Top 9 Lưu ý quan trọng nhất về bệnh đục thủy tinh thể

Bùi Thị Phương Thảo 136 0 Báo lỗi

Bệnh đục thủy tinh thể là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở hầu hết những người lớn tuổi. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này, bài viết ... xem thêm...

  1. Thủy tinh thể là một dạng thấu kính trong suốt nằm ở phía bên trong mắt, 2 mặt lồi, trong suốt, trung bình ở người trưởng thành dày 4mm và rộng 9mm. Thủy tinh thể có chức năng như một thấu kính hội tụ, điều tiết để tập trung các tia sáng đi vào võng mạc tạo hình ảnh sắc nét rõ ràng, giúp ta có thể nhìn thấy mọi vật.


    Đục thủy tinh thể
    (hay đục nhân mắt, bệnh cườm đá, cườm khô) là tình trạng rối loạn thị lực do cấu trúc protein của thủy tinh thể bị thay đổi dưới tác động của các chất gây hại sinh ra từ bên trong cơ thể hoặc từ môi trường bên ngoài.

    Cấu trúc protein bị xáo trộn, kết đám lại và làm thay đổi độ cong, độ trong, độ đàn hồi và độ dày của thủy tinh thể, khiến thủy tinh thể mờ đục, giống như một tấm kính bám đầy bụi hoặc phủ sương mù. Từ đó cản trở, không cho ánh sáng đi qua, gây suy giảm thị lực, người bệnh khó khăn trong các hoạt động thường ngày như lái xe, đọc sách báo…, thậm chí gây biến chứng mất hẳn thị lực nếu tình trạng kéo dài.


    Đục thủy tinh thể có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên thường gặp ở người trên 50 tuổi. Bệnh diễn tiến từ từ, biểu hiện ban đầu là giảm độ kính lão do xuất hiện cận thị chiết xuất; khi ra ánh sáng, mắt sẽ khó chịu nhưng không bị đau nhức. Sau đó, bệnh nặng hơn, mắt như nhìn qua một lớp kính mờ, thấy một điểm đen cố định trên nền mắt sáng; dần dần bệnh nhân không còn nhìn thấy gì.

    Bệnh đục thủy tinh thể
    Bệnh đục thủy tinh thể
    Bệnh đục thủy tinh thể

  2. Bệnh đục thủy tinh thể thường tiến triển chậm dần, không gây đau đớn, kết quả là người bệnh sẽ không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hoặc những thay đổi nào trong tầm nhìn ở giai đoạn đầu. Khi bệnh đục thủy tinh thể tiến triển, bạn có thể thấy xuất hiện các dấu hiệu như:

    • Mắt nhìn mờ, khó nhìn, nhanh mỏi mắt khi tập trung nhìn vào 1 vật nào đó.
    • Tăng nhạy cảm với ánh sáng, hay lóa mắt. Nhìn ở ngoài sáng khó hơn khi nhìn ở nơi có bóng râm. Do khi có ánh sáng đồng tử co lại làm hạn chế ánh sáng có thể tới được võng mạc.
    • Nhìn thấy nhòe, cảm giác có “hào quang” xung quanh, màn sương che phủ trước mắt.

    Ở giai đoạn muộn, những dấu hiệu rõ rệt hơn sẽ xuất hiện như:

    • Màu sắc thủy tinh thể thay đổi.
    • Nhìn một vật thành hai (còn gọi song thị) hoặc ba hình ảnh khác.
    • Hiện tượng ruồi bay, chấm đen, đốm đen xuất hiện trước mắt.
    • Đục thủy tinh thể lệch, nghĩa là đục thủy tinh thể một bên mắt trước, bên còn lại nhìn vẫn bình thường. Theo thời gian, bệnh tiến triển sang mắt thứ 2 với các triệu chứng tương tự.

    Bệnh từ giai đoạn sớm đến giai đoạn muộn thường kéo dài khá lâu, nếu không chú ý sẽ dễ lầm tưởng với các bệnh thông thường. Vì thế, các triệu chứng ban đầu dễ bị bỏ qua, đến khi bệnh chuyển biến nặng thì đã muộn.

    Mắt khi bị đục thủy tinh thể
    Mắt khi bị đục thủy tinh thể
    Triệu chứng của đục thủy tinh thể
  3. Tùy vào nguyên nhân và tình trạng người bệnh mà đục thủy tinh thể biểu hiện ở các dạng khác nhau như:

    Đục nhân thủy tinh thể

    • Đây là loại thường thấy nhiều nhất, và bất cứ trường hợp lớn tuổi nào cũng có thể mắc dạng bệnh này.
    • Chúng hình thành ở trung tâm của thấu kính (thủy tinh thể), được gọi là hạt nhân. Khi chúng phát triển và trở nên tồi tệ hơn, thị lực của người bệnh thực sự có thể trở nên tốt hơn lúc đầu.
    • Theo thời gian, thấu kính (thủy tinh thể) cứng lại và chuyển sang màu vàng hoặc thậm chí là màu nâu. Khi đó người bệnh sẽ khó khăn khi nhìn thấy các chi tiết nhỏ trong một thời gian, màu sắc cũng trở nên kém phong phú hơn và họ nhìn thấy quầng sáng xung quanh các thiết bị có ánh sáng vào ban đêm.

    Đục vỏ thủy tinh thể

    • Chúng có hình dạng ở rìa ngoài của thủy tinh thể, được gọi là vỏ. Dạng bệnh này thường bắt đầu bằng vết màu trắng chèn vào, giống như hình tam giác hướng về trung tâm mắt. Khi phát triển, chúng phân tán ánh sáng.
    • Nếu bạn có đục thủy tinh thể này, triệu chứng chính của nó là lóa. Và bạn có thể gặp nhiều khó khăn khi lái xe vào ban đêm. Ngoài ra chúng cũng có thể làm cho thị lực của bạn trở nên mờ dần, giống như bạn đang nhìn xuyên qua màn sương mù. Hoặc bạn cũng có thể khó phân biệt các màu tương tự hay đánh giá một vật thể ở khoảng cách bao xa.

    Đục bao sau (Posterior Subcapsular Cataracts)

    • Ở dạng đục thủy tinh thể này, chúng hình thành ngay bên trong mặt sau của thủy tinh thể, đây là phần mắt bao quanh thấu kính và giữ nó đúng vị trí. Dạng bệnh này thường ảnh hưởng trực tiếp đường đi của ánh sáng khi nó đi qua thấu kính.
    • Thông thường chúng xuất hiện nhanh chóng hơn các đục thủy tinh thể khác và bạn có thể gặp các triệu chứng trong vòng vài tháng. Ngoài ra chúng ảnh hưởng đến tầm nhìn gần của bạn và khi gặp ánh sáng mạnh, bạn sẽ khó nhìn hơn.

    Đục thủy tinh thể bẩm sinh

    • Đây là dạng đục thủy tinh thể xảy ra khi bạn mới vừa chào đời hoặc hình thành khi bạn còn nhỏ. Trong đó một số trường hợp được liên kết với gen, còn những người khác là do một căn bệnh (như rubella) mà mẹ bạn đã mắc phải trong khi mang thai.
    • Khi chúng chưa phát triển hoặc nằm ngoài trung tâm của thủy tinh thể, chúng có thể không cần điều trị. Nhưng khi em bé được sinh ra, chúng gây cản trở cho thị lực, vì vậy bác sĩ cần phải loại bỏ chúng, bởi vì chúng có thể ngăn mắt nhìn thấy mọi thứ xung quanh.

    Đục thủy tinh thể do chấn thương

    Hiện nay nhiều loại chấn thương có thể dẫn đến đục thủy tinh thể. Bạn có thể bị dạng đục thủy tinh thể này nếu bạn bị một vật đập vào mắt hoặc bị thương do bỏng, hóa chất... Thông thường chúng có thể xảy ra ngay sau khi bị thương hoặc xuất hiện sau nhiều năm.


    Đục thủy tinh thể dạng thứ phát

    Khi một tình trạng khác hoặc điều trị y tế dẫn đến đục thủy tinh thể, các bác sĩ gọi đó là thứ phát. Ví dụ: Bệnh tiểu đường, sử dụng thuốc steroid như prednison và thậm chí phẫu thuật đục thủy tinh thể là những nguyên nhân có thể gây ra dạng bệnh này. Ngoài ra khi bạn mắc phải dạng bệnh này sau khi phẫu thuật đục thủy tinh thể, nó được gọi là đục bao sau (PCO - posterior capsule opacification). Khi đó bác sĩ của bạn có thể sử dụng phẫu thuật mở bao sau bằng laser YAG.


    Đục thể thủy tinh do bức xạ

    Hiện nay điều quan trọng mà mọi người quan tâm là phải bảo vệ làn da khỏi bức xạ tia cực tím (UV) của mặt trời, tuy nhiên nó cũng có thể gây tổn hại cho đôi mắt. Đôi khi ai đó có thể bị dạng đục thủy tinh thể này nếu họ dành quá nhiều thời gian dưới ánh mặt trời mà không có bảo vệ mắt. Hoặc những người làm việc ngoài trời, như ngư dân và nông dân, thường có nhiều khả năng bị loại đục thủy tinh thể này. Vì vậy để ngăn chặn nó, hãy đeo kính râm với 100% UVA và UVB. Đôi khi dạng đục thủy tinh thể này cũng là một tác dụng phụ có thể xảy ra từ xạ trị ung thư.


    Đục thủy tinh thể Lamellar hoặc Zonular

    Loại này thường xuất hiện ở trẻ nhỏ và chúng gây tổn hại cả hai mắt. Các gen gây ra chúng thường được truyền từ cha mẹ sang con. Dạng đục thủy tinh thể này tạo ra các chấm trắng mịn ở giữa thấu kính (thủy tinh thể) và có thể xuất hiện hình chữ Y. Theo thời gian, toàn bộ trung tâm của thấu kính có thể chuyển sang màu trắng.


    Đục thủy tinh thể dạng Posterior Polar

    Ở dạng đục tinh thể này, chúng thường xảy ra ở trung tâm phía sau thấu kính (thủy tinh thể) của bạn và do các gen được di truyền qua gia đình bạn. Cho đến nay chúng thường không gây ra triệu chứng, và khó bị loại bỏ.


    Đục thủy tinh thể dạng Anterior Polar

    Chúng hình thành ở mặt trước và trung tâm của thấu kính (thủy tinh thể), và trông giống như những chấm trắng nhỏ.

    Nhưng tin tốt là những đục thủy tinh thể này thường không ảnh hưởng nhiều đến thị lực của bạn.


    Đục thủy tinh thể sau phẫu thuật

    Phẫu thuật loại bỏ dịch thủy tinh (Vitrectomy) có thể giúp điều trị một số vấn đề về mắt nhưng có thể dẫn đến đục thủy tinh thể. Vì vậy phẫu thuật đục thủy tinh thể có thể điều trị và cải thiện thị lực của bạn.


    Đục thủy tinh thể dạng Christmas Tree

    Còn được gọi là đục thủy tinh thể đa sắc, dạng bệnh này tạo thành các tinh thể sáng bóng, có màu trong thấu kính (thủy tinh thể) của bạn. Hiện tại căn bệnh này phổ biến nhất ở những tường hợp bị loạn trương lực cơ.


    Đục thuỷ tinh thể do tuổi tác

    Đây là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực ở người có tuổi bởi khi bước qua tuổi trung niên, quá trình oxy hóa và chống oxy hóa bên trong cơ thể bị mất cân bằng. Do vậy, việc bổ sung chất chống oxy hóa mạnh mẽ nhằm tạo ra một hàng rào bảo vệ mắt để ngăn chặn đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng và các bệnh về mắt.


    Đục thuỷ tinh thể do bệnh lý: thường gặp nhất là ở các đối tượng bị thiếu hụt canxi huyết, bệnh tiểu đường, cao huyết áp… do rác thải sinh ra trong quá trình bệnh tật quá lớn không được dọn dẹp kịp thời.


    Đục thuỷ tinh thể do chấn thương: chấn thương, va đập có thể gây đục thể thuỷ tinh sớm hoặc muộn, vì vậy việc phòng ngừa quá trình viêm và stress oxy ở những đối tượng này cũng rất cần được coi trọng.


    Đục thuỷ tinh thể bẩm sinh: xuất hiện ngay từ khi trẻ mới sinh ra. Nguyên nhân có thể do di truyền hoặc do bệnh của phôi trong thời kì mang thai.

    Đục nhân thủy tinh thể và đục vỏ thủy tinh thể
    Đục nhân thủy tinh thể và đục vỏ thủy tinh thể
    Đục thủy tinh thể bẩm sinh và do chấn thương
    Đục thủy tinh thể bẩm sinh và do chấn thương
  4. Nguyên nhân gây ra cườm khô vẫn thông thường là do quá trình lão hóa tự nhiên gây ảnh hưởng tới dinh dưỡng cho thủy tinh thể. Thủy tinh thể dần dần trở bị mờ, dày, cứng và khô, cuối cùng sẽ bị đục hoàn toàn. Ngoài ra còn do một vài nguyên nhân khác như rối loạn bẩm sinh hoặc do tai nạn, chấn thương và biến chứng của các bệnh lý toàn thân.


    Các chuyên gia chia những nguyên nhân gây bệnh thành hai nhóm chính là:

    Nguyên nhân nguyên phát

    • Đục thủy tinh thể bẩm sinh: Rối loạn di truyền, biến chứng của bệnh lý toàn thân, rối loạn chuyển hóa…
    • Đục thủy tinh thể ở người già: Theo thống kê, có đến 80% người già trên 65 tuổi bị đục nhân mắt..

      Nguyên nhân thứ phát

      • Thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng xanh từ màn hình thiết bị điện tử, tia X… hơn 3 giờ/ngày.
      • Mắc các bệnh khác ở mắt như viêm kết mạc, bệnh giác mạc… và khắc phục không đúng cách, tái lại nhiều lần.
      • Thường xuyên tiếp xúc với tia cực tím từ mặt trời
      • Sử dụng thuốc gây tác dụng phụ cho mắt (như corticoid, thuốc chống trầm cảm, thuốc hạ mỡ máu nhóm statin, các thuốc chống loạn nhịp…)
      • Cận thị thoái hóa
      • Chấn thương mắt, tai biến, di chứng sau phẫu thuật mắt
      • Mắc phải các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, béo phì, cao huyết áp…
      • Trong gia đình có người mắc bệnh đục thủy tinh thể…

      Bên cạnh các nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đục thủy tinh thể, các yếu tố liên quan bao gồm:

      • Thiếu hụt các chất dinh dưỡng cho mắt. Chế độ ăn uống thiếu vitamin, khoáng chất… gây suy yếu cấu trúc protein của thủy tinh thể, lâu dần không thể đảm bảo chức năng vốn có.
      • Sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… thường xuyên
      • Thường xuyên tiếp xúc môi trường khói bụi, khí thải chất độc hại, tia tử ngoại làm gia tăng nguy cơ bị cườm khô khi còn trẻ.
      • Căng thẳng
      Đục thủy tinh thể do tiếp xúc với ánh sáng màn hình trong thời gian dài
      Đục thủy tinh thể do tiếp xúc với ánh sáng màn hình trong thời gian dài
      Đục thủy tinh thể ở người già
      Đục thủy tinh thể ở người già
    • Bệnh đục thủy tinh thể xuất hiện phổ biến ở những người trung niên và cao tuổi, cụ thể là sau tuổi 40. Đây là bệnh lý được coi là nguy hiểm vì nếu không phát hiện, điều trị kịp thời thì nguy cơ mù lòa là rất cao.


      Theo thống kê, đục thể thủy tinh là nguyên nhân gây mù chủ yếu (chiếm tới 66,1%), tiếp đó là các bệnh lý đáy mắt, bệnh thiên đầu thống (glocom), tật khúc xạ… Trong khoảng 329.300 người bị mù hai mắt thì có tới 243.700 người mù do đục thủy tinh thể. Với số liệu từ tổ chức WHO (tổ chức Y tế thế giới), cứ mỗi năm số lượng người bị mù do đục thủy tinh thể lại tăng lên đáng kể mặc dù đã có những tiến bộ trong điều trị căn bệnh này trước đó.


      Thông thường, bệnh đục thủy tinh thể sẽ tiến triển dần theo thời gian, từ khi phát hiện ra dấu hiệu đầu tiên cho đến khi mất thị lực hoàn toàn thì có thể mất tới vài năm. Do vậy, dù đục thủy tinh thể bệnh lý nguy hiểm nhưng mọi người vẫn có cơ hội để đảo ngược tình thế, ngăn chặn bệnh ngay từ giai đoạn đầu để bảo tồn thị lực cho mình.


      Việc phát hiện chậm trễ, chủ quan, phớt lờ các dấu hiệu ban đầu của bệnh là nguyên nhân chính khiến quá trình điều trị trở nên phức tạp hoặc không thể cứu vãn. Mù lòa là biến chứng do thủy tinh thể gây ra tạo thành gánh nặng cho bản thân người bệnh, gia đình và xã hội.


      Do vậy, nếu thị lực sụt giảm đáng kể, cần cân nhắc phẫu thuật để cải thiện tầm nhìn. Bệnh đục thủy tinh thể có khả năng chữa khỏi, nếu phát hiện sớm, việc điều trị vô cùng đơn giản bằng kỹ thuật mổ Phaco. Thị lực người bệnh được phục hồi tốt. Tuy nhiên, đa số người bệnh lại đến viện khi ở giai đoạn muộn, rất khó phục hồi thị lực.

      Chưa kể, bệnh đang ngày càng trẻ hóa, nếu không có biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị từ sớm sẽ gây tổn thất lớn đến nguồn nhân lực của xã hội.

      Đục thủy tinh thể nặng có thể dẫn đến mù lòa
      Đục thủy tinh thể nặng có thể dẫn đến mù lòa
      Đục thủy tinh thể nguy hiểm như thế nào ?
    • Để xác định xem thủy tinh thể bị đục hay không, bác sĩ sẽ xem xét lịch sử về các bệnh lý và thực hiện kiểm tra mắt. Một số phương pháp chẩn đoán là:

      Chẩn đoán nguyên nhân:

      • Đục thuỷ tinh thể do tuổi già: thường ở người trên 65 tuổi, không có tiền sử chấn thương hay bệnh lý ở nhãn cầu, hoặc toàn thân, ảnh hưởng đến thuỷ tinh thể.
      • Đục do chấn thương: có tiền sử chấn thương, diện đồng tử có vòng sắc tố.
      • Đục do chuyển hoá thường gặp nhất là do đái tháo đường.
      • Do ngộ độc

      Chẩn đoán triệu chứng: Nhìn mờ (lớp sương mù), chói sáng, song thị một mắt, cận thị giả, không đau nhức.


      Khám lâm sàng:


      • Kiểm tra thị lực: Bạn sẽ được kiểm tra lần lượt cả hai mắt thông qua biểu đồ hoặc thiết bị chuyên dụng với bảng chữ cái nhỏ dần. Dựa vào những thông số đó, bác sĩ sẽ đánh giá thị lực của bạn.
      • Soi đáy mắt và kiểm tra bằng sinh hiển vi. Chẩn đoán tốt nhất khi đồng tử giãn. Đục thủy tinh thể tiến triển có dạng đục xám, trắng hoặc nâu vàng. Đánh giá ánh hồng đồng tử qua đồng tử giãn bằng đèn soi đáy mắt ở khoảng cách 30 cm thường sẽ bộc lộ những dạng đục thủy tinh thể bắt đầu. Những chấm đục thủy tinh thể nhỏ biểu hiện như các điểm đen trên nền đỏ của ánh đồng tử. Đục thủy tinh thể nhiều có thể làm mất ánh hồng đồng tử. Khám sinh hiển vi cung cấp các thông tin về đặc điểm, vị trí và mức độ đục.
      Cận lâm sàng: những xét nghiệm cận lâm sàng giúp cho xác định tình trạng nhãn cầu, các môi trường trong suốt để tiên lượng kết quả sau phẫu thuật, theo dõi, xác định công suất thuỷ tinh thể nhân tạo. Siêu âm mắt , đo javal, tính công suất kính.


      Chẩn đoán phân biệt
      Ở trẻ em, người trẻ cần phân biệt với các nguyên nhân khác làm cho thấy đồng tử trắng: Ung thư nguyên bào võng mạc, xơ sản sau thuỷ tinh thể ở trẻ sinh non, bong võng mạc bẩm sinh kèm theo loạn sản võng mạc, viêm hắc võng mạc…

      Kiểm tra thị lực
      Kiểm tra thị lực
      Kiểm tra bằng kính hiển vi
      Kiểm tra bằng kính hiển vi
    • Dựa trên các giai đoạn của bệnh, người bệnh sẽ được tư vấn biện pháp cải thiện thị lực và điều trị đục nhân mắt một cách thích hợp.
      Sử dụng kính hỗ trợ

      Trong giai đoạn sớm, thị lực chưa suy giảm nhiều, các bác sĩ thường cho người bệnh đeo kính hoặc sử dụng kính lúp hỗ trợ song song với việc cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho mắt. Người bệnh nên làm việc trong môi trường ánh sáng tốt để giảm thiểu các rối loạn thị giác.


      Phương pháp dùng thuốc và giải pháp bổ trợ

      Hiện nay các thuốc tổng hợp hóa dược rất khó có thể làm trong thủy tinh thể trở lại. Với những trường hợp bị đục thủy tinh thể giai đoạn đầu chưa cần thiết phải phẫu thuật ngay, các bác sĩ sẽ cho bổ sung một số vitamin như C, A, E.. và một số hoạt chất khác để làm chậm lại tiến trình đục thuỷ tinh thể.


      Nếu những biện pháp này không có tác dụng thì chỉ có phẫu thuật là cách điều trị hiệu quả nhất. Phẫu thuật được chỉ định khi đục thủy tinh thể gây giảm thị lực cản trở sinh hoạt hàng ngày, chẳng hạn như lái xe, đọc sách hoặc xem ti vi. Bệnh nhân và bác sĩ cùng quyết định thời điểm phẫu thuật. Trong đa số trường hợp có thể trì hoãn phẫu thuật cho đến khi tư tưởng đã sẵn sàng.


      Phương pháp nhũ tương hóa thủy tinh thể hay phaco: Tạo một đường rạch nhỏ ở một bên giác mạc (giác mạc là cái vòm trong suốt che phủ phía trước tròng đen), sau đó đưa một thiết bị nhỏ vào mắt. Thiết bị này phát ra sóng siêu âm làm thủy tinh thể mềm và phân thành những mảnh nhỏ, do đó có thể hút ra. Hiện nay hầu hết phẫu thuật lấy thủy tinh thể được thực hiện bằng phương pháp phaco, còn gọi là phẫu thuật đường rạch nhỏ.

      Phương pháp lấy thủy tinh thể ngoài bao:

      • Áp dụng với trường hợp bị đục thủy tinh thể nặng, mức thị lực 1- 2/10. Thủy tinh thể bị đục mờ sẽ được thay thế bằng một thủy tinh thể nhân tạo nhằm đem lại ánh sáng cho đôi mắt. Tuy nhiên chi phí khá cao, hơn nữa một số người đang mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, tim mạch… khó có thể khôi phục được thị lực hoàn toàn sau mổ.
      • Ngoài ra, phẫu thuật thay thủy tinh thể cũng có nguy cơ gây ra một số biến chứng, điển hình là đục bao sau khiến mắt nhìn mờ sương, nhức mỏi, thấy chấm đen… như trước khi mổ. Một số trường hợp khác có thể bị nhiễm trùng mắt, tăng nhãn áp, bong rách võng mạc… khiến thị lực suy giảm.
      • Bác sĩ sẽ tạo một đường rạch dài hơn ở một phía giác mạc và lấy phần nhân cứng thủy tinh thể ra, sau đó hút phần còn sót lại. Sau khi lấy thủy tinh thể, bác sĩ sẽ đặt một kính nội nhãn thay vào vị trí của thủy tinh thể. Kính nội nhãn là một thấu kính nhân tạo trong suốt, sẽ là một phần của mắt bạn suốt đời nhưng bạn không cần phải chăm sóc cho nó.
      • Một số trường hợp không thể đặt kính nội nhãn vì đang có bệnh mắt khác hoặc có tai biến khi phẫu thuật. Trường hợp này có thể đeo kính sát tròng hoặc đeo kính gọng sau mổ

      Chăm sóc mắt sau phẫu thuật:

      Sau phẫu thuật thay thủy tinh thể, bạn có thể cảm thấy: đau nhẹ xung quanh mắt, ngứa hoặc cảm giác bị dính mắt, hình ảnh nhìn thấy bị mờ, mắt di chuyển không linh hoạt, đau đầu nhẹ, sợ ánh sáng… Tuy nhiên, đây chỉ là tác dụng phụ thường gặp và sẽ mất dần sau vài ngày. Nếu đau quá, bạn có thể hỏi ý kiến của bác sĩ uống thuốc giảm đau như paracetamoll, ibuprrofen.

      • Người bệnh cần đeo kính chống bụi cả ngày và cả lúc ngủ để tránh vô tình dụi mắt khi ngứa mắt.
      • Vài tuần đầu sau phẫu thuật, bệnh nhân nên hạn chế xem tivi, sử dụng máy tính.
      • Luôn rửa tay sạch trước khi chạm vào mắt. Hàng ngày rửa mi mắt bằng gạc và nước rửa mắt để lấy đi chất dịch bám vào mắt.
      • Bệnh nhân phải sử dụng thuốc nhỏ mắt và uống thuốc đầy đủ như bác sĩ hướng dẫn, ngay cả khi cảm thấy mắt đã ổn. Không nhỏ bất kỳ loại thuốc nào khác vào mắt, ngoại trừ thuốc do bác sĩ chỉ định. Thông thường, mắt có thể hồi phục thị lực tối đa trong vòng 8 tuần.

      Những việc cần tránh sau phẫu thuật thay thủy tinh thể

      • Tuyệt đối không dụi tay lên mắt, nháy mắt mạnh, tránh để xảy ra đè áp mạnh gây chấn thương mắt.
      • Tránh các hoạt động gắng sức như nâng vật nặng.
      • Tránh cúi đầu thấp hơn thắt lưng.
      • Ngoài ra, bệnh nhân cũng không nên để xà phòng rơi vào mắt, tránh xa môi trường ô nhiễm trong vòng 1 tháng.
      • Không đi bơi, tắm biển, cúi đầu nhiều, không làm việc nặng, tránh hoạt động mạnh trong 3 tháng sau khi mổ.

      Bạn nên khám lại theo giấy tái khám để kiểm tra tình trạng phục hồi hoặc tự đi nếu gặp phải các biến chứng như đau nhói hoặc đau nặng trong mắt, đau đầu nhưng không kèm buồn nôn/nôn, suy giảm hoặc đột ngột mất thị lực, mắt đỏ. đột nhiên nhìn thấy chấm đen, lốm đốm hoặc từng vệt nổi lơ lửng trước mắt.

      Phẫu thuật chữa đục thủy tinh thể
      Phẫu thuật chữa đục thủy tinh thể
      Chữa trị đục thủy tinh thể
    • Theo khuyến cáo của các chuyên gia Nhãn khoa, cách tốt nhất để phòng chống căn bệnh đục thủy tinh thể là cần thay đổi thói quen sinh hoạt một cách khoa học, kết hợp với những giải pháp hỗ trợ điều trị thông qua các cách sau:

      • Khám mắt thường xuyên, định kỳ 6 tháng/lần. Khám mắt thường xuyên có thể giúp phát hiện đục thủy tinh thể và các vấn đề về mắt khác ở các giai đoạn sớm nhất.
      • Cải thiện ánh sáng trong nhà với đèn nhiều hơn hoặc sáng hơn.
      • Khi đi ra ngoài tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, khói bụi… thì nên đeo kính râm hoặc một chiếc mũ rộng vành để giảm độ chói bảo vệ mắt.
      • Điều trị và kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường. Thực hiện đúng chế độ ăn kiêng nếu bị đái tháo đường, kiểm soát tốt đường huyết. Điều trị sớm các bệnh tại mắt như Glocom, viêm màng bồ đào.
      • Chế độ ăn uống lành mạnh. Người bị đục thủy tinh thể thường thiếu vitamin C, đồng, mangan, kẽm. Do đó, chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất chống ôxy hóa và chức năng gan tốt sẽ có tác dụng giúp phòng ngừa bệnh.
      • Hạn chế các yếu tố nguy cơ khác: Ánh sáng tia cực tím từ mặt trời có thể góp phần vào sự phát triển của đục thủy tinh thể. Đeo kính râm chặn tia cực tím khi đang ở ngoài trời.
      • Không hút thuốc lá, hạn chế bia rượu.
      Khám mắt định kì
      Khám mắt định kì
      Phòng ngừa đục thủy tinh thể
    • Để tăng sức đề kháng cho đôi mắt, bạn hãy nhớ bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình trao đổi chất của thủy tinh thể như:

      Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin thiết yếu cho mắt

      • Nghiên cứu gần đây của Viện mắt Hoa kỳ đã khẳng định rằng, việc bổ sung các chất oxy hóa như: vitamin A, E, C, kẽm, beta caroten,…sẽ giúp phòng ngừa và làm giảm nguy cơ mất thị lực do đục thủy tinh thể gây ra.
      • Bạn có thể tìm thấy vitamin A, C, E trong rau xanh, hoa quả: cà rốt, cà chua, ớt, rau chân vịt, xà lách, bắp cải, quả hồng, táo tây, lê và gan, sữa, trứng, lạc, gạo lứt…

      Thực phẩm giàu Lutein và Zeaxanthin

      • Lutein và zeaxanthin là hai chất quan trọng của mắt, chúng là thành phần chính để cấu tạo nên “điểm vàng” - đây là điểm nhỏ nằm trong võng mạc, quyết định đến thị lực của mắt. Chính vì vậy, đây là hai chất mà người bị đục thủy tinh thể nên bổ sung hàng ngày.
      • Hai chất này có trong hầu hết các loại rau quả, trái cây, đặc biệt là các loại quả có màu cam, màu xanh thẫm và màu vàng như: cà rốt, rau cải chíp, chuối, bí đỏ,…

      Thực phẩm chứa nhiều Acid béo Omega-3

      • Các loại acid béo Omega-3 có đặc tính chống viêm hiệu quả, chúng sẽ giúp người bệnh, ngăn ngừa các yếu tố gây thóai hóa võng mạc, điểm vàng.
      • Acid béo omega-3 chứa nhiều trong các thực phẩm như: hạt lanh, quả óc chó, cá ngừ, cá hồi,…

      Thực phẩm chứa chất chống oxy hóa ưu việt

      • Mắt là một mô giác quan có cấu tạo phức tạp. Để mắt có thể khỏe mạnh, thì mắt cần được bổ sung nhiều chất chống oxy hóa khác nhau, để giúp mắt dọn dẹp hết “rác thải” trong mắt, cũng như để tạo thành một hàng rào bảo vệ mắt.
      • Khi sử dụng chất Alpha lipoic acid - chất chống oxy hóa siêu đẳng, chúng sẽ giúp tái tạo các chất chống oxy hóa khác trong cơ thể, nhờ vậy tiến trình của bệnh đục thủy tinh thể sẽ được làm chậm, nhờ vậy người mắc bệnh sẽ tránh được tình trạng mất thị lực.
      • Để bổ sung Alphalipoic acid bạn có thể dùng các thực phẩm như: thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, tim động vật hoặc các loại rau có lá màu xanh đậm.

      Ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm:

      • Ở bệnh nhân đục thuỷ tinh thể, hàm lượng kẽm trong thuỷ tinh thể sẽ bị giảm đi đáng kể. Nếu để tình trạng cơ thể thiếu kẽm kéo dài sẽ khiến bệnh ngày càng trở nên nặng hơn.
      • Để bổ sung kẽm, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm như thịt nạc, cá trắm đen, sò biển, lạc, quả óc chó…


      Người bệnh đục thủy tinh thể nên kiêng ăn gì ?


      Không ăn nhiều ớt, gừng

      Cũng giống như hành và tỏi, thì ớt và gừng cũng cay và nóng, không tốt cho mắt. Những người bị đục thủy tinh thể đang trong quá trình điều trị bệnh mà ăn nhiều ớt, gừng sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Nhất là ăn những loại thực phẩm này vào mùa hè sẽ làm cho bệnh về mắt nặng thêm.


      Tôm là thực phẩm không tốt cho người bị đục thủy tinh thể

      • Dân gian quan niệm những thức ăn như tôm có thể trợ hỏa, ăn vào dễ sinh đàm động hỏa dẫn đến tái phát bệnh mắt, nếu bệnh chưa khỏi có thể khiến bệnh nặng thêm.
      • Ngoài tôm thì còn có một số loại thực phẩm không nên dùng cho người bị đục thủy tinh thể như da lợn, óc dê, đầu gà, cách gà, cua, cá đối, cá hoa vàng, trạch,… vì các loại thức ăn này dễ gây động phong sinh hỏa nhất.

      Kẹo và bánh ngọt

      Trong kẹo và bánh ngọt có chứa chất béo có hại cho sức khỏe của chúng ta, đó là chất béo trans. Chất béo này sẽ làm tăng lượng cholesterol xấu, điều này không hề có lợi cho người bị đục thủy tinh thể chút nào. Chất béo sẽ chuyển hóa làm tăng nồng độ triglyceride trong máu, tạo ra tình trạng mao mỡ động mạch.


      Không nên uống rượu

      Rượu là thứ mà người bị đục thủy tinh thể nên tuyệt đối tránh xa vì nó gây tổn hại rất lớn đến mắt. Có một số loại rượu mạnh còn mang độc tố, có thể gây mù. Hãy kiêng rượu nếu như bạn không muốn tình trạng bệnh của mình trở nên xấu đi.


      Không nên uống nước ngọt có ga

      Lượng đường có trong nước ngọt sẽ khiến huyết áp và nồng độ triglyceride tăng cao. Chính vì vậy, người bị đục thủy tinh thể không nên uống nước ngọt có ga, không những gây hại cho mắt mà còn gây hại cho hệ thống tim mạch.


      Các loại thực phẩm tốt cho mắt
      Các loại thực phẩm tốt cho mắt
      Chế độ ăn uống cho người bị đục thủy tinh thể



    xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |