Top 10 Lợi ích tuyệt vời của Mè đen (vừng đen) đối với sức khoẻ và sắc đẹp
Mè đen có tốt không? Là băn khoăn của rất nhiều người. Bởi mè đen được biết là loại hạt chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể. Khi ăn mè đen hay ... xem thêm...uống sữa mè đen bạn sẽ có cảm giác béo ngậy. Nếu đang quan tâm về lợi ích của mè đen thì hãy tham khảo bài viết dưới đây của toplist nhé!
-
Sữa mè đen cũng được biết đến là một trong những phương thuốc hữu hiệu để chữa trị tình trạng tóc bạc sớm, tóc gãy rụng, khô sơ chân tóc. Một cốc sữa mè đen mỗi ngày sẽ giúp mái tóc của bạn thêm chắc khoẻ, bóng mượt đồng thời giảm đi các hiện tượng hư tổn tóc do sử dụng hoá chất.
Bạn có thể kết hợp hạt thủ ô đỏ cùng 500g mè đen rang khô rồi nghiền nhỏ, trộn với lượng đường trắng vừa đủ rồi bảo quản trong lọ kín dùng dần.Mỗi ngày dùng 1-2 thìa pha cùng với sữa ấm hoặc nước, uống vào buổi sáng và tối, liên tiếp ít nhất 6 tháng để sở hữu một mái tóc đen, suôn mượt.
-
Một trong những lợi ích khác của mè đen là từ nguồn chất béo lành mạnh tốt của chúng mà cơ thể bạn cần để sản xuất năng lượng để thực hiện nhiều quá trình sinh học và sinh lý quan trọng liên quan đến tim, cơ, tế bào máu và hệ thần kinh của bạn. Chất béo cũng cần thiết để hấp thụ các chất dinh dưỡng hòa tan trong chất béo và giúp cách nhiệt cơ thể của bạn.
Hạt mè đen không chứa chất béo chuyển hóa. Mỗi 2 muỗng canh, họ có 1,3 gam của chất béo bão hòa, mà bạn nên hạn chế đến dưới 10 phần trăm của tổng số calo hàng ngày của bạn, khuyến cáo Hướng dẫn chế độ ăn uống.
Hạt vừng chứa 50 đến 60% chất béo chất lượng cao, giàu axit béo không bão hòa đa (4 gam) và chất béo không bão hòa đơn (3,4 gam) trong mỗi 2 muỗng canh. Thay thế chất béo bão hòa cho chất béo không bão hòa có thể góp phần làm giảm cholesterol LDL (có hại), có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim tương đương với các loại thuốc giảm cholesterol.
-
Hạt vừng đen, trắng và dầu từ hạt có thể giúp ngăn ngừa bệnh tật nhờ tác dụng chống oxy hóa của chúng. Điều này có thể là do một nhóm các hợp chất phenylpropanoid trong vừng, cụ thể là các lignans trong vừng, bao gồm hai thành phần duy nhất - sesamin và sesamolin.
Những chất chống oxy hóa này cung cấp khả năng phòng thủ chống lại các gốc tự do có hại. Các gốc tự do là sản phẩm phụ của các chức năng trao đổi chất trong cơ thể bạn, chẳng hạn như tiêu hóa, và cũng có thể đến từ môi trường, chẳng hạn như chất ô nhiễm.
-
Sữa mè đen có tác dụng gì trong việc giảm cân? Sử dụng sữa mè đen mỗi ngày không chỉ giúp bạn giảm đi nồng độ choresterol trong máu mà còn giảm đi lượng mỡ thừa hỗ trợ cho quá trình đốt cháy calo, ngăn ngừa các tế bào mỡ phát sinh. Ngoài ra, sữa mè đen có giúp hỗ trợ tiêu hoá cho quá trình trao đổi chất và đào thải các chất độc trong cơ thể tố thơn.
Do có tính chất thanh mát nên khi sử dụng sữa mè đen sẽ giúp cho cơ thể bạn cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn, kể cả khi bạn đang trong quá trình giảm cân khắc nghiệt. Nếu muốn sở hữu làm da đẹp bạn có thể kết hợp cùng với đậu đỏ, đậu tương rang chín rồi xay nhuyễn để sử dụng hàng ngày. Lưu ý nên sử dụng hỗ hợp này trước bữa ăn một lần/ngày để giúp quá trình giảm cân, làm đẹp phát huy được tác dụng tốt nhất. -
Bài 1: Lấy 30g vừng đen giã nhỏ; cùng với gạo tẻ (chừng 50-60g) cho vào nước nấu nhừ thành cháo mà ăn. Món cháo này vừa có tác dụng lợi sữa, vừa nhuận tràng, thích hợp với phụ nữ sau khi sinh bị táo bón, và không đủ sữa cho con bú.
Bài 2: Vừng 30g giã nhỏ, tằm rang khô 10g nghiền vụn (có thể theo tỷ lệ này làm nhiều, bảo quản tốt để dùng dần). Cả 2 thứ đem trộn với đường đỏ (vị vừa ăn), đổ nước sôi vào, đậy nắp kín, sau 10 phút thì uống. Mỗi ngày uống 1 lần lúc đói. Chỉ uống 2 ngày là sữa bắt đầu ra, uống sau 4 ngày thì sữa ra đều và đủ cho con bú.
-
Sữa mè đen là một loại thức uống bổ dưỡng, chúng mang đến một nguồn vitamin và các chất dinh dưỡng dồi dào như: Protein, canxi, sắt, vitamin B1, phốt pho, manga,....Vì thế mà sử dụng sữa mè đen mỗi ngày giúp mang đến cho bạn những lợi ích tuyệt vời với sức khoẻ.
Lượng magie và các chất khác có trong sữa mè đen giúp ổn định huyết áp. Sắt có trong mè đen cũng là một trong những chất bổ dưỡng cực kỳ cần thiết cho máu và nên được bổ sung thường xuyên. Bên cạnh đó, phytosterol có trong mè đen cũng có tác dụng giảm đi cholesterol trong máu.
-
Hạt vừng có tính ngọt, tính bình, thường được dùng để chữa can thận suy yếu, ù tai, váng đầu, hoa mắt, chóng mặt, râu tóc bạc sớm; và nó cũng là bài thuốc khắc phục đại tiện bí tạo hữu hiệu.
Bài 1: Vừng đen 200g, hà thủ ô đỏ, kỳ tử, long nhãn, tang thầm (quả dâu), bá tử nhân (hạt trắc bá) mỗi vị 100g, mật ong vừa đủ. Tán bột làm viên, mỗi ngày uống 10-20 viên, có thể dùng ở dạng thuốc sắc liều thích hợp.
Bài 2: Vừng đen, đại táo, xuyên khung, đương quy, bá tử nhân, mỗi vị 8g. Thục địa, bạch thược mỗi vị 12g. Tất cả cho vào ấm sắc uống ngày một thang.
-
Vừng đen là món ăn bổ dưỡng của người dân Việt Nam. Trong ẩm thực, vừng đen được dùng để làm bánh, nấu chè, trộn nộm, chế biến cùng các loại hoa quả…Tuy nhiên, lợi ích của vừng đen khi chiết xuất còn giúp điều trị ung thư, kích thích sản sinh kháng thể…
Trong sữa mè đen có chứa rất nhiều các chất chống oxy hoá có khả năng ngừa các gốc tế bào tự do gây hại cho cơ thể. Bên cạnh đó, hạt mè đen còn có một nguồn chất xơ dồi dào giúp hỗ trợ đào thải các chất độc bám trong cơ thể. Cùng với một vài chất khác và chất xơ giúp làm giảm đi tỉ lệ ung thư ruột kết.
Theo thông báo của Đại học Chiang Mai, các nhà nghiên cứu của đại học miền Bắc Thái Lan khẳng định một hợp chất mang tên Sesamin chiết xuất từ hạt vừng đen, có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, đồng thời kích thích sản sinh kháng thể trong cơ thể người.
Sở dĩ có kết luận trên bởi các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Kỹ thuật mô và tế bào gốc thuộc Đại học Chiang Mai đã chiết xuất và thí nghiệm thành công Sesamin – hợp chất tự nhiên từ hạt vừng đen để sử dụng trong liệu pháp điều trị ung thư.
-
Do đặc tính chống viêm và chống oxy hóa được biết đến của nó, dầu mè đã được sử dụng trong một nghiên cứu để xem xét mối liên hệ giữa mè và chứng xơ vữa động mạch, một căn bệnh trong đó mảng bám tích tụ dọc theo thành động mạch của bạn. Vì LDL tăng cao là một yếu tố nguy cơ của bệnh xơ vữa động mạch, người ta cho rằng việc giảm cholesterol có thể làm giảm sự cố xơ vữa động mạch và hậu quả là nguy cơ mắc bệnh tim.
Kết luận, được công bố trên tạp chí Cureus vào tháng 7 năm 2017, báo cáo rằng dầu mè cho thấy hứa hẹn trong việc giảm cholesterol cao và chứng viêm, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Các nhà nghiên cứu khuyến nghị các nghiên cứu sâu hơn để điều tra khả năng sử dụng dầu hạt mè như một chất thay thế hoặc bổ sung cho các phương pháp điều trị truyền thống như statin và metformin.
-
Dùng vừng đen (mè đen) chữa đau dạ dày tại nhà được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Vừng đen không chỉ là loại thực phẩm mà còn chứa dược tính đa dạng, thường được dùng để điều trị một số vấn đề về tiêu hóa, trong đó có đau dạ dày.
Vừng đen (mè đen) là thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào bao gồm 40% axit béo không no, khoáng chất, vitamin thiết yếu. Bên cạnh đó, mè đen còn được dùng trong một số bài thuốc chữa bệnh và món ăn giúp bồi bổ sức khỏe. Theo ghi chép Y học cổ truyền, vừng đen (mè đen) có tính bình, vị ngọt, béo, thơm tác dụng bổ ích tinh tủy, nhuận tràng, khu phong, dưỡng huyết, bổ ích an thận, minh mục và bổ ngũ tạng. Do đó, nhân dân thường tận dụng vị thuốc này giúp giảm mệt mỏi, sáng mắt, phòng ngừa suy nhược, nâng cao thể trạng và chữa trị một số bệnh lý đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, tác dụng chữa bệnh của mè đen cũng đã được chứng minh trên phương diện khoa học. Theo đó, lượng axit béo có trong dược liệu có khả năng bôi trơn niêm mạc tá tràng, ruột già, dạ dày. Từ đó thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, cải thiện tình trạng chướng bụng, đầy hơi, đau vùng thượng – hạ vị âm ỉ.
Ngoài ra, vừng đen còn cung cấp lượng lớn chất xơ cho cơ thể. Chất xơ được xem là nguồn thức ăn của lợi khuẩn ở đường ruột, hỗ trợ hoạt động và phát triển của lợi khuẩn, ức chế hại khuẩn và cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột. Hơn nữa, các khoáng chất, axit amin, vitamin và các chất chống oxy hóa có trong dược liệu còn có công dụng chống viêm, cải thiện sức khỏe, điều hòa huyết áp và thúc đẩy hoạt động tiêu hóa.