Top 9 Lợi ích tuyệt nhất khi làm nhân viên bán hàng
Công việc bán hàng dù lớn hay nhỏ thì nó cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc sau này của các bạn. Các bạn nghĩ rằng bán hàng là một điều đơn giản và không ... xem thêm...có gì để học hỏi. Nhưng không như các bạn nghĩ, khi đi làm các bạn sẽ hiểu nhiều hơn về nó. Ví dụ làm công việc bán hàng cho shop quần áo thì chúng ta được tiếp xúc với nhiều khách hàng có nhu cầu khác nhau, áp lực về doanh thu,... thì bản thân phải tập thích nghi được với điều này, dần dần chúng ta sẽ có những kinh nghiệm riêng để áp dụng cho cuộc sống. Đặc biệt là các bạn sinh viên, nếu các bạn muốn bản thân "ma sát" nhiều hơn với cuộc sống thì hãy tìm một công việc làm thêm nào đó ví dụ như bán hàng chẳng hạn. Khi tiếp xúc thực tế bạn sẽ tích lũy và rèn luyện được cho mình rất nhiều điều hữu ích.
-
Khi đã làm một nhân viên bán hàng thì yêu cầu là phải biết ăn nói. Không ai là khi sinh ra đã có khả năng giao tiếp tốt, mà khả năng này cần có sự tiếp xúc và được mài dũa. Mỗi ngày một người bán hàng gặp biết bao nhiêu người khách hàng.
Mỗi người có hoàn cảnh, tính cách khác nhau, chính vì vậy người bán hàng sẽ học được cách nắm bắt, xử lý mọi tình huống nhanh và thông minh. Với công việc luôn vay vòng như thế bạn sẽ giúp bản thân đạt được những câu hỏi bám sát và trả lời lưu loát những thắc mắc của khách hàng.
-
Không chỉ học được cách giao tiếp tốt mà còn giúp cho người bán hàng rèn luyện khả năng đánh giá thị trường chuẩn. Xác định tốt đâu là khách hàng tiềm năng, khách hàng nhỏ, khách hàng lớn. Đánh giá phân tích được những thuận lợi và khó khăn của công ty. Hiểu rõ đối thủ cạnh tranh để có kế hoạch tạo nên sự khác biệt cho công ty mình. Nhằm giúp sản phẩm công ty đặt chỉ tiêu bán ra và được nhiều người biết đến.
Kinh nghiệm này sẽ rất tốt cho những bạn có ý định kinh doanh riêng sau này, dù ở bất cứ không gian nào bạn đều có cách đánh giá thông minh.
-
Nếu các bạn chỉ biết ở nhà hay chỉ biết học và học, ngại tiếp xúc với cuộc sống bên ngoài thì bạn không thể hiểu được con người bên ngoài phong phú thế nào.
Hãy thử bước ra khỏi vỏ bọc bước ra ngoài và bắt đầu học hỏi. Đơn giản như công việc bán hàng, mỗi ngày các nhân viên sẽ được tiếp xúc với nhiều khách hàng, không phải khách nào cũng dễ tính và biết thông cảm.
Mỗi khách hàng có mỗi tính cách, cách ứng xử riêng trong giao tiếp. Nhờ đó mà các bạn sẽ tích lũy được cho mình được nhiều kiến thức về con người. Chỉ cần nhìn ngôn ngữ cơ thể của khách là mình có thể đoán được tính cách của họ mà có cách tiếp xúc phù hợp. Đối với từng khách hàng dù khó hay dễ thì người bán hàng luôn có cách đưa sản phẩm của mình đến với mọi người.
-
Các bạn thường nghĩ bán hàng là một việc đơn giản, chỉ có nhiệm vụ đứng bán là xong việc, đó là cách nhìn nhận chưa đúng về công việc bán hàng. Người bán hàng là người theo sát gần khách hàng nhất, bởi vậy người bán hàng phải biết khách hàng cần gì ở sản phẩm mình. Từ đó vạch ra các chiến lược để hoàn thành mục tiêu doanh thu đề ra.
Các doanh nghiệp, công ty áp đặt doanh thu hàng tháng, từng tuần thậm chí từng ngày, bởi vậy đòi hỏi nguồn bán hàng phải có tư duy làm sao cho sản phẩm do mình đảm nhiệm được nhiều người biết đến. Cũng như chính bản thân người bán tự vạch ra cho mình mục tiêu riêng nhằm nâng cao hiệu quả năng lực bản thân.
-
Như top 3 mình đã nói về con người của xã hội. Khi ra ngoài thì không thể tránh khỏi những va chạm, đặc biệt nghiêm trọng hơn nếu những va chạm căng thẳng đó xuất hiện trong khi gặp khách hàng. "Khách hàng là thượng đế" bởi vì vậy nên khách luôn tự xem mình là thượng đế nên sẽ có rất nhiều tình huống "mất trật tự xảy ra".
Bởi vậy trong giao tiếp thế nào cho khéo léo, nhẫn nhịn để những vị khách nhất cũng phải gật đầu. Gặp càng nhiều tình huống khó thì các bạn sẽ rèn được cho mình tính kiên trì và nhẫn nhịn trong văn hóa ứng xử.
-
Doanh thu là áp lực lớn của người bán hàng, thường doanh thì sẽ áp vào hàng tháng cho từng nhóm và trưởng nhóm áp lại cho từng người. Đối với người bán hàng thì doanh thu của cá nhân cao hay thấp rất quan trọng, nếu không muốn chính mình tự đào thải bản thân thì phải luôn cố gắng để đạt mục tiêu thậm chí phải vượt qua cả mức đặt ra ban đầu.
Áp lực thứ 2 mà những bạn mới vào làm gặp phải đó là còn nhút nhát trong việc giao tiếp. Bởi vậy các bạn cần phải rèn luyện thật nhiều để phát huy được giá trị bản thân.
-
Cuối cùng đó là các bạn được sự tự tin. Tự tin trong công việc, trong cuộc sống là chìa khóa vạn năng của sự thành công. Khi bạn có sự tự tin thì điều đó sẽ toát ra thần thái, hãy nuôi dưỡng điều này trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên dù sự tự tin rất cần thiết cho công việc nhưng các bạn phải thể hiện ở thái độ vừa phải để mọi người hài lòng.
Dù chỉ là một công việc bán hàng nhỏ như ở shop quần áo, cafe,... thì các bạn đã dần hình thành sự tự tin và hãy "trang điểm" điều này thêm thật đẹp, hoành tráng,...
-
Ở môi trường làm việc nào cũng khó tránh khỏi những vấn đề phát sinh. Có thể là do bạn hoặc khách hàng gây ra nhưng chỉ cần bạn biết xử lý cho thật khôn khéo để không làm anh hưởng đến khách, đến uy tín nhà hàng. Nếu vấn đề xảy ra vượt quá khả năng của bạn, hãy nhờ đến sự trợ giúp của quản lí nhà hàng.
Vì vậy khi làm nhân viên bán hàng bạn sẽ có rất nhiều kỹ năng xử lý tình huống bạn gặp phải và bạn hãy áp dụng vào cuộc sống khi đó bạn sẽ không bỡ ngỡ trước những tình huống tương tự.
-
Nếu bạn là một người nhanh nhạy, tiếp thu tốt bạn sẽ sở hữu kĩ năng này một cách nhanh chóng. Bạn sẽ thấu hiểu được tâm lí khách hàng sau một thời gian làm việc vừa đủ. Khách đến nhà hàng gồm rất nhiều độ tuổi, sở thích, yêu cầu khác nhau nhưng nếu bạn nắm bắt tâm lí tốt bạn sẽ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ, uy tín của nhà hàng.
Từ đó bạn cũng thêm hiểu những người xung quanh, nắm bắt được nhu cầu, sở thích của mọi đối tượng, chắc chắn sẽ rất hữu ích với bạn trong cuộc sống.