Top 10 Lưu ý quan trọng nhất khi cha mẹ cho trẻ học bơi

Hoai Nguyen 158 0 Báo lỗi

Bơi lội là bộ môn thể thao rất tốt cho trẻ em. Nó không chỉ giúp trẻ rèn luyện sức khỏe mà còn giúp bé phát triển chiều cao một cách hiệu quả. Tuy nhiên, các ... xem thêm...

  1. Cho trẻ học bơi từ sớm không những giúp con phát triển toàn diện và khỏe mạnh mà còn giúp trẻ biết xử lý những tình huống xấu khi đi bơi. Rất nhiều trẻ nhỏ khi nghe thấy việc học bơi là cảm thấy sợ hãi, khóc lóc thậm chí nài nỉ cha mẹ để không phải xuống nước. Với bất kì môn học nào muốn đạt kết quả cũng cần sự cố gắng và tâm trạng vui vẻ thoải mái, bơi lội cũng không nằm ngoài quy luật đó. Bạn hãy bắt đầu bằng việc chuẩn bị tốt tâm lí cho con trước khi học bơi.


    Hãy giúp con vượt qua nỗi sợ hãi với nước bằng những lời thủ thỉ tâm tình, bạn hãy liệt kê cho con những lợi ích của việc học bơi. Hãy nói với bé rằng: "Bơi lội không chỉ là một kỹ năng sống cần thiết mà còn là một hoạt động thể chất tuyệt vời giúp trẻ nhỏ rèn luyện sức khỏe, phòng tránh được tình trạng đuối nước." Khi bé đã hứng thú, việc học bơi sẽ trở nên vui vẻ và có hiệu quả hơn.

    Cha mẹ nên chuẩn bị tâm lí cho bé trước khi học bơi để đạt được hiệu quả  như ý.
    Cha mẹ nên chuẩn bị tâm lí cho bé trước khi học bơi để đạt được hiệu quả như ý.
    Chuẩn bị tâm lí cho con trước khi học bơi
    Chuẩn bị tâm lí cho con trước khi học bơi

  2. Thời gian gần đây, trên các phương tiện truyền thông đã đưa ra rất nhiều trường hợp thương tâm khi trẻ học bơi lội không đúng cách. Chính vì vậy, an toàn là tiêu chí hàng đầu khi cha mẹ nghĩ đến việc cho con cái học bơi lội. Để đảm bảo được điều này, cha mẹ hãy chuẩn bị cho con những dụng cụ cần thiết nhất như phao, đồ bơi, kính bơi, nút tai, khăn...


    Việc làm này cực kì quan trọng bởi khi bé được trang bị đầy đủ dụng cụ cần thiết, việc học bơi của con sẽ diễn ra an toàn và dễ dàng hơn. Bạn nên nhắc nhở con khi bước xuống bể bơi trang phục, tóc tai, tác phong phải gọn gàng để việc học bơi cho kết quả tốt nhất. Mẹ cũng nên sắm một tuýp kem chống nắng để bảo vệ da bé khỏi tia cực tím và hóa chất của nước ở hồ bơi. Dù chỉ sử dụng trong thời gian ngắn nhưng mẹ nên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo an toàn cho con.

    Cần trang bị cho con các dụng cụ phục vụ việc bơi lội.
    Cần trang bị cho con các dụng cụ phục vụ việc bơi lội.
    Chuẩn bị các dụng cụ phục vụ việc bơi lội
    Chuẩn bị các dụng cụ phục vụ việc bơi lội
  3. Không nên cho trẻ học bơi ở sông hồ, ao suối hay biển rất nguy hiểm, chỉ nên cho trẻ tập bơi ở bể bơi có giáo viên hướng dẫn đúng phương pháp, kỹ thuật giúp trẻ dễ dàng tiếp thu và đảm bảo an toàn cho trẻ. Các giáo viên không chỉ cần kỹ năng mà còn phải dạy đúng các thao tác, cách xử lý tình huống, kiến thức đầy đủ và chính xác để đảm bảo trẻ bơi đúng kỹ thuật nhất.


    Khi trẻ đã sẵn sàng, bạn hãy tìm kiếm cho con một địa điểm học bơi uy tín, an toàn nhất. Bể bơi phải đảm bảo nước sạch, có giáo viên hướng dẫn bài bản, đúng cách, có đội ngũ cứu hộ và các điều kiện vật chất đủ, chuyên nghiệp. Một gợi ý nhỏ cho các cha mẹ khi cho con đi học bơi là bạn nên chọn các bể bơi có mái che mưa che nắng, bể có nước ấm để trẻ cảm thấy thư giãn nhất và có thể tránh các điều kiện thời tiết bất thường làm ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ.

    Một bể bơi an toàn sẽ đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
    Một bể bơi an toàn sẽ đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
    Lựa chọn một địa điểm học bơi uy tín, an toàn
    Lựa chọn một địa điểm học bơi uy tín, an toàn
  4. Trong bơi lội, thở là kĩ năng cơ bản nhất. Để trẻ nhanh biết bơi, bạn nên hướng dẫn con cách học đúng trình tự, tránh nhảy cóc, chọn học cái khó trước dễ sau. Trước khi xuống nước, bạn nên cho con khởi động kĩ càng để tránh tình trạng chuột rút. Sau đó, bạn hướng dẫn con cách thở và điều khiển tay chân khi thực hiện các chuyển động bơi lội.


    Khi có những kĩ năng cơ bản nhất, cha mẹ mới tập cho con các kiểu bơi khó như bơi ếch, bơi sải...Trong quá trình dạy con tập bơi, bạn cần hết sức kiên nhẫn, không nên tạo áp lực cho con. Hãy biến những giờ học bơi trở nên thú vị và thư giãn với con, bé sẽ biết bơi nhanh hơn.

    Hãy hướng dẫn con học bơi theo tuần tự.
    Hãy hướng dẫn con học bơi theo tuần tự.
    Hướng dẫn con học bơi đúng trình tự
    Hướng dẫn con học bơi đúng trình tự
  5. Rất nhiều trẻ em gặp nạn trong quá trình học bơi. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trên là việc cha mẹ cho con xuống nước vào thời điểm không thích hợp. Một lời khuyên dành cho bạn là bạn không nên để trẻ học bơi vào buổi trưa khi trời nắng gắt, bởi khi đó nhiệt độ cơ thể trẻ đang cao, nếu trẻ bị lạnh đột ngột khi xuống nước dễ bị cảm.


    Thời điểm bơi thích hợp nhất là vào buổi sáng hoặc cuối giờ chiều. Bên cạnh đó, bạn nên cho con ăn no vừa phải, không để bé quá đói hoặc quá no bởi khi đó dạ dày không tiêu hóa kịp khiến bé bị đau bụng, buồn nôn. Tốt nhất, bạn nên cho con ăn nhẹ (các món rau quả, salat hơn là thức ăn nhanh, đồ hộp) và xuống nước sau khi ăn 1 giờ.

    Nên cho con ăn nhẹ trước khi tập bơi.
    Nên cho con ăn nhẹ trước khi tập bơi.
    Lựa chọn thời gian học bơi thích hợp
    Lựa chọn thời gian học bơi thích hợp
  6. Làn da trẻ rất nhạy cảm và dễ bị các vi khuẩn xâm nhập. Nhất là trong môi trường bể bơi, trẻ dễ bị nhiễm các bệnh ngoài da, các bệnh liên quan đến mắt, mũi, họng... Vậy nên, cha mẹ hãy chọn cho con một bể bơi "sạch", nước trong bể thường xuyên được khử trùng và có lượng người bơi vừa phải.


    Tốt nhất bạn nên chọn các bể bơi trong nhà, hạn chế tối đa ánh nắng mặt trời. Bạn không nên cho con bơi ở những nơi ao tù nước đọng hoặc nguồn nước bị nhiễm bẩn. Sau khi bé bơi xong, bạn cần nhắc nhở bé vệ sinh thân thể sạch sẽ, lau tai và mắt cẩn thận để tránh được các bệnh do vi khuẩn trong nước gây ra.

    Khi học bơi, trẻ cần được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
    Khi học bơi, trẻ cần được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
    Đảm bảo vệ sinh cho trẻ trước, trong và sau khi bơi
    Đảm bảo vệ sinh cho trẻ trước, trong và sau khi bơi
  7. Theo báo cáo của AAP, tại Mỹ năm 2017, ước tính có khoảng 8.700 trẻ dưới 20 tuổi đến khoa cấp cứu bệnh viện vì đuối nước. Những đứa trẻ trong độ tuổi 1 – 4 tuổi có nguy cơ cao nhất bị tai nạn đuối nước vì thiếu các rào cản ngăn chặn việc tiếp cận nước. AAP khuyên cha mẹ nên cho trẻ học bơi khi qua 1 tuổi giúp trẻ ngăn ngừa tai nạn, thương tích và tử vong liên quan đến bơi lội. Bé dưới 1 tuổi cơ thể còn yếu, thân nhiệt cũng chưa ổn định và còn chưa biết làm chủ vận động nên rất dễ sốc nhiệt khi tiếp xúc với nhiều nước.


    Làn da bé dưới 1 tuổi cũng rất nhạy cảm và chất tẩy ở hồ bơi dễ khiến bé bị viêm da. Do vậy, cha mẹ hãy đợi trẻ được 1 tuổi rồi cho học bơi. Bên cạnh đó, các bài học trong việc bơi cũng cần được sắp xếp một cách phù hợp theo yếu tố độ tuổi. Một đứa trẻ khoảng 2 tuổi hẳn là sẽ gặp khó khăn trong việc làm nổi phần lưng so với trẻ học lớp 1, vì thế, hãy cố gắng chú ý dạy nên dạy cho trẻ những gì cho phù hợp với độ tuổi và sự phát triển thể chất của trẻ.

    Độ tuổi hợp lý cho bé học bơi
    Độ tuổi hợp lý cho bé học bơi
    Độ tuổi hợp lý cho bé học bơi
    Độ tuổi hợp lý cho bé học bơi
  8. Một số trẻ cảm thấy thích bơi và thích vầy nước hơn những trẻ khác. Nhưng những đứa trẻ sợ nước hoặc không thích vui đùa trong nước sẽ phải mất thời gian lâu hơn để tập bơi. Đừng cố thúc ép con trẻ học bơi nhanh hơn khi chúng vẫn còn chút lo lắng, bồn chồn hay phạt trẻ khi chúng sợ hãi. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, lặn xuống nước hay úp mặt vào trong nước có thể gây ra sự hoảng sợ lúc ban đầu.


    Đừng gây cho trẻ ấn tượng xấu với việc tập bơi và không dám xuống bơi lần nữa chỉ vì bạn luôn nổi cáu với trẻ trong khi đang dạy chúng tập bơi. Bơi lội là một trải nghiệm vui vẻ, đầy hào hứng chứ không phải là cảm thấy áp lực, không thoải mái. Các phụ huynh phải để trẻ có được tinh thần thoải mái nhất để bắt đầu bài học kĩ năng này. Khi con thoải mái, các bài học sẽ dễ dàng được tiếp thu cũng như không gây ám ảnh cho con. Đừng vì sự ép buộc của mình trong lúc trẻ đang sợ hãi khiến con e dè và chán ghét bạn, hãy nhớ rằng tình cảm gia đình vẫn là điều quan trọng bạn cần bồi dưỡng mỗi ngày đấy.

    Đừng cố ép trẻ khi trẻ đang sợ hãi
    Đừng cố ép trẻ khi trẻ đang sợ hãi
    Đừng cố ép trẻ khi trẻ đang sợ hãi
    Đừng cố ép trẻ khi trẻ đang sợ hãi
  9. Hành vi xâm hại tình dục trẻ em không chỉ gây tổn thương về mặt thể chất mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của trẻ. Một trong những lưu ý quan trọng khi cho trẻ học bơi đó chính là phụ huynh cần dạy con tránh bị xâm hại. Môi trường ở hồ bơi là nơi dễ bị lạm dụng nhất bởi vì bé phải mặc những bộ đồ bơi ít vải.


    Nhiều người cho rằng con còn nhỏ nên vô tư cho con thay đồ trước mặt mọi người. Không nên như vậy bởi con sẽ không ý thức được có bộ phận nào trên cơ thể không được cho người khác nhìn thấy. Khi con học bơi, nếu có thể hãy theo con vào phòng thay đồ, còn nếu không cha mẹ hãy luôn dặn dò con mình phải thay đồ trong phòng thay đồ hoặc phòng tắm kín để bé ý thức hơn về cơ thể của mình, tránh tình trạng bị xâm hại.

    Dạy con tránh bị xâm hại
    Dạy con tránh bị xâm hại
    Dạy con tránh bị xâm hại
    Dạy con tránh bị xâm hại
  10. Đa phần các bé đều yêu thích môi trường nước một cách bản năng. Tuy nhiên các bé có thể sợ đi bơi bởi các lý do như không gian bể bơi quá rộng, quá nhiều người lạ, cảm giác bồng bềnh trong nước, nước bắn vào mặt, nước ngập vào tai,… Bố mẹ cần hiểu tâm lý của con và giúp con làm quen với tốc độ riêng của mình, tự tin và thoải mái trong môi trường nước.

    Thậm chí nếu bạn chỉ chơi trò chơi và nô đùa trong nước, trẻ nhỏ nếu được tiếp xúc nhiều với nước sẽ có thể giúp bài học bơi dễ hơn nhiều so với những trẻ chưa xuống nước bao giờ. Nếu có kế hoạch dạy con học bơi thì bố mẹ nên cho trẻ thích nghi từ sớm và dần dần. Bố mẹ cũng tránh đưa bé ra khu vực nước sâu và cho bé ngụp lặn khi bé chưa sẵn sàng. Đây cũng là một trong các nguyên nhân phổ biến dẫn đến chứng sợ nước của trẻ ở độ tuổi này.

    Giúp con làm quen với môi trường nước với tốc độ riêng của mình
    Giúp con làm quen với môi trường nước với tốc độ riêng của mình
    Giúp con làm quen với môi trường nước với tốc độ riêng của mình
    Giúp con làm quen với môi trường nước với tốc độ riêng của mình




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |