Top 10 Lưu ý quan trọng nhất khi pha sữa cho trẻ để đảm bảo dinh dưỡng
Trong một năm đầu đời, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính dành cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng có nguồn sữa dồi dào cho con tu ti, việc sử ... xem thêm...dụng sữa công thức thêm là điều cần thiết trong những tình huống này. Vấn đề đặt ra ở đây là khi pha sữa cho con bạn cần chú ý điều gì để đảm bảo dinh dưỡng trong sữa cho bé. Nếu bạn cũng đang thắc mắc vấn đề trên hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của toplist để giải đáp thắc mắc trên bạn nhé.
-
Để phòng tránh việc vô tình đưa những tác nhân có hại vào cơ thể của bé, cha mẹ nên chú ý vấn đề vệ sinh khi pha sữa. Trước hết, mẹ hãy rửa tay thật kỹ và đảm bảo khu vực chuẩn bị pha sữa phải được sạch sẽ. Tiếp đến, mẹ cần kiểm tra chắc chắn hạn sử dụng của sữa công thức. Chỉ nên sử dụng sữa trong vòng một tháng sau khi mở nắp hộp.
Đổ đúng lượng nước sôi quy định vào bình sữa. Tiếp đến, dùng thìa đong đi kèm trong hộp sữa công thức để đo chính xác đúng và đủ lượng sữa bột mỗi lần dùng. Thìa đong của từng loại sữa công thức có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn những sản phẩm của hãng khác nhưng mẹ không bao giờ sử dụng một nửa thìa hay một thìa vun, một thìa nén chặt. Mẹ chỉ cần múc 1 thìa sữa đầy, gạt ngang là được. Sau đó, đổ bột sữa vào bình sữa đã chứa sẵn nước lúc nãy, vặn nắp vặn, đậy nắp ngoài rồi lắc nhẹ để hoà tan hỗn hợp.
Vi trùng rất dễ sinh sôi trong sữa pha sẵn, nên các mẹ chỉ nên chuẩn bị sữa ngay trước khi cho bé uống. Không nên pha 2-3 bình để sẵn. Nếu đi ra ngoài trong ngày, cách an toàn nhất là các mẹ nên trữ nước sôi để nguội và chia lượng sữa bột cần thiết trong dụng cụ chia sữa. Khi cần cho bé uống mới pha thành hỗn hợp sữa mới.
Khi hộp sữa đã dùng hết, các mẹ phải bỏ đi cùng với cả thìa đong đi kèm trong hộp sữa.
-
Cha mẹ có thể sử dụng máy tiệt trùng. Hoặc đun sôi nước, sau đó thả các dụng cụ pha sữa vào nồi nước sôi trong khoảng 5 phút.
Lưu ý, đối với các bình sữa là từ nhựa thì không nên khử trùng bằng nước sôi quá lâu do thân bình có thể bị biến chất và sinh ra các chất không tốt cho sức khỏe. Người dùng cũng nên sử dụng các bình nhựa chất lượng cao và đọc kỹ thành phần và hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng cho bé.
Thường xuyên kiểm tra bình sữa và núm vú để xem bình sữa có bị nứt hoặc trầy xước không. Một số trường hợp vi khuẩn có hại thường “trú ngụ” ở các vết xước.
-
Bữa ăn chính là thời gian mọi người ở và giao tiếp cùng nhau. Cũng như người lớn, trẻ em và cả các bé sơ sinh đều thích nói chuyện khi chúng đang được “ăn”. Khi mẹ cho bé dùng sữa công thức, ẵm sát bé vào người, để bé nhìn thấy mặt bạn và thì thầm to nhỏ cùng bé. Điều này sẽ là một trải nghiệm rất thú vị cho cả 2 mẹ con.
Sau đó, mẹ cần cất bình đi ngay sau khi bé đã bú đủ. Tuyệt đối mẹ không để bé tự bú bình một mình và bỏ đi để bé tự xoay sở. Điều này rất nguy hiểm vì bé có thể bị nghẹt thở. Về lâu dài, bé còn có nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa và sâu răng.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là hai đối tượng rất nhạy cảm, việc sử dụng sữa công thức không đúng sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch non nớt của trẻ sau này. Một đứa trẻ khỏe mạnh và phát triển tốt thì cần phải có một hệ tiêu hóa tốt.
-
Dù bạn có chọn cho con loại sữa đắt tiền và được quảng cáo tốt đến mấy mà cách pha sữa không đúng thì lượng dinh dưỡng trong sữa cũng không được đảm bảo. Lưu ý đầu tiên khi cha mẹ pha sữa cho con đúng cách đó là phải chọn nước phù hợp.
Bạn không nên chọn nước lạnh hoặc nước quá nóng để pha sữa cho trẻ. Bởi trong thành phần của sữa bột thường chứa các chất protein, chất béo, vitamin, sắt và cacbonhydrat, tất cả các thành phần này khi gặp nước nóng dễ bị biến chất. Tương tự như vậy, nếu bạn dùng nước lạnh, các chất trong sữa bột tuy có tan hết nhưng lại khiến trẻ "lạnh bụng" và dễ bị tiêu chảy.
Nhiều người nghĩ rằng dùng nước khoáng để pha sữa cho bé sẽ rất tốt và tiện hơn vì không mất công đun nước sôi. Tuy nhiên điều này sẽ làm biến đổi các chất dinh dưỡng có trong sữa công thức. Ngoài ra, hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện như người trưởng thành nên không thể chuyển hóa thành công các khoáng chất có trong nước khoáng. Nếu dùng nước khoáng để pha sữa công thức cho bé, lâu ngày sẽ hình thành sỏi trong thận.
Nước dùng để pha sữa tốt nhất là nước đun sôi, để nguội từ từ (không cho nước lạnh vào cốc nước sôi để pha), nhiệt độ lí tưởng nhất là khoảng 50- 70 độ C. Với nhiệt độ như thế này, sữa bột đảm bảo không bị mất chất và trẻ dễ hấp thụ hơn.
-
Nhiều bà mẹ có suy nghĩ cốc sữa con uống cần đặc sánh mới nhiều dinh dưỡng và tốt cho con. Quan niệm này vô cùng sai lầm bởi sữa công thức cũng có tỉ lệ pha phù hợp với từng lứa tuổi và cân nặng của trẻ. Bạn hãy chú ý hướng dẫn tỉ lệ pha sữa ghi trên nắp hộp và tuân thủ đúng cách để đảm bảo bé nhà bạn không rơi vào tình trạng uống sữa đầy đủ mà vẫn còi cọc mãi không lớn.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng thì các mao mạch của trẻ rất non nớt, nếu mẹ thường xuyên cho con uống sữa được pha quá đặc rất nguy hiểm, chúng có thể khiến mao mạch bị vỡ hoặc chảy máu.
Ngược lại, bạn cũng không nên tiếc tiền mà pha sữa cho con uống quá loãng, cách làm này chỉ khiến bé yêu càng suy dinh dưỡng thêm mà thôi. Vậy nên, các mẹ hãy đọc kĩ hướng dẫn của các hãng sữa bột để pha sữa cho con theo tỉ lệ thích hợp.
- Từ 5 ngày tuổi – 3 tháng tuổi, mỗi ngày một em bé khỏe mạnh và sinh đủ tháng sẽ cần khoảng 150ml sữa công thức trên mỗi kg trọng lượng cơ thể. Ví dụ, bé nặng 3 kg thì sẽ cần 450ml sữa công thức mỗi ngày.
- Từ 3 – 6 tháng tuổi, mỗi ngày, bé cần khoảng 120ml sữa công thức cho mỗi kg trọng lượng cơ thể.
- Từ 6 – 12 tháng tuổi, mỗi ngày bé cần khoảng 90 -120ml sữa/mỗi kg trọng lượng cơ thể.
- Trẻ sinh non tháng cần được uống nhiều sữa hơn. Ban đầu, mỗi ngày, bé thường cần khoảng 160-180ml sữa/mỗi kg trọng lượng cơ thể.
-
Tuyệt đối không hâm sữa bằng lò vi sóng. Cách làm này vô cùng có hại bởi chúng sẽ khiến cho các chất dinh dưỡng trong sữa bị giảm đi nhanh chóng. Việc hâm nóng sữa còn tạo cơ hội cho các vi khuẩn có hại sinh sôi và làm ảnh hưởng đến dạ dày của bé. Tốt nhất, nếu bạn có ý định sử dụng tiếp chỗ sữa thừa của bé thì hãy cho chúng vào bình bảo quản ngăn mát, khi dùng bạn cho bình nhúng vào bát nước sôi để sữa ấm dần lên.
Các mẹ có thể làm ấm bình sữa bằng cách ngâm trong 1 cái chậu chứa nước nóng khoảng 10 phút. Ngoài ra, trước khi cho con uống, mẹ nên kiểm tra độ nóng của sữa bằng cách nhỏ một ít ra mặt trong cổ tay của mình. Nếu nó quá nóng, mẹ có thể làm mát bình sữa bằng cách để dưới vòi nước mát đang chảy hoặc ngâm trong trong một cái chậu nhỏ chứa nước mát. Nhớ kiểm tra lại độ nóng trên cổ tay của mình trước khi cho bé uống.
Hoặc bạn cũng có thể nhờ đến sự hỗ trợ của máy hâm nóng sữa có bán sẵn trên thị trường. Như vậy, chất dinh dưỡng có trong sữa mới được đảm bảo.
-
Nhiều em bé có thói quen bú đêm. Chính vì lí do này mà các mẹ thường pha sẵn sữa "một thể" và cho con uống dần. Khi cho con uống, các mẹ thường hâm nóng sữa. Đây được xem là một trong những tình huống phản khoa học rất hay gặp ở các mẹ bỉm sữa. Bạn có biết sữa bột pha sẵn chỉ có hạn sử dụng 1h ở phòng có nhiệt độ bình thường.
Nếu bạn "lười biếng" pha sẵn một bình sữa để đêm khi con đói có thể với tay cho con uống luôn sẽ gây ra những rắc rối cho bé. Trong trường hợp này, bạn cần bảo quản và hâm nóng sữa đúng cách mới đảm bảo lượng dinh dưỡng trong sữa cho bé. Bạn hãy ghi nhớ sữa công thức pha xong nên dùng ngay trong vòng 1h để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Mẹ nên ghi nhớ, dùng 1 bình sữa hoàn toàn mới cho mỗi lần bú và phải vứt bỏ lượng sữa thừa khi bé bú không hết. Không bao giờ tích trữ lượng sữa thừa trong bình để dùng lại vào lần sau, điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé vì lượng sữa này có thể đã nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có thể phát triển trong môi trường nước ấm và theo nước bọt của bé vào sữa.
-
Không phải cứ loại sữa đắt tiền, hàng ngoại mới tốt cho trẻ. Khi chọn mua sữa cha mẹ nên để ý quan sát xem bé có hấp thụ được không. Nếu bạn cho bé uống sữa đều đặn, đúng cách trong vòng 3 tháng mà không lên cân, bạn nên nghĩ đến việc thay đổi sữa cho con.
Bởi tùy vào cơ địa của từng trẻ, bé sẽ hấp thụ được các dưỡng chất trong loại sữa thích hợp. Các mẹ cũng nên lưu ý tránh đổi sữa trong các trường hợp như: vừa cho bé đi tiêm phòng về, bé đang bị ốm sốt, bé đang bị bệnh trong người...bởi lúc này vị giác của bé khó thích nghi với các hương vị sữa mới.
-
Mẹ không tùy tiện thêm các thực phẩm khác, chẳng hạn như ngũ cốc vào trong bình sữa... Nếu nghĩ rằng em bé cần được ăn nhiều hơn khuyến cáo, nên tìm gặp người có chuyên môn để được tư vấn.
Mẹ có thể nghe người thân hay bạn bè khuyên nên cho thêm một vài thứ vào sữa - thường là nước rau quả hay thực phẩm - để giúp bé tăng cân hay ngủ ngon hơn. Dù họ nói rằng họ đã làm vậy và có kết quả tốt, các mẹ nên biết rằng mỗi đứa trẻ đều khác biệt và thứ tốt với trẻ này có thể không tốt với trẻ khác.
-
Pha sữa cho bé bằng nước cháo loãng là sai lầm nghiêm trọng nhưng lại ít được bố mẹ để ý tới trong quá trình chăm sóc con. Không thể phủ nhận rằng, nước cháo loãng và nước cơm chứa khá nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe của bé. Tuy nhiên, dùng nước này để pha sữa thì không thích hợp chút nào. Trong thành phần của sữa có đầy đủ các chất protein, lipid, đường, vitamin và chất khoáng, còn trong nước cơm và cháo chủ yếu là vitamin B1, tinh bột, glucid.
Khi pha sữa với nước cháo các chất dinh dưỡng bổ sung lẫn nhau, nồng độ thành phần dinh dưỡng tăng cao, vượt qua giới hạn hấp thụ tiêu hoá qua đường dạ dày của trẻ, làm cho bé chậm tiêu. Bên cạnh đó, trong quá trình hấp thụ thì tinh bột và canxi đều cạnh tranh để được hấp thu khiến khả năng tiếp nhận canxi của bé giảm đi, trẻ có thể chậm tăng trưởng chiều cao, hệ răng kém phát triển, khó ngủ, còi xương, suy dinh dưỡng.