Top 6 Lời khuyên hữu ích nhất giúp trẻ sơ sinh tự ngủ độc lập

Hoai Nguyen 96 0 Báo lỗi

Giấc ngủ giữ vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh, giúp kích thích não bộ, tăng chiều cao và cân nặng. Nếu bạn chưa biết làm thế nào ... xem thêm...

  1. Mọi thói quen đều được hình thành qua năm tháng. Câu nói này hoàn toàn đúng trong việc hình thành giấc ngủ độc lập cho trẻ sơ sinh. Trong những năm tháng đầu đời, mọi thói quen cha mẹ hình thành cho con cái đều vô cùng quan trọng. Nếu bạn muốn con bạn có thể tự ngủ một mình mà không cần sự trợ giúp của cha mẹ thì bạn cần "nằm lòng" một số nguyên tắc, đầu tiên chính là hình thành thời gian biểu cố định cho con.


    Cha mẹ cần nhớ cho bé ăn, bé chơi, bé tắm hay bạn hát ru, đọc truyện cho bé cần ở một khung giờ cố định. Bạn có thể viết ra giấy những công việc cần làm cho bé trong một ngày, sau đó bạn thực hiện các công việc đó lặp đi lặp lại, trong một thời gian và không gian y như nhau. Như vậy, bé sẽ dần dần nhận thức được ban ngày là lúc được ăn, được chơi, được tắm táp còn đêm là lúc để ngủ. Bạn nên tạo ra những âm thanh ồn ào, náo nhiệt khi con hoạt động ban ngày và sự yên tĩnh cho giấc ngủ ban đêm. Làm như vậy, não bộ bé sẽ tăng khả năng ghi nhớ và giấc ngủ độc lập ban đêm sẽ kéo dài hơn.

    Hình thành thời gian biểu cố định. (Nguồn internet)
    Hình thành thời gian biểu cố định. (Nguồn internet)
    Hình thành thời gian biểu cố định. (Nguồn internet)
    Hình thành thời gian biểu cố định. (Nguồn internet)

  2. Những cái ôm trìu mến, tình cảm của cha mẹ làm tăng sợi dây gắn kết với con cái. Tuy nhiên, nếu bạn quá chiều chuộng và ôm ấp con 24/24 thì khả năng cao con bạn sẽ bị "bện hơi" cha mẹ. Khi bạn có việc phải đi vắng, bé sẽ quấy khóc không chịu ngủ bởi đã quen với "mùi cha mẹ".


    Các nhà nghiên cứu đã đưa ra lời khuyên với những bậc cha mẹ có ý định "thiết quân luật" trong giấc ngủ của con cái (đặc biệt là trẻ sơ sinh) đó là chỉ ôm con khi cần thiết. Tức là, bạn có thể bế bé khi cho bú, chơi, tắm...còn lại bạn nên để con nằm tự do, khua khoắng tay chân và quan sát, lắng nghe những âm thanh, đồ vật xung quanh. Trước khi bé ngủ tầm một tiếng, bạn có thể nhẹ nhàng nằm bên con, vỗ về âu yếm, hát hoặc để sẵn những bản nhạc du dương để bé từ từ chìm vào giấc ngủ. Dần dần, bé sẽ không bị bện hơi bố mẹ, khi bạn đi vắng chỉ cần ai đó vỗ nhè nhẹ là bé có thể tự ngủ được.

    Ôm con khi cần thiết. (Nguồn internet)
    Ôm con khi cần thiết. (Nguồn internet)
    Ôm con khi cần thiết. (Nguồn internet)
    Ôm con khi cần thiết. (Nguồn internet)
  3. Có một điều thú vị về thị giác của trẻ sơ sinh mà không phải ai lần đầu làm cha mẹ cũng biết đó là ngay khi sinh ra, bé chỉ nhìn được sự vật xung quanh trong hai màu: đen, trắng và sắc độ xám trung gian. Điều này là do các tế bào thần kinh não và các tế bào mắt chưa phát triển hoàn toàn. Thị giác của bé chỉ thực sự phát triển đầy đủ khi bé ở tháng thứ 9 và hoàn thiện khi con bạn được 1 tuổi. Vậy nên, để con bạn dễ dàng chìm đắm vào giấc ngủ ngon, cha mẹ cũng nên lưu ý điều chỉnh ánh sáng cho phù hợp.


    Lời khuyên này được hiểu là: Khi gia đình bạn có trẻ sơ sinh, bạn cần chú ý đến cường độ ánh sáng tác động đến chỗ bé ngủ và hoạt động. Ban ngày, bạn nên mở các cửa sổ để không khí tự nhiên ùa vào, bé sẽ cảm nhận được ánh sáng mặt trời, âm thanh của cuộc sống rộn rã. Còn khi đêm xuống, cha mẹ nên để một bóng đèn ngủ màu xanh dịu nhẹ, tạo sự yên tĩnh, ấm áp, an toàn cho bé. Ánh sáng và âm thanh ồn ào chính là thông điệp kích thích não bộ của bé phải tỉnh táo, còn sự yên tĩnh và ánh sáng nhẹ chính là dấu hiệu để bé nhận biết mình phải đi ngủ.

    Chú ý điều chỉnh ánh sáng. (Nguồn internet)
    Chú ý điều chỉnh ánh sáng. (Nguồn internet)
    Chú ý điều chỉnh ánh sáng. (Nguồn internet)
    Chú ý điều chỉnh ánh sáng. (Nguồn internet)
  4. Rèn trẻ sơ sinh ngủ độc lập không có nghĩa là bạn mặc kệ bé muốn ngủ thì ngủ, muốn thức thì thức. Bạn nên nhớ rằng trẻ sơ sinh còn rất non yếu, mọi thói quen của bé dù chưa hay đã hình thành đều cần được sự theo dõi, giám sát của cha mẹ.


    Trước khi con ngủ, bạn nên ở bên con, khi quan sát bé có biểu hiện chìm vào giấc ngủ bạn mới từ từ rời khỏi phòng con. Trong 3 tuần đầu luyện ngủ cho con, bạn nên duy trì thói quen này, đến khi bé tự lập hoàn toàn, bạn có thể giảm bớt thời gian ở bên con. Cha mẹ có thể lắp các thiết bị camera giám sát hoặc đặt nôi/ giường ngủ của bé ở vị trí dễ quan sát nhất, phòng khi đêm bé thức giấc, khó chịu, cha mẹ có thể kịp đến bên con.

    Bố trí phòng ốc hợp lí. (Nguồn internet)
    Bố trí phòng ốc hợp lí. (Nguồn internet)
    Bố trí phòng ốc hợp lí. (Nguồn internet)
    Bố trí phòng ốc hợp lí. (Nguồn internet)
  5. Nghe có vẻ ngược lại với lời khuyên thứ nhất nhưng việc điều chỉnh thời gian ngủ của con khỏi một khung giờ cố định là điều cần thiết cho những cha mẹ gặp khó khăn trong việc rèn con ngủ độc lập. Với những em bé không chịu đi ngủ vào khung giờ bạn thiết lập cho con, cha mẹ cần kiên nhẫn hơn. Mỗi ngày bạn kiên nhẫn một chút với con, dần dần bạn sẽ nhận được kết quả như mong đợi.


    Ví dụ, bạn muốn bé đi ngủ lúc 9h tối, nhưng con bạn lại không chịu thực hiện theo. Bạn có thể lùi lịch ngủ của con sớm hoặc muộn hơn 30 phút đến 1 tiếng, sau đó chỉnh dần về khung giờ 9h như bạn mong đợi. Rất có thể, trong lúc bạn đang kiên nhẫn rèn con ngủ độc lập, bạn sẽ quan sát và tìm ra một "thời gian vàng" cho giấc ngủ của bé đó!

    Điều chỉnh thời gian ngủ phù hợp. (Nguồn internet)
    Điều chỉnh thời gian ngủ phù hợp. (Nguồn internet)
    Điều chỉnh thời gian ngủ phù hợp. (Nguồn internet)
    Điều chỉnh thời gian ngủ phù hợp. (Nguồn internet)
  6. Cũng giống như người lớn, 80.5 % trẻ sơ sinh gặp phải cơn ác mộng trong khi ngủ. Những cái giật mình và tiếng khóc của con trong đêm khuya đôi khi sẽ làm bạn khó chịu và có lúc bạn nghĩ quá trình rèn con ngủ độc lập của bạn đã thất bại. Nhưng không, bạn hãy kiên nhẫn và lưu ý phương pháp xử lí nhé!


    Khi thấy con giật mình hay quấy khóc giữa đêm, đầu tiên bạn hãy vỗ về trấn an con, cha mẹ không cuống quýt hay ồn ào tránh là bé thức giấc. Bạn nên kiểm tra xem tã bỉm của bé có ướt không, cơ thể có quá nóng hoặc quá lạnh không. Nếu mọi thứ đều bình thường, bạn hãy nhẹ nhàng vỗ về bé để bé bình tĩnh và cảm thấy yên tâm. Sự kiên nhẫn và ân cần của cha mẹ sẽ giúp con cảm thấy an toàn, bé có thể tưởng tượng đó là một cơn ác mộng và sau đó là sự bình yên và hạnh phúc.

    Cách xử lí con thức giấc giữa đêm. (Nguồn internet)
    Cách xử lí con thức giấc giữa đêm. (Nguồn internet)
    Cách xử lí con thức giấc giữa đêm. (Nguồn internet)
    Cách xử lí con thức giấc giữa đêm. (Nguồn internet)




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |