Top 10 Lợi ích khi cha mẹ cho bé học vẽ từ sớm
Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh việc vẽ tranh mang đến lợi ích vô cùng lớn cho sự phát triển của trẻ. Các bậc phụ huynh liệu đã biết hết những lợi ích ... xem thêm...khi cho con tham gia học vẽ là gì chưa? Nếu chưa cùng Toplist đến ngay với bài viết các lợi ích khi cha mẹ cho bé học vẽ từ sớm.
-
Theo nghiên cứu của trường đại học Westminster, Vương quốc Anh, việc cho trẻ tiếp xúc với hội họa ngay từ nhỏ sẽ giúp trẻ thông minh hơn. 4-11 tuổi là giai đoạn não bộ của trẻ hoạt động tích cực so với người trưởng thành. Sự phát triển phụ thuộc vào gen và những trải nghiệm của bé trong cuộc sống hàng ngày. Tận dụng được giai đoạn "vàng" này sẽ giúp trẻ phát huy tối đa khả năng sáng tạo.
Hội họa là một trong những môn học kích thích sự sáng tạo, giúp trẻ thể hiện suy nghĩ, cụ thể hóa những điều trẻ quan sát. Thường xuyên vẽ tranh sẽ giúp trẻ nâng cao nhận thức, thị giác phát triển, tạo thói quen học hỏi, vận động, tư duy về hình khối, màu sắc, sự liên kết của các chủ thể trong một không gian,...
Việc được tự do cảm nhận thế giới xung quanh và truyền đạt lại thông qua tranh vẽ có khả năng giúp bé rèn luyện tư duy sáng tạo rất cao. Việc thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của mình bằng một bức tranh kích thích bé phải tìm tòi, sáng tạo hình ảnh và đặt vào đó những ý nghĩa tương đồng, điều này là điểm mấu chốt trong quá trình trẻ nâng cao trí tưởng tượng phong phú của mình.
Việc thể hiện sự sáng tạo qua vẽ tranh cũng khuyến khích trẻ tư duy và tìm kiếm những cách tiếp cận mới. Trẻ được khuyến khích suy nghĩ nhiều hơn về các phương pháp và kỹ thuật vẽ, tìm ra những giải pháp sáng tạo để thể hiện ý tưởng của mình. Qua quá trình này, trẻ phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo và khả năng tư duy linh hoạt.
-
Tư duy logic là một trong các yếu tố thiết yếu giúp giải quyết vấn đề trong cuộc sống và công việc. Trong khi nhiều người có thể nghĩ rằng lập luận logic là tài năng bẩm sinh, thực chất kỹ năng này có thể được rèn dũa nếu bạn biết cách trau dồi.
Bạn có còn nhớ cách mình say mê vẽ tranh nguệch ngoạc hay xây nhà lego khi còn nhỏ như thế nào không? Thật ra, đây là những hoạt động giúp bạn rèn luyện sức mạnh não bộ rất tốt đấy. Vậy nên, nếu muốn rèn luyện cách suy nghĩ logic cho trẻ, bạn nên cho trẻ bắt đầu sáng tạo nghệ thuật bằng cách vẽ tranh, viết truyện, sáng tác nhạc…
Hãy thỏa sức sáng tạo những gì bé thích chứ đừng lo lắng vì bất kỳ đánh giá nào của người khác dành cho bé nhé.
-
Tình yêu thiên nhiên, động vật, thế giới xung quanh thể hiện ở cách sống hòa hợp, gắn bó, rung động trước những cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ đó, biết giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên, biết yêu động vật, biết trân trọng thế giới xung quanh mình.
Khi trẻ có cơ hội được trực tiếp khám phá thế giới tự nhiên và tích lũy những gì mình thấy được, học được vào trong tranh sẽ giúp chúng hiểu hơn về cuộc sống và yêu thích thế giới xung quanh đặc biệt là thiên nhiên, động vật,...
Cha mẹ nên dành thời gian đưa trẻ đi khám phá nhiều hơn về cảnh vật thiên nhiên, trò chuyện với trẻ để hiểu con thêm và truyền đạt cho con những giá trị nội tâm tốt đẹp, cùng trẻ phát triển đam mê cũng như gắn kết tình cảm giữa cha mẹ và bé.
-
Khi vẽ tranh, trẻ phải quan sát thật kỹ mọi vật xung quanh cũng như phải nghĩ kỹ xem mình nên vẽ ra gì. Khi đó, trẻ phải quan sát và lưu trữ thông tin và thể hiện lại qua lăng kính của chính mình. Qua đó, có thể giúp trẻ có thể rèn luyện trí nhớ.
Để có thể không cần tranh/ mẫu mà vẫn có thể vẽ được những gì trẻ mong muốn. Điều đó cần khả năng nhớ lại của trẻ. Ví dụ như khi nhắc đến con mèo, trẻ có thể nhớ bạn mèo trông như thế nào. Nhưng để có thể vẽ lại trên giấy, bé sẽ cần nhớ nhiều hơn đến những đặc điểm nổi bật: Có đôi tai, Bộ ria, màu lông trắng/đen/vàng, có 4 chân … Việc thường xuyên tiếp nhận thông tin và nhớ lại là một trong những cách tốt nhất giúp trí não trẻ phát triển.
Dạy trẻ học vẽ từ khi còn nhỏ được xem là một phương pháp hiệu quả để rèn luyện trí nhớ và tăng cường khả năng quan sát của trẻ. Qua từng nét vẽ, trẻ cải thiện khả năng quan sát và tăng cường khả năng ghi nhớ của mình.
-
Ở mỗi độ tuổi, trẻ sẽ có một cách biểu hiện tư duy, cảm xúc qua tranh vẽ khác nhau, việc cho con tiếp cận vẽ từ sớm sẽ giúp quá trình rèn luyện kỹ năng vẽ tranh nhanh chóng đi vào quỹ đạo hơn.
Sống với đam mê là việc ta đặt trái tim và tâm hồn mình vào những hoạt động và mục tiêu mà ta đam mê, nơi mà niềm vui và sự hài lòng nảy sinh mỗi khi ta tham gia vào chúng. Việc trẻ thể hiện niềm ham thích, say mê mới một bộ môn nào đó ở tuổi mầm non là điều rất đáng được trân trọng và bảo vệ. Tuy không thể nào chắc chắn bé trưởng thành có trở thành một họa sĩ tài năng hay không, nhưng việc có được một sở thích và hết lòng với nó cũng là một cơ hội để trẻ phát huy năng lực của bản thân.
Các bậc phụ huynh nên đồng hành và khuyến khích trẻ phát huy tối đa sở thích của mình, dạy trẻ sống và làm việc cống hiến cho đam mê từ sớm cũng sẽ giúp trẻ chạm một tay đến sự thành công trong tương lai không xa.
-
Ngày nay, việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ rất được coi trọng. Cùng với kịch, âm nhạc… thì vẽ tranh cũng là hoạt động nghệ thuật được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Thông qua hội họa, các con có thể tự do sáng tạo và thể hiện thế giới nội tâm của mình.
Trẻ có một trí tưởng tượng phong phú là một trong những yếu tố giúp con tăng khả năng sáng tạo và truyền đạt suy nghĩ của mình. Khi chúng đang tưởng tượng, chúng có thể tự hình thành các kịch bản và chơi giả vờ. Từ đó, giúp cho trẻ trở nên độc lập hơn và tiến bộ hơn cho sau này. Bên cạnh đó, khi vẽ trẻ có thể lựa chọn màu sắc phù hợp cho bức tranh làm cho bức tranh trở lên hài hòa. Khi đó, trẻ đã nhận ra được cái đẹp, bố mẹ có thể nhận ra được năng khiếu cũng như gu thẩm mỹ của con mình.
-
Chúng ta biết rằng, những hoạt động giải trí thường mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn nhiều cho con người. Đối với trẻ em, có nhiều cảm nhận về cuộc sống nhưng chưa thể diễn đạt tốt thường thể hiện cảm xúc của mình bằng cách vẽ tranh. Nhờ đó mà trẻ cảm thấy phấn chấn hơn, thoải mái hơn.
Khi trẻ vẽ tranh, có thể theo nhiều bức tranh lộn xộn, không đầu không cuối nhưng lại xuất phát từ trí nhớ, khả năng tưởng tượng của trẻ. Chính vì vậy, vẽ tranh giúp trẻ nhớ lâu hơn, hình thành kỹ năng quan sát thế giới xung quanh. Và cũng thông qua vẽ tranh, trẻ thể hiện được tâm tư, tình cảm, cảm xúc của mình đối với cuộc sống con người xung quanh.
Bức tranh chính là sự thể hiện cảm xúc của trẻ. Bởi vì, vẽ tranh chính là một loại hình nghệ thuật giống như âm nhạc, khiêu vũ và nó thể hiện cảm xúc của con người. Tranh chính là sự biểu hiện cảm xúc cá nhân bên trong. Nhìn vào tác phẩm đó, chúng ta có thể thấy được tâm trạng cũng như những suy nghĩ của con.Vậy nên, việc cho trẻ học vẽ từ sớm có nghĩa là bạn đã tặng cho con mình cơ hội được trang bị kỹ năng cần thiết ngay từ bé. Từ những nét vẽ nguệch ngoạc đây đều là những điều tuyệt vời mà trẻ đã thể hiện ra cho bạn biết.
-
Trẻ sẽ quan sát thật kĩ xem hình dạng của sự vật như thế nào. Có đặc điểm gì khác với những sự vật khác. Màu sắc có giống với màu trẻ yêu thích hay không. Còn khi trẻ phải tự sáng tạo để vẽ 1 bức tranh, nó đồng nghĩa với việc trẻ đã nhớ về sự vật đó thông qua việc quan sát vật đó rất nhiều lần.
Khi con của bạn chỉ vào một hình vẽ “kỳ lạ” trong bức tranh của mình và nói rằng đó là một nàng tiên, một nhân vật trong cổ tích, siêu nhân hoặc vô địch, hãy tin tưởng và không nghi ngờ con. Mặc dù bức tranh có thể hơi lộn xộn và hình ảnh có chút khó hiểu, nhưng bạn có biết rằng trong thế giới nhận thức của trẻ, những thứ chúng ta thấy hàng ngày thường xuất hiện dưới dạng và vai trò nào không?
Thực tế, đó chính là khả năng quan sát của trẻ. Trẻ không bị ràng buộc bởi những giới hạn cố định, do đó chúng có thể chú ý đến các chi tiết mà nhiều người lớn không thể nhìn thấy. Thế giới tư duy của trẻ đôi khi còn nhạy cảm hơn so với người lớn. -
Giai đoạn từ 0-6 tuổi là thời kỳ trẻ phát triển những cảm xúc tích cực đầu tiên khi tiếp xúc trực tiếp với cái đẹp, với màu sắc sinh động của mọi thứ xung quanh. Với trẻ nhỏ, vẽ tranh không chỉ đem lại niềm vui, sự khéo léo hay tư duy bay bổng, mà còn mang lại nhiều kỹ năng quan trọng khác trong sự phát triển của bé, trong đó có giúp phát triển khả năng vận động.
Việc cầm cọ hay vẽ nguệch ngoạc lên giấy bằng bút màu, tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất cần thiết đối với sự phát triển kỹ năng vận động tinh ở trẻ nhỏ. Việc chú trọng cho bé vẽ, tô màu và tập sử dụng kéo làm thủ công sẽ giúp bé rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay, cần thiết để bé tập viết sau này.
-
Một trong nhiều điều đặc biệt mà các thầy cô của mảng mỹ thuật thiếu nhi, là được lắng nghe trẻ kể về một ngày của mình trải nghiệm những gì? Tuần này của trẻ dài như thế nào. Vẽ tranh và trò chuyện cùng thầy cô luôn là khoảng thời gian vui vẻ nhất trong tuần. Các bạn không chỉ được chia sẻ với giáo viên mà còn được nói và nghe những câu chuyện của các bạn học chung. Chỉ riêng việc chia sẻ và được chia sẻ đã giúp trẻ giảm stress rất rất nhiều rồi.
Và cũng thông qua vẽ tranh, trẻ sẽ cảm thấy phấn chấn hơn. Diest Wehbe – Nhà giáo dục học nổi tiếng của Anh đã chỉ ra rằng việc ngồi vẽ tranh một giờ sẽ tốt hơn so với việc ngồi xem chương trình giải trí trong 9 giờ. Đó cũng chính là lý do mà rất nhiều nhà tâm lý học thường cho phép bệnh nhân của mình ngồi vẽ vì đây là một cách điều trị rất tốt.
Bằng cách nhìn và phân tích các bức tranh của trẻ em, các chuyên gia sẽ tìm ra được nguyên nhân cũng như cách điều trị hoặc nhìn nhận tâm lý của đứa trẻ. Ví dụ, khi bạn nhìn thấy một bức tranh với những đường kẻ cứng nhắc, chồng chéo và màu sắc mờ nhạt, bạn có thể biết rằng trẻ đang có tâm trạng không tốt. Ngược lại, nếu bức tranh đó là những đường nét nhẹ nhàng, màu sắc phong phú và sắc nét thì chứng tỏ tâm lý trẻ đang rất ổn định.