Top 10 Lợi ích của việc sinh thường các mẹ bầu nên biết
Sinh con là thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ. Với sự phát triển không ngừng của y học hiện đại ngày nay thì các mẹ có thể chủ động lựa chọn giữa sinh ... xem thêm...thường và sinh mổ. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của những người đi trước hay các bác sĩ lâu năm trong nghề thì việc sinh thường vẫn được khuyến khích, tại sao lại như vậy? Cùng Toplist tìm hiểu những lý do mẹ bầu nên lựa chọn sinh thường ngay sau đây nhé!
-
Phụ nữ chọn đẻ thường tự nhiên thường sẽ phục hồi rất nhanh sau ca sinh nở bởi vì không bị ảnh hưởng bởi bất cứ loại thuốc gây mê, gây tê nào hay bị mắc kẹt bởi những ống thuốc tiêm, truyền gắn trên cơ thể. Họ có thể ngồi dậy, đứng lên đi lại sớm và sẽ nhanh phục hồi hơn.
Nếu sinh thường và không bắt gặp bất kì vấn đề gì về sức khỏe thì sau sinh các mẹ bầu chỉ phải nằm viện khoảng 2 – 3 ngày là được về với gia đình. Điều này giúp tiết kiệm chi phí khi sinh nở, đồng thời tạo tâm lý thoải mái hậu sản để các mẹ chuẩn bị tinh thần tốt nhất cho việc chăm sóc em bé trong quãng thời gian sắp tới.
-
Nếu như cảm giác đau đớn khi sinh thường thật khó có thể diễn tả thành lời thì sau khi sinh thời gian đau rất ngắn, sức khỏe hồi phục nhanh, mẹ có thể tự chăm sóc bản thân và vệ sinh cá nhân nên điều kiện để chăm sóc và nuôi dưỡng bé yêu tốt hơn.
Trái lại, sinh mổ diễn ra nhanh chóng nhưng sau sinh mới là quãng thời gian kinh hoàng vì thuốc tê hết tác dụng, một số trường hợp không chăm sóc đúng cách còn bị nhiễm trùng vết thương, ốm sốt rất ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.
-
Khi sinh thường có thể khiến cửa âm đạo mở rộng, có lợi cho bài tiết sản dịch và cũng có lợi cho việc hồi phục tử cung sau khi đẻ, các dịch sản được lưu thông tốt hơn vì thế sau sinh các mẹ sẽ không phải đối mặt với bệnh viêm nội mạc tử cung. Không bị mất đi cảm giác hay sự tỉnh táo, người mẹ sẽ hoàn toàn chủ động trong khi quá trình sinh - vì vậy có thể đi lại tự do, tìm kiếm những tư thế giúp bạn thoải mái khi đau đẻ và chủ động rặn đẻ.
Đồng thời tác dụng phụ của các loại thuốc tê, thuốc gây mê sẽ không có cơ hội bùng phát và gây ra các bất thường trên cơ thể. Ngoài ra, mẹ bầu không phải lo lắng hay quan ngại về việc nhiễm trùng vết mổ hay các biến chứng nguy hiểm khác.
-
Đa số các trường hợp sau sinh mổ phải dùng thuốc kháng sinh để chống viêm nhiễm nên ảnh hưởng tới chất lượng sữa mất sữa hoặc chậm sữa từ 7 - 10 ngày từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển đầy đủ và toàn diện của trẻ sơ sinh. Có nhiều trường hợp mẹ bầu sinh mổ và bị tác dụng của thuốc kháng sinh để vết mổ nhanh lành nên bị mất sữa, không thể thực hiện việc nuôi con bằng sữa mẹ, đây sẽ là một tổn thất rất lớn cho sự phát triển toàn diện của bé cũng như tình cảm mẹ con vì việc nuôi con bằng sữa mẹ, cho con bú cũng là một cách thức hiệu quả nhằm gắn kết tình mẫu tử đấy.
Trong khi đó việc sinh mổ hoàn toàn không gây hại đến chất lượng sữa mẹ, nếu sức khỏe mẹ ổn định thì sẽ đảm bảo đủ sữa để nuôi bé và giúp bé khỏe mạnh, phát triển toàn diện và đầy đủ.Trẻ sinh thường được chứng minh là dễ dàng bú mẹ ngay sau sinh hơn những trẻ được sinh bằng phương pháp đẻ mổ. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, mẹ đẻ thường cũng sẽ có sữa về sớm hơn mẹ đẻ mổ. Chị em cần biết rằng, sữa về sớm ngay sau sinh nở là vô cùng quan trọng vì sữa này rất có lợi cho bé.
-
Sau khi sinh con, hầu hết chị em phụ nữ thường khổ sở về ngoại hình của mình: thừa cân, bụng xệ, những vết rạn da… Nhiều chị em lâm vào tình trạng “sốc toàn tập” vì sự thay đổi của cơ thể, nhất là đối với các chị em mới sinh lần đầu. Việc sinh thường sẽ giúp mẹ bầu thuận tiện hơn trong việc phục hồi vẻ đẹp của làn da, sự thon gọn của cơ thể và độ co khít của cổ tử cung sau sinh bằng các biện pháp xông, hơ truyền thống mà những người sinh mổ không thực hiện được vì nó sẽ ảnh hưởng đến vết mổ gây nhiễm trùng và các biến chứng khác.
Chính vì vậy các bà mẹ sinh thường sau khi sinh thường trẻ đẹp hơn những người sinh mổ. Sau khi mẹ sinh thường cũng có thể chủ động có thai lại lần 2 nếu muốn còn sinh một thì phải đảm bảo thời gian ít nhất là 3 năm bạn mới có thể sinh lại, và khi bạn sinh mổ lần đầu rồi thì lần thứ 2 bạn bắt buộc phải sinh mổ đấy.
-
Như các mẹ đã biết bục vết sẹo mổ cũ là tai biến sản khoa, thường gặp ở những thai phụ đã từng phẫu thuật lấy thai. Trên thực tế, vết sẹo sinh mổ cũ ở trên tử cung sẽ tiếp tục được củng cố, ngày càng dày lên và có thể gây ra tình trạng bục vết mổ trong quá trình chuyển dạ tự nhiên. Bục sẹo mổ cũ tử cung trong thai kỳ thường xảy ra khi chuyển dạ sinh, đặc biệt khi có cơn co mạnh hoặc lúc rặn sinh nên thường phải sinh bằng thủ thuật khi đủ điều kiện. Dấu hiệu để nhận biết tình trạng này là bệnh nhân sẽ thấy đau nhói ở vùng tử cung thường ở chỗ vết mổ cũ gây nguy hiểm tính mạng cho cả mẹ và con. Vì vậy sinh thường sẽ an toàn hơn và mẹ có thể chủ động hơn.
Sau sinh thường nếu mong muốn có con thì bạn có thể hoàn toàn chủ động trong khi đó nếu trải qua kì sinh mổ thì bạn phải giữ ít nhất 3 năm sau mới được mang thai lại. Một điều lưu ý đặc biệt nữa là lần đầu sinh mổ thì lần sinh kế tiếp cũng bắt buộc phải sinh mổ đó.
-
Làm tê ngoài màng cứng có thể gây giảm huyết áp đột ngột cho mẹ, có nghĩa là máu giàu oxy được bơm cho bé sẽ ít đi. Điều này có thể dẫn đến suy thai và nhiều bác sĩ sẽ đề nghị sinh mổ.
Sau khi gây tê ngoài màng cứng, trẻ ít tỉnh táo hơn, ít có khả năng tự định hướng và ít vận động một cách có tổ chức trong một tháng sau khi sinh. Cơ thể bạn và nhau thai giúp em bé loại bỏ độc tố khi bé ở trong tử cung của bạn. Tuy nhiên, một khi bé ra đời, chức năng gan của chính bé giúp bé làm việc này – điều đó có nghĩa là đôi khi phải mất nhiều thời gian hơn để em bé thoát khỏi thuốc và độc tố trong cơ thể chúng.
Thuốc giảm đau cũng có thể gây ra các tác dụng phụ ở trẻ, bao gồm:
- Suy nhược hệ thống thần kinh trung ương
- Suy hô hấp
- Không đủ sữa cho con bú sớm
- Thay đổi hành vi thần kinh
- Giảm khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể
- Vì những tác dụng phụ này, bé có thể cần thêm thuốc.
-
Khi không sử dụng thuốc trong quá trình sinh nở, phụ nữ rất tỉnh táo và có những trải nghiệm chân thực hơn. Thuốc giảm đau thường làm giác quan của phụ nữ trở nên mơ hồ. Nhiều người không hài lòng về quá trình sinh nở khi họ không thể hoàn toàn tỉnh táo để chào đón con của mình.
Với việc dễ dàng cho con bú ngay sau sinh sẽ giúp kết nối tình mẹ con sớm hơn các mẹ sinh mổ. Rất nhiều trường hợp sau sinh mổ vì quá đau đớn mà không thể bế con hoặc cho con bú theo dự định ban đầu. Cần nhấn mạnh rằng việc cho con bú càng sớm thì càng tốt sau sinh.
-
Thường xuyên theo dõi ngoài màng cứng, IV hoặc theo dõi thai nhi liên tục bằng máy (EFM) có nghĩa là bạn sẽ bị bó hẹp trên giường, không thể đi lại hoặc thay đổi tư thế khi cần – trong khi điều đó là rất có ích. Nhiều bà mẹ không nhận ra rằng họ sẽ được đặt ống thông một khi tiêm ngoài màng cứng nên quên đi mất việc chuyển dạ.
Sinh con tự nhiên cho phép bạn di chuyển tự do và điều khiển được cơ thể để phục vụ cho việc sinh em bé. Tự do di chuyển giúp chuyển dạ nhanh dễ dàng hơn, và đôi khi là nhanh hơn. Phụ nữ đi bộ và thay đổi tư thế trong khi chuyển dạ làm tăng sự thoải mái, có nhiều khả năng sinh thường được, và có ý thức kiểm soát tốt hơn trải nghiệm của họ. Tự do ăn uống trong khi chuyển dạ là một cách khác để quá trình sinh thường được diễn ra thuận lợi. Một người phụ nữ được ăn uống đầy đủ sẽ có đủ sức khỏe để vượt cạn. -
Sinh con tự nhiên giúp bé có đường ruột khỏe mạnh. Vi khuẩn đường ruột đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì hệ thống miễn dịch mạnh mẽ và hệ tiêu hóa. Trẻ sinh ra theo đường âm đạo có hệ thực vật đường ruột đa dạng hơn so với sinh mổ.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ được sinh mổ có hệ thực vật đường ruột ít đa dạng hơn và có nhiều khả năng có vi khuẩn gây hại cho da như Staph và Strep thường xuất hiện trên da. Những em bé sinh mổ không phải tiếp xúc với vi khuẩn âm đạo nhưng thay vào đó, chúng lại dễ bị gây hại bởi vi khuẩn trong phòng phẫu thuật từ da mẹ hay da của những người hộ sinh. Nuôi con bằng sữa mẹ là một cách giúp em bé phát triển đường ruột khỏe mạnh, vì vậy việc cho con bú càng trở nên quan trọng hơn sau khi sinh mổ.