Top 10 Món ăn cổ truyền đặc sắc nhất trong mâm cỗ Tết của dân tộc Hoa
Tết Nguyên đán là một trong những ngày lễ lớn nhất trong văn hóa của nhiều nước châu Á. Đây là thời điểm mọi người quây quần bên nhau và thưởng thức những món ... xem thêm...ăn truyền thống. Cộng đồng người dân tộc Hoa tại Việt Nam luôn có một đời sống văn hóa vô cùng đa dạng và phong phú. Vì vậy, hãy cùng Toplist khám phá những món ăn truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc Hoa trong dịp Tết nhé!
-
Sủi cảo (hay còn có tên khác là bánh chẻo) không chỉ là món ăn dân dã mà còn là một trong những món ăn quan trọng luôn xuất hiện trong mâm cỗ của người dân tộc Hoa trong dịp Tết Nguyên đán hàng năm. Hoạt động quan trọng nhất trong đêm giao thừa của người Hoa là quây quần bên người thân và ăn sủi cảo hấp truyền thống để cầu may mắn trong năm mới. Bởi vì, theo tín ngưỡng của họ, sủi cảo có ba ý nghĩa chính: phát tài phát lộc, vui vẻ đoàn viên và bình an như ý.
Những chiếc sủi cảo được gấp lại thành hình dáng giống như những thỏi vàng, thỏi bạc thời phong kiến. Vì vậy, ăn sủi cảo ngày đầu năm còn có ý nghĩa mang lại may mắn. Ngoài ra, trong dịp Tết, các gia đình thường cùng nhau nhào bột và chuẩn bị nhân và nặn sủi cảo, việc này được coi là sự tượng trưng cho đoàn tụ vui vẻ và hòa thuận trong một gia đình.
Món ăn mang đậm tính Trung Hoa này có rất nhiều loại nhân khác nhau để phù hợp với khẩu vị của mọi người: Thịt lợn, thịt bò, tôm, gà, và cả rau. Có thể được chế biến dưới những hình thức khác nhau như hấp, chiên, luộc…để mang lại sự ngon riêng. Để hoàn thiện một đĩa há cảo cần rất nhiều công đoạn cẩn thận, từ thiết kế bên ngoài cho đến nhân và nấu. Vì vậy, đây là một trong những món ăn đặc trưng phù hợp cho dịp Tết đặc biệt.
-
Thịt xá xíu là món ăn có nguồn gốc từ Quảng Đông, Trung Quốc và du nhập vào Việt Nam thông qua những người Hoa di cư. Vì vậy, có thể nói đây là món ăn truyền thống không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán của người dân tộc Hoa. Xá xíu tương tự như thịt nướng của Việt Nam nhưng có vị ngọt hơn một chút. Ngoài hương vị “ngon lành” và màu sắc hấp dẫn, xá xíu còn là món ăn có ý nghĩa quan trọng, tượng trưng cho sự giàu có, sung túc và phước lành.
Loại thịt được dùng để làm ra món thịt xá xíu chủ yếu là thịt nạc, được ướp ngọt hơn một chút so với thịt nướng thông thường. Thịt xá xíu có màu đỏ đậm tuyệt đẹp, lớp mỡ nở ra và tan chảy hòa quyện với lớp thịt ẩm cùng với gia vị tạo nên mùi thơm hấp dẫn kích thích vị giác vô cùng. Đây là món ăn ngon có thể ăn cùng cơm trắng, bánh mì hoặc salad. Đặc biệt, có thể cắt hạt lựu hoặc xé sợi để làm nhân bánh Trung thu thập cẩm rất thơm ngon. Món xá xíu thật sự rất ngon và dễ kết hợp với nhiều loại món ăn khác nên mức độ phổ biến ngày càng cao và ngày càng có nhiều người ưa chuộng.
-
Món ngọt không thể thiếu vào dịp năm mới của người Hoa là chè trôi nước. Vì trong ngôn ngữ Trung Quốc, chè trôi nước được phát âm là "Tāngyuán" khá giống với từ “đoàn viên”, ngụ ý gia đình sum vầy. Những viên bột được nắn chỉnh tròn xoe nằm đẹp giữa chén nước cốt dừa vị ngọt thanh tạo cảm giác vô cùng bắt mắt. Ngoài ra, chính hình dạng tròn tròn của nhiều viên chè trong bát cũng được hiểu là mang ý nghĩa gia đình sum vầy. Đó là lý do vì sao món chè này được người dân tộc Hoa ưa chuộng vào ngày đầu năm mới.
Khi ăn, phần vỏ bánh dai dai kết hợp cùng lớp nhân đậu xanh bùi, nước cốt dừa béo ngọt sẽ mang đến cho thực khách cảm giác hài lòng về vị giác lẫn tinh thần. Khi dùng thìa mở ra sẽ thấy bên trong có những hạt đậu màu vàng xanh. Múc một muỗng chè, gồm viên chè và nước đường, điểm tô thêm một vài lát gừng sẽ khiến lòng bạn trở nên ấm áp và ngọt ngào lạ thường.
-
Ẩm thực trong mâm cơm người Hoa rất phong phú, có những món ăn có hương vị thơm ngon, nhưng cũng không ít đặc sản khiến thực khách phải “cao chạy xa bay”, nhắm mắt bịp mũi chạy mỗi khi nghe đến hoặc thưởng thức lần đầu, nhưng lại có giá trị dinh dưỡng vô cùng lớn. Trung Quốc ngoài đậu phụ thối thì trứng bắc thảo là một trong số những món ăn có mùi khó ngửi, vẻ ngoài đen sì kém đẹp mắt nhưng đã thử một lần đảm bảo sẽ “nghiện” ngay bởi hương vị đặc biệt và lợi ích không ngờ đối với sức khỏe.
Món ăn này nhìn không đẹp và có mùi kinh khủng, nhưng lại được coi là món ăn mang nét đẹp văn hóa chỉ xuất hiện trong dịp Tết Nguyên Đán và từng là món ăn dành cho tầng lớp quý tộc. Đó chính là lý do vì sao trứng bắc thảo vẫn được nhiều người biết đến và luôn là một trong món ăn cổ truyền đặc trưng trong mâm cơm dịp Tết của người dân tộc Hoa.
Ngoài lợi ích ẩm thực, trứng bắc thảo còn rất tốt cho sức khỏe của bạn. Theo nhiều nghiên cứu, trứng bắc thảo chứa rất nhiều khoáng chất rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp hạ nhiệt cơ thể, giải rượu, cầm máu,…Ngoài ra, trứng bắc thảo có thể kết hợp theo nhiều cách khác nhau. Có nhiều món ăn khác nhau như súp và cơm, rất phổ biến trong các buổi họp mặt, trò chuyện đầu năm với bạn bè, người thân.
-
Khâu nhục, còn gọi là khâu dục, khoai nhục. "Khâu" có nghĩa là "hấp đến mềm rục", còn "nhục" hay "dục" có nghĩa là "thịt", do đó nếu dịch đúng có thể hiểu là "Thịt được hấp rục" hay hấp đến chín nhừ, hấp càng lâu thì thịt càng ngon hơn. Khi ăn, những miếng thịt như tan chảy trong miệng, hương vị đa dạng của các loại gia vị khác nhau khiến người ăn phải tấm tắc. Khâu nhục được du nhập vào Việt Nam khá lâu đời và đã trở thành món ăn đặc sản nổi tiếng của người Hoa.
Món ăn này thường được ăn trong những buổi họp mặt gia đình vui vẻ như ngày Tết, đám cưới. Theo truyền thống, khâu nhục được chế biến khá cầu kì từ thịt ba chỉ được ướp nhiều gia vị, hầm trong thời gian dài. Người Hoa coi khâu nhục là món ăn dân dã nhưng lại mang ý nghĩa tinh thần rất lớn. Cách thịt được sắp xếp theo hình ngọn đồi trên đĩa tượng trưng cho ý chí và sự phát triển trong tương lai. Vì vậy, đây gần như là món ăn không thể thiếu trong những ngày lễ quan trọng của cộng đồng người Hoa, đặc biệt là trong mâm cơm đầu năm mới.
-
Bánh tổ là một trong những loại bánh thường xuất hiện vào những dịp Lễ Tết theo văn hóa người Hoa, đặc biệt là văn hóa người Hoa sống tại khu vực miền Trung và miền Nam. Bánh tổ là bánh được làm từ bột gạo nếp, đây là loại bánh thường dùng để cúng lễ theo văn hóa của người Trung Quốc và có thể được dùng để làm thành món tráng miệng hoặc ăn vặt và là món ăn không thể thiếu để đãi khách ngày Tết.
Ý nghĩa tên gọi của bánh tổ là tượng trưng cho sự may mắn và sự thịnh vượng của cả năm. Hơn nữa, loại bánh này có độ dính cao nên đây cũng được xem là món ăn dành cho Táo quân để vị thần này không nói những điều không tốt của gia đình trước mặt Ngọc Hoàng, thay vào đó là những điều tốt đẹp để Ngọc Hoàng ban thêm nhiều sự may mắn hơn cho gia đình.
-
Món ăn tiếp theo không thể thiếu trong bữa cơm Tết truyền thống của người dân tộc Hoa là cơm gà Hải Nam. Sở dĩ người Hoa thích ăn cơm gà Hải Nam trong dịp Tết là vì cơm cũng là thực phẩm chủ yếu hàng ngày trong mỗi gia đình. Cơm tượng trưng cho sự đoàn tụ, thân mật, đoàn kết và thịnh vượng. Cái tên “cơm gà Hải Nam” xuất phát từ tiếng Hải Nam và được nhiều người ưa chuộng bởi cách nấu cơm gà độc đáo của người dân nơi đây. Thịt gà được chế biến theo phong cách truyền thống, nấu nguyên con trong nước luộc gà và xương heo. Trong ẩm thực Trung Quốc, nước đun sôi được tái sử dụng nhiều lần để làm món “súp mặn”.
Dường như đây là món ăn có thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào có cộng đồng người Hoa sinh sống. Tuy nhìn có vẻ đơn giản nhưng thực ra nó đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng khi luộc hoặc chiên gà để không bị ngấy với lượng mỡ vừa phải. gười ta sẽ tận dụng nước luộc gà để ăn kèm với cơm. Bên cạnh đó, không thể thiếu chén gia vị để tăng cường thêm mùi vị tươi ngon của thịt gà. Đây là một món ăn ngon, lạ miệng, lại không mất quá nhiều thời gian nên thường được chọn để đãi khách đến chơi dịp xuân về.
-
Khi nói đến ẩm thực của người dân tộc Hoa, lạp vịt là một phần thiết yếu của bữa các ngày trong tuần và đặc biệt là các ngày lễ Tết. Màu lạp vịt đỏ tượng trưng cho sự thịnh vượng. Vì vậy, khi được tặng làm quà đều nhằm mục đích truyền tải những lời chúc tốt đẹp đến với mọi người. Ngoài ra, từ “Lạp” trong ngôn ngữ Lào còn mang nghĩa “may mắn”, do đó các gia đình Hoa đều cố gắng đưa món này vào thực đơn ngày Tết của mình.
Lạp ặp hay còn gọi là lạp vịt, món này về cơ bản cũng giống như lạp xưởng nhưng được làm từ đùi vịt (không phải làm từ thịt heo). Có nét tương đồng với món lạp xưởng thân thuộc, lạp vịt được làm 100% từ thịt vịt rút xương, trải qua quá trình tẩm ướp nhiều loại gia vị khác nhau rồi đem phơi khô. Sau một thời gian khi vịt đã đủ thấm gia vị thì đem hấp với cơm. Từ đó tạo nên một món ăn rất dậy mùi và hấp dẫn. Khi ăn người ta rửa sạch miếng lạp và bỏ vào nồi cơm nấu chung với cơm. Cơm chín thì lạp vịt cũng vừa chín, dầu của lạp sẽ chan hòa cùng cơm, khi mở nồi cơm ra sẽ thơm lừng đặc trưng.
-
Món mì trường thọ không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng mà còn hàm chứa lời chúc của người dân tộc Hoa về sức khỏe của mọi người trong năm mới. Theo tín ngưỡng của người Hoa, mì trường thọ tượng trưng cho lời cầu mong sức khỏe tốt và trường thọ, đồng thời cũng gắn liền với hòa bình và thịnh vượng. Điểm đặc biệt của món mì này chính là sợi mì rất dài vì thường sẽ giữ nguyên không cắt, do chiều dài của mì nên nó tượng trưng cho tuổi thọ lâu dài.
So với món mì bình thường thì mì trường có sợi dài hơn hẳn vì không cắt ra mà cứ để nguyên độ dài vốn có. Không chỉ vậy, cách ăn cũng khá khác biệt vì bạn phải ăn một hơi hết cả sợi mì và trước khi đưa vào miệng thể hiện cho mong ước tuổi thọ ngày càng tăng, kiêng cữ không được cắn đứt sợi mì giữa chừng vì như thế sẽ không may mắn. Đây là một điểm độc đáo, tạo nên nét khác biệt trong văn hoá ẩm thực của người Hoa.
-
Hủ tiếu (đọc theo âm Quảng Đông, còn đọc theo âm Hán Việt là "quả điều", nghĩa là sợi bột hay là bánh sợi). Đây là món ăn dùng chế phẩm gạo dạng sợi của người Triều Châu và người Mân Nam (phúc Kiến), món ăn này đã theo chân các thương nhân vùng Hoa nam du nhập vào Hội An đã hàng bao thế kỷ và trở thành món ăn đặc trưng không thể thiếu vào ngày Tết. Món ăn này ban đầu được chế biến rất đơn giản: hủ tiếu tươi làm từ bột gạo dùng kèm với súp xương heo, thịt heo thái mỏng hoặc băm nhỏ, hành tây, hẹ, giá đỗ. Ngày nay, hủ tiếu của người Hoa là một món ăn phổ biến. Bạn cũng có thể thêm nhiều món ăn kèm khác như gân, chân giò, tim, gan, cật, tôm, mực...
Mặc dù hầu hết người Việt Nam đều đã ăn mì nhưng nhiều bạn trẻ Việt Nam ngày nay ít biết rằng sợi hủ tiếu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nước lèo cũng đậm đà, ngọt ngào hơn khi được nấu bởi tôm, mực khô. Không dừng lại ở đó, người Trung Hoa còn sáng tạo ra các loại hủ tiếu mang những nguyên liệu khác nhau nhưng nó vẫn mang tên là hủ tiếu Trung Hoa như hủ tiếu bò viên, hủ tiếu bò kho hay hủ tiếu khô trộn chút mỡ, xì dầu, nước lèo để riêng, hủ tiếu lòng bò. Các gia đình người Hoa có thể chế biến vào những dịp lễ Tết khi tiếp khách vì đây là món ăn dễ làm và dễ ăn.