Top 10 Mỏ dầu khí lớn nhất Việt Nam

Green Apple 80227 7 Báo lỗi

Việt Nam là một đất nước có tiềm năng dầu khí rất lớn. Việc sở hữu những mỏ dầu khí lớn khiến nước ta có khả năng tự đáp ứng nhu cầu sản lượng dầu khí trong ... xem thêm...

  1. Bạch Hổ là tên một mỏ dầu đang khai thác của Việt Nam thuộc bồn trũng Cửu Long. Mỏ nằm ở vị trí đông nam, cách bờ biên Vũng tàu khoảng 145 km. Đây là mỏ cung cấp dầu mỏ chủ yếu cho Việt Nam hiện nay. Đơn vị khai thác mỏ này là Xí nghiệp liên doanh Dầu khí Việt-Xô thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Từ mỏ này có đường ống dẫn khí đồng hành vào bờ cung cấp cho nhà máy khí hóa lỏng Dinh Cố, nhà máy điện Bà Rịa và Trung tâm điện lực Phú Mỹ cách Vũng Tàu 40 km. Mỏ Bạch Hổ hiện đang khai thác bằng chế độ tự phun, góp phần không nhỏ cho nền kinh tế nước nhà.


    Mỏ Bạch Hổ ở độ sâu khoảng 50m, được khai thác những tấn dầu thô đầu tiên vào ngày 26/6/1986 tại giàn khoan cố định số 1 (MSP1), thuộc xí nghiệp liên doanh dầu khí Việt – Xô.

    Với trữ lượng khoảng 175-300 triệu tấn, mỏ Bạch Hổ được xem là mỏ có lượng dầu khí lớn nhất trên thềm lục địa Nam Việt Nam, hiện đang được khai thác ngoài khơi Vũng Tàu, chiếm hơn 80% sản lượng chung của lượng dầu khai thác được ở Việt Nam.

    Mỏ Bạch Hổ
    Mỏ Bạch Hổ

  2. Công trình Mỏ Sư tử Đen Đông Bắc đã được áp dụng công nghệ khai thác hiện đại (giàn đầu giếng điều khiển từ xa lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam), đưa mỏ vào khai thác sớm hơn kế hoạch hai tháng, đúng vào dịp kỷ niệm 35 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, đưa sản lượng của Cửu Long đạt 100.000 thùng/ngày, góp phần quan trọng đảm bảo thực hiện kế hoạch sản lượng năm 2010 của PVEP và Tập đoàn. Với tầm quan trọng của Mỏ và sự nỗ lực vượt bậc của tập thể lao động Cửu Long JOC nhằm phấn đấu đẩy nhanh tiến độ dự án, giúp mang lại lợi ích kinh tế cao, dự án đã được lựa chọn là công trình điểm gắn biển chào mừng Đại hội Đảng bộ Tập đoàn Lần thứ I - sự kiện chính trị lớn trong giai đoạn 2010 - 2015, giai đoạn phát triển có tính chất bản lề của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.


    Mỏ Sư Tử Đen Đông Bắc
    là một phần của mỏ Sư Tử Đen nằm tại Lô 15-1 thuộc Bể Cửu Long ở thềm lục địa phía Nam Việt Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 180 km về phía Đông Nam. Cửu Long JOC là công ty liên doanh điều hành tại Việt Nam được thành lập theo Hợp đồng Dầu Khí Lô 15-1 ký ngày 16/9/1998 giữa Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP - 50%) với Công ty Dầu khí ConocoPhillips Cuu Long Limited (23.25%), Tổng Công ty Dầu khí Quốc gia Hàn Quốc - KNOC (14.25%), Công ty SK - Hàn Quốc (9%) và Công ty Geopetrol - Monaco (3.5%).


    Mỏ Sư Tử Đen
    Mỏ Sư Tử Đen
  3. Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) cho biết: vào hồi 10h10’ ngày 19/9/2014, dự án phát triển mỏ Sư Tử Vàng Tây Nam (SVSW) thuộc Lô 15-1, ngoài khơi Vũng Tàu do Công ty Liên doanh Điều hành Cửu Long (Cửu Long JOC) điều hành đã cho khai thác dòng dầu thuơng mại đầu tiên, chỉ 5 ngày sau khi mỏ Sư Tử Nâu Nam cũng thuộc Cửu Long JOC đi vào sản xuất. Dòng dầu đầu tiên của mỏ Sư Tử Vàng Tây Nam được khai thác từ giếng 1P, với lưu lượng 3.000 thùng/ngày. Giếng thứ hai 2P cũng đã được đưa vào khai thác trong cùng ngày, nâng tổng lưu lượng mỏ đạt khoảng 5.000 thùng/ngày.


    Dự án mỏ Sư Tử Vàng Tây Nam được triển khai từ ngày 12/11/2013, theo kế hoạch sẽ cho dòng dầu đầu tiên vào 4/11/2014, với việc đưa mỏ vào khai thác sớm hơn 46 ngày so với kế hoạch, SVSW trở thành mỏ dầu khí giữ kỷ lục về thời gian phát triển ngắn nhất (hơn 10 tháng) cho đến nay của Ngành Dầu khí Việt Nam. Trước đây, kỷ lục cho First Oil sớm nhất cũng thuộc về dự án của Cửu Long JOC - Sư Tử Vàng Đông Bắc (STV-NE) với thời gian triển khai 12 tháng.

    Đây là dự án thiết kế - thi công đồng thời với yêu cầu tiến độ nhanh chưa từng có, từ thiết kế cơ sở, thiết kế chi tiết, mua sắm thiết bị, đến thi công, lắp đặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên với những nỗ lực không ngừng và phối hợp chặt chẽ giữa PVEP cùng các đối tác liên doanh, Nhà điều hành Cửu Long JOC và tổ hợp nhà thầu trong các khâu thiết kế, mua sắm thiết bị, chế tạo, vận chuyển, lắp đặt và khởi động đã giúp rút ngắn đáng kể thời gian triển khai các hoạt động phát triển so với kế hoạch tiến độ.

    Việc đưa mỏ Sư Tử Vàng Tây Nam vào khai thác vượt tiến độ đã góp phần tiết kiệm rất nhiều chi phí cho Chủ đầu tư. Thành công này cũng nói lên tinh thần làm việc với trách nhiệm cao, thường xuyên tăng ca với quyết tâm hoàn thành đúng tiến độ đề ra của đội ngũ kỹ sư, công nhân.


    Mỏ Sư Tử Vàng
    Mỏ Sư Tử Vàng
  4. Mỏ Sư Tử Trắng (STT) thuộc lô 15-1 được vận hành và khai thác bởi Cửu Long JOC. Đây là mỏ khí condensate được phát hiện vào năm 2003 và có trữ lượng khoảng 3.17 tỉ bộ khối khí và 435 triệu thùng dầu và condensate. Tuy nhiên, Sư Tử Trắng là mỏ có cấu trúc địa chất và địa tầng rất phức tạp. Vì vậy, ngay từ năm 2012, Cửu Long JOC đã tiến hành khai thác thử dài hạn cho mỏ nhằm thu thập thêm thông tin về khả năng khai thác dài hạn. Tổng cộng 4 giếng khai thác đã được khoan trong thời gian này.


    Tính đến cuối năm 2017, mỏ Sư Tử Trắng đã khai thác được tổng cộng 94 tỉ bộ khối khí và 17 triệu thùng condensate. Theo Cửu Long JOC, những khó khăn trong phát triển mỏ giai đoạn 2 vẫn rất lớn. Hiện Công ty đang tập trung vào các giải pháp phát triển mỏ theo nhiều giai đoạn như khai thác thử dài hạn, bơm ép khí, tiếp tục thẩm lượng ra khu vực cánh nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế việc phát triển mở rộng ra khu vực có cấu tạo trong tương lai cũng như các giải pháp kỹ thuật khác phù hợp với cấu tạo địa chất của mỏ.


    Bên cạnh đó, Công ty cũng đã đề xuất gia hạn hợp đồng dầu khí thêm 2 năm cho toàn Lô 15.1. Nhờ vậy, quyền khai thác dầu và condensate của Công ty đã được gia hạn đến năm 2025 và quyền khai thác khí được gia hạn đến năm 2030.Hiện Công ty tiếp tục phối hợp với Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí (PVEP), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và các đối tác đàm phán các thỏa thuận liên quan đến phát triển mỏ Sư Tử Trắng giai đoạn 2 để đảm bảo phát triển và khai thác mỏ hiệu quả nhất.


    Với các giải pháp đồng bộ trên, dự kiến giai đoạn 2 mỏ Sư Tử Trắng sẽ được đưa vào khai thác trong quý IV/2021, đồng bộ với thời điểm đường ống Nam Côn Sơn 2 đưa vào khai thác. Đây sẽ là nguồn khí chính cung cấp cho Nhà máy Xử lý khí Dinh Cố 2 sẽ được xây mới (dự kiến khánh thành quý IV/2020) có công suất hằng năm là 300 nghìn tấn LPG, 170 nghìn tấn condensate và thêm 200 nghìn tấn Ethane dự kiến sẽ cấp cho Nhà máy Lọc hóa dầu Long Sơn. Dự kiến đến hết năm 2023, với việc phát triển giai đoạn 2 mỏ Sư Tử Trắng, sản lượng thu hồi từ mỏ sẽ đạt 52,4 triệu thùng condensate và 420 tỉ bộ khối khí, góp phần đáng kể vào kế hoạch sản lượng khai thác khí dài hạn của PVN, nhất là khi các mỏ lớn khác đang có dấu hiệu suy giảm nhanh.

    Mỏ Sư Tử Trắng
    Mỏ Sư Tử Trắng
  5. Năm 2005, mỏ Sư Tử Nâu được phát hiện nằm ngoài biển, thuộc lô 15.1 cách thành phố Vũng Tàu khoảng 180km về phía Đông Nam. Việc khai thác mỏ được Cửu Long JOC đứng ra điều hành. Đây là dự án phát triển mỏ thứ sáu của Cửu Long JOC. Tổng sản lượng của 4 mỏ dầu Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Sư Tử Trắng và Sư Tử Nâu lên tới hơn 2 tỷ thùng, trong đó có thể thu hồi hơn 580 triệu thùng.


    Mỏ Sư Tử Nâu đã cho dòng dầu đầu tiên vào ngày 14/9/2014 với sản lượng 45.000 thùng/ngày, sớm hơn 17 ngày so với kế hoạch; cùng thời điểm đó, dự án Sư Tử Vàng Tây Nam cũng cho dòng dầu đầu tiên vào ngày 19/9/2014, sớm hơn kế hoạch 46 ngày, hiện đang duy trì khai thác ở mức gần 5.000 thùng/ngày.


    Theo Tổng giám đốc Cửu Long JOC Nguyễn Văn Quế, việc đưa các dự án Sư Tử Nâu và Sư Tử Vàng Tây Nam (với mức đầu tư khoảng 870 triệu USD) vào vận hành khai thác sớm hơn kế hoạch, dự kiến sẽ tăng thêm doanh thu năm 2014 cho toàn dự án khoảng gần 100 triệu USD, nâng tổng sản lượng khai thác toàn lô đạt gần 80.000 thùng/ngày. Những con số này đã góp phần giúp tổng sản lượng khai thác dầu của Cửu Long JOC năm 2014 đạt trên 2,24 triệu tấn, tạo tiền đề vững chắc cho việc thực hiện kế hoạch sản lượng khai thác cao hơn do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đề ra cho năm 2015 và những năm tiếp theo.

    Mỏ Sư Tử Nâu
    Mỏ Sư Tử Nâu
  6. Đây là mỏ dầu thô và khí đốt đồng hành thuộc lô số 05.1, nằm phía Tây Bắc bồn trũng Trung Nam Côn Sơn, thềm lục địa Việt Nam.

    Mỏ Đại Hùng được phát hiện vào năm 1988 và đến năm 2006, mỏ được đánh giá là mỏ có trữ lượng dầu khí tại chỗ ở mức 2P, xác suất 50%, tương đương 354,6 triệu thùng dầu (48,7 triệu tấn) và 34,04 tỷ bộ khối khí (8,482 tỷ m3) cùng 1,48 triệu thùng (0,19 triệu tấn).


    Sau khi Petronas Carigali Overseas của Malaysia rút khỏi Đại Hùng năm 1999 thì mỏ này được giao lại cho Vietsovpetro. Tiếp đó, năm 2003, Zarabenzheft của Liên Bang Nga cũng tuyên bố rút lui, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) tiếp tục được giao thăm dò và khai thác mỏ này.


    Tính đến đầu năm 2003, sản lượng khai thác ở mỏ Đại Hùng ước tính là 3,327 triệu tấn dầu và 1,037 triệu m3 khí đồng hành.

    Mỏ Đại Hùng
    Mỏ Đại Hùng
  7. Năm 1992, hợp đồng khai thác dầu khí lô 15.2 được ký. Đây là hợp đồng dầu khí có tiến độ triển khai kỷ lụcc. Năm 1994, hai năm sau khi ký hợp đồng đã có phát hiện thương mại và đến năm 1998 thì dòng dầu đầu tiên từ mỏ Rạng Đông đã được phát hiện. Hiện tại, Mỏ Rạng Đông cho sản lượng khai thác trung bình khoảng 40.000 thùng/ngày.


    Dự án khai thác mỏ Rạng Đông hiện đang được kiểm soát chặt chẽ trên từng hạng mục trong thời gian 18 tháng, bao gồm: thiết kế khả thi, chi tiết và thi công đảm bảo an toàn, chất lượng.


    Trước tiên sẽ là tiến hành bơm ép khí tại khu vực N1, sau đó là mở rộng bơm ép ra các khu vực E1 và C1. Đây là dự án nằm trong kế hoạch đưa 9 mỏ mới vào khai thác của PVEP trong năm 2014.

    Mỏ Rạng Đông
    Mỏ Rạng Đông
  8. Quý IV năm 2004, hệ thống giàn khoan khai thác thứ 2 của mỏ Ruby đã được hoàn tất và đưa vào khai thác. Sau khi hệ thống này được đưa vào hoạt động thì sản lượng khai thác tại mỏ này đã được nâng lên 25.000 – 30.000 thùng/ngày so với trước đây là 12.500 thùng.


    Tính đến tháng 5 năm 2004, kể từ khi bắt đầu khai thác dòng đầu tiên từ tháng 10 năm 1998, thì mức khai thác tại mỏ Ruby đạt trên 40 triệu thùng dầu thô.


    Ngoài ra, Công ty PVC đang tiếp tục thực hiện một số dự án khác như thăm dò nguồn khí hydrocarbon ở phía Bắc Việt Nam, lô 102 và 106 để triển khai kế hoạch khai thác.

    Mỏ Hồng Ngọc (Ruby)
    Mỏ Hồng Ngọc (Ruby)
  9. Năm 1992 và 1993, lô 06.1 nằm cách Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng 370km được phát hiện. Đây là dự án khai thác khí với vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên ở Việt Nam. Tháng 11 năm 2002, mỏ Lan Tây được bắt đầu khai thác, lô 06.1 đã cung cấp khoảng 28.5 tỷ m3 khí và 8,5 triệu thùng dầu condensate – đáp ứng được 1/3 lượng khí cho sản xuất điện trong nhiều năm ở Việt Nam.


    Nga, Ấn Độ và Việt Nam là ba chủ đầu tư cho dự án khí tự nhiên ngoài khơi lô 06.1 đã tổ chức chào mừng việc dự án đạt mốc 300 triệu thùng và 13 năm khai thác an toàn lô 06.1. Thành tích đạt được là trên 29 triệu giờ làm việc không xảy ra tại nạn.

    Mỏ Lan Tây
    Mỏ Lan Tây
  10. Mỏ Lan Đỏ cũng thuộc lô 06.1 và được đưa vào khai thác năm 2005. Thành tích đạt được sau 10 năm đó chính là 27 triệu giờ làm việc an toàn, đón thành công dầu khí và 13 triệu thùng condensate – cung cấp 22% tổng sản lượng điện cho Việt Nam.


    Tháng 10 năm 2012, lắp đặt thàh côgn 2 giếng ngầm với độ sâu 185m dưới bieern kết nối giữa giàn Lan Tây và Lan Đỏ qua 28km đường ống. Mỏ Lan Đỏ được phát triển giúp duy trì sản lượng cung cấp khí an toàn.

    Mỏ Lan Đỏ
    Mỏ Lan Đỏ



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |