Top 10 Lời khuyên hữu ích dành cho người bị đau dạ dày
Bệnh đau dạ dày đang làm bạn cảm thấy khó chịu? Bạn đã tốn rất nhiều tiền để chữa trị bệnh này nhưng không hiệu quả? Vậy có khi nào bạn chưa chữa trị đúng cách ... xem thêm...và chưa kiêng khem; sinh hoạt khoa học? Bài viết này, Toplist sẽ đưa ra một số lời khuyên hữu ích để giảm thiểu cảm giác khó chịu do đau dạ dày gây ra.
-
Khi ăn quá nhiều, quá no, dạ dày bạn sẽ bị kích thích liên tục để có thể tiêu hóa đống thức ăn mà bạn vừa nạp vào. Tiêu hóa một lượng thức ăn quá lớn khiến thành dạ dày bị giãn căng. Hậu quả của việc ăn quá nhiều, quá no đó là người bệnh đau bụng âm ỷ, bụng căng chướng khó chịu. Để có thể hấp thụ tốt hơn, bạn có thể chia thức ăn thành nhiều phần và dùng hết trong các bữa ăn nhỏ.
Ngoài việc để quá no thì bạn cũng không nên để bụng đói. Khi đói, axit hydrochloric và các chất xúc tác trong dạ dày ở nồng độ khá cao dẫn tới tình trạng “tự tiêu hóa” niêm mạc. Khi ăn quá no lại dễ làm tổn thương “cơ chế” tự bảo vệ của dạ dày vì vỏ dạ dày nở to, thời gian thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu…. Vì vậy, bạn đừng để mình quá đói hoặc quá no, nên ăn từ từ đến khi có cảm giác no bụng thì dừng lại. Nên mang theo chút đồ ăn khi đi học hoặc đi làm đừng để cơ thể rơi vào trạng thái đói quá. Bạn nên có một lịch ăn uống khoa học giúp dạ dày có thời gian tiêu hóa, ổn định điều tiết. Mỗi ngày, bạn hãy ăn đủ 3 bữa, bữa sáng có thể ăn no, nhưng bữa tối bạn hãy ăn nhẹ nhàng, không ăn quá no. Duy trì thói quen đơn giản này sẽ giúp dạ dày bạn ổn định hơn, có thời gian nghỉ ngơi.
Chính thói quen ăn uống đã trở thành nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày và làm căn bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng nếu bạn không thay đổi. Trên thực tế, ngoài việc ăn quá no hay bỏ đói là những thói quen tuyệt đối phải tránh thì bạn cũng nhớ khi ăn cũng nên ăn chậm nhai kĩ nhé. Khi bạn ăn quá nhanh, thức ăn sẽ chưa kịp nghiền nhỏ, dạ dày phải làm việc nặng nhọc để cố tiêu hóa, từ đó làm tăng gánh nặng cho dạ dày gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
Những thói quen từ việc ăn uống nói trên bạn có thể điều chỉnh được phải không nào?
-
Vào mùa hè, việc bạn vận động được một li nước lạnh để làm mát cơ thể sẽ trở nên cần thiết. Nhưng với người đau dạ dày thì hãy nói không nhé. Nước lạnh cũng dễ kích thích khiến nhu động đường tiêu hóa tăng nhanh, ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Trong khi đó nó còn làm loãng dịch dạ dày, ảnh hưởng đến tiêu hóa. Ngoài ra, người già bị rối loạn chức năng tiêu hóa nói chung, khả năng chịu lạnh cũng đã giảm cũng không nên ăn nhiều đồ lạnh để không gây ra các rối loạn tiêu hóa.
Người bị bệnh đau dạ dày thì chức năng tiêu hóa của dạ dày trở nên kém hơn. Trong khi đó, ăn lạnh dễ gây kích thích đường tiêu hóa và ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa làm tình trạng bệnh xấu đi. Sau khi ăn, các thức ăn vẫn còn trong dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác, nếu ngay lập tức uống đồ lạnh sẽ làm dạ dày mở rộng mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan khác, cản trở quá trình tiêu hóa bình thường. Điều đó sẽ làm bệnh càng nặng hơn.
-
Bệnh đau dạ dày phổ biến ở rất nhiều người Việt Nam, từ người trẻ tới người già bị mắc bệnh này chiếm tới hơn 50% dân số. Nguyên nhân có thể là do thói quen ăn uống sinh hoạt hàng ngày không kể tuổi tác có thể gây ra căn bệnh này.
Sau khi ăn, dạ dày của bạn dù là người bình thường hay người bị đau dạ dày cũng cần làm việc để tiêu hóa thức ăn. Bạn tập thể dục vào thời điểm ngay sau bữa ăn sẽ làm co cơ bụng, dạ dày bị xóc gây nên các cơn đau dạ dày. Vì thế, tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi sau mỗi bữa ăn để dạ dày tập trung làm việc. Nếu muốn, bạn có thể đi bộ 1 tiếng sau khi ăn.
Nhằm hạn chế tối đa cơ hội tái phát bệnh đau dạ dày, đau dạ dày thay vì vận động sua bữa ăn hãy vận động trước khi ăn. Trước bữa ăn vận động làm cho cơ thể chuyển hóa các chất béo thành nhiệt lượng tốt hơn. Bác sĩ khuyên không nên vận động ngay sau khi vừa ăn xong, chỉ nên vận động trước bữa ăn hay sau bữa ăn 1 tiếng để giúp cơ thể dẻo dai và không tích tụ năng lượng thừa làm cơ thể tích mỡ, giúp hỗ trợ việc điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả, duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
-
Người bệnh đau dạ dày không nên uống rượu bia. Thói quen dùng rượu bia cũng chính là nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày. Người bệnh tiêu thụ bia rượu, thuốc lá có thể khiến cho chứng đau dạ dày trở nên trầm trọng hơn.
Trong bia rượu có một lượng cồn lớn. Cồn trong bia rượu phá hủy niêm mạc dạ dày của người dùng. Bên cạnh đó, chất cồn còn có khả năng làm tăng độ axit trong dạ dày của người. Lượng axit tăng cao sẽ làm ức chế khả năng bảo vệ niêm mạc của màng nhầy dạ dày. Khi dùng rượu bia, nhất là bia, người uống thường có thói quen cho đá vào bia để uống. Thói quen này thường có ở người Việt Nam. Tuy nhiên với nguồn gốc nước đá đông lạnh không hợp vệ sinh, người dùng có thể tiếp tục đưa một lượng vi trùng có hại vào dạ dày. Đối với người chưa mắc chứng đau dạ dày thì vi trùng trong đá lạnh sẽ tấn công và tạo ra viêm loét. Còn đối với bệnh nhân đau dạ dày khi uống bia đá lạnh có thể khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Tóm lại thực phẩm như bia rượu chứa cồn hay một số thực phẩm khác không tốt cho sức khỏe như cà phê, đồ ăn đóng hộp, nhiều dầu mỡ... đều là những thực phẩm không tốt cho dạ dày. Vì thế, bạn nên tránh xa chúng. Thay vào đó hãy ăn các thực phẩm tốt cho dạ dày như chuối, gừng, táo, đu đủ, sữa chua... với một lượng vừa phải. Điều đó sẽ giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn, giảm triệu chứng đầy hơi, khó chịu.
-
Người đau dạ dày cần cẩn trọng trong ăn uống bởi phải kiêng khem nhiều, đặc biệt là các loại gia vị. Vậy chọn gia vị cho người đau dạ dày như thế nào? Vì hầu hết các loại gia vị khoái khẩu của người Việt đều có thể làm khổ dạ dày. Đặc biệt, với các thức ăn nhiều gia vị như các món chiên, hun khói hay đồ nướng sẽ làm bạn cảm thấy đầy bụng, ợ hơi, tiêu chảy, bạn hãy tránh xa chúng để bảo vệ dạ dày của bạn một cách tốt nhất.
Hai loại gia vị đầu bảng là tiêu và ớt mang tính cay nóng sẽ làm tăng kích thích dạ dày khiến bạn đau vùng thượng vị và có thể xảy ra cơn trào ngược. Tỏi mặc dù có nhiều tác dụng phòng chống bệnh tật, nhưng cũng là thứ gia vị nên tránh khi dạ dày có vấn đề. Ăn tỏi, nhất là tỏi sống sẽ gây ra chứng ợ nóng ở một số người bị chứng trào ngược dạ dày. Đồ ăn cay nóng chính là thực phẩm mà bệnh nhân bị đau dạ dày nên tránh kẻo “rước họa vào thân.
Món ăn cay được ví như kẻ thù của căn bệnh đau dạu dày. Ăn cay nóng sẽ khiến niêm mạc dạ dày dễ bị kích ứng. Vị cay, nóng của món ăn làm cho khả năng tiết axit tiêu hóa tăng lên. Do đó, bệnh nhân sẽ có cảm giác bị rát dạ dày. Ợ hơi, ợ chua là biểu hiện thường thấy khi người bị đau dạ dày ăn những món ăn này.
Tất cả các thức ăn cay có ớt, gừng... có thể gây kích ứng dạ dày vì thế bạn nên tránh chúng trong khi bạn đang có một vết loét dạ dày. Và đồ ăn cay cũng chẳng có ý nghĩa gì trong tính chữa lành vết thương. Nó khiến dạ dày phải tiết nhiều acid để có thể tiêu hoá được, làm cho vét loét trong dạ dày có thể bị xót khi tiếp xúc. Sự gia tăng acid dạ dày tấn công vào vị trị viêm loét gây ra, gây kích ứng dữ dội cho lớp niêm mạc dạ dày. Việc này cũng giống như ta đổ dấm lên một vết thương ngoài da vậy, nó sẽ gây ra đau đớn ngay lập tức và làm chúng trở nên rất xót, đau đấy!
Hành cũng có thể “hành” mệt thêm dạ dày vì gây ợ hơi, ợ chua ở những bệnh nhân mắc bệnh dạ dày, nhất là khi kèm theo việc bạn ăn nhiều thức ăn trong một bữa. Trong khi đó, nếu dùng nhiều bạc hà dễ làm yếu cơ thắt giữa dạ dày và thực quản dẫn đến việc a xít từ dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra các triệu chứng khó chịu.
Các gia vị chua như chanh, tắc, dấm chua… cũng thường được người Việt dùng để chế biến các món ăn, nhưng dùng nhiều cũng không có lợi cho người bệnh dạ dày. -
Các loại hoa quả như cam, quýt, cà chua... là những thực phẩm chứa nhiều axit, có vị chua cần tránh với người đau dạ dày. Do đó không nên uống nước chanh, nước mơ, nước dứa... những thực phẩm này có thể kích thích dạ dày tiết dịch axit, làm niêm mạc dạ dày bị tổn hại, khiến khó lanh vết thương.
Những loại hoa quả này làm tăng nồng độ axit trong dạ dày khiến chỗ viêm loét dạ dày càng nặng thêm, hay tình trạng trào ngược, ợ chua cũng xảy ra nhiều hơn. Trong dạ dày sinh khí, làm phình trướng, co bóp nhiều, bệnh dạ dày nghiêm trọng hơn, dễ bục dạ dày nếu vết loét quá nặng.
Vậy, những hoa quả trên với người bình thường là rất tốt, nhưng với người dạ dày lại phải cẩn trọng. Nếu bạn muốn bổ sung vitamin, bạn nên chọn các loại nước ép tốt cho dạ dày như nước ép chuối, táo, đu đủ...Đây là những loại thực phẩm giàu chất xơ tốt dành riêng cho bệnh nhân đau dạ dày. Các chất xơ hòa tan giúp hấp thụ nước tốt hơn, làm mềm phân, dễ dàng xuống đường tiêu hóa và giảm thời gian vận chuyển trong đường ruột. Ví dụ: Chuối là một loại trái cây quen thuộc với mọi người. Trong chuối có chứa nhiều vitamin, nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Chuối mang lại những tác dụng rất tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày. Các chất dinh dưỡng trong chuối giúp kích thích làm lành vết viêm loét. Chuối còn có khả năng trung hòa axit trong dạ dày, giảm viêm sưng, giảm huyết áp, giúp tiêu hóa tốt hơn. Bệnh nhân đau dạ dày có thể bổ sung những quả chuối vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Chúng vừa là món tráng miệng thơm ngon, vừa là một vị thuốc giúp hỗ trợ chữa lành viêm loét dạ dày.
-
Tưởng chừng phi lý nhưng đây là điều rất cần thiết đối với bệnh nhân đau dạ dày. Nếu bạn đã trải qua những cơn đau dạ dày thì hẳn bạn đã từng phải ôm xoa chiếc bụng của mình.
Vậy tại sao không xoa bụng, mát xa cái bụng như một bài tập thể dục diễn ra hằng ngày? Ví dụ sau khi ăn tối, trước khi đi ngủ, bạn có thể xoa tay bạn xung quanh rốn 64 vòng theo chiều kim đồng hồ. Kết thúc chà tay bạn ở vùng bụng dưới. Thao tác đơn giản này sẽ giúp dạ dày của bạn luôn ở trạng thái ổn định, từ đó dạ dày sẽ làm việc tốt hơn đặc biệt vào buổi tối đó.
-
Với đại bộ phận thì uống sữa đậu lành hay dễ dàng uống tách trà ấm như một thói quen lý tưởng nhưng đối với người đua dạ dày thì nên cẩn thận hơn.
Ví dụ uống trà với với bệnh nhân dạ dày, nhiệt độ uống thích hợp nhất là từ 30-32 độ C. Nhiệt độ thấp hơn là lạnh hơn so với dạ dày, dễ gây co thắt mạch máu, dẫn đến phòng vệ của dạ dày giảm, ảnh hưởng tới sức khỏe của nó.
Một số thức uống khác có ích cho sức khỏe người bình thường như sữa đậu nành. Bởi đây là một trong những thực phẩm dồi dào năng lượng, chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Trong sữa đậu nành có chứa các thành phần dinh dưỡng như sắt, magie, canxi, photpho, vitamin A, vitamin K, chất béo bão hòa, chất xơ… Đặc biệt, sữa đậu nành được xem là miếng “thịt không xương” có nguồn đạm thay thế tốt cho thịt động vật. Việc uống sữa đậu nành thường xuyên sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thế nhưng người đau dạ dày lại không thể sử dụng sữa đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành. Người đau dạ dày sau khi ăn thường dễ bị đầy hơi, chướng bụng, đi ngoài, ợ hơi, ợ chua. Theo y học cổ truyền, đậu nành tính lạnh, hoạt lợi nên không thích hợp với những người tỳ vị hư hàn.
Sữa đậu nành dễ làm cho các triệu chứng thận hư, di tinh, tiểu đêm nhiều lần ở một số bệnh nhân trở nên ghiêm trọng hơn. Nghiên cứu y khoa cho thấy, sữa đậu nành có chứa hàm lượng Oxalat nhất định gây ảnh hưởng đến dạ dày, nhất là các trường hợp đau dạ dày do viêm cấp và mạn tính. Nếu người bệnh sử dụng đậu nành sẽ gây ra khó hấp thụ, dư thừa axit dạ dày dẫn đến chướng bụng, đầy hơi. Đặc biệt, với những người có tổn thương tại dạ dày, khi sử dụng loại thực phẩm này sẽ khiến cơn đau ngày một dữ dội hơn.
-
Nhiều người có thói quen thức khuya để làm việc. Tuy nhiên bạn có biết rằng, thức khuya không chỉ làm giảm chất lượng của cuộc sống mà còn là nguyên nhân có thể gây ra bệnh đau dạ dày và làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Khi thức khuya, dạ dày không được nghỉ ngơi, cơ thể tiêu hao năng lượng khiến cho dạ dày phải hoạt động xuyên đêm, tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ khiến cho dạ dày bị quá tải, làm tăng tiết acid dịch vị quá mức, gây tổn thương cho lớp niêm mạc dạ dày, gây viêm loét dạ dày nặng hơn.
Đau dạ dày và thứ khuya không những gây viêm nặng hơn mà còn khiến bạn có khả năng mắc chứng béo phì. Đa số những người khi thức khuya sẽ có xu hướng ăn đêm. Ăn đêm nhiều sẽ khiến cho hệ tiêu hóa vốn đang khỏe mạnh sẽ bị suy yếu. Việc ăn quá no vào buổi tối hoặc đêm trước khi đi ngủ không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng của giấc ngủ, làm cho bạn cảm thấy khó ngủ hơn mà còn gây ra béo phì, đường ruột phải làm việc quá tải, tiết dịch vị thường xuyên gây đau dạ dày. Thức khuya sẽ khiến cho đường ruột của bạn vốn đang bị tổn thương lại càng gặp nhiều vấn đề hơn. Do đó hãy nghỉ ngơi đúng giờ, tránh làm việc quá khuya để bảo vệ sức khỏe cũng như bảo vệ chính đường ruột của bạn.
Việc thức khuya chắc chắn sẽ khiến bạn cũng có thói quen ăn khuya để bổ sung cho ban ngày không có thời gian ăn uống. Điều này rất không tốt cho sức khỏe, đặc biệt còn tạo nhiều áp lực cho dạ dày. Khi tiếp nhận thức ăn, dạ dày buộc phải tiết axit hydrochloric quá nhiều gây ra tình trạng viêm loét. Chưa kể, ăn khuya rất dễ ảnh hưởng đến giấc ngủ do đầy bụng và khiến bạn khó kiểm soát được cân nặng của mình.
-
Bên cạnh việc gây ảnh hưởng đến lá phổi và tim mạch, hút thuốc lá cũng gây nhiều nguy hại cho hệ tiêu hóa của bạn, đặc biệt là dạ dày. Đừng ngạc nhiên khi bạn bị viêm loét dạ dày dù chẳng bao giờ nhịn đói. Chỉ cần hút thuốc cũng đủ khiến dạ dày của bạn có nguy cơ mắc hàng tá bệnh lý khác nhau về đường tiêu hóa, bất kể bạn có lối sống ăn uống khoa học đến đâu.
Cụ thể, trong khói thuốc lá chứa hàm lượng chất độc nicotin rất cao, loại chất này đã được chứng minh là có khả năng kích thích và phá hủy thần kinh, cơ quan hô hấp và các bộ phận khác trong cơ thể. Ở những người bị viêm loét dạ dày tá tràng thì chất nicotin có trong khói thuốc lá khi được hít vào trong sẽ kích thích sản sinh nhiều chất cortisol - tác nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng và làm tăng nguy cơ mắc bệnh nếu như người bệnh có nhiễm vi khuẩn HP.
Hút thuốc lá khiến bệnh của bạn trở nên tồi tệ. Khi bạn hút quá nhiều có thể làm cho áp lực của cơ co bóp dưới thực quản giảm đi, làm yếu sức loại bỏ axit ở thực quản, làm cho thời gian niêm mạc thực đạo ở trong môi trường axit lâu, trực tiếp ảnh hưởng đến chức năng của tế bào mô.
Hút thuốc không chỉ làm tăng trào ngược thực quản dạ dày, mà còn thúc đẩy chức năng của cơ co bóp môn vị không thực hiện đầy đủ, và trào ngược dạ dày, tá tràng, làm tăng nồng độ lecithin tan trong máu và mật trong dạ dày. Từ đó làm trở ngại vết thương viêm thực quản lành lại. Hút thuốc là chủ động hay thụ động thì cũng rất nguy hiểm. Nó làm phần lớn các cơ quan trong...
Nhiều người có thói quen ăn xong thì hút 1 điếu thuốc, nhưng họ lại không ý thức được rằng ngay sau khi ăn, dạ dày và ruột co bóp mạnh, tuần hoàn máu tăng nhanh, vì vậy hút 1 điếu thuốc lá vào thời điểm sau ăn sẽ khiến cơ thể hấp thu lượng độc tố gấp 10 lần. Vậy nếu bạn cầm điếu thuốc, hãy bỏ nó đi nhé!