Top 10 Lý do không nên bỏ Tết truyền thống dù thế nào đi nữa

Anh Đinh 13485 3 Báo lỗi

Nhiều trang báo điện tử đồng loạt đưa tin về quan điểm gộp Tết Ta với Tết Tây. Việc gộp cả hai ngày lễ lớn này nhằm mục đích để hội nhập với các nước khác và ... xem thêm...

  1. Trong thời đại hiện nay, khi những vấn đề chính trị trở nên nhạy cảm và người Việt có xu hướng "bài Tàu" cao, nhiều người đưa ra quan điểm cần phải xóa bỏ những nét văn hóa, tập tục ảnh hưởng từ Trung Quốc, để "bài Tàu, thoát Trung", trong số đó có Tết truyền thống, có tên gọi chính thức là Tết Nguyên Đán, thường gọi là Tết Ta hay Tết Âm. Trên thực tế, đón Tết truyền thống không có nghĩa là theo Trung Quốc.


    Tết Tây bản chất là tính theo chu kỳ Trái Đất quay quanh Mặt Trời (Dương lịch) còn Tết Ta bản chất là chu kỳ Mặt Trăng quay quanh Trái Đất (Âm lịch). Dương lịch phổ biến ở phương Tây còn Âm lịch phổ biến ở phương Đông, trong các nền văn minh xưa cùng các quốc gia Hồi giáo. Rất nhiều quốc gia sử dụng lịch mặt trăng và ăn mừng Tết theo Âm lịch, không riêng gì Trung Quốc. Đó là các nền văn minh của người Celt, Babylon, Maya ngày xưa; các quốc gia Hàn Quốc, Triều Tiên, Singapore, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Bhutan cũng ăn mừng theo Tết Âm lịch. Nếu nói những quốc gia kia "theo Trung Quốc" thì chắc chắn không phải, còn nói Hàn Quốc, Singapore là lạc hậu, kém phát triển thì chắc chắn cũng không đúng.

    Đón Tết truyền thống không có nghĩa là theo Trung Quốc
    Đón Tết truyền thống không có nghĩa là theo Trung Quốc
    Lý do không nên bỏ Tết truyền thống dù thế nào đi nữa
    Lý do không nên bỏ Tết truyền thống dù thế nào đi nữa

  2. Tết truyền thống đã hiển diện trong đời sống của con người Việt Nam ta hàng ngàn năm nay, và dù chịu ảnh hưởng từ cách tính lịch của người Trung Quốc, Tết truyền thống vẫn có nhiều ý nghĩa quan trọng trong văn hóa Việt Nam, đó là điều không thể phủ nhận.


    Bởi vì Âm lịch dựa trên chu kỳ của mặt trăng nên Âm lịch đúng với sự chuyển giao các mùa ở nước ta hơn cả. Ta có thể để ý: Mùa xuân bao gồm tháng 1,2,3, bắt đầu từ Tết Nguyên Đán, khi thời tiết ấm lên. Tiếp theo tháng 4,5,6 là mùa hạ khi trời nắng nóng. Mùa thu là tháng 7,8,9 và tháng 10,11,12 là mùa đông khi trời rét buốt. Dù ngày nay do ảnh hưởng của El Nino, thời tiết đã thay đổi nhiều nhưng từ xưa đến nay, thời tiết khí hậu luôn quan trọng với những người nông dân và nền văn minh lúa nước của Việt Nam ta. Dịp Tết Nguyên Đán là dịp mà những người nông dân nghỉ ngơi sau một năm làm lụng vất vả để chuẩn bị cho một vụ xuân mới, một năm làm việc mới. Bởi vậy, Tết truyền thống có ý nghĩa văn hóa quan trọng trong đời sống người Việt từ xưa đến nay.

    Tết truyền thống có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của người Việt
    Tết truyền thống có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của người Việt
    Lý do không nên bỏ Tết truyền thống dù thế nào đi nữa
    Lý do không nên bỏ Tết truyền thống dù thế nào đi nữa
  3. Về khía cạnh tinh thần, Tết truyền thống là dịp đoàn viên của những gia đình có người thân đi xa làm việc và học tập. Đây là một dịp quan trọng bởi đời sống tình cảm gia đình luôn là nét đẹp truyền thống của người phương Đông nói chung và người Việt Nam ta nói riêng.


    Người chồng đi làm xa có dịp về thăm vợ con, người con đi học xa có dịp về thăm cha mẹ, các gia đình từ các thành phố lớn trở về quê thăm ông bà, họ hàng thân thích, quê cha đất tổ... Nếu dời Tết Ta về Tết Tây thì Tết Tây cũng phải đủ lâu như Tết Ta thì những người ở xa khi về đoàn tụ với gia đình mới có đủ thời gian nghỉ ngơi, ở bên cạnh người thân. Nếu chỉ nghỉ 1,2 ngày thì những người học và làm việc tại thành phố lớn, ở nước ngoài liệu sẽ không đủ thời gian để trở về sum họp, đoàn tụ với gia đình.

    Tết là dịp đoàn viên
    Tết là dịp đoàn viên
    Lý do không nên bỏ Tết truyền thống dù thế nào đi nữa
    Lý do không nên bỏ Tết truyền thống dù thế nào đi nữa
  4. Thực tế, ngày lễ Giáng Sinh (Christmas) sẽ bắt đầu một kỳ nghỉ năm mới của người phương Tây cho tới hết ngày mùng 1 tháng 1 năm mới. Như vậy, người phương Tây cũng có một kỳ nghỉ Tết kéo dài không thua kém người Việt Nam ta là mấy.


    Nếu bỏ Tết truyền thống để theo Tết Tây, chúng ta sẽ có hai lựa chọn:

    • Chỉ nghỉ 1 hoặc 2 ngày. Ở sự lựa chọn này sẽ vấp phải vấn đề về sự đoàn viên đã nói ở bên trên. Và thực tế, nếu nghỉ như vậy thì cũng không hơn gì nghỉ thứ 7, Chủ nhật cả.
    • Nghỉ từ Giáng Sinh đến hết mùng 1 như người nước ngoài: đây sẽ là một kỳ nghỉ kéo dài tương tự với Tết truyền thống. Dù giải quyết được vấn đề chênh lệch ngày nghỉ khi làm việc với người nước ngoài ở các nước phương Tây nhưng chắc chắn sẽ nảy sinh nhiều vấn đề. Một trong số đó, là người Việt Nam không có truyền thống đón Giáng Sinh.

    Giáng Sinh là một ngày lễ trong công giáo, được nhiều quốc gia phương Tây công nhận là ngày lễ quốc gia bởi có đông đảo người công giáo. Tuy nhiên ở Việt Nam, số lượng người theo công giáo không thực sự nhiều. Người công giáo vẫn có thể đón Giáng Sinh tại các nhà thờ và gia đình mình nhưng để bắt đông đảo người dân Việt Nam, vốn xa lạ với ngày lễ Giáng Sinh (những người chững tuổi còn chẳng biết Giáng Sinh vào ngày nào) là điều không thể. Và bởi vì Giáng Sinh không có ý nghĩa nhiều với số đông người Việt, việc nghỉ lễ từ hôm đó là hết sức vô lý, không khích lệ động viên tinh thần và trở thành ngày ăn chơi vô bổ cho một bộ phận không nhỏ người Việt Nam (thay vì các hoạt động lau dọn sắm sửa nhà cửa, làm cơm cúng tổ tiên, làm lễ ông Công ông Táo, đi tảo mộ, đi chúc Tết...)

    Lý do không nên bỏ Tết truyền thống dù thế nào đi nữa
    Lý do không nên bỏ Tết truyền thống dù thế nào đi nữa
    Lý do không nên bỏ Tết truyền thống dù thế nào đi nữa
    Lý do không nên bỏ Tết truyền thống dù thế nào đi nữa
  5. Về khía cạnh kinh tế, Tết truyền thống là dịp kích thích tiêu dùng cực lớn, tương đương với Giáng Sinh ở các nước phương Tây. Từ các mặt hàng thực phẩm, bánh kẹo, cây cảnh, đồ trang trí... thậm chí là quần áo, giày dép, TV... Nhà nhà đều muốn sắm sửa đón mừng năm mới. Rồi thì các công ty sẽ chi mạnh cho quảng cáo Tết...


    Hãy thử tưởng tượng điều gì nếu không còn Tết truyền thống nữa. Sẽ không có những dịp mua sắm tấp nập cuối năm, khi các gian hàng hạ giá bán nốt hàng tồn còn các gia đình có thời gian rảnh rỗi sắm sửa nhà cửa, chuẩn bị đón Tết. Sẽ không còn xu hướng mua sắm cây cảnh như đào, mai, quất, bưởi, cam... Các cửa hàng áo dài và complet sẽ giảm doanh thu do người dân không cần mua sắm đẹp để đi chúc Tết. Những mặt hàng thực phẩm cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự.


    Việc kích thích tiêu dùng vào các dịp Tết sẽ làm giảm nguồn tiền rảnh rỗi trong nền kinh tế, tăng cung tiền, tăng GDP và kích thích nền kinh tế phát triển. Nếu dời Tết truyền thống về Tết Tây thì chắc chắn chi tiêu sẽ giảm mạnh và GDP sẽ giảm, lượng tiền tồn đọng rảnh rỗi sẽ tăng cao và lượng tiền này hoặc là sẽ mất giá, hoặc là sẽ vào ngân hàng, hoặc là sẽ đầu tư vào vàng, bất động sản... nhìn chung đều không có lợi bằng chi tiêu.

    Tết truyền thống là dịp kích thích tiêu dùng cực lớn
    Tết truyền thống là dịp kích thích tiêu dùng cực lớn
    Lý do không nên bỏ Tết truyền thống dù thế nào đi nữa
    Lý do không nên bỏ Tết truyền thống dù thế nào đi nữa
  6. Vấn đề tiêu cực trong dịp Tết truyền thống như ăn nhậu, rượu bia quá mức, bài bạc, biếu xén, đút lót, chạy chức chạy quyền... sẽ chẳng tốt hơn nếu dời Tết truyền thống về Tết Tây. Những vấn đề tiêu cực như ăn nhậu, rượu bia quá mức, bài bạc...là những vấn đề trong lối suy nghĩ, thói quen, hành vi ứng xử thâm căn cố đế của người Việt rồi.


    Nếu dời Tết truyền thống về Tết Tây sẽ không thể làm giảm tiêu cực bởi những tệ nạn này cũng sẽ dời theo. Còn vấn đề đút lót, biếu xén, chạy chức chạy quyền cũng tương tự, Tết truyền thống không làm ra nó mà nó chỉ đợi dịp Tết truyền thống để xuất hiện mạnh mẽ, công khai hơn thôi. Và nếu dời Tết truyền thống về Tết Tây, những thói tiêu cực này cũng tức khắc dời theo. Đây là vấn đề của ý thức, của bộ máy chính trị, suy nghĩ bỏ Tết truyền thống mà thay đổi được là suy nghĩ quá ngây thơ.

    Nạn nhậu nhẹt của người Việt
    Nạn nhậu nhẹt của người Việt
    Lý do không nên bỏ Tết truyền thống dù thế nào đi nữa
    Lý do không nên bỏ Tết truyền thống dù thế nào đi nữa
  7. Với lí lẽ gần đây cho rằng Nhật Bản thoát khỏi u mê, lạc hậu nhờ Minh Trị Duy Tân, trong đó có việc bãi bỏ Tết âm lịch và ăn mừng theo Tết Tây, tôi cho rằng so sánh với Minh Trị Duy Tân của Nhật Bản là quá sai lầm.


    Đừng so sánh với Nhật Bản thời Nhật hoàng Minh Trị vì bối cảnh xã hội là hoàn toàn khác nhau. Nhật Bản khi đó đông đảo tầng lớp nho sĩ, samurai trong khi kinh tế, xã hội lạc hậu. Fukuzawa cùng phong trào Duy Tân muốn học hỏi theo phương Tây đang phát triển. Trong khi những vấn đề ở Việt Nam lại có sự khác biệt, nó không nằm trong sự lạc hậu (người Việt Nam dùng iphone, đi ô tô sang khá nhiều) mà nằm trong ý thức, văn hóa, chính trị, hơn nữa bản sắc của Việt Nam cũng đang bị mai một rõ nét, Tây không ra Tây, Ta không ra Ta, Tàu không ra Tàu. Thay vì một phong trào như Phục Hưng ở Châu Âu, người ta lại đưa ra cái bỏ Tết Ta thực sự là vừa không giải quyết được vấn đề gì vừa tiến một bước dài đến chôn vùi văn hóa dân tộc.


    Thêm một điều nữa, đó là thay đổi Tết truyền thống theo Tết Tây không làm Nhật Bản lớn mạnh như bây giờ. Sau đây là những lập luận và bằng chứng đến từ fanpage Tam Dân Luận trên Facebook (fanpage của ba nhà sử học trẻ Trần Quang Đức, Nguyễn Quốc Vương và Nguyễn Sử), chúng tôi xin trích nguyên văn:


    "Rất khó chứng minh rằng việc đổi lịch của Nhật Bản làm cho nước Nhật văn minh, giàu mạnh. Nhật Bản đổi sang dùng lịch dương năm 1873 dưới thời Minh Trị (năm Minh Trị thứ 6) nhưng để có nước Nhật như ngày nay thì còn phải đợi nước Nhật bại trận năm 1945 và cải cách hậu chiến (1945-1950) thành công. Minh Trị không phải là ông vua anh minh sáng suốt như người Việt tưởng và thời kì Minh Trị không phải chỉ toàn …màu hồng. Chỉ có 10 năm đầu của thời Minh Trị là thời kì khai sáng còn sau đó là sự trung ương tập quyền cao độ của chính quyền mới đi kèm với trấn áp đối lập. Ngay cả Đại tướng Saigo Takamori, công thần số 1, người góp phần quan trọng đưa phe duy tân giành lại chính quyền cũng phải tự sát trong vòng vây trùng điệp của quân đội Minh Trị khi cuộc dấy binh chống Minh Trị do ông lãnh đạo thất bại. Sách của Fukuzawa Yukichi cũng bị cấm. Nhiều trí thức tên tuổi khác bị Minh Trị tống vào tù. Từ 1889 trở đi tính chất quân phiệt của nước Nhật ngày càng rõ và từ 1931-1945 là 15 năm chiến tranh đẫm máu. Nước Nhật bị chủ nghĩa quân phiệt cai trị và người dân Nhật cũng như người dân nhiều nước châu Á khác phải gánh chịu sự đàn áp thảm khốc.


    Giai đoạn mà nhiều người Việt Nam ca ngợi và ảo tưởng đó chính là giai đoạn mà sau này người Nhật thừa nhận đó là giai đoạn “đầy máu và nước mắt”, giai đoạn “không được sống cuộc sống thật sự là người”. Các giá trị nhân văn chỉ được tái lập sau 1945 khi Hiến pháp 1946 được công bố với ba nguyên lý “hòa bình, dân chủ, tôn trọng con người”. 15 năm sau cuộc cải cách hậu chiến, nước Nhật mới trở thành cường quốc kinh tế và trở lại vũ đài quốc tế.


    Như vậy có thể thấy sự phát triển của nước Nhật là nhờ vào cuộc khai sáng ở giai đoạn đầu thời Minh Trị, các phong trào dân quyền sau đó và công cuộc cải cách thời hậu chiến thiết lập chế độ dân chủ chứ không phải là nhờ vào…đổi lịch. Trong khi khó chứng minh tác dụng của việc đổi lịch đối với phát triển thì lại dễ dàng tìm thấy lý do trực tiếp của việc này. Sách của người Nhật viết rằng chính quyền Minh Trị năm đó quyết định đổi sang lịch dương vì tránh việc phải trả thêm một tháng lương cho toàn bộ nhân viên nhà nước nếu dùng lịch cũ trong khi lúc đó tình hình tài chính quốc gia đang kiệt quệ.


    Một điểm thú vị nữa mà những người ở Việt Nam hay viện dẫn chuyện Nhật đổi lịch cũng không biết hoặc không đề cập là sự thật người Nhật vẫn đón Tết âm lịch ngay khi đã đổi lịch chứ không phải đã bỏ ngay.


    Sau khi chính quyền Minh Trị đã ban bố sắc lệnh dùng lịch dương, người dân Nhật ở vùng nông thôn vẫn đón Tết âm lịch như thường. Hiện tượng này kéo dài gần một thế kỉ và chỉ chấm dứt vào những năm 60 của thế kỉ XX khi nước Nhật bước vào thời kì phát triển thần kỳ , nông thôn trở thành đô thị và lực lượng lao động trẻ từ nông thôn ra thành phố làm việc trong các nhà máy, công sở theo nhịp sống hiện đại không thể về quê đón Tết âm lịch cùng gia đình. Ngày nay ở một số đền thờ Thần đạo và một số ngôi làng ở vùng xa xôi người Nhật vẫn tiến hành các nghi thức cúng lễ vào dịp “Tết cũ”. Gần đây, “Tết cũ” được người Nhật chú ý trở lại do lượng khách du lịch từ Trung Quốc đến Nhật vào dịp nay tăng mạnh đem lại nguồn thu lớn.


    Nếu Việt Nam đổi lịch đón Tết chắc chắn sẽ diễn ra hiện tượng tương tự và nó có thể kéo dài đến 200 năm do tốc độ và trình độ công nghiệp hóa ở Việt Nam khác xa Nhật Bản. Người Việt sẽ ăn Tết và chơi bời linh đình suốt từ Tết dương lịch qua Tết âm lịch và cả tháng giêng âm lịch. Chuyện đổi lịch ở Nhật đơn thuần là một thao tác kĩ thuật nhưng trong mắt người Việt đang khát khao thay đổi nó đã trở thành “phương thuốc vạn năng” cho sự thịnh vượng và văn minh của một quốc gia.


    Khát vọng đất nước hóa rồng, quốc dân thay đổi tâm tính, tư duy, thói quen sinh hoạt nhờ vào việc đổi lịch đón Tết thực ra là một giấc mơ đầy lãng mạn mà đau đớn"

    Thiên hoàng Minh Trị của Nhật Bản
    Thiên hoàng Minh Trị của Nhật Bản
    Lý do không nên bỏ Tết truyền thống dù thế nào đi nữa
    Lý do không nên bỏ Tết truyền thống dù thế nào đi nữa
  8. Trước đây, dưới thời các triều đại Lý, Trần, Lê, ông cha ta cũng tổ chức lễ Tết rất trang trọng. Những lễ nghi trong ngày Tết Nguyên đán như tục tiễn ông Táo về trời, bày mâm ngũ quả, tất niên, cúng giao thừa, tục xông nhà, mừng tuổi… chính là những giá trị hiện sinh, thành quả của cả dân tộc Việt Nam trong hàng nghìn năm dựng và giữ nước.


    Những giá trị văn hóa trong Tết Nguyên đán còn tồn tại đến ngày nay đã là sự kế thừa có chọn lọc của nhiều yếu tố. Vì lẽ đó, chúng ta không thể gạt bỏ được thêm nữa những giá trị ấy. Nếu tiếp tục gạt bỏ, việc đánh mất luôn cả Tết cổ truyền rất có thể xảy ra. Bên cạnh đó, sự phát triển xã hội nếu gạt qua ngày Tết cổ truyền sẽ chuyển thành sự phát triển nhất thời vì suy cho cùng, văn hóa là nền tảng của sự phát triển.


    Đó là lý do tại sao để chỉ văn hóa của một quốc gia, người ta thường dùng khái niệm “nền văn hóa”. Những quan điểm cho rằng đưa Tết Nguyên đán đồng nhất với Tết của phương Tây sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy to lớn.


    Hơn nữa, Tết Nguyên đán là dấu mốc cho thấy sự giao hòa của đất - trời vạn vật. Đó còn là sự hòa điệu giữa con người với thiên nhiên. Chữ “nguyên” có nghĩa bắt đầu; “đán” là buổi ban mai, bắt đầu ngày mới. Còn chữ “Tết” là do sự biến âm từ chữ “tiết” mà ra. Vì vậy, “Tết Nguyên đán” còn được gọi là Tết ta, Tết Cả để phân biệt với Tết Tây theo Dương lịch.


    Sự hình thành và tồn tại của Tết Nguyên đán ở Việt Nam đã phản ánh vai trò của nó trong đời sống của xã hội người Việt. Với đặc thù nghề lúa nước mang tính thời vụ cao, phải tối tăm mặt mũi vì việc đồng áng cho nên họ có tâm lý ăn chơi bù. Vì vậy, xét dưới mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, Tết Nguyên đán chính là biểu hiện của sự vận động của vũ trụ theo chu kỳ xuân - hạ - thu - đông. Nó có ý nghĩa đặc biệt đối với một xã hội mà nền kinh tế vẫn còn dựa vào nông nghiệp làm chính.

    Tết Nguyên Đấn là ngày lễ quan trọng nhất trong năm
    Tết Nguyên Đấn là ngày lễ quan trọng nhất trong năm
    Lý do không nên bỏ Tết truyền thống dù thế nào đi nữa
    Lý do không nên bỏ Tết truyền thống dù thế nào đi nữa
  9. Tết Nguyên Đán cũng chính là việc mọi người trở về nhà sum họp, hỏi thăm nhau sau một năm dài xa nhà. Đây là một ngày lễ rất quan trọng với người Việt, bởi vậy trong ngày Tết cổ truyền này có những phong tục tập quán đã được lưu truyền từ xa xưa cho đến tận bây giờ và dần trở thành nét đẹp trong văn hóa ngày Tết, những phong tục này cũng chính là thay cho lời chúc một năm mới may mắn, bình an. Và một trong những phong tục tốt đẹp của người Việt đó chính là thờ cúng tổ tiên. Tết Nguyên đán là một hiện tượng văn hóa, về mặt nội dung mang trong mình nhiều nghi thức có giá trị giáo dục. Tết Nguyên Đán là dịp để con cháu chăm chút, sửa sang lại bàn thờ ông bà tổ tiên.


    Ở Việt Nam, tất cả chúng ta đều biết tín ngưỡng thờ tổ tiên chiếm một vị trí to lớn trong đời sống tinh thần của người Việt, từng được gọi là “Đạo Ông Bà”. Vì lẽ đó, chối bỏ Tết Nguyên đán cũng là một hành động góp phần cổ súy cho việc chối bỏ tổ tiên mình. Đây là một phi giá trị không thể chấp nhận được.

    Phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt
    Phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt
    Lý do không nên bỏ Tết truyền thống dù thế nào đi nữa
    Lý do không nên bỏ Tết truyền thống dù thế nào đi nữa
  10. Kinh nghiệm xương máu của Nhật Bản - một quốc gia phương Đông đã từ bỏ Tết Âm - Dương để chuyển sang ăn Tết Tây. Ngày nay, nhiều người Nhật cảm thấy tiếc nuối với thứ lịch đã khiến họ mất dần bản sắc của mình, khiến họ lao vào một cuộc vật lộn không ngừng nghỉ của guồng xoay công nghiệp. Do đó, với Việt Nam, có lẽ cũng nên nhìn nhận lại quan niệm cho rằng ăn Tết Tây để “hòa nhập” với các nền văn hóa trên thế giới.


    Cuộc sống mà không có những ngày lễ hội truyền thống, không có những ngày tết cổ truyền, đặc biệt không có Tết Nguyên đán, nó sẽ trôi qua tẻ nhạt, như không có gì cả.

    Ngày nay, nhiều người Nhật cảm thấy tiếc nuối với thứ lịch đã khiến họ mất dần bản sắc của mình
    Ngày nay, nhiều người Nhật cảm thấy tiếc nuối với thứ lịch đã khiến họ mất dần bản sắc của mình
    Lý do không nên bỏ Tết truyền thống dù thế nào đi nữa
    Lý do không nên bỏ Tết truyền thống dù thế nào đi nữa



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |