Top 9 Lưu ý quan trọng nhất khi xét nghiệm máu

Bùi Thị Phương Thảo 91 0 Báo lỗi

Xét nghiệm máu là xét nghiệm phổ biến trong y khoa với mục đích kiểm tra tình trạng sức khỏe. Dưới đây là những lưu ý quan trọng nhất khi xét nghiệm máu mà ... xem thêm...

  1. Xét nghiệm máu là các loại xét nghiệm được thực hiện trên các mẫu máu được lấy vào các ống chống đông khác nhau tùy mục đích xét nghiệm, nhằm đo hàm lượng một số chất nhất định trong máu hoặc đếm các loại tế bào máu khác nhau. Mẫu máu thường được lấy từ tĩnh mạch trong cánh tay bằng cách sử dụng kim tiêm dưới da hoặc thông qua lấy máu đầu ngón tay.


    Xét nghiệm máu có thể được thực hiện để kiểm tra sức khỏe định kỳ, hỗ trợ chẩn đoán bệnh hoặc tìm kiếm các tác nhân gây bệnh, kiểm tra kháng thể hoặc sàng lọc ung thư sớm nhờ các dấu hiệu của khối u (tumor marker) hoặc để đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị.

    Xét nghiệm máu là gì?
    Xét nghiệm máu là gì?
    Xét nghiệm máu là gì?

  2. Xét nghiệm máu thường xuyên là một trong những cách quan trọng để theo dõi sức khỏe thể chất tổng quát. Việc kiểm tra này có thể giúp bạn theo dõi chu kỳ vận hành của cơ thể và đưa ra những kế hoạch chăm sóc sức khoẻ phù hợp.


    Theo các chuyên gia y tế, bạn nên thử máu ít nhất là một lần một năm. Nhưng đây là mức tối thiểu. Bạn cũng có thể thực hiện xét nghiệm máu thường xuyên hơn nếu:

      • Nhận thấy các triệu chứng bất thường, dai dẳng, từ mệt mỏi đến tăng cân bất thường hoặc cơn đau nhức.
      • Bạn muốn theo dõi sức khỏe. Biết mức độ của các thành phần máu khác nhau, chẳng hạn như cholesterol HDL và LDL, có thể cho phép bạn điều chỉnh chế độ ăn uống hoặc lập kế hoạch tập thể dục để giảm thiểu các thói quen không lành mạnh. Điều này cũng có thể tối ưu hóa các chất dinh dưỡng đưa vào cơ thể.
      • Bạn muốn giảm nguy cơ mắc bệnh hoặc biến chứng. Xét nghiệm máu thường xuyên có thể phát hiện được các dấu hiệu cảnh báo của hầu hết các bệnh từ giai đoạn sớm. Tình trạng tim, phổi và thận có thể được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu.
      Bao lâu nên xét nghiệm máu một lần?
      Bao lâu nên xét nghiệm máu một lần?
      Bao lâu nên xét nghiệm máu một lần?
    • Có hai loại xét nghiệm cơ bản là xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu và xét nghiệm sinh hóa máu tùy vào đánh giá chẩn đoán mà bác sĩ sẽ chỉ định kiểm tra các yếu tố cụ thể hơn.


      Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu

      • Xét nghiệm này thường được gọi là xét nghiệm công thức máu toàn phần, là xét nghiệm được chỉ định phổ biến nhất trong kiểm tra sức khỏe tổng quát cũng như chẩn đoán điều trị bệnh.
      • Xét nghiệm này cho biết các rối loạn và bệnh về máu cơ bản như: ung thư máu, nhiễm trùng, thiếu máu, rối loạn hệ miễn dịch, gặp vấn đề đông máu.
      • Xét nghiệm cần kiểm tra đo lường nhiều yếu tố khác nhau như:
        • Các tế bào hồng cầu
        • Tế bào bạch cầu của máu
        • Các tiểu cầu
        • Hematocrit
        • Hemoglobin

      Các xét nghiệm sinh hóa máu

      • Xét nghiệm sinh hóa máu thường thực hiện trên huyết tương, định lượng các thành phần trao đổi chất cơ bản của máu. Kết quả xét nghiệm sinh hóa máu cho biết tình trạng các cơ quan như: tim, xương, các cơ, thận, gan,…
      • Ngoài ra, xét nghiệm sinh hóa máu cũng gồm kiểm tra canxi, đường huyết, điện giải, kiểm tra chức năng thận nên cần nhịn ăn trước khi thực hiện.
      • Các loại xét nghiệm sinh hóa máu thường được chỉ định như:
        • Định lượng canxi trong máu
        • Kiểm tra chất điện giải trong máu
        • Xét nghiệm chức năng thận
        • Kiểm tra đường huyết
        • Xét nghiệm CK-MB
        • Xét nghiệm enzym
        • Xét nghiệm máu đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim
      Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu
      Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu
      Xét nghiệm máu có mấy loại
    • Xét nghiệm máu để kiểm tra nhóm máu và phát hiện rất nhiều bệnh như:

        Bệnh về máu:

        • Xét nghiệm máu tổng quát có khả năng phát hiện các bệnh về máu và các rối loạn liên quan đến thành phần trong máu, chẳng hạn như thiếu máu, viêm nhiễm, bệnh ký sinh trùng, vấn đề đông máu, ung thư máu,…

        Kiểm tra chức năng của gan (SGOT, SGPT) và chức năng thận:

        • Xét nghiệm máu đối với chức năng thận đo nồng độ ure máu (BUN) và creatinin. Cả hai thành phần này đều là những chất thải mà thận lọc ra khỏi cơ thể.
        • Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy hai thông số này bất thường thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh thận hoặc rối loạn chức năng thận như bệnh về gan như viêm gan A, B, C, E, D,.. xơ gan, tăng men gan, ung thư gan…

        Bệnh về đường huyết:

        • Xét nghiệm máu cho biết lượng đường (glucose) có trong máu của bạn.
        • Đường huyết vượt quá giới hạn có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường.

        Rối loạn mỡ máu (cholesterol, triglycerid, HDL-C):

        • Xét nghiệm máu giúp bác sĩ xác định được nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành ở bệnh nhân thông qua các thông số xét nghiệm máu liên quan đến cholesterol.
        • Nồng độ cholesterol và triglyceride bất thường cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành.

        Các bệnh liên quan đến hoạt động của enzym:

        • Enzym giúp kiểm soát và xúc tác cho các phản ứng hóa học trong cơ thể.
        • Xét nghiệm kiểm tra enzym trong máu thường được sử dụng để chẩn đoán cơn đau tim.

        Bên cạnh đó xét nghiệm máu có thể phát hiện bệnh Gout, HIV, kiểm tra xem thuốc đang dùng có tác dụng không và các bệnh về não như thiếu máu não, nhiễm trùng não,…

        Xét nghiệm máu để làm gì?
        Xét nghiệm máu để làm gì?
        Kỹ năng đọc kết quả xét nghiệm máu
      • Xét nghiệm máu thường được thực hiện đo hàm lượng các chất nhất định cần phân tích trong mẫu máu hoặc đếm các loại tế bào máu. Vì thế, xét nghiệm này thường được chỉ định để tìm dấu hiệu, tác nhân gây bệnh, kiểm tra kháng thể, chất chỉ điểm khối u hoặc đánh giá hiệu quả điều trị bệnh.


        Tùy vào triệu chứng lâm sàng và kết quả phân tích đã có, bác sĩ sẽ chỉ định loại xét nghiệm máu phù hợp để kiểm tra chức năng các cơ quan mong muốn, đem lại hiệu quả chẩn đoán điều trị tốt.


        Cụ thể, xét nghiệm máu giúp:

        • Tìm hiểu các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch.
        • Đánh giá khả năng đông máu và rối loạn đông máu nếu có.
        • Đánh giá hiệu quả điều trị.
        • Đánh giá hoạt động và chức năng các cơ quan trong cơ thể như: Gan, thận, tim, tuyến giáp.
        • Chẩn đoán các bệnh tiểu đường, thiếu máu, ung thư, bệnh mạch vành, suy thận,…
        Xét nghiệm máu có cần thiết không?
        Xét nghiệm máu có cần thiết không?
        Xét nghiệm máu có cần thiết không?
      • Có những người khi đi khám bệnh nhưng được chỉ định xét nghiệm máu lại lỡ ăn sáng trước khi đến và được dặn là phải chờ một thời gian mới xét nghiệm được. Vậy có cần nhịn ăn khi làm xét nghiệm máu? Thực ra, không phải lúc nào bạn cũng phải nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm. Điều đó tùy thuộc vào loại xét nghiệm mà bạn được chỉ định sẽ làm.


        Các loại xét nghiệm máu mà bạn cần phải nhịn ăn đó là xét nghiệm đường huyết lúc đói, xét nghiệm sắt trong máu, xét nghiệm cholesterol máu, xét nghiệm gamma-glutamyl transferase (đây là loại xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh gan).


        Bên cạnh đó, một số xét nghiệm máu khác cũng được bác sĩ căn dặn là cần nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi làm xét nghiệm là các xét nghiệm chuyển hóa cơ bản, xét nghiệm bộ chức năng thận và xét nghiệm vitamin B12. Tuy vậy, việc nhịn ăn dù trong thời gian ngắn nghe cũng không dễ chịu tí nào.

        Xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không?
        Xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không?
        Có cần nhịn ăn khi làm xét nghiệm máu không?
      • Xét nghiệm đường máu:

        • Còn gọi là xét nghiệm đường huyết chính là việc định lượng lượng Glucose có trong máu.
        • Xét nghiệm này không được ăn trong vòng 8 - 10 giờ trước khi làm xét nghiệm.

        Xét nghiệm sắt huyết thanh:

        • Là xét nghiệm đo hàm lượng sắt có trong huyết thanh của cơ thể người bệnh.
        • Hầu hết trong thức ăn đều có chứa một hàm lượng sắt nhất định, trước khi làm xét nghiệm, bạn không nên ăn bất cứ thứ gì vào buổi sáng để đảm bảo kết quả xét nghiệm không bị sai lệch.

        Xét nghiệm Canxi trong máu:

        • Định lượng canxi máu giúp xác định nồng độ canxi toàn phần trong huyết thanh, cung cấp các thông tin liên quan đến chức năng tuyến cận giáp và chuyển hóa canxi phốt pho của cơ thể, tăng sau khi uống sữa có nhiều canxi.

        Xét nghiệm mỡ máu:

        • Là các xét nghiệm nhằm kiểm tra nồng độ Cholesterol và Triglyceride HDL-C, LDL-C... trong máu, rất quan trọng đối với những người mắc bệnh tim mạch.
        • Các loại thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao: gồm thịt đỏ, da gia cầm, bơ, mỡ lợn, sò ốc, óc, tim, gan, dạ dày (bò, lợn), dồi lợn, tôm, lươn, thịt mỡ…làm xét nghiệm này bạn cần phải nhịn ăn từ 9 - 12 tiếng trước khi làm xét nghiệm để đảm bảo độ chính xác.

        Xét nghiệm AST, ALT:

        • Là các chỉ số men gan giúp phản ánh tình trạng tổn thương gan.
        • Khi men gan cao không nên uống rượu bia, thức ăn nhiều dầu mỡ, các gia vị cay nống.
        • Trước khi làm xét nghiệm chức năng gan bạn nên nhịn ăn ít nhất 6 tiếng giúp kết quả được chính xác hơn.

        Xét nghiệm đánh giá chức năng thận:

        • Thận là cơ quan giữ vai trò quan trọng, lọc máu và loại bỏ các chất cặn bã ra ngoài cơ thể.
        • Hầu hết các xét nghiệm máu để đánh giá chức năng làm việc của thận đều được yêu cầu nhịn ăn từ 8 đến 12 giờ. Để các chất dư thừa được loại thải hết ra khỏi cơ thể, các chất dinh dưỡng cần thiết được hấp thu đến các cơ quan cần thiết. Lượng chất còn lại trong thận cho biết thận của bạn đã làm việc như thế nào.

        Ngoài các xét nghiệm trên, một số xét nghiệm chuyển hóa cơ bản như cân bằng điện giải, cũng được yêu cầu phải nhịn ăn.

        Các xét nghiệm máu cần nhịn ăn
        Các xét nghiệm máu cần nhịn ăn
        Các xét nghiệm máu cần nhịn ăn
      • Ngoài các xét nghiệm cần nhịn ăn, bạn cần lưu ý một số điểm sau trước khi xét nghiệm máu:

          • Hạn chế sử dụng chất kích thích: Trước khi làm xét nghiệm máu không nên ăn nhưng không khuyến khích nhịn uống. Mặt khác, người bệnh tốt nhất nên tránh sử dụng các thức uống kích thích, ví dụ như rượu, bia, trà, cà phê. Các tác nhân chứa chất kích thích cũng không nên sử dụng, như thuốc lá, thuốc lào. Điều này sẽ giúp kết quả chẩn đoán bệnh chính xác hơn.
          • Tránh dùng một số loại thuốc nhất định: Việc dùng các loại thuốc nào đó trước khi làm xét nghiệm máu sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả, nhất là các thuốc có tác động làm thay đổi nồng độ các chất trong máu. Vậy nên, nếu đang điều trị bệnh nào đó, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết điều này và nên đem theo đơn thuốc sử dụng để bác sĩ cân nhắc thêm.

          Xét nghiệm máu có một số yêu cầu và lưu ý nhất định cho bệnh nhân để kết quả chính xác hơn:

            • Nên thực hiện xét nghiệm máu vào buổi sáng.
            • Đối với những xét nghiệm đo chỉ số đường huyết, mỡ máu, xét nghiệm chức năng gan thận, người bệnh cần nhịn ăn 8 - 12 tiếng trước đó để có được kết quả chuẩn xác nhất.
            • Không uống nước ngọt, sữa, nước trái cây và tránh các chất kích thích như rượu, bia, cafein trong vòng 12 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm máu.
            • Giữ cho tâm lý thoải mái, tránh tình trạng căng thẳng, stress, không thức đêm.
            • Thực hiện đúng theo hướng dẫn của nhân viên y tế, điền đầy đủ và chính xác các thông tin của bản thân.
            • Nên lựa chọn tiến hành xét nghiệm tại các cơ sở y tế và bệnh viện có chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại.
            Không sử dụng chất kích thích trước khi làm xét nghiệm máu
            Không sử dụng chất kích thích trước khi làm xét nghiệm máu
            Những lưu ý trước khi làm xét nghiệm máu
          • Các thủ tục này thường được thực hiện tại phòng thí nghiệm hoặc trong văn phòng bác sĩ và mất vài phút.


            Để thực hiện xét nghiệm máu, y tá hoặc kỹ thuật viên sẽ tiến hành:

              • Sát trùng khu vực lấy máu trên cánh tay.
              • Buộc một dải cao su vào cánh tay trên để giúp làm cho tĩnh mạch rõ hơn.Đưa một đầu kim nhẹ nhàng vào tĩnh mạch
              • để lấy máu.
              • Tháo kim ra khỏi da và tháo dây cao su ra khỏi cánh tay của bạn khi lấy đủ lượng máu cần thiết.
              • Bảo vệ nơi lấy máu bằng băng hoặc bông sạch và băng y tế.

              Những rủi ro của quá trình xét nghiệm máu thông thường là rất thấp, nhưng có thể bao gồm:

                • Đau nhẹ hoặc khó chịu khi đẩy kim vào.
                • Ngất do mất máu.
                • Thủng tĩnh mạch.
                Quy trình lấy máu xét nghiệm diễn ra như thế nào?
                Quy trình lấy máu xét nghiệm diễn ra như thế nào?
                Quy trình lấy máu bằng ống chân không




              xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |