng tới, người ta dùng sạn để xúc một mặt vỏ bánh nằm lên mặt còn lại. Bánh xèo chín cũng rất nhanh nên thưởng thức bánh xèo cũng rất ư nóng hổi.

    Bánh xèo Bạc Liêu
    Bánh xèo Bạc Liêu
    Bánh xèo Bạc Liêu
    Bánh xèo Bạc Liêu
  3. Đến Bạc Liêu, bạn sẽ nhìn thấy những chiếc bánh củ cải theo chân người bán hàng rong dạo khắp các con phố. Nhìn qua bánh giống như há cảo của Trung Quốc nhưng có kích thước lớn hơn, màu trắng đục, lộ rõ phần nhân màu hồng qua lớp vỏ trông rất bắt mắt. Để làm lớp vỏ ngoài, đầu bếp phải ngâm bột từ đêm trước. Khâu pha bột rất quan trọng bởi phải có lượng nước vừa đủ để khi bánh nguội, lớp vỏ không quá cứng cũng không bị nhão. Thường vỏ bánh được làm từ bột mì pha lẫn bột củ cải trắng xay nhuyễn rồi cán thành miếng mỏng.


    Tùy theo cách chế biến của người làm mà bánh củ cải có nhiều loại khác nhau. Có nơi cán nhuyễn ra rồi cắt lát như bánh ướt, có nơi cuốn lại như há cảo... Tuy nhiên nguyên liệu không thay đổi, nhân gồm tôm, thịt, củ cải, cà rốt thái sợi xào qua cho ngấm gia vị rồi đặt vào lòng vỏ bánh, cuốn lại rồi đem hấp trên bếp chừng 30 phút. Chiếc bánh hấp chín có màu trắng đục bọc bên ngoài lớp nhân màu hồng đỏ. Nước chấm cũng được pha chua ngọt đặc trưng. Gắp miếng bánh củ cải vào nước chấm sóng sánh vị chua ngọt, rực mùi thơm của tỏi bằm nhỏ, bạn sẽ cảm nhận vị ngọt thơm của tôm, thịt hòa quyện trong bột bánh bùi, ngậy và hăng của củ cải tạo nên mùi vị khác biệt, ăn mãi không thấy chán.

    Bánh củ cải Bạc Liêu
    Bánh củ cải Bạc Liêu
    Bánh củ cải Bạc Liêu
    Bánh củ cải Bạc Liêu
  4. Một món ăn mặc dù mang hương vị đặc trưng của vùng miền Trung nhưng bún bò cay lại là món ăn mang hương vị đặc trưng mà dân dã của vùng đất công tử Bạc Liêu, nghe thấy đơn giản không có gì là đặc sắc nhưng khi thưởng thức ta mới biết về đặc điểm đặc trưng của nó, một mùi hương của quê nhà. Với nguyên liệu cực kỳ đơn giản: Thịt bò tươi, gân nạm, bún tươi, củ cà rốt, sa tế, củ hành, nước dừa tươi, chanh và các loại hương vị cần thiết…


    Với các hương vị trên có thể làm nên một món ăn bún bò cay đơn giản và đặc biệt, với vị thơm ngon của nước dừa tươi pha lẫn với sa tế, vị dai của thịt bò, vị thơm của quế, rau thơm cùng với vị cay nồng của sa tế trộn lẫn bún tạo nên một món ăn đặc trưng của xứ Bạc Liêu. Ở mỗi vùng ta sẽ có cách chế biến khác nhau, tạo nên mùi vị đặc trưng riêng và Bún Bò cay Bạc Liêu cũng thế, được chế biến đơn giản nhưng để lại nhiều ấn tượng trong lòng thực khách gần xa, hãy đến thị trấn Ngan Dừa tỉnh Bạc liêu để cùng thưởng thức.

    Bún Bò cay
    Bún Bò cay
    Bún bò cay
    Bún bò cay
  5. Người miền Tây thường nói đùa với nhau “ăn mắm thấm lâu”, thấm lâu ở đây muốn nói về cái vị mặn mòi của sông nước Đồng Bằng Sông Cửu Long, thấm cái tình nghĩa của người miệt vườn, đồng ruộng chất chứa trong từng miếng ăn muối mặn nồng đó. Vị mắm được chắc lọc từ hương đồng sông nước mênh mông và bàn tay khéo léo của người dân nơi đây đã tạo ra từng hủ mắm mang hương vị rất riêng, chân chất, mộc mạc mà sâu lắng. Và món đặc sản Lẩu mắm Bạc Liêu cũng xuất phát từ thị trấn ngan dừa tỉnh Bạc Liêu, với các hương vị: Mắm, cá, tôm, nào càng cua, rau dừa, cải xanh, hẹ, rau đắng, rau mác, mướp, rau muống, bồn bồn, cù nèo, rau ngổ, tần ô, ngò, cần nước, rau muống chẻ, giá, bắp chuối, bông súng, rau riêu, lá tai tượng.


    Với các nguyên liệu đa sắc, tạo nên một món lẩu hấp dẫn, đậm đà hương vị dân quê, với vị mặn mặn của mắm, vị thơm ngon của thịt cá và chua cay của cà chua cùng nhiều loại gia vị khác… đã chế biến ra một món đặc sản mà khó có vùng đất nào làm được với một hương vị như thế. Du khách đến đây sẽ được thưởng thức nhiều loại món ăn ngon, mang hương vị đặc trưng của vùng đất công tử Bạc Liêu, món lẩu mắm là một món điển hình và là món ăn mang dấu giao thoa giữa ba nền văn minh Chăm - Khmer - Việt.

    Lẩu mắm Bạc Liêu
    Lẩu mắm Bạc Liêu
    Lẩu mắm Bạc Liêu
    Lẩu mắm Bạc Liêu
  6. Ba khía sinh sống nhiều nhất các vùng nước lợ, nơi vùng cửa sông của các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau... Có nhiều người chưa quen nên dễ nhầm ba khía với cua đồng. Ba khía nhỏ hơn cua đồng, càng hơi dẹp và có ba vạch trên mai.Những ngày tháng 10 là bước vào mùa săn ba khía của người Miền Tây. Vào lúc này tại các cánh rừng ngập mặn, con ba khía bu đen hết các gốc cây, người ta đi bắt ba khía vào ban đêm, chèo ghe theo các con mương mang theo bao tay và đèn pin, chỉ đến nửa đêm đã bắt được rất nhiều. Thịt ba khía săn chắc và ngon chủ yếu là những con nhỏ, nên khi đi lựa ba khía đừng chọn con to mà nên chọn con nhỏ và có nhiều gạch. Những con ba khía đang vào mùa sinh nở, đang lúc ôm trứng thì thịt càng ngon hơn.


    Ba Khía thuộc loại với Cua, là một món ăn quen thuộc của người dân miền tây. Người dân nơi đây thường chế biến Ba Khía thành những món: Ba Khía muối, Ba Khía trộn, gỏi ba khía, mắm ba khía. Trên đây là một món ăn đặc trưng của loại giống ba khía đó là Ba Khía muối ớt. Có thể nói món ăn từ Ba Khía là đặc sản độc đáo ở huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu từ nhiều năm qua, du khách khắp nơi thường xuyên tìm đến ăn mỗi khi du lịch nơi đây. Các món ăn lấy nguyên liệu từ ba khía rất nhiều và khá đa dạng. Tùy theo từng vùng mà có thể rim chua ngọt hay lăn bột chiên để ăn với cơm, luộc chấm muối ớt, rang me, hấp bia, làm các món gỏi... Món canh ba khía cũng là một món ăn giải nhiệt rất tốt cho mùa hè nóng bức.

    Ba Khía muối Bạc Liêu
    Ba Khía muối Bạc Liêu
    Ba khía muối Bạc Liêu
    Ba khía muối Bạc Liêu
  7. Từ cách đây cả trăm năm, món cải xá bấu (hay còn gọi là củ cải muối) đã theo chân người Triều Châu (Trung Quốc) du nhập về Bạc Liêu. Dù được biến tấu nhiều cho phù hợp với khẩu vị của người Việt, món ăn này từ lâu đã khiến thực khách thích thú bởi lạ miệng. Tùy từng cách chế biến của mỗi người mà có những hương vị khác nhau nhưng cơ bản món ăn này làm từ củ cải. Để có được những cọng xá bấu giòn, dai, ngọt, bùi, người ta phải tiến hành một công đoạn sơ chế rất công phu và tốn nhiều thời gian. Thường có 2 loại xá bấu ngọt và mặn.


    Muốn làm loại mặn người ta rửa sạch củ cải trắng, chẻ ra làm 4, xắt khúc dài khoảng 10cm, ướp muối rồi mang đi phơi nắng cho đến khi teo lại, tránh bị dính nước mưa để củ cải khỏi mốc. Cách làm cải xá bấu ngọt chỉ khác là người ta ướp bằng đường, và thường chọn loại củ cải nhỏ. Nhiều thực khách đến miền Tây thường thích ăn loại xá bấu ngọt vì dễ ăn hơn. Một cách làm khác và mang đến hương vị khá lạ cho cải xá bấu là cải được cắt sợi, phơi cho đến khi sợi cải rút gần hết nước thì tẩm nước mắm, đường, bột ngọt. Cách làm này có thể giúp cải để lâu vài tháng mà không hỏng, khi cần đã có thể ăn ngay. Cải xá bấu có thể dùng để xào cùng với sả bằm, khi ăn cảm nhận sợi cải giòn sần sật, có vị mặn ngọt quyện lẫn trong mùi thơm của sả, chút cay cay của ớt, ăn kèm với cơm trắng hoặc cháo trắng rất dễ ăn.

    Cải xá bấu
    Cải xá bấu
    Cải xá bấu
    Cải xá bấu
  8. Món ăn lạ nhất trong ngày, đuông chà là là một món ăn độc đáo, thú vị nhất và cũng là đặc sản không thể thiếu ở vùng đất Bạc Liêu, xứ sở không chỉ phong phú về hải sản tươi sống mà còn có những món ăn độc đáo, nhìn vào thấy kinh nhưng ăn rồi mới biết cực ngon. Đuông chà là là ấu trùng của một loại côn trùng có cánh được gọi là kiến dương. Mùa đuông chà là và béo múp mít là vào cữ tháng mười đến khoảng tháng mười hai âm lịch. Đuông mẹ có cánh mỏ hơi nhọn hai cánh cứng nó có thể khoét được gỗ để vào đẻ trứng. trứng đẻ thành ấu trùng và đây là một thứ đặc sản đệ nhất của vùng Nam Bộ. Đuông chà là thường có trong thân cây dừa, mía, cây chà là và cả trong đất, ngày nay người dân cũng có thể nuôi đuống như có lẽ đuông trong ngon nhất béo nhất thì chỉ có ở trong chà là.


    Đuông chà là người ta có thể chế biến ra thành nhiều món ăn như nướng lên với lửa, cuộn ăn với lá cải trời chấm mắm me… nhưng với những người sành ăn có lẽ món đuông lội sông sẽ là một đặc sản, những con đuông béo ú nằm động đậy trong bát nước mắm ớt sẽ rất hấp dẫn. khi ăn gắp con đuông cho vào miệng nhai, đuông vỡ ra chất protein béo ngọt lan tỏa ra một cái hương vị ngọt ngọt mà bùi bùi khắp cơ thể, ăn món này mà ngâm nhi thêm cốc rượu thì sẽ không có gì bằng được.

    Đuông chà Là
    Đuông chà Là
    Đuông chà là
    Đuông chà là
  9. Nhìn thoáng qua bồn bồn trông khá giống củ Sả nhưng lại là một món đặc trưng của vùng đất Bạc Liêu, đây là cây Bồn bồn sống ở vùng ngập nước người dân nơi đây thường chế biến là dưa Bồn bồn đem xào với tôm, tạo ra một món ăn ăn đặc trưng của vùng sông nước, bồn bồn chỉ sống ở vùng ngập nước nên nó mang một mùi vị đặc trưng của vùng sông nước, vị chua của bồn bồn cùng với vị dai của tôm, thêm nữa là vị cay của ớt, vị thơm lừng của hành tỏi tạo nên một đĩa bồn bồn xào thịt thơm ngon nức mũi.

    Dưa bồn bồn giòn, mềm, có sự kết hợp tương tự như vị măng và ngó sen. Muốn cầu kì hơn có thể cho thêm ớt, đường, tỏi càng tăng thêm hương vị đậm đà cho món bồn bồn muối chua. Nếu muốn đãi khách người dân nơi đây thường đem kho bồn bồn muối cay cùng cá. Món này tuyệt vời đưa cơm, vị chua của dưa bồn bồn đánh bay mùi tanh, làm món kho thêm béo và ngọt tự nhiên. Nếu kho cùng tép đồng đánh bắt ở đây thì càng ngon cơm, muốn ăn mãi không thôi.


    Bồn bồn trở thành một món ăn dân dã, gần gũi, thân thương với người dân nơi đây. Thứ cây hoang dại này lại trở thành nét ẩm thực độc đáo, ngọt lành xuất hiện thường xuyên trong những bữa cơm của người dân chân lấm tay bùn. Dù chế biến thành món gì thì vị của bồn bồn đều dễ ăn, hấp dẫn. Nếu ai đã từng đi du lịch Bạc Liêu, nếm thử món ăn này thì chắc chắn sẽ không bao giờ quên được.

    Dưa bồn bồn Bạc Liêu
    Dưa bồn bồn Bạc Liêu
    Dưa bồn bồn Bạc Liêu
    Dưa bồn bồn Bạc Liêu
  10. Bún nước lèo là món ăn không thể thiếu trong danh sách đặc sản tại Bạc Liêu. Bún nước lèo là món ăn phù hợp với những bữa tối và cả bữa sáng, phù hợp cho cả người lớn tuổi và trẻ nhỏ, có thể gọi đây là món ăn quốc dân tại Bạc Liêu.


    Bún nước lèo Bạc Liêu này được sử dụng thêm mắm để nấu nước lèo nên khi ăn bún nước lèo chúng ta sẽ thấy màu nước trong hơn, mùi thơm hơn, khi ăn còn có hương vị đặc biệt hơn bún mắm rất nhiều. Theo đó, bún nước lèo muốn ngon thì nước lèo phải thơm và hương vị phải đặc biệt, người nấu sử dụng những con mắm ngon nhất và hảo hạng nhất, kết hợp với những nguyên liệu hòa quyện lại tạo nên một nồi nước lèo khiến bạn không thể nào bạn chỉ ăn một tô. Các cô nấu nồi nước lèo ở Bạc Liêu thường nói vui rằng:" Cô mà nấu là ở cuối xóm còn nghe mùi thơm luôn đó nghen".


    Các nguyên liệu ăn kèm của món bún nước lèo này cũng vô cùng đặc sắc bao gồm: cá lóc, tôm tươi, rau sống, heo quay... . Khi thưởng thức bạn chỉ cần cho khoanh bún vào tô, chan nước lèo, để các món ăn kèm vào cộng với chút chanh, một chút ớt là đã tạo nên một tô bún nước lèo trên cả tuyệt vời.


    Nếu bạn đi đến Bạc Liêu du lịch thì không thể nào bỏ qua một món đặc sản tuyệt vời này đó nha, bún nước lèo đang đợi bạn thưởng thức đó.

    Bún Nước Lèo Bạc Liêu
    Bún Nước Lèo Bạc Liêu
    Bún Nước Lèo Bạc Liêu
    Bún Nước Lèo Bạc Liêu
  11. Mắm là một đặc sản của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, với nguồn nước dồi dào, là đất cho các loài cá khác nhau sinh sôi nảy nở. Chính vì lý do đó mà rất nhiều loại mắm được ra đời tại khu vực này. Bạc Liêu cũng không thể nằm ngoài số đó vì tại đây có một loại mắm được coi là đặc sản Bạc Liêu. Đó chính là mắm chua Vĩnh Hưng, đã đến Bạc Liêu rồi thì bạn đừng bỏ qua loại mắm này nhé.


    Một món ăn vô cùng dân giả nhưng lại rất đặc biệt đối với người dân Bạc Liêu. Đây là loại mắm được rất nhiều người yêu thích vì mùi vị vô cùng hấp dẫn của nó. Để làm nên loại mắm chua này, người ta sẽ cần tới cá rô đồng hay cá sặc tươi vừa mới đánh bắt về. Bên cạnh đó còn có các loại gia vị để ướp cá bao gồm đường, muối, tiêu, tỏi, ớt, riềng, thính gạo rang, Quá trình để ướp mắm thật sự cần sự tỉ mỉ và công phu mới cho ra một hũ mắm ngon.


    Bạn có thể ăn mắm chua cùng với bánh tráng, bún, thịt heo luộc, rau sống. Mùi vị chua, ngọt, cay, mặn hội tụ đầy đủ khi bạn ăn loại mắm này. Đây sẽ món quà thú vị mà bạn có thể dành tặng cho người thân, bạn bè khi bạn ghé thăm Bạc Liêu.

    Mắm chua Vĩnh Hưng
    Mắm chua Vĩnh Hưng
    Mắm chua Vĩnh Hưng
    Mắm chua Vĩnh Hưng
  12. Miền Tây sông nước được nhiều người biết đến là vùng đất của các loại mắm. Thế nhưng đó không phải là tất cả, nói đến miền Tây các bạn phải nghĩ đến các loại trái cây nhiệt đới đặc trưng tại nơi đây. Một trong số đó là loại nhãn da bò, đặc sản của vùng đất đa văn hoá Bạc Liêu.


    Nhãn da bò là loại nhãn có nguồn gốc từ Trung Quốc, được người Hoa đem qua Việt Nam nhân giống và có mặt tại Bạc Liêu cho đến nay. Xã Hiệp Thành, Bạc Liêu là khu vực trồng nhãn da bò nhiều nhất. Điều đặc biệt là tại khu vực này còn có các vườn nhãn cổ có tuổi đời hàng trăm năm. Đây là khu vực được nhiều khách du lịch ghé thăm mỗi khi tới Bạc Liêu. Bạn sẽ cảm thấy ngay điểm khác biệt khi ăn nhãn da bò. Vị của chúng ngọt thanh không quá gắt, vỏ mỏng nhưng lại vô cùng dày cơm. Bạn sẽ mê ngay loại nhãn này ngay lần thử đầu tiên vì thế đừng quên mang chúng về để làm quà quý cho người thân, bạn bè khi có dịp ghé thăm Bạc Liêu.

    Nhãn da bò
    Nhãn da bò
    Nhãn da bò
    Nhãn da bò



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |