Top 8 Lưu ý quan trọng nhất về mọc răng sữa ở trẻ

Ngoc Thoa Bui 22 0 Báo lỗi

Mọc răng sữa là một trong những bước ngoặt quan trọng trong hành trình trưởng thành của trẻ. Lần đầu làm mẹ chắc hẳn sẽ không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ khi ... xem thêm...

  1. Trước khi mọc răng sữa trẻ thường có các dấu hiệu rất rõ ràng, nếu các mẹ để ý sẽ có thể nhận biết được để có những biện pháp chuẩn bị chăm sóc trẻ. Các dấu hiệu mọc răng sữa ở trẻ đó là:

    • Hai má đỏ ửng
    • Chảy nhiều nước miếng
    • Vò tai
    • Gặm tất cả mọi thứ
    • Sưng nướu
    • Cáu gắt
    • Ngủ không ngon
    • Ăn không ngon miệng
    • Thường xuyên đi phân lỏng
    • Mông rộp hoặc tấy đỏ
    • Sốt nhẹ

    Có rất nhiều bậc phụ huynh không để ý đến dấu hiệu mọc răng sữa của trẻ, nên khi thấy trẻ biếng ăn và quấy khóc thường cho trẻ uống các loại men tiêu hoá và thuốc bổ. Vì vậy khi gặp các dấu hiệu trên các bậc cha mẹ cần phải bình tĩnh và xử trí tốt được việc chăm sóc trẻ để trẻ có được sức khoẻ tốt nhất.

    Các dấu hiệu mọc răng
    Các dấu hiệu mọc răng
    Các dấu hiệu mọc răng

  2. Khi bé mọc răng sữa quấy khóc các bậc cha mẹ thường rất lo lắng và có đôi khi mất bình tĩnh vì không biết phải làm sao để giúp con bớt đau.


    Dưới đây là các biện pháp giúp xoa dịu cơn đau cho bé khi mọc răng sữa:

    • Lấy ngón tay sạch chà nhẹ nhàng lên phần nướu đau của bé
    • Cho trẻ gặm vòng mọc răng bằng cao su mềm hoặc bằng nhựa (loại có thể ướp lạnh)
    • Nếu bạn thấy bé đau nhiều, hãy cân nhắc cho trẻ dùng paractamol theo chỉ định phù hợp với độ tuổi của trẻ
    • Tắm bằng nước ấm sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn, giảm bớt cảm giác đau nhức đi nhiều
    • Trẻ mọc răng hay bị đi ngoài, tiêu chảy kiến cho cơ thể bị mất nước, vì vậy các mẹ cần lưu ý cho trẻ uống nhièu nước hơn
    • Phân tán sự chú ý của con bằng cách cho bé chơi trò chơi hoặc xem phi hoạt hình, đưa bé đi dạo để tạm quên đi cảm giác đau của mình
    • Có thể dùng các bài thuốc dân gian như dùng lá hẹ, đậu xanh, quả na...
    Biện pháp giúp xoa dịu cơn đau cho bé
    Biện pháp giúp xoa dịu cơn đau cho bé
    Biện pháp giúp xoa dịu cơn đau cho bé
    Biện pháp giúp xoa dịu cơn đau cho bé
  3. Khi trẻ mọc răng sữa, mẹ cần cung cấp cho trẻ đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, hạn chế tình trạng ốm vặt. Các chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng cần bổ sung cho trẻ giai đoạn này là:


    Canxi nano, Vitamin D3, MK7, Vitamin C, DHA…

    • Canxi nano: Canxi là thành phần chính cấu tạo nên răng. Thiếu Canxi ở trẻ, cơ thể sẽ không có đủ nguyên liệu cấu tạo nên răng. Vì thế, bé chậm mọc răng hoặc răng yếu, kém chắc khỏe. Mẹ nên chọn Canxi nano vì Canxi nano có khả năng hấp thu gấp 200 lần so với Canxi thông thường nhờ kích thước siêu nhỏ. Nhờ vậy, cơ thể sẽ được cung cấp Canxi nhanh chóng và đầy đủ hơn.
    • Vitamin D3: Vitamin D3 có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ Canxi tốt hơn và duy trì nồng độ Canxi trong cơ thể.
    • MK7: MK7 có tác dụng vận chuyển Canxi từ máu gắn vào xương và răng giúp xương, răng chắc khỏe và phát triển theo đúng độ tuổi.
    Chế độ dinh dưỡng của bé trong khi mọc răng
    Chế độ dinh dưỡng của bé trong khi mọc răng
    Chế độ dinh dưỡng của bé trong khi mọc răng
  4. Sau khi bé đã mọc những chiếc răng sữa đầu tiên cần phải được chăm sóc thật cẩn thận. Việc chăm sóc răng sữa cẩn thận cho bé sẽ giúp bé có xương hàm đầy đủ dành chỗ cho các răng vĩnh viễn mọc sau này.


    Hãy bắt đầu vệ sinh răng miệng cho trẻ ngay từ khi răng trẻ mới mọc, bắt đầu bằng khăn vải thấm nước trong mỗi lần tắm bé. Sau đó, hãy chuyển sang dùng bàn chải lông mềm nhúng nước loại dành riêng cho trẻ để vệ sinh răng miệng cũng như tạo thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ. Lưu ý chỉ dùng kem đánh răng dành cho trẻ em chứa ít florua khi bé đã biết cách nhổ nước bọt.


    Để có thể tập thói quen vệ sinh răng miệng cho bé, bạn hãy để bé chơi với bàn chải và quan sát bạn đánh răng. Bởi vì bé cần rất nhiều thời gian để có thể quan sát và học hỏi một điều mới.

    Chăm sóc răng cho bé
    Chăm sóc răng cho bé
    Chăm sóc răng cho bé
    Chăm sóc răng cho bé
  5. Khi bé mọc răng sữa các bậc cha mẹ hãy lưu ý những điều cần tránh dưới đây để không làm ảnh hưởng xấu tới quá trình mọc răng của trẻ:

    • Đừng nhúng núm vú cao su hoặc vòng mọc răng vào mật ong hoặc đồ ngọt, vì làm vậy sẽ khiến trẻ bị sâu răng. Đặc biệt không dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi
    • Không mút núm vú giả của bé rồi đưa lại cho bé, tránh truyền vi khuẩn từ bạn sang bé
    • Tránh đồ chơi có cạnh sắc vì có thể gây hại cho răng và nướu
    • Không được để trẻ sốt quá cao. Nếu trẻ sốt cao 38,5 độ C trở lên và đau nhiều có thể dùng paracetamol để hạ sốt tuy nhiên cần phải sử dụng đúng liều lượng
    Những điều cần tránh
    Những điều cần tránh
    Những điều cần tránh
    Những điều cần tránh
  6. Thông thường trẻ sẽ mọc răng sữa khi được khoảng 6 tháng tuổi, tuy nhiên trên thực tế một số trẻ mọc răng khá sớm hoặc muộn hơn một chút. Điều này thường khiến các bậc cha mẹ lo lắng không biết có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ và sự phát triển của con không?


    Việc mọc răng sữa ở trẻ sớm hay muộn còn tuỳ vào cơ thể bé và dinh dưỡng bé hấp thu được. Vì vậy bố mẹ không cần phải lo lắng, sốt ruột vì vấn đề này.


    Ngoài ra, việc mọc răng của bé cũng ảnh hưởng bới yếu tố di truyền. Nếu bố mẹ, người thân trong gia đình thường mọc răng sớm hoặc muộn so với bình thường thì cũng dẫn tới việc bé mọc răng nhanh hay chậm. Vì vậy bố mẹ cần chú ý cung cấp cho con đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin D và canxi là hai nhân tố đóng vai trò quan trọng với quá trình mọc răng của trẻ.

    Trẻ mọc răng sớm hoặc muộn có đáng lo không?
    Trẻ mọc răng sớm hoặc muộn có đáng lo không?
    Trẻ mọc răng sớm hoặc muộn có đáng lo không?
  7. Răng sữa cần một khoảng thời gian nhất định để nhú lên hết. Theo đó, trung bình đến tháng thứ 6, trẻ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên, 12 tháng có khoảng 6 răng và đến 24 tháng sẽ có đầy đủ một hàm răng sữa gồm 20 răng, 10 ở hàm trên và 10 ở hàm dưới.


    Trình tự và thời gian mọc răng sữa của bé như sau:

    • Giai đoạn đầu trẻ sẽ mọc 4 chiếc răng cửa giữa của hàm trên và hàm dưới trong khoảng từ 5-8 tháng tuổi
    • Giai đoạn thứ hai là 4 chiếc răng cửa bên trong khoảng từ 7-10 tháng tuổi
    • Giai đoạn tiếp theo là 4 chiếc răng hàm đầu tiên từ 12-16 tháng tuổi
    • Giai đoạn thứ 4 là 4 chiếc răng nanh từ 14-20 tháng tuổi
    • Cuối cùng trong khoảng từ tháng tuổi thứ 20-32 trẻ sẽ mọc 4 chiếc răng hàm thứ và hoàn chỉnh răng sữa của mình
    Mất bao lâu để trẻ mọc hết răng sữa?
    Mất bao lâu để trẻ mọc hết răng sữa?
    Lịch mọc răng và thứ tự mọc răng của trẻ
  8. Mọc răng sữa là hiện tượng bình thường ở trẻ nhỏ mà bất kỳ ai cũng phải trải qua. Tuy nhiên, trong các trường hợp sau đây, cha mẹ cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay:

    • Trẻ bị sốt, đặc biệt là khi sốt trên 38ºC, vì đây có thể là dấu hiệu trẻ bị nhiễm khuẩn hoặc bị viêm chứ không phải bé bị sốt mọc răng.
    • Trẻ liên tục dùng tay kéo tai, bứt tai.
    • Trẻ bị tiêu chảy hoặc bị hăm tã trầm trọng.

    Ngoài ra hãy theo dõi sức khoẻ của trẻ và liên hệ với bác sĩ ngay nếu:

    • Trẻ bị tiêu chảy hoặc bị hăm tã trầm trọng.
    • Trẻ đã 18 tháng tuổi nhưng vẫn chưa mọc răng.

    Cha mẹ hãy luôn chú ý theo dõi sức khoẻ của bé trong thời kỳ mọc răng sữa để đảm bảo cho con có một sức khoẻ tốt nhất!

    Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?
    Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?
    Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |