Top 10 Lời khuyên về quản lý tài chính hiệu quả nhất
Cuộc sống là một chuỗi dài những quyết định, đi kèm với những kết quả hoặc hậu quả từ các quyết định đó. Quyết định tài chính cũng không phải là ngoại lệ - ai ... xem thêm...cũng phải nghĩ về cách chi tiêu, tiết kiệm, mua cái gì, hay đầu tư vào đâu. Và từng giây từng phút, mỗi người chúng ta đều đang mắc phải sai lầm khi đưa ra những quyết định trên một cách vô thức. Tránh được những sai lầm ấy sẽ giúp chúng ta quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả hơn. Hãy cùng Vietnam9news.com tìm hiểu những lời khuyên về thu - chi hiệu quả nhất nhé.
-
Hãy luôn chừa ra một khoản tiền để tiết kiệm và sử dụng phần còn lại cho chi phí sinh hoạt. Việc tiết kiệm cần được làm đầu tiên chứ không phải cuối cùng sau khi đã thanh toán tất cả khoản nợ vì nhu cầu của bạn chắc chắn sẽ tăng theo mức thu nhập và bạn chẳng thể có được số dư còn lại nào cho khoản tiết kiệm. Sau khi đã cất riêng một khoản tiền, hãy lập tức quên ngay số dư đó và cố gắng chỉ chi tiêu trong phần tiền thừa. Điều quan trọng là phải có quỹ dự phòng dành cho những tình huống không “mong đợi” có thể xảy ra. Một khoản tiết kiệm sẽ giúp bạn xoay sở những điều khó khăn bất ngờ ập tới như: hư xe, ốm đau bệnh tật, sự cố trong công việc,… Ngoài ra, bạn cần nên có một kế hoạch chắc chắn và gói bảo hiểm tốt để đảm bảo nguồn tài chính mà không phải phụ thuộc vào người thân hay bạn bè.
Nếu bạn đang có kế hoạch mua hay nâng cấp ngôi nhà của bạn, đổi chiếc xe mới thì hãy tiết kiệm ngay từ bây giờ để sau này không cần phải lo lắng, vất vả trong việc kiếm tiền. Biết đâu trong khoảng thời gian nào đó, giá nhà giảm thì đó là cơ hội tốt mà bạn nên bắt lấy nó. Không ai muốn về già lại không có khoản tiền riêng cho bản thân. Thật tốt nếu như bạn tiết kiệm lúc còn trẻ và khi đã có một số tiền ổn định, bạn có thể cho phép bản thân nghỉ hưu sớm hơn để có thể tận hưởng những ngày vàng hạnh phúc bên gia đình và bạn bè. Chăm chỉ kiếm tiền thì cũng phải có lúc thư giãn, giải trí. Khi có chắc khoản tiền tiết kiệm trong tay thì việc băn khoăn lựa chọn mua đồ hay địa điểm vui chơi cũng giúp bạn đỡ đắn đo chi li hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể tự thưởng cho bản thân những chuyến đi du lịch thoải mái hơn.
-
Có một câu nói rất hay như thế này “những gì bạn muốn chưa chắc là những thứ mà bạn cần”, đó cũng chính là đáp án cho những người không hiểu vì sao mình cứ nghèo hoài. Thực chất bạn luôn thiếu thốn không hẳn vì mức thu nhập của bạn thấp mà chính là bạn đã không ngừng phung phí cho những điều chưa thực sự cần thiết với hiện tại nhưng lại không thể giữ lâu dài cho đến tương lai. Một ví dụ rất điển hình cho tình trạng này chính là những sự kiện khuyến mãi, người mua thường vì mức giá rẻ hơn bình thường mà không ngừng chi tiền mua về nhà, nhưng cơ bản là họ hoàn toàn không cần và dùng đến. Vậy nên, hãy chỉ mua những gì thật sự cần thiết thôi nhé. Nền kinh tế khó khăn như hiện nay, đồng tiền kiếm được ngày càng eo hẹp, đó là lúc chúng ta nghĩ nhiều tới đồng tiền nhất.
Luôn trăn trở làm sao gia tăng thu nhập, làm sao chi tiêu cho hợp lý, làm sao cũng số tiền đó mà các thành viên trong gia đình không cảm thấy quá căng thẳng, eo hẹp trong chi tiêu,… Đó cũng là lúc người ta nghĩ tới việc làm thế nào để sử dụng đồng tiền cho hợp lý nhất và hiệu quả nhất. Tiết kiệm, theo định nghĩa là việc sử dụng khôn ngoan và sáng tạo các nguồn như vật dụng và thời gian. Sống tiết kiệm mặt khác là biết mình dùng tiền cho việc gì. Bạn phải sử dụng hợp lý từng đồng tiền mà mình đã phải khó khăn mới kiếm được. Trong công sở hay đâu đó quanh bạn vẫn còn có rất nhiều cách tiêu xài khác nhau mà đôi khi có thể người này cảm thấy không dung hòa được người khác. Cảm thấy “chị đó quá hoang phí” hay quá ki bo keo kiệt. Thế nhưng bất luận trong trường hợp nào, hãy dừng lại khi mình cảm thấy đủ, và việc làm của mình không có tác dụng tiêu cực tới cuộc sống tài chính của các thành viên trong gia đình bạn.
-
Vay mượn cũng có thể xem là một loại tội lỗi, bởi lẽ bạn mượn được một lần, chắc chắn sẽ mượn thêm những lần khác. Đừng cho rằng bạn chỉ mượn để chi trả hóa đơn hiện tại, sau khi nhận lương sẽ hoàn trả. Hãy thử nghĩ sâu xa hơn rằng sau khi dùng lương hoàn trả thì bạn vẫn bị thiếu một khoản tiền đó, chi phí sinh hoạt lại bị thiếu đi và bạn lại phải mượn một người khác để đắp vào phần hụt đó, chưa kể rằng bạn còn phải trả tiền lãi cho những con số đã vay. Cứ như vậy, dòng tiền nợ cứ không ngừng xoay vòng. Hãy nên hạn chế vay nợ ở mức thấp nhất, không chỉ để đảm bảo tài chính mà còn tăng độ uy tín cho bản thân. Vay mượn là con dao hai lưỡi. Nếu biết tận dụng thì vay mượn sẽ giúp bạn sinh sôi tài sản. Nếu quá lạm dụng, thì chúng ta sẽ vướng vào vòng xoáy vay mượn và có thể bị tán gia bại sản.
Ông Robert Kiyosaki, tác giả bộ sách "cha giàu cha nghèo," chia tài sản ra làm 2 loại: Tích sản và Tiêu sản. Theo đó "Tích sản" là những tài sản giúp cá nhân tích lũy tiền" chẳng hạn như ô tô dùng để cho thuê là chính, đi lại cá nhân là phụ. "Tiêu sản" là những tài sản tốn tiền, và không giúp sinh ra tiền", chẳng hạn như ô tô dùng đi lại thì ít mà thể hiện thì nhiều. Ông Robert Kiyosaki khuyên chúng ta không mua, và tuyệt đối không nên vay mượn để mua tiêu sản. Tôi thì không cực đoan đến mức đó. Nhưng tôi cũng cho rằng cá nhân nên tránh việc vay tiền để mua "tiêu sản", trừ phi tiêu sản đó là quá cần thiết đối với cuộc sống. Vì khi vay để mua, chúng ta đã tạm ứng dòng tiền tương lai cho nhu cầu hiện tại.
-
Khi nhận được lương, hãy lập tức chia nhỏ số tiền đó thành nhiều quỹ khác nhau và cố gắng đừng xài vượt hạn mức. Điều này sẽ giúp bạn phân bổ đều cho những khoản mục cần chi như: gia đình, con cái, đi lại, học tập,… tránh giữ một số tiền lớn sẽ khiến bản thân dễ dàng sa vào những cuộc vui sa đà hoặc chỉ tập trung cho một khoản mục và gây nên tình trạng số âm không đủ tiền cho các khoản chi phí khác. Một số bạn trẻ thường có quan điểm rằng “kiếm tiền để đi trải nghiệm” nên số tiền họ kiếm được hầu như dành toàn bộ để đi du lịch hoặc làm những việc mà họ thích, trong khi đó sổ tiết kiệm của họ dường như là con số 0.
Ngay từ bây giờ, bạn nên bắt đầu xác định mục tiêu tiết kiệm tiền để: du lịch, mua nhà, mua xe, trợ giúp gia đình hay chuẩn bị chi phí chữa bệnh đến khi già. Sau đó, hãy tiếp tục xác định con số chi tiết mình sẽ cần là bao nhiêu, mỗi tháng phải kiếm được bao nhiêu và cần để dành bao nhiêu tiền. Nếu đặt tất cả tiền tiết kiệm vào một nơi hoặc cùng một tài khoản, bạn sẽ có suy nghĩ chủ quan, thói quen ỷ lại rằng bạn đang có dư một số tiền lớn, dễ dẫn đến việc chi tiêu bừa bãi. Đồng thời việc “bỏ trứng vào cùng một giỏ”, rủi ro rất cao. Thay vào đó, hãy học cách “bỏ trứng vào nhiều giỏ”, tạo nhiều tài khoản tiết kiệm độc lập với nhiều mục tiêu khác nhau. Khi đó, bạn dễ quan sát sự tăng trưởng của mỗi tài khoản riêng biệt. Nếu chưa đến ngày đáo hạn mà bạn cần gấp một số tiền nhỏ để chi tiêu, bạn có thể tất toán 01 sổ tiết kiệm, những sổ tiết kiệm còn lại vẫn tiếp tục được duy trì để nhận lãi.
-
Khi bạn có tiền trong tay, sẽ có rất nhiều cơ hội đầu tư tìm đến chào mời và việc mà bạn cần làm chính là suy nghĩ và tìm hiểu thật kỹ trước khi chọn gửi gắm tiền vào bất cứ lĩnh vực nào. Đừng vì vị nể người thân, hãy nhìn sự thành công của người khác mà hào nhoáng, kinh doanh luôn thay đổi không ngừng, phải có cái nhìn xa và rộng thì mới không mắc sai lầm và đầu tư sai chỗ gây tổn thất lớn về tài sản cá nhân. Hãy giành thời gian thật nhiều và thật tâm huyết để suy nghĩ về phương pháp đầu tư của mình.
Tham khảo các cuốn sách, bài viết về đầu tư, các chuyên gia đầu tư thành công. Hãy chú ý đến đặc điểm của từng phương pháp đầu tư xem có phù hợp với kiến thức, trình độ và tính cách của mình hay không. Đây là bước quan trọng nhất, là bước bạn sẽ kiếm lợi nhuận như thế nào là nhà đầu cơ hay đầu tư,… Hãy cố gắng làm tốt nó rồi mới tiến hành “ra trận”. Tập trung vào những gì đã biết: “Một nghề cho chín, còn hơn chín nghề”. Vì vậy, bạn hãy cố gắng tập trung vào việc phát huy sở trường, thế mạnh của bản thân thay vì khởi đầu mông lung với con số 0.
-
Nếu bạn nghèo khó chỉ vì mức lương quá thấp thì đó chính là lỗi của bạn. Thời đại hiện nay có rất nhiều phương pháp giúp tăng thêm thu nhập dễ dàng như: cộng tác viên bán hàng, cộng tác viên online, bán hàng online, làm hàng thủ công, gia công,… Hãy tìm thêm cho mình những công việc hỗ trợ mới vừa giúp không lãng phí thời gian vừa giúp tăng thêm khoản tiền lời tài chính. Số tiền tuy không nhiều như công việc chính thức nhưng vẫn sẽ giúp bạn giải quyết được một phần lớn các khoản chi phí hàng ngày.
Thay vì làm việc chăm chỉ cho người khác, đánh đổi thời gian quý báu của bạn cho vài đô la mỗi giờ. Bạn có thể nằm ườn trên bãi biển một ly sinh tố mát lạnh trong khi tiền vẫn chảy vào tài khoản của bạn. Điều bạn cần để tiền tự động chảy vào túi của bạn là tạo ra nhiều nguồn thu nhập thụ động. Thu nhập thụ động (Theo Wikipedia) là thu nhập nhận được mà không cần sử dụng sức lao động của chính mình. Nó là nguồn thu nhập từ những tài sản và trí tuệ của mình tạo ra như tiền lời từ đầu tư, bất động sản, bản quyền âm nhạc, tài sản sở hữu trí tuệ,…Ngược lại với thu nhập thụ động là thu nhập chủ động. Trong khi thu nhập thụ động cho bạn tiền và thời gian thì thu nhập chủ động lấy đi thời gian của bạn.
-
Trong cuộc sống ngày nay việc quản lý tài chính cá nhân luôn là một việc rất quan trọng trong quá trình phát triển sự nghiệp của mỗi người. Nếu bạn không biết quản lý tốt những thứ bạn đang có,…hiển nhiên cuộc sống của bạn sẽ dần trở nên vô giá trị. Hãy thử nghĩ đơn giản, khi có tiền trong tay, việc đầu tiên bạn làm sẽ là gì? Chi tiêu, mua sắm? Tiết kiệm? Hay đầu tư lấy lãi?…
Bạn có bao giờ lập tức nghĩ đến việc sẽ quản lý số tiền đó của mình như thế nào? Một trong những lý do gây nên sự nghèo khó chính là thất thoát không rõ lý do. Bạn sẽ chẳng nhớ nổi một ngày mình đã chi hết bao nhiêu tiền và chi cho những mục gì nếu không ghi rõ và liệt kê thành những khoản thu - chi cụ thể. Việc quản lý kỹ càng sẽ giúp bạn biết được mình đã lãng phí quá nhiều tiền vào các hoạt động nào, từ đó có được sự tiết chế hợp lý hơn. Không có cách nào để loại bỏ được hoàn toàn yếu tố tâm lý trong việc quản lý tiền bạc. Và cũng không cần thiết phải loại bỏ chúng, bởi ta là con người chứ không phải người máy. Nhưng bạn cần phải biết cách giảm thiểu những ảnh hưởng xấu của yếu tố tâm lý lên các quyết định tài chính. -
Hãy luôn đảm bảo rằng bạn không lãng phí những cơ hội kiếm ra tiền. Nếu bạn đang làm một công việc ăn theo sản phẩm thì sự lười biếng chính là nhân tố hàng đầu giết chết khả năng tài chính của bạn. Không những vậy, nếu làm việc chăm chỉ, bạn sẽ có nhiều hơn cơ hội thăng tiến, nhìn thấy được nhiều lĩnh vực tiềm năng, khả năng mở rộng lĩnh vực kinh doanh, tạo thêm thu nhập sẽ tăng lên rất nhiều. Không có gì sung sướng hơn cảm giác hoàn tất một mục tiêu và biết rằng ta đã làm bằng tất cả sự nhiệt huyết. Các bạn sẽ cảm thấy thật sự hạnh phúc vì đã tích luỹ thêm một trải nghiệm và có ý nghĩa cho cuộc sống của mình. Vậy chăm chỉ làm việc là điều không thể thiếu giúp bạn đi tới thành công.
Trong thực tế, có rất nhiều ví dụ về những người nổi tiếng đi lên bằng sự chăm chỉ. Cầu thủ bóng rổ huyền thoại Michael Jordan đã từng bị loại khỏi đội bóng rổ ở trường trung học, nhưng anh đã chăm chỉ luyện tập và trở thành một trong những vận động viên thể thao vĩ đại nhất mọi thời đại. MC nổi tiếng Oprah Winfrey đã từng bị nhận xét rằng cô “không phù hợp với truyền hình”. Những ví dụ trên đã minh chứng rằng, không có những người thành công nào tìm thấy thành công và sự công nhận ngay lập tức. Đó là thành quả của sự kiên trì và làm việc chăm chỉ. Khi bạn nhận ra rằng làm việc chăm chỉ là thực sự quan trọng, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi theo đuổi ước mơ của mình. Vì vậy, nếu ai đó nói với bạn rằng bạn không có tài năng thiên bẩm, hay bạn không có khả năng trong lĩnh vực nào đó. Nhưng bây giờ, bạn hiểu rằng, thành công đến từ những nỗ lực và chăm chỉ thì không có lý do gì khiến bạn nhụt chí.
-
Ngày nay ngân hàng mở ra rất nhiều với đa dạng nhiều gói dịch vụ ưu đãi khác nhau, chẳng còn lý do gì để bạn phải giữ khư khư tiền trong nhà và thỉnh thoảng lại mềm lòng đem ra hoang phí cả. Gửi tiền vào tài khoản ngân hàng bên cạnh việc giúp bạn luôn có sẵn một khoản tiết kiệm nho nhỏ không tiêu phạm vào, đảm bảo an toàn tránh được sự dòm ngó của bạn trộm cắp và có được một khoản lãi đáng kể tương xứng vào cuối kỳ. Thuận tiện rất nhiều đường. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn gửi tiết kiệm bằng một khoản tiền phù hợp với khả năng chi trả của bản thân. Một kế hoạch tài chính cá nhân rõ ràng sẽ giúp bạn dễ dàng quyết định số tiền phải đầu tư. Đừng vì ham lãi suất cao mà dành phần lớn tiền vào việc gửi tiết kiệm, điều này sẽ làm lệch cán cân chi tiêu – tiết kiệm trong tài chính cá nhân của bạn.
Bạn nên dựa vào kế hoạch tài chính cá nhân đã được vạch ra lúc đầu để chọn kỳ hạn gửi phù hợp hoặc quyết định tiếp tục hay dừng lại việc gửi tiết kiệm. Nếu tài chính cá nhân không ổn định, bạn có thể lựa chọn các kỳ hạn gửi ngắn và chọn chia nhỏ tài khoản tiết kiệm để rút khi cần, tránh bị mất lãi trên toàn bộ số tiền. Hoặc nếu trong ít nhất 1 năm bạn không có ý định đầu tư mới, bạn vẫn có thể tiếp tục hình thức đầu tư tài chính cá nhân này.
-
Phải nhớ một điều rằng ông trời không hề cho không ai bất cứ thứ gì, thế nên bạn đừng lãng phí quá nhiều tiền vào các trò chơi may rủi. Thực chất tệ nạn cờ bạc có thể hiểu là một sự ảo tưởng về sức mạnh đồng tiền trong trò đánh bạc, kiếm tiền bằng những vận may rủi và không mất mồ hôi công sức vừa là chơi vừa là kiếm tiền. Tuy nhiên, với những suy nghĩ ấu trĩ đó đã làm cho đạo đức xã hội bị suy thoái và xuống cấp trầm trọng nó đã bị xã hội lên án và pháp luật nghiêm cấm.
Có rất nhiều người đã bỏ hơn phân nửa khoản thu nhập cho những tờ vé số kiến thiết, không ít người có thêm niềm tin vào sự mạo hiểm, may rủi và sẵn sàng “chơi lớn”, đặt cược không chỉ là tiền bạc mà còn đôi khi là công việc, sự nghiệp và đổi lại bằng những khoản nợ vào cuối kì. Hãy luôn sáng suốt và tin vào sức lao động của chính mình. Số tiền tiết kiệm từ những trò chơi vô thưởng vô phạt này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều ở những khoản chi phí khác đấy.