Top 8 Lưu ý quan trọng nhất về chụp PET/CT

Bùi Thị Phương Thảo 744 0 Báo lỗi

Chụp Positron cắt lớp hay còn gọi là PET hoặc PET-SCAN hay PET-CT là một kỹ thuật chẩn đoán trong chuyên ngành Chẩn đoán hình ảnh y học, cho phép đánh giá chức ... xem thêm...

  1. PET/CT hiện nay đang trở nên phổ biến như một phương pháp đánh giá tổng thể giai đoạn ung thư. Máy PET/CT là một hệ thống kết hợp giữa máy PET (Positron Emission Tomography) và máy chụp cắt lớp vi tính (CT-Scanner: Computed Tomography). Đó không chỉ là sự kết hợp về nguyên tắc vật lý, nguyên tắc hoạt động, PET/CT cũng là sự kết hợp giữa hình ảnh chức năng, chuyển hoá ở mức độ tế bào, mức độ phân tử, giúp chẩn đoán sớm, đặc hiệu của PET với hình ảnh cấu trúc giải phẫu rõ nét của các cơ quan, định vị chính xác của CT. Do vậy PET/CT có khả năng phát hiện tổn thương và các biến đổi bất thường trong cơ thể ở những giai đoạn rất sớm - mức độ phân tử - đặc biệt là sự hình thành, phát triển và di căn của các khối u.


    Máy PET/CT là một trong những thiết bị chẩn đoán hình ảnh sử dụng kỹ thuật Y học hạt nhân hiện đại. Bệnh nhân được uống hoặc tiêm một liều dược chất phóng xạ (DCPX) tập trung đặc hiệu vào tổ chức cần ghi hình. Sau khi nhận liều một thời gian nhất định đủ để cho DCPX tập trung và phân bố vào tổ chức bệnh lý, bệnh nhân được đưa vào máy để chụp đồng thời xạ hình PET và chụp cắt lớp CT.


    Trên thế giới, mặc dù PET/CT mới được áp dụng để chẩn đoán bệnh trong vài chục năm qua nhưng nhờ những tính năng vượt trội mà PET/CT đã nhanh chóng được phổ biến rất rộng rãi trên toàn thế giới. Theo thống kê, mỗi năm số lượng chụp PET/CT tăng mạnh, có đến hơn 90% số ca chụp PET/CT là để chẩn đoán bệnh ung thư.


    Tại Việt Nam, kỹ thuật chụp PET/CT mới chỉ được áp dụng khoảng 10 năm trở lại đây ở những bệnh viện công lớn, có cơ vật chất hiện đại.

    Chụp PET/CT là gì?
    Chụp PET/CT là gì?
    Chụp PET/CT là gì?

  2. Đối với người bệnh, khi thực hiện kỹ thuật chụp PET/CT, một loại thuốc phóng xạ (chất đánh dấu) sẽ được đưa vào cơ thể. Vì lượng phóng xạ tiếp xúc ít nên nguy cơ bị ảnh hưởng tiêu cực từ nó là khá thấp. Tuy nhiên, những trường hợp sau đây vẫn có thể xảy ra:

    • Phản ứng dị ứng nặng trong trường hợp rất hiếm
    • Thai nhi bị phơi nhiễm phóng xạ nếu người mẹ đang mang thai
    • Trẻ bị phơi nhiễm phóng xạ nếu người mẹ đang cho con bú

    Người bệnh nên thảo luận với bác sĩ về những lợi ích và rủi ro của việc chụp PET/CT trước khi tiến hành thực hiện. Nhìn chung, kỹ thuật chụp PET/CT.


    Rủi ro có thể có khi chụp PET/CT là sự tổng hợp của cả hai phương pháp PET và CT không gây đau. Hai rủi ro chính là phơi nhiễm phóng xạ và phơi nhiễm tia X.


    Tuy nhiên, liều lượng phơi nhiễm đã được các nhà sản xuất thiết bị cân nhắc sử dụng ở mức thấp để giảm thiểu sự ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Rủi ro nếu có là nhỏ so với lợi ích mà kỹ thuật PET/CT mang lại trong hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh nhân.

    Chụp PET/CT có nguy hiểm không?
    Chụp PET/CT có nguy hiểm không?
    Chụp PET/CT có nguy hiểm không?
  3. Trước khi chụp PET (hoặc PET/CT) bệnh nhân được tiêm một liều lượng nhỏ dược chất phóng xạ 18F-FDG vào cơ thể. Vì vậy rủi ro ở đây là việc bệnh nhân tiếp xúc với phóng xạ trong khi chụp PET (hoặc PET/CT).


    Tuy nhiên, một liều lượng nhỏ phóng xạ được được sử dụng nên rủi ro nhiễm xạ là rất thấp so với lợi ích mà chụp PET (hay PET/CT) mang lại (sẽ nói rõ trong phần sau của bài viết).


    Kỹ thuật Y học hạt nhân (sử dụng dược chất phóng xạ) đã được sử dụng trong hơn 5 thập kỷ qua nhưng không ghi nhận tác dụng phụ lâu dài nào bởi tiếp xúc phóng xạ ở liều lượng thấp như vậy. (Theo chúng tôi, 50 năm có thể cũng chưa đủ dài để có được thông tin đầy đủ, vì thế vẫn nên cân nhắc về lợi ích mà chụp PET mang lại).


    Như vậy rủi ro khi chụp PET là có, nhưng ở mức độ chấp nhận được. Bệnh nhân chụp thì nên lưu ý đến một số điểm sau:

    • Có thể dị ứng nhẹ với dược chất phóng xạ nhưng hiếm khi xảy ra.
    • Khi tiêm dược chất phóng xạ có thể gây đau đỏ nhưng nhanh chóng mất đi.
    • Rất thận trọng với phụ nữ có thai, dự định có thai và cho con bú.
    Rủi ro có thể có khi chụp PET
    Rủi ro có thể có khi chụp PET
    Phải thận trọng đối với phụ nữ có thai
    Phải thận trọng đối với phụ nữ có thai
  4. Tiếp xúc bức xạ tia X

    Chụp Cắt lớp vi tính CT-Scanner sử dụng tia X quét lên một khu vực của cơ thể để đánh giá cấu trúc và giải phẫu. Do vậy, bệnh nhân tiếp xúc với bức xạ tia X. Lượng bức xạ tia X của chụp cắt lớp vi tính CT-Scan là lớn hơn trong chụp X.Quang thường quy.


    Việc tiếp xúc với bức xạ tia X ở một liều lượng nhất định có rủi ro liên quan tới bệnh ung thư. Tuy nhiên, liều lượng sử dụng trong y học được tính toán ở mức thấp hợp lý để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.


    Chụp CT rất thận trọng với phụ nữ có thai và cho con bú nhằm tránh bức xạ ảnh hưởng đến thai nhi. Bác sĩ rất cân nhắc chỉ định chụp CT hoặc lựa chọn phương án an toàn hơn như siêu âm, cộng hưởng từ nhằm tránh phơi nhiễm bức xạ.


    Phản ứng với thuốc cản quang

    Trong một số trường hợp, bệnh nhân cần tiêm thuốc cản quang có thể gây dị ứng hoặc phản ứng phụ. Hầu hết phản ứng là nhẹ như gây phát ban hoặc ngứa. Rất hiếm xảy ra trường hợp phản ứng dị ứng nghiêm trọng.


    Để đảm bảo an toàn, bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ nếu có vấn đề sau:

    • Cơ địa dị ứng thuốc
    • Tiền sử bệnh tim mạch
    • Bệnh hen suyễn
    • Bệnh tiểu đường
    • Bệnh thận hoặc rối loạn tuyến giáp
    Rủi ro có thể có khi chụp CT
    Rủi ro có thể có khi chụp CT
    Chụp CT có gây ảnh hưởng đến sinh sản không?
  5. PET rất có giá trị trong chẩn đoán, xác định giai đoạn ung thư, theo dõi sau điều trị và phát hiện tái phát, chẩn đoán di căn.

    Hầu hết các khối u có mức trao đổi chất cao hơn so với các mô lành. Dựa vào độ tập trung gluco FDG chúng ta đánh giá được mức trao đổi chất của các mô, từ đó chẩn đoán được bệnh lý của bệnh nhân. PET còn giúp xác định phương pháp điều trị có lợi nhất cho bệnh nhân và bác sĩ.


    Ung thư phổi

    PET có khả năng xác định tính chất ảnh hay ác của các khối u phổi với độ chính xác 93% và xác định được rất chính xác các di căn trong trung thất.

    Các chỉ định của PET trong ung thư phổi là:

    • Xác định tính chất lành hay ác của các khối u phổi.
    • Chẩn đoán giai đoạn của ung thư phổi để xác định khả năng phẫu thuật cắt bỏ u.

    Ung thư đại - trực tràng

    Vai trò chính của PET ở đây là phân biệt khối u tái phát với sẹo phẫu thuật trong quá trình theo dõi bệnh nhân ung thư đại trực tràng sau mổ. Độ chính xác của PET trong chẩn đoán phân biệt này là 95% và trong phát hiện di căn gan là 92% , cao hơn so với các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác. các chỉ định của PET trong ung thư đại trực tràng là:

    • Đánh giá mức độ xâm lấn trong trường hợp u tái phát.
    • Định vị khối u tái phát.
    • Phân biệt giữa u tái phát với sẹo phẫu thuật.

    U hắc tố

    Một công trình nghiên cứu lớn đã chứng minh PET có hiệu quả cao trong chẩn đoán và xác định mức độ xâm lấn của u hắc tố, theo dõi tái phát sau phẫu thuật.

      Ulymphô
      PET có thể phân loại thể (hay cấp độ) của ulymphô với độ chính xác cao, nhờ vào khả năng xác định được mức trao đổi chất ở các mô. Các ulymphô có độ ác tính càng cao thì có mức trao đổi chất càng cao. Chỉ định của PET trong ulymphô là:

      • Chẩn đoán, xác định giai đoạn, thể của ulymphô Hodghin và không Hodghin.

      Các bệnh ung thuở đầu và cổ

      Thông thường các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như CT và MRi vẫn được sử dụng để chẩn đoán các ung thư vùng đầu và cổ. Tuy nhiên, PET ưu việt hơn trong trường hợp chẩn đoán u tái phát và nhất là các tổn thương u di căn hoặc di căn hạch sau điều trị.

      Vai trò của PET/CT trong ung thư
      Vai trò của PET/CT trong ung thư
      PET/CT - chìa khóa vàng chống ung thư
    • PET trong bệnh lý thần kinh trung ương

      Chẩn đoán động kinh
      Vùng nhu mô não gây động kinh sẽ xuất hiện trên PET (sử dụng Gluco FDG) là một vùng giảm sự trao đổi chất. Nếu sử dụng hoạt chất đánh dấu là C11- Fulmazenil thì hình ảnh vùng gây động kinh sẽ là vùng tăng độ tập trung phóng xạ.


      PET đối với các khối u sau điều trị tia xạ hoặc hoá chất PET đánh giá được những tổn thương u còn sót lại sau điều trị, phân biệt tổ chức hoại tử do tia xạ với u tái phát, đánh giá kết quả của điều trị .

      Ví dụ, u thẩn kinh đệm bậc cao thường có mức tiêu thụ gluco FDG cao. Sau điều trị tia xạ nếu mức tiêu thụ này giảm hoặc không còn có nghĩa là khối u thích ứng với tia xạ tốt.


      PET đối với bệnh tim

      PET cho phép đo lưu lượng máu đến tim giúp chẩn đoán giảm lưu lượng máu tim trong stress, đánh giá lưu lượng và dự trữ lưu lượng trong các bệnh lý mạch vành. Do vậy PET rất có ý nghĩa trong việc đánh giá tiến triển của điều trị bệnh mạch vành. Mặt khác PET đánh giá được mức độ trao đổi chất của cơ tim, là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán và theo dõi điều trị các bệnh thiếu máu cơ tim, nguy cơ nhồi máu cơ tim...


      Các chỉ định của PET trong bệnh lý tim là:

      • Xác đinh nguy cơ nhồi máu cơ tim qua so sánh theo dõi mức độ tuổi máu cơ tim trong lúc thư giãn và lúc hoạt động
      • Xác định vùng cơ tim bị tổn thương có thể điều trị được hay không Nết còn khả năng điều trị thì với các kỹ thuật như tạo hình động mạch vành, làm cầu nối bypass sẽ giúp cho tim của bệnh nhân có cơ hội lối phục hồi lại được chức năng .

      PET không phải là kỹ thuật được sử dụng trong xét nghiệm sàng lọc đối vớ bệnh lý tim mạch vành, cũng không thay thế được chụp động mạch vành.

      Ứng dụng PET/CT đối với bệnh lý thần kinh trung ương
      Ứng dụng PET/CT đối với bệnh lý thần kinh trung ương
      Ứng dụng PET/CT đối với bệnh tim
      Ứng dụng PET/CT đối với bệnh tim
    • Trường hợp 1: Bệnh nhân ung thư được chỉ định chụp PET/CT

      Với những bệnh nhân ung thư, được bác sĩ chỉ định tiến hành chụp PET/CT nhằm một trong những mục đích:

      • Tìm vị trí tổn thương ung thư nguyên phát ở các bệnh nhân đã có di căn.
      • Chẩn đoán giai đoạn ung thư, quyết định thái độ xử trí.
      • Đánh giá chính xác hiệu quả của quá trình điều trị ung thư (hóa trị, xạ trị).
      • Phát hiện triệt để các tổn thương ung thư còn lại hay tái phát sau điều trị.
      • Định hướng cho xạ trị, đảm bảo hiệu quả cao nhất đồng thời hạn chế tối đa các tổn thương cho mô lành lân cận.

      Lời khuyên: Nên chụp

      Nếu loại trừ yếu tố về chi phí chụp PET/CT (giá chụp cao từ 22-25 triệu đồng) hoặc bệnh nhân có bảo hiểm y tế chi trả, thì với những bệnh nhân trên đây, lợi ích của việc chụp PET/CT mang lại là rất lớn so với rủi ro mà nó có thể mang lại.


      Trường hợp 2: Người khỏe mạnh bình thường

      Những người khỏe mạnh bình thường chỉ vì nghe thông tin về những lợi ích lớn của chụp PET/CT như một phép màu, muốn chụp để kiểm tra sức khỏe và tầm soát ung thư sớm.

        Lời khuyên: Không nên chụp. Vì những rủi ro như nêu trên và chi phí để chụp PET/CT là lớn.

        Giải pháp thay thế là người dân nên lựa chọn các phương pháp thăm khám sức khỏe và tầm soát ưng thư an toàn và tiết kiệm hơn như: xét nghiệm máu, siêu âm, nội soi tiêu hóa, chụp cộng hưởng từ, chụp vú và các xét nghiệm tầm soát ưng thư đặc hiệu cho từng loại bệnh ưng thư (tầm soát ung cổ tử cung, tầm soát ung thư vú, tầm soát ưng thư tuyến giáp, tầm soát ung thư dạ dày, tầm soát ung thư phổi…).


        Trường hợp 3: Người có nghi ngờ ung thư hoặc có nguy cơ cao

        Những người đang có nghi ngờ bị ung thư, hoặc là đối tượng có nguy cơ ung thư cao muốn tìm hiểu chụp PET/CT để chẩn đoán bệnh.

          Lời khuyên: Cần được tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

          Bệnh nhân được chỉ định chụp PET/CT
          Bệnh nhân được chỉ định chụp PET/CT
          Ứng dụng lâm sàng của PET/CT
        • Để có được kết quả chính xác thì có những lưu ý khi chụp PET/CT mà bất kỳ người bệnh nào cũng cần phải biết


          Những lưu ý người bệnh cần thực hiện trước khi chụp PET/CT bao gồm:

          • Người bệnh cần mang theo hồ sơ bệnh lý, phim chụp X quang, CT, siêu âm và các xét nghiệm máu (nếu có)...
          • Nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái và đặc biệt không được đeo đồ trang sức.
          • Phải nhịn ăn trước khi chụp 6 tiếng.
          • Có thể uống nước nhưng đặc biệt cần tránh xa nước có chứa cafein và đường.
          • Không hút thuốc trong ngày chụp PET/CT và không thay đổi loại thuốc đang sử dụng.
          • Nếu bệnh nhân bị tiểu đường thì cần ổn định đường máu về mức bình thường trước khi chụp.
          • Bệnh nhân cần nghỉ ngơi trước khi thực hiện chụp PET/CT và khi chụp nên có người nhà đi cùng.

          Những lưu ý khi chụp PET/CT kết thúc:

          • Sau khi thực hiện chụp PET/CT, bệnh nhân sẽ không có cảm giác khó chịu vì không gặp phải tác dụng phụ sau khi tiêm thuốc phóng xạ.
          • Người bệnh nên uống nhiều nước sau khi chụp vài giờ và không cần phải hạn chế vận động sau khi chụp.
          • Cần phải tránh tiếp xúc với phụ nữ mang thai và trẻ em trong vòng 24 giờ sau khi chụp PET/CT.
          Nhịn ăn trước khi chụp 6 tiếng
          Nhịn ăn trước khi chụp 6 tiếng
          Những lưu ý khi chụp PET/CT



        xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |