Top 6 Lưu ý quan trọng nhất về vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng là việc mà ai trong mỗi chúng ta đều phải làm hàng ngày nhưng có nhiều người vì thực hiện không đúng cách, khiến bản thân hôi miệng, mắc các ... xem thêm...bệnh về nha khoa, lâu dần có thể sẽ mất đi tự tin trong giao tiếp. Vì vậy, Toplist hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc nắm được những lưu ý quan trọng nhất trong việc vệ sinh răng miệng, giữ một hàm răng khỏe đẹp và thơm tho.
-
Để kiểm tra sức khỏe răng miệng, cách tốt nhất là đi khám bác sĩ nha khoa để bác sĩ có chuyên môn kiểm tra răng miệng cho mình. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thời gian đi khám, thì tạm thời bạn có thể tự kiểm tra tại nhà thông qua kiểm tra "mùi hôi miệng".
Nếu bạn đang bị hôi miệng, đó sẽ là một bằng chứng gián tiếp thể hiện sức khỏe răng miệng của bạn đang không tốt, nhưng có nhiều người, đến cả việc bản thân có bị hôi miệng hay không cũng không biết.
Dưới đây là 2 cách bạn có thể sử dụng để tự kiểm tra:
- Hôn lên mu bàn tay: Việc hôn lên mu bàn tay nhằm mục đích để nước bọt dính lên bàn tay. Phẩy phẩy để nước bọt khô đi và ngửi. Nếu bình thường, hầu như bạn sẽ không ngửi thấy mùi gì. Nếu có mùi hôi thì khả năng bạn đang bị hôi miệng đó. Mùi càng nặng thì càng cần kiểm tra lại cách vệ sinh răng miệng.
- Hơi thở có mùi rất khó chịu sau khi ngủ dậy buổi sáng: Sau một đêm ngủ, do tình trạng giảm tiết nước bọt sẽ khiến vi khuẩn phát triển nhanh hơn gây hôi miệng. Nếu bạn thấy hơi thở khó chịu sau khi ngủ dậy, rất có khả năng do vệ sinh răng miệng kém nên vi khuẩn tích tụ nhiều trong khoang miệng đó. Nếu bình thường, hơi thở sẽ khô hơn nhưng mùi không quá nặng. Bạn cũng có thể sử dụng phương pháp "hôn lên mu bàn tay" để kiểm tra hơi thở của mình sau ngủ dậy.
-
Nếu bạn phát hiện ra bản thân bị hôi miệng, rất có thể chỉ đơn giản do bạn đang đánh răng sai cách. Hãy học cách đánh răng đúng cách và xem tình trạng hôi miệng có đỡ không nha.
Đa phần mọi người thường sẽ đánh răng theo chiều ngang hoặc theo vòng tròn trên mặt răng, nhưng đánh như này sẽ không thể lấy hết vi khuẩn được, phần lần vi khuẩn vẫn sẽ tập trung ở các rãnh lợi, kẽ răng.
Dưới đây là phương pháp đánh răng Bass cải tiến do giảng viên bộ môn Răng Hàm Mặt của Đại Học Y Hà Nội khuyến khích đánh hàng ngày:
- Há miệng vừa phải.
- Mặt ngoài và trong các răng: Đặt bàn chải ngang, nghiêng góc 45 độ so với trục răng, lông bàn chải ngang đường viền nướu. Vừa ép vừa dùng lực rung nhẹ, kéo tới lui với biên độ nhỏ khoảng 20 lần, sau đó hất nhẹ bàn chải về phía mặt răng. Một lần chải 3 răng, sau đó di chuyển sang vùng kế tiếp.
- Mặt trong các răng trước, đặt bàn chải dọc theo trục răng. Rung nhẹ tại chỗ hoặc kéo tới lui biên độ nhỏ.
- Mặt nhai các răng sau: đặt lông bàn chải vuông góc và kéo tới lui để làm sạch.
Ưu điểm:
- Làm sạch được các mảng bám
- Kích thích, xoa nắn nướu tốt
Nhược điểm:
- Dễ gây chấn thương viền nướu.
- Tốn thời gian
-
Trên lưỡi của chúng ta có tồn tại một lớp sinh học với cặn thức ăn và vi khuẩn, gọi là mảng bám. Việc đánh răng thường xuyên nhưng chỉ xúc miệng và không vệ sinh lưỡi vô tình đã để lại mảng bám đó, lúc đó, sẽ không có gì lạ khi chúng ta đánh răng rất thường xuyên, đúng cách mà miệng vẫn hôi hôi.
Việc vệ sinh lưỡi là cực kì cần thiết và cũng vô cùng đơn giản. Bạn đọc có thể sử dụng dụng cụ cạo lưỡi có giá khoảng 20.000đ hoặc dùng ngay bàn chải, chải chải để loại bỏ hoàn toàn mảng bám.
Trong lúc vệ sinh lưỡi, đôi khi bạn có thể cạo hơi sâu, kích thích phản xạ nôn của cơ thể, tạo cảm giác vô cùng khó chịu, bạn chú ý cẩn thận, không cần vệ sinh lưỡi quá sâu như vậy đâu nhé!
-
Sau khi đánh răng đúng cách, đúng kỹ thuật, đủ thời gian, cũng đã vệ sinh lưỡi sạch sẽ, chỉ còn một chỗ trong khoang miệng chưa được vệ sinh, đó là cuống họng sâu, nơi mà vi khuẩn thường xuyên tích tụ gây viêm họng.
Tuy nhiên, bàn chải/cạo lại không thể chạm tới khu vực đó vì có thể kích thích phản ứng nôn. Vì vậy, để vệ sinh phần họng sâu, chúng ta cần dùng nước súc miệng.
Có rất nhiều nước súc miệng trên thị trường với đủ các mức giá khác nhau, kể cả chỉ dùng nước muối sinh lý để súc miệng thôi cũng đã tốt hơn rất nhiều so với việc không súc miệng. Lưu ý, khi súc miệng, lấy lượng nước súc miệng vừa đủ và cố gắng đưa nước xuống sâu chỗ cuống họng, để lấy hết vi khuẩn bạn nhé!
-
Người Việt Nam có một thói quen là rất ít khi đi lấy cao răng. Theo khuyến cáo, mỗi người nên đi lấy cao răng định kí 6 tháng một lần. Bạn hãy thử tự thống kê lại xem, lần gần nhất bạn đi lấy cao răng là bao giờ? Nếu >6 tháng thì bạn nên đi sắp xếp thời gian đi lấy cao răng đi bạn nha.
Cao răng là mảng bám đã bị vôi hóa bởi hợp chất muối vô cơ có trong nước bọt, nên không thể lấy đi theo cách vệ sinh răng miệng thông thường. Cao răng tích tụ nhiều sẽ gây viêm lợi, hôi miệng, một loạt các bệnh nha chu, thậm chí lung lay dẫn tới rụng răng, thậm chí còn kém thẩm mĩ khiến bạn tự ti.
Việc lấy cao răng sẽ diễn ra trong vòng 15 phút, không hề đau đớn với giá trong khoảng 50.000đ - 100.000đ, không có lý do gì để mình chần chừ cho việc vệ sinh răng miệng của bản thân đúng không?
-
Dù vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách, bạn vẫn có thể mắc các bệnh về răng miệng. Vậy nên, hãy để ý và nếu có những dấu hiệu bất thường dưới đây, nhất định phải đi khám bạn nhé:
- Hôi miệng: Hôi miệng có thể do đánh răng chưa đúng cách, nhưng kể cả răng đã được vệ sinh kỹ càng mà hôi miệng không hề giảm đi, mùi rất nặng, thì có thể ẩn sau là một bệnh răng miệng nào đó cần được khám và chữa trị.
- Chảy máu khi đánh răng: Tự nhiên bị chảy máu chắc chắn là một điều không bình thường, đặc biệt chảy máu khi đánh răng chắc chắn có liên quan đến bệnh lý nào đó. Nếu việc này xảy ra thường xuyên, liên tục, kéo dài thì bạn phải đi khám để bác sĩ xác định nguyên nhân chảy máu nhé.
- Lung lay răng: Nếu đã qua tuổi thay răng mà vẫn gặp tình trạng lung lay răng thì khả năng men răng của bạn đang có vấn đề hoặc bệnh lý khác như loãng xương, thiếu canxi... Hãy đi khám để bác sĩ kiểm tra chính xác nhất.
Các dấu hiệu nghiêm trọng hơn như đau răng, sâu răng, mẻ răng... thì không cần nhắc, chắn chắn bạn sẽ tự biết đi khám, nhưng những dấu hiệu nhỏ dễ bị bỏ qua như trên thì bạn đọc cũng cố gắng để ý để giữ gìn và bảo vệ hàm răng của mình nha!