Top 24 Loại quả tốt cho thai kì
Khi mang thai, bạn nên bổ sung một số loại quả để giúp thai kì của bạn khỏe mạnh và đầy đủ dinh dưỡng. Và đặc biệt nên chọn quả phù hợp nhằm đảm bảo an toàn ... xem thêm...cho cả mẹ và bé. Cùng Toplist tìm hiểu những loại quả tốt cho thai kì nhất nhé!
-
Cam, quýt, bưởi có nhiều vitamin C, axit folíc, các khoáng chất cần thiết cho cả mẹ và bé (Kali, canxi…). Bên cạnh đó, chúng có vị chua nhẹ sẽ góp phần giảm triệu chứng nôn trong thời kì đầu mang thai
Trái cây tốt cho bà bầu không thể không nhắc tới cam. quả cam chứa nhiều nước, vitamin C, folate… quả cam cung cấp lượng nước, chất khoáng cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh. Vitamin C trong quả cam giúp hạn chế tổn thương ở tế bào và hỗ trợ, giúp cơ thể hấp thu sắt tốt nhất.
Các ngiên cứu khoa học còn cho thấy cam quýt, bưởi còn có tác dụng điều hòa huyết áp, giải độc, ngăn ngừa các bệnh ung thư, lợi tiểu, tăng cường miẽn dịch và ngăn ngừa một số khuyết tật thai nhi. Cam, quýt, bưởi cũng có nhiều chất xơ giúp bạn hạn chế táo bón. Vì vậy, khi mang thai cam, quýt, bưởi là các loại quả tốt nhất cho bà bầu, bạn nhớ bổ sung chúng trong thực đơn hàng ngày.
-
Quả đu đủ chín có nhiều carôten, các axít hữu cơ, các loại vitamin (A, C), các chất khoáng cần hiết cho mẹ và bé (canxi, phốt pho, sắt...). Khi ăn đu đủ chín sẽ giúp bạn sáng mắt. có thể chống hạ huyết áp, hạn chế viêm và đau khớp, hạn chế các vấn đề về răng lợi như sâu răng, viêm lợi và hiệu quả chống táo bón trong khi mang thai.
-
Chuối chín rất tốt cho thời kì thai nghén. Trong chuối có nhiều kali, nhiều đường (fructose, sucrose, glucose), khoáng chất (sắt, magie, phosphor...) và vitamin (A, B1, B2, B6, B12, C... ) đều cần thiết cho cơ thể. Chính vì vậy ăn chuối rất tốt với bà bầu vì giúp chống ốm ngén, giảm chuột rút, giảm stress, trầm cảm và chống táo bón thai kì
-
Thanh long có vị ngọt, chua, tính mát có tác dụng thanh nhiệt và tốt cho mẹ bầu. Trái thanh long rất giàu vitamin C, vitamin nhóm B và rất giàu protein, các chất béo có ích, giàu khoáng chất (phốt pho và canxi), nhiều chất xơ. Vì vậy thanh long giúp mẹ bầu phòng ngừa táo bón, kiểm soát đường huyết, trung hoà độc tố, cải thiện thị lực...
-
Là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất, Kiwi với hơn 80 dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, nổi tiếng là loại quả “vàng” cho sức khỏe mẹ bầu. Hàm lượng axit folic “cao ngất” trong kiwi giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh của thai nhi.
Ngoài ra, ăn một quả kiwi mỗi giúp tăng cường hệ miễn dịch của thai nhi, giảm nguy cơ bị hen suyễn và eczema sau khi sinh.
-
Chứa nhiều chất chống oxy hóa, lựu là “ứng cử viên” sáng giá giúp bảo vệ làn da của mẹ bầu, giúp ngăn ngừa tình trạng rạn da khi mang thai.
Quả lựu chứa nhiều vitamin C, protein, sắt, folate, canxi, chất xơ… Vì thế nó cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ bầu. Đặc biệt lượng sắt trong quả lựu cao, sẽ giúp cơ thể sản sinh ra nhiều máu hơn, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu khi mang thai và nó có tác dụng duy trì hệ xương khớp khỏe mạnh.
Theo nghiên cứu, ăn lựu khi mang thai có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển hệ xương của thai nhi. Đồng thời giúp cải thiện hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi khuẩn.
-
Thật đáng tiếc nếu mẹ bầu bỏ qua dứa trong thai kỳ của mình. Dứa cung cấp 100% các loại vitamin và khoáng chất cần thiết để có một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu ăn một lượng vừa phải, dứa không gây hại mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ và bé.
Lưu ý: Giống như những loại thực phẩm khác, việc ăn quá nhiều dứa sẽ không mang lại nhiều lợi ích hơn cho bạn mà sẽ gây ra những tác dụng ngược. Bổ sung quá nhiều vitamin C từ dứa là nguyên nhân gây tiêu chảy, buồn nôn, ợ nóng. Đặc biệt, mẹ bầu không nên ăn hoặc uống nước ép dứa chưa chín vì có thể gây ngộ độc.
-
Mẹ bầu ăn nho trong thai kỳ sẽ “gặt hái” được vô vàn lợi ích: Tăng cường sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi, phòng ngừa thiếu máu, hỗ trợ cải thiện tiêu hoá, tăng sức đề kháng, tăng cường chức năng thận, giảm phù nề. Vì khi mẹ bầu ăn nho sẽ bổ sung hàm lượng các vitamin và khoáng chất vào cơ thể: vitamin A, vitamin C, vitamin B1, beta-carotene, phốt-pho, magiê và axit folic.
Ngoài lượng vitamin A dồi dào giúp ích cho quá trình trao đổi chất, bà bầu ăn nho còn bổ sung nhiều dưỡng chất có lợi khác cho cơ thể như folate, kali, phốt pho…
Những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thì nên tránh ăn nho vì sẽ làm đường huyết tăng cao. Khi ăn nho, mẹ nên lưu ý bỏ vỏ để tránh gây đầy bụng, khó tiêu.
-
Cherry là loại trái cây nhập khẩu bắt mắt có chứa hàm lượng dinh dưỡng khá ấn tượng. Loại quả “đắt xắt ra miếng” này còn lợi trăm đường cho sức khỏe.
Loại trái cây này cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất làm tăng khả năng đề kháng, giải nhiệt. Quả cherry có khả năng phòng ngừa bệnh ung thư, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng ở bàng quang, cung cấp vitamin C, chất xơ cho cơ thể,…
-
Quả ổi là trái cây chứa vitamin C nhiều nhất trong các loại trái cây. Đây là trái cây tốt cho bà bầu đặc biệt bà bầu bị tiểu đường thai kỳ.
Ổi chứa hàm lượng vitamin C và E lớn, cùng với các thành phần dinh dưỡng như folate, carotenoids, isoflavonoids… Nó giúp mẹ bầu thư giãn cơ bắp, giảm triệu chứng táo bón, rối loạn tiêu hóa.Ăn ổi khi mang thai làm tăng mức độ hemoglobin trong cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu chất sắt, triệu chứng thường gặp ở hầu hết các mẹ bầu. Hàm lượng chất xơ cao trong ổi có ích trong việc ngăn ngừa nguy cơ bị trĩ và táo bón khi mang thai.
-
Mơ chua cung cấp nhiều vitamin A, protein, sắt canxi. Beta-caroten có trong mơ chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể giúp bảo vệ mắt, phòng ngừa bệnh về da. Mẹ bầu có thể yên tâm ngăn ngừa hiện tượng táo bón nếu chịu khó ăn loại quả này.
Tuy nhiên, mẹ nên ăn mơ dạng ngâm và mứt thay vì ăn tươi vì nó sẽ ảnh hưởng đến răng, làm trầm trọng hơn bệnh cảm cúm, đau dạ dày, thủy đậu.
-
Trái cây tốt cho bà bầu thì táo cũng là loại quả bà bầu nên sử dụng. Trong táo chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cao như chất xơ, kali, vitamin A, C. Các chất dinh dưỡng này đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi, giảm nguy cơ trẻ mắc bệnh hen suyễn và dị ứng do mẹ thiếu chất dinh dưỡng.
Bữa sáng kết thúc bằng một trái táo thơm ngon, tức là mẹ đã chọn bổ sung rất nhiều loại vitamin và khoáng chất như a-xít maclic, tannin…. Ngoài ra, ăn nhiều táo có thể giữ dáng mẹ bầu, tránh thừa cân, béo phì đồng thời giúp thai nhi có sức đề kháng tốt ngay từ trong bụng mẹ nữa đấy. Để đổi khẩu vị mẹ có thể ép lấy nước nguyên chất hoặc kết hợp cùng một số loại quả khác như dâu, đào.
-
Nằm trong danh sách những thực phẩm bà bầu nên ăn, bơ chứa nhiều vitamin A, B, C, kali và folate, cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh của bé. Hàm lượng chất béo trong bơ cũng giúp cơ thể nâng cao khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.
Bơ là loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Qủa bơ chứa lượng vitamin C, E, K, chất xơ, kali, axit béo không bão hòa đơn, đồng, vitamin nhóm B… rất tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Chất béo trong bơ giúp giảm thiểu khuyết tật ống thần kinh ở trẻ, thúc đẩy quá trình tạo mô da, não ở thai nhi.
Nếu mẹ bầu bị chuột rút thì nên ăn nhiều bơ hơn một chút, vì lượng kali có trong quả bơ sẽ giúp giảm đau, giảm chuột rút ở mẹ đặc biệt là ở 3 tháng cuối thai kỳ. -
Quả xoài là trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu, vì đây là thời điểm bà bầu nghén thèm đồ ăn nhất là đồ chua. Trong xoài chứa nhiều vitamin C, chất xơ, canxi, kali… có tác dụng giảm táo bón, giúp hệ tiêu hóa ổn định, tránh giảm được các triệu chứng nhiễm trùng nhẹ.
Nhiều vitamin A, C, beta-caroten, công dụng của xoài đối với sức khỏe không có gì phải bàn cãi. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cơ địa nhiệt, nên hạn chế ăn nhiều, đặc biệt vào mùa nóng, vì rất dễ làm tăng lượng đường trong máu và khiến da nổi mụn.
-
Lê giàu chất xơ, vì vậy rất tốt cho hệ tiêu hóa mẹ bầu, giúp giải độc, thanh lọc cơ thể, ngăn ngừa mẹ bầu bị táo bón. Ngoài ra, vitamin C chứa nhiều trong loại quả thanh ngọt này còn trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, có tác dụng làm mát, giảm sốt, trị ho. Do đó, khi cảm thấy mệt mỏi, có dấu hiệu sốt hay viêm họng, mẹ bầu có thể uống nước ép trái lê để cảm thấy dễ chịu hơn.
Quả lê chứa nhiều folate, chất xơ, kali có tác dụng làm giảm táo bón ở mẹ bầu, giúp hệ tim mạch của mẹ và bé phát triển tốt. Hàm lượng axit folic, folate trong quả lê ngăn ngừa khiếm khuyết ống thần kinh khi thai nhi đang phát triển.
Lưu ý: Mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ không nên ăn nhiều lê và không nên ăn cua với lê cùng lúc vì sẽ dẫn đến tiêu chảy. -
Vào mùa dâu tây, mẹ đừng quên bổ sung loại quả này vào thực đơn ăn sáng nhé. Hương vị ngọt dịu, chua nhẹ và chứa lượng lớn cacbonhydrat, vitamin B, C, kẽm, folate, kali, mangan, chất xơ, dâu tây giúp bảo vệ sức khỏe, vẻ đẹp của mẹ bầu và sự phát triển toàn diện của bé yêu trong suốt thai kỳ. Với dâu tây mẹ có thể ăn tươi, ép lấy nước, xay sinh tố đều rất thơm ngon và bổ dưỡng.
-
Dưa hấu chứa lycopene, một chất dinh dưỡng tuyệt vời có thể giúp ngăn ngừa ung thư và bệnh tim hiệu quả. Loại quả này tuy ít calo nhưng nhiều nước. Nếu mẹ bầu chọn dưa hấu cho bữa sáng nghĩa là đã bổ sung lượng nước tự nhiên sẽ giúp mẹ đủ no cho đến khi bạn ăn bữa phụ.
Dưa hấu là loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối. Đây là loại trái cây chứa nhiều các loại vitamin B6, A, C… kali, canxi, magie có lợi cho bà bầu và thai. Loại quả này có tác dụng chống táo bón, giảm triệu chứng buồn nôn, nôn ói khi ốm nghén.
Ở 3 tháng cuối, mẹ bầu nên tích cực ăn dưa hấu nó sẽ giúp bà bầu giảm bớt triệu chứng chuột rút, ợ nóng, sưng phù nề khi sắp chuyển dạ sinh con. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều, lạm dụng và ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ nó sẽ làm mẹ đầy bụng, khó chịu và đi tiểu nhiều hơn.
Lưu ý: Dưa hấu không tốt cho những bà bầu chân hay lạnh, bụng hay sôi và đại tiện lỏng. -
Chỉ cần 2 quả việt quất mỗi ngày, mẹ bầu đã bổ sung một lượng vitamin C tương đương với 20 quả táo cho cơ thể. Bên cạnh đó, việt quất cũng chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất khác, giúp tăng cường sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
Đặc biệt, hàm lượng omega 3 dồi dào trong việt quất cũng là tiền đề cơ bản giúp thai nhi phát triển não và hệ thần kinh của mình.
-
Chanh là nguồn thực phẩm dồi dào vitamin và chất khoáng như vitamin A, C, thiamin, niacin, canxi, folate, phốtpho, magiê, đồng, mangan, axit panthothenic, vitamin B6, riboflavin và không chứa chất béo. Những chất này tăng cường mạch máu, ngăn ngừa xuất huyết bên trong, đồng thời có vai trò lớn trong việc duy trì huyết áp ổn định khi mang thai.
Ngoài tác dụng giải nhiệt, nước chanh tươi còn giúp giải độc cơ thể, ổn định huyết áp, ổn định huyết áp, giảm thiểu tình trạng ốm nghén, và tăng khả năng miễn dịch.
Nếu các mẹ bầu thường xuyên bị ợ nóng, hệ tiêu hóa khó chịu, men răng yếu thì không nên dùng nước chanh tươi vì có thể khiến tình trạng bệnh trở nên xấu hơn. -
Trong thành phần dinh dưỡng của hồng xiêm còn chứa nhiều Tannin và Polyphenolic, có lợi cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu. Chất khoáng góp phần hình thành nhiều loại enzyme cần thiết cho dạ dày của mẹ, từ đó điều chỉnh quá trình trao đổi chất và giúp thai nhi hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Lượng canxi 21 mg, sắt 0,80 mg, photpho 12 mg có trong 100 g hồng xiêm giúp bổ sung lượng vitamin cần thiết để phòng tránh thiếu máu. Bên cạnh đó, lượng vitamin B5, B6, B3… có trong quả hồng xiêm giúp cho hệ thần kinh phát triển và giúp bà bầu thể ngủ sâu giấc hơn.
-
Không chỉ là một loại thực phẩm giải khát được nhiều người yêu thích, dừa tươi còn là “vị thuốc bổ” rất tốt với bà bầu vì tác dụng tốt với mẹ và bé. Khi mẹ bầu uống nước dừa đúng cách sẽ giúp: cải thiện chức năng thận, cải thiện mức nước ối, tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp cả các vi chất cho mẹ và thai nhi.
Nhưng các mẹ hãy hết sức lưu ý khi sử dụng nước dừa nếu không sẽ bị phản tác dụng. Tuy nước dừa có tính chất dịu nhẹ giúp giải khát nhưng mẹ bầu chỉ nên uống tối đa 1 ly/ngày. Tuyệt đối không nên lạm dụng nước dừa thay cho nước lọc và các loại nước ép bổ dưỡng khác. Khi mua các mẹ ưu tiên chọn trái dừa tươi vỏ xanh thay vì các trái già vỏ nâu, và uống ngay sau khi được đổ ra từ quả.
-
Sung là loại quả hết sức quen thuộc với người Việt Nam. Nhiều mẹ không thích ăn sung vì mùi vị không ngon miệng, nhưng đây lại là loại quả mang lợi nhiều lợi ích cho mẹ và thai nhi. Nhiều chuyên gia khuyên rằng đây là loại quả không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu, vì nó giúp giảm ốm nghén hiệu quả, phòng tránh nguy cơ sản giật, tiền sản giật, hạn chế nguy cơ sinh non, sảy thai và giúp lợi sữa sau sinh.
Mẹ hoàn toàn có thể bổ sung các món ăn liên quan đến quả sung vào thực đơn hàng ngày của mình, ví dụ như: sung luộc chấm muối, cháo sung mật ong, thịt ba chỉ kho sung,… Nhưng nếu mẹ có tiền sử đau dạ dày hoặc các bệnh về răng miệng thì nên hạn chế món này vì quả sung có tính axit cao.
-
Quả roi là loại quả có tác dụng giảm nhiệt nhanh, hàm lượng nước cao, năng lượng thấp nên được các chuyên gia khuyên dùng cho mẹ bầu. Hàm lượng chất xơ cao trong roi còn giúp giảm tình trạng táo bón và giúp lượng đường hấp thu vào trong máu từ từ.
Tuy nhiên, quả roi có vị chua nhẹ nên mẹ bầu không nên ăn quá 10 quả/ngày, và đặc biệt không nên ăn vào lúc đang đói vì sẽ gây cồn ruột.
-
Bà bầu ăn na đúng cách có thể giúp hệ tim mạch ổn định hơn, giảm nguy cơ sinh non, giúp thư giãn tinh thần, và rất tốt cho sự phát triển các mô ở thai nhi
Khi ăn na mẹ hãy chú ý không cắn vỡ hạt na vì trong hạt có chứa nhiều độc tố có thể gây ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé. Mẹ cũng không nên ăn na quá chín bởi có những quả chín thể hình thành những kẽ nứt, chảy nước rất dễ bị nhiễm khuẩn.