Top 12 Mẹo giảm đau họng không cần kháng sinh
Thời tiết khi giao mùa, môi trường ô nhiễm kết hợp với kiểu khí hậu nóng ẩm ở nước ta nên dễ bị các triệu chứng đau họng và ho như ho gà, ho khan, ho có đờm... ... xem thêm...Triệu chứng của đau họng có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Khi bị đau họng, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa, bỏng rát, khô, kích thích, đau. Những dấu hiệu này tiến triển nặng nề hơn khi người bệnh ăn uống và nói chuyện. Niêm mạc họng và khẩu cái cũng có thể sưng, phù nề và đỏ. Khi bị đau họng, bạn có thể sử dụng các bài thuốc dân gian thay vì kháng sinh. Dưới đây là một số nguyên liệu trị đau họng, trị ho cực kỳ đơn giản, lại dễ tìm, hãy tham khảo cùng Toplist những vị thuốc ngay trong gia đình bạn nhé.
-
Nghe thật thú vị món ăn rất nổi tiếng Việt Nam này lại có tác dụng giảm ho đáng kể. Trong một nghiên cứu của Nhật Bản được công bố gần đây phát hiện trong thịt gà có chứa một acid amin làm tan chất nhầy trong phổi, giúp người bệnh ho ra đàm nhanh hơn và khắc phục một nguyên nhân rất lớn của chứng đau cổ họng đó là chảy nước mũi xuống họng, ngạt mũi do đờm đặc. Bạn bị ho hay bị đau họng hãy thử áp dụng phương pháp này nhé.
Phở gà vừa bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể vừa có tác dụng trị ho, đau họng nên bạn đừng chần chừ với món ăn này và hãy thêm thật nhiều hành, đặc biệt là hành củ để giúp giải cảm, thông đờm nhé. Ngoài ra, bạn có thể dùng canh gà nóng hổi có thể so sánh ngang với kháng sinh. Canh gà có công hiệu chống viêm, có thể giảm nhẹ yết hầu xung huyết. Trong canh gà có thể thêm các rau củ giàu dinh dưỡng như cà rốt, hành lá, cần tây, khoai sọ, khoai tây và tỏi. Dinh dưỡng hàm chứa trong những thực phẩm này đều có tác dụng trị bệnh.
-
Thời tiết thay đổi, giao mùa là môi trường thuận lợi để vi khuẩn tấn công đường hô hấp, súc miệng nước muối rất có lợi cho sức khỏe, có tác dụng sát khuẩn. Nước muối giúp bạn giảm cơn đau cổ họng và chống nhiễm khuẩn. Người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu trong họng, ho khạc thường xuyên có dịch trắng, nhầy, nhất là thời điểm buổi sáng sau khi ngủ dậy. Tạp chí Y tế dự phòng Mỹ cho biết 40% người bệnh bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và súc miệng bằng nước muối 3 lần/ngày có sự cải thiện đáng kể tình trạng bệnh.
Tuy nhiên phải có cách sử dụng nước muối sao cho đúng cách, đạt hiệu quả cao. Không nên sử dụng nước muối có nồng độ cao, không nên sử dụng trực tiếp hạt muối bởi nó có thể làm tổn thương niêm mạc họng. Pha loãng nước muối, một thìa muối với 250 ml nước ấm, sạch súc miệng một giờ một lần. Ngoài ra, súc miệng bằng nước muối hàng ngày còn đem lại một số lợi ích như: Loại bỏ hơi thở hôi: Nước muối có thể loại bỏ các vi khuẩn trong khoang miệng gây hôi miệng và viêm nướu. Hơn nữa, nước muối loại bỏ các mảng bám thức ăn, ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi, và sâu răng.
-
Hành hoa là gia vị đã quá quen thuộc trong mỗi bữa ăn của người Việt, chúng không đơn giản là làm tăng thêm hương vị của món ăn mà còn có có tác dụng chữa bệnh cực kỳ hiệu quả. Hành hoa có chứa tinh dầu có chứa sunfua và chất kháng sinh allin, acid malic, galantin và allinsufit, hạt chứa S-propenyllein sunfoxit tốt cho bệnh nhân bị viêm họng, ho khan, ho có đờm. Đặc tính của hành hoa có tính cay ngọt, tính ấm, có tác dụng giải cảm, diệt khuẩn, giải độc, thông khí huyết. Hành hoa sắc cùng với gừng tươi, dùng xông miệng và mũi, ngày duy trì 2 - 3 lần sẽ có tác dụng nhanh chóng. Bạn có thể sử dụng loại si rô được ngâm từ hành và mật ong được để qua một đêm, có tác dụng tiêu đờm rất tốt Nếu bị ho nhiều, khản tiếng hãy giã nát hành và đắp lên cổ.
Hẹ là một trong những thảo dược có nhiều công dụng trị bệnh, đặc biệt phải kể tới chứng viêm họng. Theo y học cổ truyền, hẹ tính ấm, chua nhẹ có khả năng thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ khí huyết. Đặc biệt, trong hẹ chứa nhiều thành phần khác sinh tự nhiên giúp kháng viêm, kháng khuẩn. Sử dụng hẹ đúng cách mang lại công dụng long đờm, giảm ho, đau rát cổ họng, giảm viêm sưng hiệu quả. Dùng một nắm hẹ, mang hơ trên lửa nóng, dùng vải bọc lại rồi đắp lên cổ họng tới khi hẹ nguội thì thay bằng nắm hẹ hơ nóng khác. Kiên trì áp dụng ngày khoảng 2 - 3 lần, mỗi lần khoảng 20 - 30 phút để đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng hẹp chế biến cùng các món ăn như cháo hẹ, súp hẹ, canh hẹ… để đạt hiệu quả như mong muốn.
-
Loại trà được pha chế từ gừng tươi và mật ong được xem như những loại thần dược giúp bạn nhanh chóng loại bỏ cảm giác đau họng. Ở Ấn Độ người ta sử dụng loại trà thảo dược này như một loại thức uống lành mạnh hàng ngày. Sử dụng gừng tươi cạo vỏ rửa sạch, xắt thành từng lát mỏng rồi hãm với nước sôi khoảng 20 phút thì cho vài muỗng mật ong vào và uống vào mỗi buổi sáng là phương pháp trị ho có đờm, ho khan, ho hen rất hiệu quả.
Ngoài ra, mỗi ngày uống một ly trà gừng mật ong sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ thống miễn dịch và phòng các loại bệnh cảm cúm thông thường rất tốt. Trà gừng ôn nhiệt hoặc trà mật ong có tác dụng tiêu viêm chặn ngứa, có tác dụng giảm bớt tức ngực hoặc cảm giác căng thẳng. Mật ong có thể hình thành nên một tấm bình phong cho bộ phận viêm nhiễm họng, ngăn chặn kích thích gây ra ho nên có tác dụng làm giảm các cơn đau họng hiệu quả.
-
Trong Đông y, quả mơ có vị chua, nếu chế biến với muối sẽ có vị chua mặn, tính ấm, đi vào 3 kinh can, tì, phế có công dụng liễm phổi, thông đờm, sát khuẩn, làm tăng bài tiết tân dịch, giải nhiệt, cầm máu, ra mồ hôi. Sử dụng nước quả mơ ngâm đường sẽ giúp giải khát, thanh nhiệt, giảm mồ hôi, giảm mất nước, mơ ngâm rượu thành rượu mơ giúp đỡ khát, ăn cơm ngon miệng hơn, mơ ngâm muối tạo thành ô mai mơ chữa ho, trừ đờm, hen suyễn, thở khó, phù thũng…
Quả mơ là một loại trái cây quen thuộc, được ứng dụng nhiều trong đời sống, mơ ngâm đường không chỉ có tác dụng giải khát mà còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Mơ có vị chua, hơi chát, không độc, có thể thăng, có thể giáng, giúp hạ khí, có vai trò cốt yếu trong các bài thuốc chữa ho, nhất là chứng ho lâu ngày, chỉ khát, sinh tân dịch, chữa đau cổ và nhiều chứng bệnh khác nữa. Có thể sử dụng nước mơ ngâm đường hoặc ô mai mơ cũng có tác dụng chữa ho tương tự như nhau.
-
Tỏi là gia vị đã quá quen thuộc với căn bếp nhỏ, tỏi được biết đến như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên, có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tỏi là nguyên liệu trị ho đơn giản và cho kết quả nhanh chóng nhất, hãy chắc chắn rằng chúng luôn có trong căn bếp của bạn mỗi khi thời tiết chuyển mùa. Allicin có trong tỏi giúp tiêu diệt vi rút và vi khuẩn, đào thải dịch đờm gây vướng họng. Trong tỏi có chất allicin, một loại kháng sinh cực mạnh, giúp tiêu diệt virut và vi khuẩn. Vì thế từ xa xưa tỏi đã được xem là cách trị đau họng, kháng viêm phổ biến và hiệu quả.
Cách đơn giản nhất là ngậm một nhánh tỏi tươi hoặc cắt lát để tinh chất tiết ra nhiều hơn, ngậm trong thời gian từ 5 - 10 phút. Nếu sợ mùi tỏi quá hăng, tanh hãy kết hợp với một số nguyên liệu sau đây sẽ cho kết quả tương tự. Mật ong và tỏi hấp cách thủy trong vòng 15 phút, mỗi ngày sử dụng từ 2 - 3 lần. Hoặc bạn giã nát 3 - 4 nhánh tỏi cho vào cốc sữa nóng, hãm trong vòng 15 phút rồi lấy nước sữa uống. Một cách làm khá thông dụng là hãy ngâm tỏi với giấm trong vòng 30 ngày và ăn trong mỗi bữa ăn, cách làm này sẽ ngăn ngừa mầm mống gây bệnh cảm, đau họng, ho cực kỳ hiệu quả.
-
Khi bạn bị đau họng, cảm giác nóng rát và khó chịu xảy ra ở cổ họng khiến bạn gặp khó khăn rất nhiều trong việc ăn uống. Tuy nhiên, tình trạng này lại chưa phải là vấn đề đủ nghiêm trọng để bạn đến bệnh viện. Bên cạnh gây cản trở cho việc nuốt, đau họng còn có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn, khiến bạn ngủ không ngon giấc. Đối với tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp trị đau họng tại nhà để làm dịu cơn đau và kích ứng thay vì tìm gặp bác sĩ. Trong đó, chữa đau họng bằng hóa ngọc lan là biện pháp được nhiều người áp dụng và hiệu quả cao.
Hoa ngọc lan với mùi hương quyến rũ được trồng nhiều làm cây cảnh, cây trong vườn ở nước ta. Hoa ngọc lan có tính hơi ấm, vị đắng, cay, có tác dụng trị các chứng ho, tiểu khó, đầy hơi, buồn nôn, sốt, tăng huyết áp... Nụ hoa khi còn chưa nở, thu hái, phơi trong bóng râm đến khô, bảo quản dùng dần. Nên tranh thủ mùa hoa vào tháng 5 - 8 để thu hoạch. Nếu bạn bị ho, đau họng thông thường dùng hoa ngọc lan và mật ong hấp cách thủy, hấp khoảng 20 phút mang ra ăn. Chữa ho gà: Hoa ngọc lan, hải triết bì, lá chanh sắc nước uống, một ngày uống 3 lần.
-
Quả trám là một loại quả dùng làm thực phẩm và có tác dụng chữa bệnh tốt. Trám có nhiều loài khác nhau: trám trắng, trám đen, trám hồng. Quả trám còn gọi thanh quả hay cảm lãm. Quả trám có vị chua, ngọt, chát, tính ấm, vào kinh phế, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân chỉ khát, giải độc, lợi hầu họng, không độc, dùng làm thực phẩm và có tác dụng chữa bệnh tốt. Quả trám chứa protid, chất béo, hydrat cacbon, beta- caroten, một số khoáng chất: Ca, K, P, Fe, Mg, Mn, Zn, Cu... và vitamin C, có tác dụng điều trị các bệnh về hầu họng sưng đau, ho nhiều đờm, viêm ruột, lỵ, tiêu chảy, khát nước...
Quả trám là một loại quả dùng làm thực phẩm và có tác dụng chữa bệnh tốt. Trám có nhiều loài khác nhau: trám trắng, trám đen, trám hồng. Quả trám còn gọi thanh quả hay cảm lãm (fructus canarii), được thu hái khi chín; có thể dùng tươi hoặc đem muối, sau đó phơi khô, hoặc sấy khô để chế các món ăn, có lợi cho hầu họng. Trị đau họng, sưng amidan, ho, miệng khô, khát nước, bạn cần lấy quả trám rửa sạch, bỏ hạt, nấu với nước, nấu 2 - 3 lần, mỗi lần đun sôi 1 giờ, để lắng, gạn bỏ cặn, lọc qua vải xô, cô thành cao 2:1, thêm đường đủ ngọt, ngày uống 2 - 3 lần trước bữa ăn, mỗi lần 5 - 10ml. Có thể uống nhiều ngày liền cho đến khi hết các triệu chứng.
-
Trong đông y, rễ cây cam thảo là cách chữa đau họng, viêm loét và nhiễm virus hiệu quả cao. Nó đạt hiệu quả tốt nhất khi được pha với nước để súc miệng. Những bệnh nhân súc miệng bằng rễ cây cam thảo sau phẫu thuật sẽ ít bị đau họng hơn so với những người chỉ uống nước. Cam thảo có chứa thành phần kháng khuẩn, làm dịu cổ họng và đường hô hấp, hoạt chất acid glycyrhizic ở cam thảo có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều lọai vi khuẩn gây bệnh. Sử dụng cam thảo làm vị thuốc trị ho long đờm, đờm đặc, ngạt mũi, chữa ho khản tiếng, viêm họng, viêm phế quản... Bạn có thể sử dụng từng lát cam thảo để hãm nước uống như trà hoặc sử dụng dưới dạng bột hòa nước uống mỗi ngày đều rất tốt.
Mặc dù cam thảo trị ho, đau họng rất tốt nhưng theo Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Hồng Siêm, Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội thì chúng ta không nên lạm dụng. Trong cam thảo chứa axit glycyrrhizic có thể gây ra một loạt các tác dụng phụ khi dùng quá nhiều như tăng bài tiết kali, giữ nước, tăng huyết áp, làm giảm lượng testosterone ở nam giới. Do đó, những người bị tăng huyết áp, huyết áp không ổn định, người cao tuổi, nhóm đối tượng bị viêm thận… không nên dùng cam thảo. Để tránh tác dụng phụ của cam thảo, có thể tham khảo ý kiến thầy thuốc dùng các loại thuốc ho thảo dược bào chế sẵn, tiện lợi khi sử dụng.
-
Mướp đắng là một vị thuốc có tính lành, vị đắng, hơi hàn được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau trong đó có bài thuốc trị ho và viêm họng từ mướp đắng vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, mướp đắng còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể chống chọi được với các tác nhân bên ngoài vô cùng hiệu quả. Dùng mướp đắng bổ làm đôi, rửa sạch nấu với nước, uống thay nước trong ngày. Nếu bạn bị chứng viêm họng do thời tiết giao mùa, hãy giã nát trái mướp đắng trà quanh cổ 15 phút, kết hợp ăn mướp đắng sống sẽ có tác dụng nhanh chóng.
Ngoài ra, bạn có thể chọn lấy 1 - 2 quả mướp đắng tươi rửa sạch đem cắt phần thịt thành từng miếng vừa miệng, Lấy từng miếng nhỏ cho vào nhai và nuốt từ từ phần nước, bỏ lại phần bã. Sau đó dùng phần hạt và bã vừa nhai chà nhẹ nhàng quanh vùng họng, chỉ 15 phút sau sẽ thấy ngay tác dụng. Nếu không thể nhai trực tiếp mướp đắng tươi bạn có thể chọn cách sắc thành trà uống thay nước hàng hàng cũng rất hiệu quả. Hoặc chế biến thành những món ăn ngon lành bổ dưỡng vừa có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm họng.
-
Mật ong từ lâu được biết đến là một trong những nguồn nguyên liệu tuyệt vời cho sức khỏe cũng như sắc đẹp. Với bệnh viêm họng mật ong là thần dược chữa trị hiệu quả bởi theo đông y, mật ong có tính ấm, nóng cùng các chất kháng khuẩn nên rất tốt cho sức khỏe, giúp loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh ra khỏi cơ thể. Cũng theo đông y trong mật ong có chứa nhiều loại vitamin nên làm lành vết thương nhanh chóng, làm dịu những cơn đau rát họng hiệu quả.
Quất được biết đến như một loại trái cây phổ biến, thường được sử dụng trong các dịp lễ tết, bày trí trên mâm ngũ quả. Trong quất chứa nhiều vitamin và các dưỡng chất nên không những giúp cung cấp các chất dinh dưỡng và giảm đau tuyệt vời. Chính vì vậy, sự kết hợp giữa quất và mật ong mang đến nhiều công dụng như trị ho, giảm cân, làm đẹp... Quất có nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng, đồng thời cũng chứa chất sát khuẩn, làm dịu các triệu chứng đau rát cổ họng ngay lập tức. Do đó quất ngâm mật ong là cách trị đau họng rát cổ được rất nhiều người tin dùng, đặc biệt là để chữa viêm họng cho trẻ nhỏ.
-
Trong vỏ chanh chứa nhiều tinh dầu có tác dụng làm mát dịu cổ họng, chứa nhiều vitamin C, kali, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng. Hơn nữa chanh kết hợp với muối có vị mặn, tính sát khuẩn cao, ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn làm giảm các triệu chứng ho khan, ho có đờm, ngứa rát cổ họng ngay lập tức. Bạn có thể dùng nguyên cả lát chanh thêm vài hạt muối tinh và ngậm trực tiếp nhé.
Nước chanh muối cung cấp đủ các loại muối kháng giúp cơ thể nhanh chóng được phục hồi. Bạn có thể ngậm hoặc dùng với nước ấm, chanh và muối được dùng để làm giảm các cơn ho, làm tiêu đờm ở những người bị viêm họng hoặc cảm lạnh. Hơn nữa, chanh muối còn hỗ trợ đường tiêu hóa, giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi, tăng sức đề kháng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nước chanh và mật ong đều có tác dụng kháng khuẩn chống viêm, kết hợp với nhau càng có công hiệu giảm đau họng và giảm chứng viêm.