Top 15 Mẹo sử dụng và bảo quản chảo chống dính bền lâu, đúng cách nhất

Hoàng Thu Thuỷ 54 0 Báo lỗi

Chảo chống dính là dụng cụ nấu nướng quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Sau thời gian sử dụng, lớp chống dính của chảo thường bị trầy xước, bong tróc, ... xem thêm...

  1. Cách sử dụng chảo chống dính mới mua được bền lâu nhất là khi mới mua về bạn nên vệ sinh chảo sạch sẽ với nước rửa chén để loại bỏ bụi bẩn cũng như mùi khó chịu trong quá trình sản xuất và đóng gói.


    Các bước thực hiện như sau:

    • Bước 1: Khi mua chảo về thao tác đầu tiên là bạn đổ một ít nước vào chảo, khoảng 2/3 chảo là được rồi chứ không cần đầy ngập.
    • Bước 2: Tiếp theo bạn bật lửa to để đun nước trong chảo. Bạn chỉ đun nước cho đến khi thấy nhiều hơi nước bốc lên là được chứ không để sôi ùng ục nhé.
    • Bước 3: Sau đó tắt bếp và đổ nước đi.
    • Bước 4: Rồi dùng giấy ăn lau sạch nước còn sót lại trong chảo.
    • Bước 5: Tiếp theo bạn bắc chảo lên bếp, vặn lửa nhỏ nhất có thể.
    • Bước 6: Rồi cho một ít dầu ăn vào giấy ăn.
    • Bước 7: Bạn dùng giấy ăn có thấm dầu để lau chảo. Bạn lau đều khắp chảo trong vòng 30 giây rồi tắt bếp đi và để cho chảo nguội.

    Lặp lại bước 5, 6, 7 thêm 2 lần nữa bạn nhé.


    Sau khi mua về chỉ cần thêm thao tác nhỏ này thì bảo đảm chảo chống dính sẽ bền hơn gấp mấy lần so với những chảo mua về dùng ngay đấy.

    Rửa chảo bằng nước đun sôi khi mới mua về
    Rửa chảo bằng nước đun sôi khi mới mua về
    Rửa chảo bằng nước đun sôi khi mới mua về
    Rửa chảo bằng nước đun sôi khi mới mua về

  2. Chảo chống dính là vật liệu không thể thiếu trong gian bếp gia đình. Các loại chảo chống dính thường có nhiều chất liệu khác nhau như sắt, nhôm, Teflon… Những sản phẩm có độ chống dính bền được cung cấp từ các thương hiệu đồ gia dụng nổi tiếng như Kangaroo,Supor, Elmich, Sunhouse, Lock&Lock, Happycook...


    Khi đã mua được chiếc chảo chống dính ưng ý, chất lượng rồi thì cần rửa trước khi sử dụng để làm cho chảo chống dính được sạch và tốt cho sức khỏe khi sử dụng.


    Chắc hẳn đa số trong chúng ta đều chưa biết cách làm hiệu quả này, đối với chảo chống dính khi mới mua về, nên rửa chảo qua với một lần nước rửa bát để làm sạch các lớp bụi bẩn bám trên bề mặt chảo. Sau đó, chúng ta quét môt lớp cà phê đen lên mặt chảo rồi bật bếp hâm nóng rồi rửa lại chảo cho sạch. Những thứ tưởng chừng như bỏ đi này lại có tác dụng khử mùi rất tốt đấy! Cách làm này rất hiệu quả không những khử sạch mùi sơn chống dình mà còn giúp rửa chảo dễ hơn.


    Đến bây giờ chiếc chảo của bạn đã sẵn sàng để chế biến những đợt thức ăn đầu tiên.

    Rửa chảo bằng cà phê khi mới mua về
    Rửa chảo bằng cà phê khi mới mua về
    Rửa chảo bằng cà phê khi mới mua về
    Rửa chảo bằng cà phê khi mới mua về
  3. Thói quen để chảo thật nóng rồi mới đổ dầu vào chảo để chiên xào chỉ thích hợp cho các loại chảo nhôm, gang thông thường. Khi sử dụng chảo chống dính, các bà nội trợ cần lưu ý nên đổ dầu vào chảo (đã được lau khô) trước sau đó mới đặt trên bếp lửa, nếu không thì nhiệt độ quá nóng trong chảo khi đổ dầu sẽ làm bong lớp chống dính, gây độc hại cho người sử dụng và giảm tuổi thọ cũng như chất lượng chảo.


    Do đó, các bạn lưu ý nên đổ dầu vào chảo trước sau đó mới bật bếp, tránh để nhiệt độ trong chảo quá cao rồi mới đổ dầu.


    Bên cạnh đó, khi chiên xào với chảo chống dính bạn nên dùng ít dầu mỡ, hạn chế bớt lượng chất béo để bảo vệ sức khỏe cả nhà. Thậm chí bạn có thể chiên trứng hoặc nướng bánh mì trực tiếp trên chảo mà không cần dùng đến dầu, mỡ hay bơ.

    Đổ dầu vào chảo trước khi chảo nóng
    Đổ dầu vào chảo trước khi chảo nóng
    Đổ dầu vào chảo trước khi chảo nóng
    Đổ dầu vào chảo trước khi chảo nóng
  4. Nghe có vẻ vô hại - thậm chí là phản trực giác - nhưng sử dụng bình xịt chống dính nấu ăn có thể làm hỏng lớp chống dính của chảo. Thuốc xịt nấu ăn để lại một lớp màng bám trên bề mặt chống dính và rất khó loại bỏ chỉ bằng xà phòng và nước


    Bình xịt nấu ăn hiện nay trên thị trường thường được làm từ nhiều loại dầu, chất chống tạo bọt, chất đẩy và chất nhũ hóa. Sau thời gian sử dụng, chất nhũ hóa cùng nhiều chất phụ gia khác sẽ bị tích tụ lại thành cặn lên bề mặt chảo.


    Việc sử dụng vòi xịt nấu ăn không được khuyến khích sử dụng trên dụng cụ nấu ăn chống dính vì vòi xịt đun nấu cháy ở nhiệt độ thấp hơn và sẽ làm hỏng lớp phủ chống dính của sản phẩm của bạn. Sự tích tụ vô hình sẽ làm suy giảm hệ thống giải phóng chất chống dính khiến thức ăn bị dính lại.


    Lớp cặn này không chỉ làm ảnh hưởng đến khả năng chống dính của chảo mà còn gây hại cho sức khỏe người dùng và để làm sạch chúng cũng là điều rất khó. Do đó, để tạo hương vị cho món ăn, cần thiết bạn có thể quét một lớp bơ hoặc lớp dầu mỏng trước khi nấu nướng.

    Không sử dụng bình xịt nấu ăn
    Không sử dụng bình xịt nấu ăn
    Không sử dụng bình xịt nấu ăn
    Không sử dụng bình xịt nấu ăn
  5. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại men đá chống dính phổ biến như kim cương, ceramic, vân đá, Teflon,… Tùy vào chất lượng men đá của từng loại mà chảo có thể chiên nấu ở các mức nhiệt khác nhau. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng, nhiệt độ càng cao men đá chống dính càng dễ phân hủy, gây độc hại trực tiếp tới con người. Do vậy, mức nhiệt lý tưởng khi bạn chiên nấu bằng chảo chống dính là ở mức nhiệt từ thấp tới trung bình.


    Lớp chống dính trên chảo thường có nhiệt độ giới hạn khoảng 250 độ C vì vậy bạn nên đun nấu ở nhiệt độ trung bình. Các bạn cũng không nên để chảo không quá lâu trên bếp mà không cho thực phẩm hay dầu vào bởi chảo hấp thụ lượng nhiệt lớn có thể phá hủy lớp chống dính và gây nguy hại cho sức khỏe.


    Để sử dụng chảo đúng cách và an toàn bạn cần lưu ý không nên để chảo ở nhiệt độ cao vì sẽ khiến chất chống dính bị phân hủy, gây độc hại đến sức khỏe người dùng. Vì vậy trong quá trình nấu nướng nên sử dụng chế độ lửa thấp hoặc trung bình và hạ nhiệt độ nếu chảo quá nóng hoặc bốc khói.


    Sử dụng ở mức nhiệt độ trung bình và thấp sẽ đảm bảo tốt nhất cho lớp chống dính không bị giảm tuổi thọ.

    Nấu ở nhiệt độ thấp hoặc trung bình
    Nấu ở nhiệt độ thấp hoặc trung bình
    Nấu ở nhiệt độ thấp hoặc trung bình
    Nấu ở nhiệt độ thấp hoặc trung bình
  6. Theo như chúng ta được biết, lớp phủ Teflon được khám phá vào năm 1938 bởi nhà khoa học Roy Plunkett. Chất chống dính Teflon có các đặc tính nổi bật như: Chống ăn mòn, chịu nhiệt và bề mặt trơn láng không bám dính. Teflon là một chất hữu cơ có độ bền và tuổi thọ cao, phân hủy ở nhiệt độ cao trên 300 - 400 độ C. Thông thường nhiệt độ nấu ăn chỉ dao đông trong khoảng từ 130 - 190 độ C.


    Nhiều người cho rằng chất chống dính Teflon có thể gây hại cho người sử dụng, nhưng thực tế thì không phần gây hại cho người dùng là keo dính giữa Teflon và kim loại. Do vậy, hãy ngừng sử dụng khi thấy chảo bị bong lớp chống dính.


    Việc dùng chảo chống dính để chế biến các món như nướng hoặc kho sẽ khiến lớp chống dính của chảo bị kém đi, thậm chí là lớp chống dính này nhanh chóng bị hư hại và bong tróc do chịu nhiệt độ cao. Do đó, bạn cần lưu ý vấn đề này để không làm ảnh hưởng đến chất lượng chảo và độ an toàn của món ăn

    Không dùng chảo để nướng hoặc kho
    Không dùng chảo để nướng hoặc kho
    Không dùng chảo để nướng hoặc kho
    Không dùng chảo để nướng hoặc kho
  7. Để đun nấu thực phẩm, bạn không thể không sử dụng đến nồi và chảo. Thế nhưng, trong cuộc sống hiện đại, việc đun nấu không chỉ dừng lại ở việc dùng các loại bếp như bếp từ, bếp gas, bếp hồng ngoại,… mà còn có thể sử dụng lò nướng để đun nấu, vừa nhanh gọn, tiện lợi, lại vừa sạch sẽ. Tuy nhiên, không nên sử dụng chảo chống dính trong lò nướng.


    Các loại nồi chảo để có thể nấu được trong lò nướng cần có cấu tạo từ vật liệu chịu nhiệt cao, có thể đảm bảo an toàn trong môi trường yếm khí và nhiệt độ lớn. Do đó, những loại dụng cụ có thành mỏng như nhôm, đồng không mấy thích hợp để sử dụng trong lò nướng. Ngoài ra, các loại nồi chảo có phủ chống dính, hoặc tay cầm, cán cầm bọc nhựa cũng không thích hợp, vì chúng có thể bị tan chảy trong khi nấu. Nồi chảo vung kính cũng không được khuyến khích sử dụng. Mặc dù một số loại cao cấp có khả năng chịu được nhiệt độ lên tới 180°C, nhưng bạn cũng không nên liều lĩnh mà đưa chúng vào trong lò. Chúng có thể nổ hoặc nứt vỡ, gây nguy hiểm và bất tiện cho bạn.


    Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất cho biết, chảo chống dính hoàn toàn không phù hợp với nhiệt độ cao. Nếu nấu nướng ở nhiệt độ cao, đặc biệt là sử dụng chảo trong lò nướng sẽ làm cho lớp chống dính của chảo bị bong tróc, thấm vào thức ăn gây nguy hiểm đến sức khỏe người dùng.

    Không sử dụng chảo trong lò nướng
    Không sử dụng chảo trong lò nướng
    Không sử dụng chảo trong lò nướng
    Không sử dụng chảo trong lò nướng
  8. Là người đầu bếp, bạn phải biết cách nêm nếm gia vị như thế nào cho hợp lý. Sử dụng gia vị để nêm nếm hay tạo mùi hương cho món ăn không đơn thuần “cứ cho vào là được” mà phải canh thời gian đun nấu thích hợp bởi vì có những loại gia vị đun lâu sẽ mất chất, thậm chí còn chuyển thành chất độc.


    Nêm nếm gia vị trực tiếp khi đang sử dụng chảo là một trong những sai lầm mà có không ít người nội trợ thường hay mắc phải. Việc nêm mắm, muối trực tiếp vào khi chảo đang nóng sẽ khiến lớp chống dính bị rỗ lên nhanh chóng, làm giảm khả năng chống dính và tuổi thọ của chảo. Đặc biệt, bạn cũng cần lưu ý không nên sử dụng chảo để đựng hoặc lưu trữ thức ăn, việc bề mặt chảo tiếp xúc với thực phẩm trong thời gian dài cũng có thể khiến lớp chống dính mau bong tróc hơn.


    Công dụng nổi bật của chảo chống dính là giúp thức ăn không bị bám dính vào lòng chảo khi sử dụng nấu nướng. Để tạo hương vị cho món ăn, cần thiết bạn chỉ sử dụng một lượng nhỏ các chất này, vừa tiết kiệm, lại vừa tốt cho sức khỏe và an toàn cho chảo vì lượng dầu mỡ sẽ làm gia tăng nhiệt độ khi sử dụng chảo chống dính.


    Với chảo chống dính, thậm chí bạn còn có thể không sử dụng dầu ăn hay bơ, mỡ động vật khi sử dụng.

    Không nên nêm mắm muối trực tiếp khi đang sử dụng chảo
    Không nên nêm mắm muối trực tiếp khi đang sử dụng chảo
    Không nên nêm mắm muối trực tiếp khi đang sử dụng chảo
    Không nên nêm mắm muối trực tiếp khi đang sử dụng chảo
  9. Dụng cụ nấu ăn bằng gỗ không còn quá xa lạ với người tiêu dùng. Hiện nay, khi lựa chọn những sản phẩm phục vụ cho công việc bếp núc, người dùng rất tin tưởng lựa chọn những dụng cụ được làm từ chất liệu này. Các đồ dùng nhà bếp được làm từ gỗ thường có độ cứng tự nhiên và khá nhẹ nhàng khi sử dụng. Thế nên, nó sẽ không gây trầy xước bề mặt chảo, nồi khi bạn thực hiện thao tác đảo thức ăn.


    Trong khi đó, các dụng cụ làm bếp bằng kim loại khi va chạm với đáy chảo hay nồi có thể làm bong tróc lớp sơn chống dính, cũng như tạo ra âm thanh chói tai khiến người dùng khó chịu.


    Đối với các dụng cụ dụng cụ nấu ăn như muỗng, đũa, giá, xẻng,... làm bằng kim loại sẽ mang đến sự thuận hơn cho người dùng trong quá trình nấu nướng, tuy nhiên nó lại khiến bề mặt chống dính của chảo bị trầy xước. Còn với chất liệu nhựa thì hoàn toàn không an toàn khi ở nhiệt độ cao.


    Do đó, các dụng cụ nấu ăn được làm bằng gỗ là chất liệu tốt nhất mà người dùng nên lựa chọn để bảo vệ lớp chống dính chảo không bị bong tróc, đồng thời đảm bảo chất lượng và an toàn cho món ăn.

    Sử dụng dụng cụ nấu ăn bằng gỗ cho chảo chống dính
    Sử dụng dụng cụ nấu ăn bằng gỗ cho chảo chống dính
    Sử dụng dụng cụ nấu ăn bằng gỗ cho chảo chống dính
    Sử dụng dụng cụ nấu ăn bằng gỗ cho chảo chống dính
  10. Để bảo vệ lớp chống dính hoạt động tốt hơn, bạn cần lưu ý sau khi sử dụng chảo nên để chảo nguội hẳn rồi mới vệ sinh. Tuy nhiên, bạn cũng không nên ngâm chảo quá lâu và cần phải vệ sinh ngay sau khi chảo nguội để tránh cặn thức ăn bám vào thời gian dài, khó vệ sinh.


    Tuyệt đối không nên rửa chảo chống dính khi vừa mới nấu xong vì sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm chảo bị biến dạng và bề mặt chống dính bị bong tróc, hư hỏng.


    Ngoài ra, cũng nên vệ sinh chảo chống dính bằng nước ấm. Chúng ta cần cần giữ bề mặt lòng chảo sạch sẽ, bởi dầu mỡ, cặn đường, muối xót lại và thức ăn thừa dễ làm giảm khả năng chống dính của chảo. Chảo chống dính sẽ sạch hơn khi được vệ sinh bằng dung dịch nước rửa bát ấm. Cần lưu ý không nên rửa chảo khi vừa chiên rán xong, do nhiệt độ thay đổi đột ngột dần đến tình trạng khiến chảo bị biến dạng và bong tróc lớp chống dính.

    Vệ sinh khi chảo nguội
    Vệ sinh khi chảo nguội
    Vệ sinh khi chảo nguội
    Vệ sinh khi chảo nguội
  11. Việc sử dụng bàn chải hoặc miếng rửa chén kim loại để vệ sinh chảo chống dính sẽ tạo điều kiện cho lớp chống dính của chảo bị trầy xước, bong tróc và dễ dàng ngấm vào thực phẩm khi nấu nướng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất bạn nên vệ sinh chảo bằng vải mềm hoặc miếng rửa chén mềm.


    Bạn cũng có thể loại bỏ các cặn thức ăn bám trên chảo chống dính bằng bàn chải mềm. Nếu bàn chải mềm không đủ để làm sạch, bạn có thể dùng một chiếc bàn chải có lông cứng hơn một chút. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không được dùng bàn chải thép để vệ sinh chảo chống dính, vì nó có thể khiến cho lớp tráng chống dính bên trong lòng chảo không bị hỏng.


    Cuối cùng, sau khi hoàn tất quá trình vệ sinh, bạn hãy lau sạch lại một lần nữa bằng khăn mềm và cất chảo.

    Vệ sinh chảo bằng vải mềm hoặc miếng rửa chén mềm
    Vệ sinh chảo bằng vải mềm hoặc miếng rửa chén mềm
    Vệ sinh chảo bằng vải mềm hoặc miếng rửa chén mềm
    Vệ sinh chảo bằng vải mềm hoặc miếng rửa chén mềm
  12. Bạn không nên cho các dụng cụ như chảo chống dính vào máy rửa chén. Vì các tia nước phun với áp lực mạnh, nồng độ chất tẩy rửa cao và nhiệt độ nước nóng là các tác nhân gây phá hủy lớp chống dính, khiến chúng bong tróc, gây hại đến sức khỏe của bạn. Những dụng cụ này được khuyến cáo vệ sinh bằng tay để an toàn và sử dụng bền lâu.


    Theo khuyến cáo của các chuyên gia, không nên cho chảo chống dính vào máy rửa chén để vệ sinh, bởi nhiệt độ cao cùng chất tẩy rửa mạnh của máy sẽ làm bong tróc lớp chống dính và giảm tuổi thọ cũng như chất lượng của chảo.


    Để dễ dàng loại bỏ dầu mỡ, mắm, muối và các vết bám của thức ăn một cách tốt nhất, bạn nên vệ sinh chảo bằng nước ấm, điều này không chỉ giúp chảo sạch hơn mà còn giúp khả năng chống dính của chảo hiệu quả hơn, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng.

    Không cho chảo vào máy rửa chén
    Không cho chảo vào máy rửa chén
    Không cho chảo vào máy rửa chén
    Không cho chảo vào máy rửa chén
  13. Chảo chống dính là một đồ dùng không thể thiếu nếu bạn muốn chiên rán đồ ăn mà không lo thức ăn bám dính vào lòng chảo. Theo thời gian, lớp chống dính sẽ bị bong tróc đi. Công dụng này không còn được rõ rệt và dần dần mất hẳn. Lúc này, nhiều bà nội trợ vì tiếc chiếc chảo còn đẹp còn bền nên muốn tận dụng để nấu nướng những món khác.


    Lớp chống dính còn sót lại ở chảo sẽ thôi nhiễm ra trong quá trình xào nấu. Bình thường, việc ăn uống sẽ không có vấn đề gì cả vì quá trình thôi nhiễm rất ít. Tuy nhiên về lâu dài, chúng sẽ "tích tiểu thành đại" và bạn có "nguy cơ mắc bệnh mãn tính như ung thư".


    Việc xếp chồng chảo chống dính lên nhau là một trong những nguyên nhân làm cho lớp chống dính của chảo bị trầy xước, giảm khả năng chống dính khi nấu nướng. Để bảo quản bề mặt chống dính được hoạt động hiệu quả, bạn không nên xếp chồng chảo khi không có lớp bảo vệ giữa các dụng cụ.

    Không xếp chồng chảo khi không có lớp bảo vệ
    Không xếp chồng chảo khi không có lớp bảo vệ
    Không xếp chồng chảo khi không có lớp bảo vệ
    Không xếp chồng chảo khi không có lớp bảo vệ
  14. Giá treo chảo trên tường là một phụ kiện, đồ gia dụng giúp tiết kiệm không gian nhà bếp, là một ý tưởng tuyệt vời dành cho những tủ bếp có kích thước hạn chế hoặc những căn phòng bếp có nhiều vật dụng bếp không có chỗ cất, và cũng là một cách bảo quản chảo tốt. Với nhà bếp chật hẹp, bạn cần phải tập thói quen cất giữ đồ dùng 1 cách gọn gàng, đặc biệt với các loại chảo. Thay vì việc để chảo trong các ngăn tủ thông thường, bạn hãy để khoang tủ bếp này cho việc lưu trữ các loại đồ dùng khác. Còn với chảo chống dính, bạn hãy treo chúng trên cao ( tường nhà, trần nhà) bằng những chiếc giá treo xoong nồi tiện ích.


    Trang bị các giá treo trên cao riêng biệt cho chảo chống dính là một trong những cách tốt nhất để bảo quản chảo đúng chuẩn. Không nên treo các xoong nồi khác chồng lên chảo để tránh ảnh hưởng đến lớp chống dính của chảo.


    Sau khi vệ sinh chảo sạch sẽ, bạn nên treo ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ẩm mốc, vi khuẩn. Ngoài ra, không nên xếp chồng xoong nồi lên chảo để tránh làm trầy xước lớp chống dính trong mặt chảo cũng như không làm chảo bị móp méo. Khi chảo chống dính có hiện tượng bị hỏng lớp chống dính thì nên thay mới để đảm bảo cho sức khỏe. Thông thường, một chiếc chảo chống dính chất lượng có tuổi thọ tới 3-4 năm tùy thương hiệu.

    Cất chảo trên cao
    Cất chảo trên cao
    Cất chảo trên cao
    Cất chảo trên cao
  15. Mẹo chiên xào không bị dính chảo:

    • Dùng gừng: Cách làm chảo hết dính đầu tiên bạn nên biết là dùng gừng. Sau khi lòng chảo khô, bạn tiến hành xát một lát gừng tươi vào khắp lòng và thành chảo. Gừng tươi khi kết hợp với dầu mỡ sẽ tạo thành một màng bảo vệ trơn có tác dụng như một màng chống dính, do vậy khi chiên rán thực phẩm sẽ không bị hiện tượng dính chảo.
    • Chiên trứng opla trước khi chiên xào: Dùng chảo để chiên trứng opla trước khi chiên xào sẽ mang lại hiệu quả chống dính khiến bạn bất ngờ đấy. Lưu ý: Trước khi đập trứng vào chiên, phải đảm bảo dầu đã sôi già, tránh hiện tượng dính trứng.
    • Dùng rượu nho hoặc giấm: Mẹo này cũng hay được nhiều chị em nội trợ thường xuyên áp dụng. Thay vì xát gừng tươi, bạn hãy thử nhỏ vài giọt rượu nho hoặc giấm, sau đó lắc chảo sao cho rượu/dấm đi đều khắp lòng chảo. Bấy giờ bạn có thể đổ dầu vào chiên rán rồi đó.
    Mẹo chiên xào không bị dính chảo
    Mẹo chiên xào không bị dính chảo
    Mẹo chiên xào không bị dính chảo
    Mẹo chiên xào không bị dính chảo




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |