Top 13 Loài vật có nọc độc nguy hiểm nhất thế giới

Nobi Ta 1037 0 Báo lỗi

Trong thế giới loài vật, có không ít loài có chứa nọc độc trong cơ thể với những tác dụng như tấn công con mồi, tiêu diệt kẻ thù, bảo vệ bản thân. Đa số những ... xem thêm...

  1. Top 1

    Nhện

    Nhện là một bộ động vật săn mồi, không xương sống thuộc lớp hình nhện; cơ thể chỉ có hai phần, tám chân, miệng không hàm nhai, không cánh - cùng lớp Arachnid với bọ cạp, ve bét.... Có rất nhiều các loại nhện khác nhau, một số không có độc còn số còn lại cực độc.


    Nhện tuy là loài vật nhỏ bé nhưng nọc độc của chúng vô cùng lợi hại và có thể giết chết một người trưởng thành chỉ trong vài phút. Một số loài nhện độc phổ biến được biết đến như nhện cát, nhện góa phụ đen, nhện túi vàng, nhện chuột,... Nọc độc của loài nhện khi vào cơ thể người có thể gây nên những triệu chứng như hoại tử cơ, vỡ mạch máu, phá hủy mô, suy hô hấp và dẫn đến tử vong nhanh chóng.

    Nhện cát
    Nhện cát

  2. Rắn hổ mang thuộc họ rắn hổ, là một trong những loài có nọc độc nguy hiểm nhất. Phần lớn các trường hợp con người bị rắn hổ mang cắn là do bắt rắn hoặc trêu rắn. Chất độc của rắn hổ mang gây ra tình trạng tê liệt hệ thần kinh, buồn ngủ, mất ý thức, khó thở, có thể dẫn đến suy hô hấp, choáng, tụt huyết áp và tử vong do trụy tim mạch. Theo ước tính, lượng nọc độc tiết ra trong một vết cắn có khả năng gây tử vong cho khoảng 20 – 30 người trưởng thành nếu không được chữa trị.


    Một lượng lớn chất kháng nọc độc có thể đủ để đảo ngược sự tiến triển triệu chứng trúng độc khi bị rắn cắn. Nọc độc tấn công hệ thần kinh trung ương của nạn nhân, dẫn đến đau nhức, mờ mắt, chóng mặt, buồn ngủ, và cuối cùng tê liệt. Nếu tình trạng nghiêm trọng, chất độc tiến đến hệ tuần hoàn, nạn nhân rơi vào trạng thái hôn mê. Tử vong nhanh chóng do bị suy hô hấp.


    Hơn nữa, nạn nhân còn có thể suy thận theo một vài quan sát vết cắn thí nghiệm mặc dù khả năng này không phổ biến. Vết cắn của rắn hổ mang có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng chỉ sau 30 phút. Độc rắn hổ mang thậm chí được ghi nhận có khả năng giết chết một con voi trưởng thành trong vòng vài giờ

    Rắn hổ mang
    Rắn hổ mang
  3. Họ rắn lục có răng nanh dài, vuông góc, gấp theo hai bên xoang hàm dưới, khi bị tấn công mới giương lên. Nọc độc của rắn lục có chứa men tiền đông gây chảy máu khó cầm. Đồng thời, chất độc của họ rắn lục còn gây các triệu chứng như đông máu nội mạch lan tỏa, suy thận, sốc, hạ đường huyết,...


    Nọc độc của chúng có chứa độc tố Hemotoxin rất mạnh. Khi bị rắn lục xanh cắn, nạn nhân sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn ở vị trí vết thương. Cơn đau sẽ không giảm cho đến 24h sau khi bị rắn cắn. Chỉ trong vài phút sau khi cắn, vị trí vết thương sẽ sưng lên nhanh chóng, da và cơ sẽ bị hoại tử. Đồng thời, phần thịt xung quanh vết thương sẽ nhanh chóng bị chết và biến thành màu đen để vết cắn sẽ hiện rõ.

    Rắn lục
    Rắn lục
  4. Chất độc của một số loài bò cạp có thể khiến con mồi hoặc kẻ thù co giật, sùi nước bọt, tiêu tiểu không tự chủ cho đến khi tử vong. Trong nọc độc của các loài bò cạp có chứa chất Hemiscorpius lepturus gây hủy hoại tế bào, tê liệt hệ thần kinh. Loài bò cạp giết người nhiều nhất là Androctonus australis hoặc bò cạp đuôi béo Bắc Phi.


    Với độ phóng xa tầm 1m, nọc độc của chúng có thể gây mù tạm thời hoặc vĩnh viễn với kẻ thù hoặc con mồi. Nọc độc của nó có độ độc cực mạnh. Triệu chứng thường là đổ mồ hôi và đau nhức dữ dội, chảy nước dãi, co giật cơ bắp, loạn nhịp tim có thể xảy ra trong một phần ba trường hợp.

    Bò cạp độc
    Bò cạp độc
  5. Có những loài sứa không hề gây hại, nhưng cũng có những loài chứa nọc độc mạnh gấp 100 lần nọc độc rắn hổ mang. Các tế bào chích chứa chất độc ở sứa gọi là nematocyst. Nọc độc của sứa hộp được coi là nguy hiểm nhất thế giới vì độc tố của nó tấn công tim, hệ thần kinh và các tế bào da gây hoại tử cơ, trụy tim mạch, tê liệt hệ thần kinh, suy hô hấp và tử vong nhanh chóng.


    Sứa hộp từng gây ra hơn 5.500 ca tử vong vào năm 1954. Loài sứa này được tìm thấy ở các vùng biển ngoài khơi Bắc Australia và khắp khu vực Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương. Mỗi xúc tu có 5.000 tế bào ngòi độc và lượng nọc độc. Chúng mang đủ sức “hạ gục” 60 người chỉ trong vài phút. Theo ước tính của các chuyên gia, hơn 100 người tử vong/mỗi năm trên toàn cầu do bị sứa hộp chích.

    Sứa hộp
    Sứa hộp
  6. Đa số các loài ếch đều không chứa nọc độc, ngoại trừ một số loài mới được phát hiện gần đây chứa chất độc vô cùng nguy hiểm đối với con người. Đó là các loài ếch xanh, ếch phi tiêu vàng, ếch độc ba màu, ếch Bruno,... Độc tố của các loài ếch độc mạnh gấp 20-25 lần độc tố của một số loài rắn hổ mang. Theo nhiều nghiên cứu, chỉ 1 gram nọc độc của ếch độc cũng đủ giết chết 300.000 con chuột hoặc 80 người trưởng thành.


    Ếch phi tiêu độc là một trong những loài động vật có màu sắc đẹp nhất thế giới. Chúng có màu vàng, xanh dương, xanh lá và đỏ. Dù đẹp, nhưng chúng lại cực kỳ độc. Chỉ riêng một con ếch phi tiêu vàng như trong hình, là có đủ nọc độc để giết 10 người trưởng thành. Chất độc có tên gọi batrachotoxin có thể gây liệt và tử vong chỉ với một lượng cực kỳ ít.

    Ếch độc
    Ếch độc
  7. Bạch tuộc đốm xanh còn có tên khoa học là Hapalochlaena, trên cơ thể chứa chất độc thần kinh mạnh gấp 1.200 lần chất cyanide. Loài bạch tuộc đốm xanh sống ở khu vực san hô của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương có nọc độc mạnh gấp 50 lần nọc độc của rắn hổ mang.


    Đây là một trong những loài sinh vật “chết chóc” nhất thế giới. Tới nay vẫn chưa có thuốc kháng lại chất độc của nó. Dù nhỏ nhưng nó có đủ nọc độc để giết chết 25 người trong vài phút. Chất độc của bạch tuộc đốm xanh gây tê liệt hệ thần kinh, suy hô hấp, ngừng tim ngừng thở và nhanh chóng dẫn đến tử vong.


    Nếu ăn phải thịt bạch tuộc đốm xanh thì sau khoảng 30 phút đến 3 giờ đồng hồ sau khi ăn sẽ xuất hiện các triệu chứng như khó chịu, mặt đỏ, đồng tử co rồi giãn ra, buồn nôn, tiêu chảy, chân tay mỏi rũ, thậm chí có người còn thấy rét run, đầu ngón chân, ngón tay tê dại.. Còn qua đường da thì chỉ sau từ 1 - 5 phút, thậm chí gây tử vong chỉ sau 10 - 20 phút.

    Bạch tuộc đốm xanh
    Bạch tuộc đốm xanh
  8. Một trong những loài ốc chứa chất độc nguy hiểm đối với con người đó là ốc nón Marble. Chất độc do loài ốc này tiết ra có thể gây ngứa và đau. Tuy nhiên, nếu nhiễm phải một lượng chất độc trung bình hoặc lớn, con người sẽ bị mất thị lực, tê liệt, suy hô hấp và tử vong. Điều đáng lưu ý là hiện tại chưa có chất giải độc cho chất độc của ốc nón Marble.


    Những người thợ lặn rất sợ phải đối mặt với ốc nón Marbled. Chúng rất đẹp, giống như vỏ ốc bình thường khác nhưng khi ra đòn lại rất nhanh và dù có găng tay lặn thì vòi của ốc nón Marbled vẫn có thể xuyên qua. Một vài microliter của độc tố trong dãi của ốc đủ mạnh để giết chết ít nhất 10 người.

    Ốc nón Marble
    Ốc nón Marble
  9. Kiến ba khoang có tên khoa học là Paederus fuscipes Curtis, thuộc Họ Staphilinidae (cánh cụt), Bộ Colleoptera (Cánh cứng), Lớp Insecta (Côn trùng), là một trong những loài kiến độc nhất. Chất độc của kiến ba khoang có độc tính mạnh gấp 12-15 lần nọc độc của rắn hổ. Tuy nhiên, tuy độc tính cao nhưng với lượng tiếp xúc nhỏ và ngoài da nên không đủ để gây chết người như nọc rắn.


    Tác hại của kiến ba khoang không gây nguy hiểm đến tính mạng, chủ yếu gây tổn thương trên da nhưng với số lượng lớn vị trí viêm da là vùng đầu mặt, cổ, tay, chân, hông lưng. Đặc biệt tổn thương da nặng nhất, lan tỏa rộng nhất ở vùng da mềm. Triệu chứng phồng rộp da, nổi mụn nước có thể xuất hiện sau khi tiếp xúc độc tố từ 12 - 36 giờ. Nếu không chữa trị, tình trạng viêm sẽ tiến triển sang loét, khi đó những tổn thương này sẽ có hình dạng là đường thẳng dài, hay hình chữ Y… tùy theo cách ta giết chúng.

    Kiến ba khoang
    Kiến ba khoang
  10. Cá mặt quỷ có bề ngoài to, xù xì và rất độc nên còn được gọi là chúa tể nọc độc dưới đại dương. Chúng thường nằm bất động hoặc chôn nửa người để hấp dẫn con mồi. Khi chất độc của cá mặt quỷ xâm nhập vào cơ thể nạn nhân, độc tố sẽ tác động trực tiếp lên hệ vận động, hệ thần kinh, hệ tim mạch, hệ cơ xương gây nên hoại tử cơ, yếu liệt, suy hô hấp, hạ huyết áp, sốc và có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.


    Độc của cá mặt quỷ nằm trong các túi độc ẩn dưới 13 gai nhọn trên lưng. Khi con người chạm vào các gai độc này, túi độc bị nén, giải phóng chất độc ra ngoài. Túi độc sẽ được bổ sung sau khoảng 2-3 tuần nếu con vật đi săn mồi.

    Cá mặt quỷ
    Cá mặt quỷ
  11. Một trong những loài rắn độc nhất trên thế giới, vết cắn của loài rắn biển Belcher có thể giết chết một người trong vòng chưa đầy 30 phút. Tuy nhiên, may thay, nó lại tương đối “hiền” và thường không tấn công trừ khi bị khiêu khích. Loài rắn này có thể được tìm thấy gần các rạn san hô ở Ấn Độ Dương hoặc các vùng biển ngoài khơi Thái Lan và Philippines.


    Loài rắn biển belcher thường hoạt động vào ban đêm, và chúng rất hiền lành, nhưng nếu như khi gặp nguy hiểm chúng sẽ trở nên hung dữ và tấn công lại. Tuy nhiên có 1/4 trường hợp bị cắn mà không nhiễm độc, do chúng không tiêm nọc độc vào cơ thể nạn nhân.

    Nhưng đấy chỉ là những trường hợp hiếm có, bởi rất nhiều nạn nhân đã bị rắn biển belcher tấn công, và khi nọc độc vào cơ thể thì vô phương cứu chữa, cái chết sẽ nhanh chóng đến trong vòng vài phút. Bởi một vài mg của nọc độc rắn biển belcher đủ để giết chết hơn 1000 người.

    Rắn biển Belcher
    Rắn biển Belcher
  12. Cá nóc có vẻ ngoài kì dị. Tất cả các chủng loại cá nóc đều chứa tetrodotoxin, một loại chất độc thần kinh. Tetrodotoxin độc gấp 1.200 lần so với cyanide (xi-a-nua) và hiện tại vẫn chưa có thuốc giải. Loài cá này có thể ăn được, nhưng chỉ khi do các đầu bếp được cấp bằng chế biến.


    Độc tố cá nóc có tính bền vững cao. Nếu đun sôi ở 100 độ C trong 6 giờ, độc tố mới giảm một nửa; đun sôi ở 200 độ C trong 10 phút, độc tố mới bị phá huỷ hoàn toàn. Như vậy, nếu chỉ đun nấu thông thường, ngộ độc cá nóc vẫn có thể xảy ra, do độc tố chưa bị phá huỷ hết. Khi phơi khô, chế biến thông thường, độc tố chưa bị phá huỷ nên vẫn gây ngộ độc.


    Người ăn phải cá nóc có độc tố tetrodotoxin sau 5 phút đến 3 - 4 giờ sẽ xuất hiện cảm giác ngứa ở miệng; môi và lưỡi tê, khó chịu; tiếp đó thấy mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng, cảm giác như nghẹt thắt lồng ngực, vã mồ hôi, tiết nước dãi, sùi bọt mép, nói khó, nuốt khó, mặt ửng đỏ, đau bụng, buồn nôn, nôn, run giật, cứng hàm, cứng lưỡi, chi dưới yếu, đồng tử co, liệt vận động nhãn cầu. Trường hợp nặng còn bị liệt toàn thân, người mềm ra, chân tay mất khả năng vận động, da tím tái, nhiệt độ và huyết áp giảm, khó thở, cuối cùng liệt cơ hô hấp, truỵ tim mạch và tử vong. Tỷ lệ tử vong rất cao (60%) nếu cấp cứu chậm.

    Cá nóc
    Cá nóc
  13. Rắn mamba đen được tìm thấy ở vùng cận Sahara, châu Phi, dù có tên gọi là mamba đen, nhưng chúng lại có màu nâu, thường rất hung hãn và là kẻ tấn công cực kỳ chớp nhoáng. Chúng không nao núng khi tấn công con người và có thể vươn cao tới 4 mét.


    Nọc độc của rắn mamba đen chứa độc tính cao, có khả năng gây bất tỉnh ở người trong vòng 45 phút hoặc ít hơn. Nếu không có chất kháng nọc độc hiệu quả để điều trị, tử vong thường xảy ra trong khoảng 7-15 giờ. Nọc độc chủ yếu thuộc nhóm neurotoxin, đặc biệt chứa dendrotoxin. Rắn mamba đen có khả năng tấn công trong cự ly đáng kể và đôi khi có thể thực hiện một loạt vết cắn nhanh chóng nối tiếp nhau. Mặc dù mang tiếng rất hung hăng, nhưng giống như hầu hết các loài rắn khác, chúng thường cố trốn tránh khỏi con người trừ khi bị đe dọa hoặc bị dồn ép.

    Rắn mamba đen
    Rắn mamba đen



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |