Top 6 Lợi ích của việc cho trẻ đi học trường mầm non từ sớm
Theo các chuyên gia tâm lý, hiện nay, chưa có một độ tuổi thống nhất thích hợp cho bé đi nhà trẻ; điều này phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình, mức độ nhận biết ... xem thêm...và khả năng hòa nhập của trẻ. Tuy nhiên, từ 10 - 18 tháng tuổi được xem là “độ tuổi vàng” để trẻ phát triển tính cách, khả năng giao tiếp xã hội. Do vậy, việc cho trẻ đi học sớm sẽ có một số lợi ích nhất định. Dưới đây, Toplist xin giới thiệu đến bạn những lợi ích khi cho trẻ đi học mầm non sớm.
-
Thực tế cho thấy rằng, các bé đi nhà trẻ sớm sẽ hòa nhập nhanh hơn, được các cô giáo chăm sóc tốt hơn bởi đó là những người được đào tạo về kỹ năng chăm sóc, yêu thương, dạy dỗ… Đến với trường mầm non, các con sẽ được trang bị rất kỹ những kỹ năng cần thiết từ việc vệ sinh cá nhân đến những hoạt động sinh hoạt thường ngày, chuẩn bị cho việc đi học sau này một cách tốt nhất.
Khi đến trường, trẻ sẽ được tiếp cận với một lộ trình giáo dục khoa học hơn, phù hợp với năng lực của trẻ. Không chỉ nâng cao về mặt kiến thức mà trẻ còn được dạy dỗ về các kỹ năng, cách ứng xử, bố mẹ sẽ thấy con ngoan hơn, lễ phép hơn theo từng ngày.
Ngoài ra, ở trường các bé sẽ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng do các đầu bếp lên thực đơn hàng ngày, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ có những tư vấn kịp thời cho sức khỏe của bé. Bé cũng được thay đổi khẩu phần ăn thường xuyên theo chế độ khoa học theo nhu cầu ăn của bé nên các bé đa số rất thích và ăn rất ngon miệng.
-
Khi đi học mầm non, trẻ sẽ được làm quen và trải nghiệm môi trường học tập có bạn bè, cô giáo. Điều này sẽ giúp bé nâng cao sự học hỏi, biết cách chia sẻ, từ đó dần hoàn thiện tính cách và khả năng giao tiếp.
Trong môi trường mầm non bé được vui chơi, kết bạn, khám phá nhiều sự vật hiện tượng, giúp trẻ khám phá bản thân, bộc lộ được thiên hướng cá nhân. Trẻ sẽ sớm học được cách hòa mình vào tập thể, giúp hình thành thói quen làm việc nhóm sau này.
Chính điều này giúp trẻ tiếp xúc và dần dần hình thành những kỹ năng sống cần thiết một cách tự nhiên nhất. Ngoài vấn đề học hỏi được cô giáo bạn còn học hỏi được bạn bè xung quanh như cách ăn mặc, cách nói chuyện....Bé sẽ nói chuyện khá là thay đổi sau một thời gian đi học. Theo nhiều nghiên cứu trẻ đi học mẫu giáo sẽ có khả năng nhận thức tốt và tiếp thu nhanh hơn. Việc học đi, học nói của trẻ sẽ được diễn ra sớm và hiệu quả hơn đối với những bé cùng độ tuổi không được đi học.
-
Đi nhà trẻ sớm, trẻ được chăm nom, dạy dỗ đúng cách từ những cô giáo được đào tạo với kỹ năng chuyên môn cao. Vì vậy mà trẻ sẽ rất nhanh biết nói, nhanh biết đi và nhận thức được nhiều hơn. Bên cạnh đó, đến trường mầm non, trẻ sẽ được vui chơi với nhiều bạn bè hơn, tăng khả năng giao tiếp và nhạy bén. Đồng thời, ở trường cũng sẽ có nhiều đồ chơi và hoạt động sinh hoạt nên chắc chắn sẽ vui hơn việc ở nhà một mình với giúp việc hoặc ông bà.
Trẻ sẽ sớm học được cách hòa đồng với tập thể, hình thành thói quen tiếp xúc nơi đông người. Đặc biệt, ở trường mầm non, con được học nói, học hát, đọc thơ, kể chuyện,… Những hoạt động này rất tốt trong việc kích thích phát triển trí tuệ của trẻ, đặc biệt trong giai đoạn vàng từ 0 đến 5 tuổi.
Bên cạnh môi trường học tập thân thiện, hiện đại, an toàn, chương trình học mầm non còn giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo thông qua các hoạt động khéo tay hay làm, các bộ môn năng khiếu, sinh hoạt vui chơi tại lớp và ngoài trời.
-
Tự lập là một trong những đặc điểm quan trọng trong sự phát triển lành mạnh của trẻ. Tự lập có thể giúp bé biết cách xử lý những thất bại, áp lực, thách thức khác nhau trong suốt cuộc đời. Nuôi dưỡng sự tự tin, tự giác cho trẻ giống như xây dựng một bộ đệm cho bé bật nhảy cao hơn trong tương lai, theo Very Well Family.
Trẻ ở nhà thường rất dễ ỷ lại, sinh ra tính mè nheo và nhõng nhẽo. Nhưng đi học, con không thể ỷ lại mà phải tự lập. Dưới sự động viên của giáo viên và sự cổ vũ của bạn bè bé sẽ có tinh thần tự làm nhiều công việc phục vụ cho bản thân mà không dựa vào các bậc cha mẹ như tự đi giày dép, mặc áo khoác khi ra ngoài, tự dọn đồ chơi, tự chơi nữa và rửa tay khi tay bẩn hoặc trước bữa ăn mà không cần ai giúp đỡ. Sự tự lập cũng khiến bé hình thành những thói quen tốt, lối tư duy chủ động, sẵn sàng đương đầu với khó khăn chứ không rụt rè ỷ lại.
Tự lập giúp bé chín chắn, trưởng thành hơn. Làm việc gì cũng chu toàn, đem lại kết quả tốt nhất. Hơn nữa, khi xa khỏi vòng tay bố mẹ, có tính tự lập thì bé có thể tự lo cho bản thân một cách tốt nhất.
-
Trẻ 12 đến 18 tháng tuổi, mức độ quấn bố mẹ hay ông bà chưa quá cao. Do đó, việc gửi con cho các cô giáo dễ dàng hơn rất nhiều. Trẻ sớm học được tính tự lập, tự giác, thì lớn lên, trẻ càng dễ chủ động trong sinh hoạt và học tập. Ở môi trường có nhiều bạn đồng lứa và với kỹ năng nuôi dạy trẻ của các giáo viên trẻ dễ vượt qua những cảm xúc bỡ ngỡ, làm quen với các kỹ năng xã hội và phát triển thể chất khi được vui chơi suốt một ngày ở trường. Theo đó, các con học được cách kiểm soát tình cảm, biết hòa nhập với môi trường mới - cơ hội và là điều kiện để con học tập, phát triển sau này.
Cho trẻ đi học mầm non sớm cũng là một trong những cách giúp bố mẹ đỡ vất vả hơn trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con. Mặt khác, bé sẽ còn được học rất nhiều điều bổ ích và phát triển một cách toàn diện đúng cách và khoa học.
Theo Th.S, Chuyên gia tâm lý Chu Thị Hoài (BV Phục hồi chức năng Hà Tĩnh) cho rằng: “Từ 1- 3 tuổi là giai đoạn bé bắt đầu phát triển mạnh về các giác quan và nhận thức, vì vậy từ 1 tuổi trở lên là thời điểm thích hợp gửi bé đến nhà trẻ, lúc này bé đã nói chuyện rõ ràng và bắt đầu có nhu cầu kết bạn.
Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tế cho thấy, trẻ từ 16 - 24 tháng là thời điểm thích hợp nhất để đi lớp. Lứa tuổi đó các bé đã cứng cáp, ăn uống sinh hoạt tốt, có khả năng thích nghi với môi trường mới tốt, ham thích học hỏi và vui chơi. Còn nếu để 3 tuổi mới tới lớp thì khá muộn, vì khi đó bé đã có thể có tư tưởng và hành động "chống đối" việc đi lớp khi phải thay đổi môi trường mới, cũng như việc tiếp nhận các thông tin bên ngoài sẽ khó khăn hơn”. -
Hiện nay, một số phụ huynh vẫn đang có tâm lý chưa muốn cho các con đi nhà trẻ sớm. Phần nhiều để ông bà chăm sóc hoặc thuê người giúp việc. Điều này sẽ hạn chế khả năng giao tiếp, nhận thức của bé. Bởi người giúp việc thường không chỉ mỗi nhiệm vụ trông trẻ, mà còn phải dọp dẹp nhà cửa… hay khi bé quấy khóc, biếng ăn lại bật tivi, smartphone để dỗ dành bé. Từ đó, tạo tâm lý ỷ lại, phụ thuộc nhiều vào tivi, smartphone có một số trường hợp dẫn đến “nghiện”.
Thực tế, ông bà hay giúp việc đều có cách chăm sóc, yêu thương trẻ tốt, tuy nhiên, không phải ông bà hay người giúp việc nào cũng là “chuyên gia”, họ không qua đào tạo kỹ năng chăm sóc trẻ, không thể dạy trẻ những kỹ năng cần thiết để chuẩn bị cho việc đi học sau này.Khi đi học, trẻ sẽ được các giáo viên chăm sóc theo quy trình, khoa học hơn để bé phát triển đúng độ tuổi về mặt tư duy, tình cảm xã hội cũng như năng lực sáng tạo cá nhân. Ở trường học, giáo viên sẽ có những bài giảng với các kiến thức phù hợp với lộ trình của trẻ. Bố mẹ sẽ thấy con đi lớp về ngoan hơn, học được nhiều kỹ năng hơn, đặc biệt là tiến bộ hơn hẳn qua từng giai đoạn.
Việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng do các đầu bếp lên thực đơn hàng ngày, cộng với chế độ ăn, ngủ, nghỉ và vui chơi đúng nhịp, đúng độ tuổi cũng là yếu tố quan trọng để các em được lớn khôn tự nhiên, đúng cách.