Top 9 Lý do bộ đội và giáo viên là một cặp đôi hoàn hảo
Bộ đội - Giáo viên là cặp đôi luôn khiến người khác cảm thấy ngưỡng mộ. Người xưa thường vẫn ví von :"Bộ đội mà lấy giáo viên, gia đình hạnh phúc sướng điên cả ... xem thêm...người". Đây chắc hẳn là một mối quan hệ hoàn hảo, và được gán ghép với nhau từ lâu. Hãy điểm xem lý do vì sao giữa họ lại tạo dựng được một mối quan hệ bền vững như vậy nhé!
-
Không phải tự dưng xã hội gắn bộ đội với giáo viên là một cặp. Lí do đầu tiên có lẽ do phong thái làm việc của bộ đội và giáo viên khá giống nhau, và họ đều làm việc trong những môi trường nghiêm túc, chuẩn mực. Và chính vì điều này mà họ hiểu nhau hơn. Nếu một trong hai người lấy người khác ngành quy phạm này sẽ khó tìm được tiếng nói chung, thường xuyên xảy ra nhiều mẫu thuẫn; dễ dàng cãi vả, khó hạnh phúc.
Bộ đội với kỉ luật trong quân sự rất cao, còn giáo viên thì lại luôn phải giữ hình tượng trước học sinh bởi họ đảm đương công việc vô cùng cao quý. "Dậy người". Nhìn chung, cả hai nghề này đều làm việc theo nguyên tắc, có kế hoạch rõ ràng. Môi trường của họ ít nhiều có nét tương đồng với nhau. Đây có lẽ là lý do đầu tiên để họ có thể dễ dàng tìm thấy điểm chung, hòa hợp hiểu nhau hơn, sẵn sàng cho nhau một cơ hội, sẵn sàng gắn kết lâu dài, yêu và hiểu nhau. Chính vì điều đó mà họ có niềm tin với nhau để tạo nên một mối quan hệ bền vững.
-
Có thể nhận thấy đa số các anh chàng bộ đội đều toát lên một lối sống giản dị, từ ngoại hình cho tới tâm hồn, cách ứng xử cũng rất nhẹ nhàng. Nếu xét về trang phục, chủ yếu họ chỉ mặc quân phục. Đôi khi về nhà, họ thay vài ba bộ cho thoải mái...Họ không có nhiều khái niệm ăn diện hay chơi bời đi giao lưu, đi gặp đối tác như nhiều nghề khác. Họ có một khuôn khổ nhất định. Điều này, khá phù hợp với phụ nữ làm giáo viên. Các cô giáo lại là những người có cách cư xử rất tinh tế và khéo léo. Lối sống của những cô giáo cũng rất giản dị. Và công việc của họ buộc họ phải luôn gần gũi, cởi mở với mọi người.
Chính vì có điểm chung về lối sống và tư cách đạo đức mà họ có sợi dây vô hình kéo họ gần gũi nhau hơn. Họ sẽ biết cách dành cho nhau những cử chỉ quan tâm chân thành mà cả hai bên luôn cảm thấy hài lòng. Họ biết cùng nhau tận hưởng những điều giản dị nhất từ chính cuộc sống cũng như nghề nghiệp của họ.
-
Bộ đội - giáo viên trong quan điểm truyền thống hay hiện đại đều là những nghề nghiệp chuẩn mưc, mộc mạc và giản đơn. Do đó, tình cảm của họ đối với những người thương yêu đều rất chân thành. Sẽ chẳng có gì lạ kì nếu hình ảnh người lính - khoác ba lô lên vai làm nhiệm vụ Tổ Quốc chào tạm biệt người thân. Hay như hình ảnh bố về, sau một thời gian xa nhà, khiến trẻ ào ra đón chờ, ríu rít giống đàn chim. Cũng vì thời gian ít ỏi bên gia đình, cũng vì trách nhiệm cao cả của toàn dân mà họ luôn canh cánh trong lòng cụm từ "gia đình". Họ thương bố mẹ già ngày một yếu đi; họ thương người vợ mình vất vả và thương nhớ đàn con thơ. Họ sống thiên về tình cảm; nội tâm họ không bao giờ thôi nghĩ về gia đình
Giáo viên cũng vậy; họ có một sự bao dung và tình yêu vô bờ để trở thành chỗ dựa; hậu phương vững chắc cho đàn đông. Cả hai đa số họ coi trọng những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp, họ là những người ít màu mè, không phô trương. Đó là điểm để khiến họ gắn kết với nhau nhiều hơn.
-
Bộ đội có rất nhiều tài lẻ, họ luôn tìm cách để người phụ nữ mình yêu thương cảm thấy hạnh phúc, do thời gian bên vợ không nhiều nên mỗi lúc ở cạnh nhau các chàng đều biết cách quan tâm và dành những điều lãng mạn nhất cho người vợ của mình.
Các cô giáo cũng vậy. Họ được đào tạo trong môi trường sư phạm và gần gữi với các thế hệ học sinh qua bao nhiêu năm tháng, nên một phần nào tâm hồn họ rất trong sáng và có nhiều sự bao dung. Họ là những người cũng rất đa di năng, linh động.. Họ có thể hát, có thể vẽ, đọc thơ...và nhiều khả năng khác.
Do đó gặp bộ đội, những người sĩ quan xa gia đình đặt trên vai trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc, nhưng luôn lạc quan, yêu đời; mà các cô giáo luôn trân trọng, để đáp lại tình cảm ấy họ cũng luôn khiến người chồng của mình cảm thấy được yêu thương và chăm sóc. Họ yêu thương nhau và muốn cùng nhau xây đắp hạnh phúc gia đình bền chặt.
-
Công việc, tính cách... giúp họ có thể dễ dàng chia sẻ cho nhau và nhận được sự cảm thông chân thành từ đối phương. Các cô giáo thường là người rất tinh tế, luôn biết cách trở thành ”hậu phương” vững chắc của chồng. Họ lùi lại một bước cho chồng tiến một bước, nhưng cả hai đều cảm thấy thoải mái, để có thể xây dựng tổ ấm gia đình.
Người vợ làm giáo viên họ hiểu tính chất công việc của bộ đội vì thế luôn sẵn sàng cảm thông, chia sẻ với chồng, và hơn hết là luôn tin tưởng chồng. Và ngược lại, các chàng bộ đội cũng rất thương vợ, thông cảm nhiều cho vợ vì những công việc gia đình mà vợ phải lo lắng, vất vả… Nghề giáo viên là nghề luôn áp lực từ phía xã hội. Bởi họ mang trong mình trách nhiệm rất lớn, bộ đội cũng vậy; họ cũng là những người bảo vệ tổ quốc. Cả hai đến với nhau ít nhiều tự hào và yêu nghề. Có lẽ vì vậy mà họ luôn muốn bản thâm được quan tâm đối phương nhiều hơn, và họ trân trọng thời gian dành cho nhau nhiều hơn.
-
Lý do không thể không kể đến chính là sự tán thành của các bậc phụ huynh. Bộ đội lấy cô giáo sư phạm vốn được xem là quan niệm truyền thống, mang tính chuẩn mực lý tưởng ngay từ thời chống ngoại xâm cứu nước, nên cho dù thời gian có thay đổi thì quan niệm đó vẫn không thay đổi. Các bậc cha mẹ rất mong muốn mình có được một nàng dâu ngoan hiền, có nhiều thời gian dành cho gia đình, chăm sóc con cái, lo toan cho hạnh phúc gia đình, thường xuyên có mặt ở nhà. Những tiêu chuẩn này chỉ có những cô nàng trung thành với nghề cô giáo sư phạm mới có thể đáp ứng đầy đủ.
Trong khi đó, những gia đình có con gái lại mong muốn có một chàng rể quy tắc, cẩn thận, biết thương vợ con, có tiếng nói và uy nghiêm. Chỉ có những anh chàng chiến sỹ trong ngành quân đội mới đáp ứng được tiêu chuẩn này. Vậy nên sự kết hợp giữa bộ đội và giáo viên là sự kết hợp hoàn hảo nhất, được lòng, được ý cha mẹ nhất. Do đó, những cặp đôi bộ đội - giáo viên dễ nhận được sự ủng hộ, tác thành của cả hai bên gia đìnhCặp đôi này sẽ luôn nhận được sự ủng hộ rất lớn từ phía gia đình. Gia đình hai bên rồi bạn bè luôn nghĩ rằng giữa bộ đội và giáo viên có sự bù trừ hợp lý cho nhau và có những điểm hài hòa tuyệt vời? Sự thật thì luôn đúng như vậy! Và họ luôn cố gắng để sống thật hạnh phúc vì bản thân họ và vì cả những người họ thương yêu.
-
Nghề nghiệp ảnh hưởng rất nhiều trong quan điểm nuôi dậy con cái. Bộ đội và giáo viên như đã nói ở trên, họ là những người nguyên tắc, chuẩn mực do đó họ tìm thấy tiếng nói chung trong việc dậy con.
Chính những điểm tương đồng trong suy nghĩ, khiến cặp vợ chồng Bộ đội - Giáo viên luôn tôn trọng lẫn nhau. Ở họ việc nuôi dạy con trở nên vô cùng quan trọng. Họ muốn con cái của mình trước hết phải trở thành một đứa trẻ ngoan hơn là một đứa trẻ giỏi. Cách quản lý gia đình, nuôi dưỡng con cái ở họ luôn khiến người khác ngưỡng mộ. Và cũng chính vì những quan điểm này, mà bộ đội giáo viên luôn xem con cái là sợi dây gắn kết với ba mẹ, giúp cho họ nhớ nhung về gia đình. Con cái đối với họ là tình yêu lớn của cả bố và mẹ. Tạo nên một gia đình ấm cúng thực sự.
-
Giáo viên và bộ đội đều là những nghề cao quý trong xã hội. Họ có thời gian biểu và khung thời gian hàng ngày tương đối giống nhau. Họ rất ít có thời gian rảnh để làm những việc như giải trí hay đi chơi tán ngẫu, hoặc tơ tưởng hay tư duy việc khác. Ở Bộ Đội, giờ hành chính họ phải lao động, phải huấn luyện, phải sản xuất tăng gia và hơn nữa đã là bộ đội thì họ luôn phải trực. Là người Sĩ quan trong quân đội thì chỉ huy và dẫn dắt lính làm nhiệm vụ... Thời gian khắt khe khiến những chú Bộ Đội chỉ có một khoảng ngắn dành thời gian riêng cho bản thân; gia đình.
Giáo viên cũng vậy, công việc của họ rất áp lực, không những ở trường mà còn phải mang về nhà. Tuy nhiên cũng chính vì họ bận rộn mà họ hợp nhau, cảm thông, chia sẻ và luôn có thể gần nhau được vào "đúng thời điểm". Giáo viên tuy bận rộn, nhưng ngoài giờ lên lớp họ có thể bố trí sắp xếp công việc hơn để chăm lo được cho gia đình. Họ có thời gian nghỉ hè và công việc của họ không phải đi giờ hành chính ngày nào cũng 8 tiếng. Họ có thể mang việc về nhà. Nên cũng chính vì điều đó mà họ có thể bù trừ được cho nhau. Bởi có những tối bộ đội còn phải trực, phải gác...họ không thường xuyên ở nhà chưa kể đơn vị ở xa. Chính vì vậy giáo viên có thể là chỗ dựa vững chắc, là hậu phương giúp họ yên tâm công tác.
-
Những cô giáo sư phạm khi làm vợ đều biết cảm thông nhiều hơn cho người chồng và cho cả gia đình. Cũng bởi lý do họ tôn trọng và ngưỡng mộ nghề nghiệp của chồng mình. Cái nghề mặc quân phục đó, đã và đang hi sinh vì Tổ quốc. Các nghề mang trên đôi vai cây súng, bảo vệ đất nước hòa bình, phát triển. Là bộ đội, sẽ sống và làm việc trong một môi trường đặc biệt. Môi trường đó tuy nghiêm khắc nhưng tôi luyện nên những con người có “chí sắt, gan vàng”, kỷ luật nghiêm minh, tác phong đĩnh đạc, có tinh thần đoàn kết, biết yêu thương và biết hy sinh. Chính điều này sẽ ảnh hưởng đến nếp sống của các chú bộ đội khiến họ ngăn nắp, gọn gàng, đúng giờ… Đây có lẽ cũng là điều khiến cho những cô giáo yêu hơn. Và coi đó chính là trụ cột của gia đình. Các ông chồng bộ đội thì luôn luôn lắng nghe, thấu hiểu và chung tình, chiều vợ. Biết vợ mình thiếu thốn tình cảm bởi quanh năm chồng phải đi công tác nên họ càng thương vợ mình nhiều hơn.
Tương tự như vậy nghề dậy học khiến cho người phụ nữ có tư cách mô phạm không thể tùy tiện. Sản phẩm của ngành sư phạm là những con người phát triển toàn diện về năng lực và phẩm chất. Có thể nói rằng sản phẩm của giáo dục, dạy học là con người, là tương lai của cả dân tộc, đất nước.; và để làm được điều đó, người giáo viên cũng là người được đào tạo về cả tâm hồn và cả về tri thức.
Cả hai nghề nghiệp này trong xã hội đều được trân quý. Họ hiểu biết điều đó và dành nhiều sự ngưỡng mộ cho nhau. Cũng chính vì điều đó mà tình cảm của họ ngày càng lớn hơn và bền chặt.
Nguyễn Hoàng Chương 2019-05-15 15:29:50
bài viết được chọn làm video của toplist.vn cảm ơn tác giả