Top 10 Loại quả gợi nhớ nhất về tuổi thơ

Lê Thị Hà Uyên 6355 1 Báo lỗi

Tuổi thơ là quãng thời gian đẹp đẽ và êm đềm nhất mà ai cũng từng trải qua. Dù lương tai chúng ta có ở nơi đâu, thì chắc chắn cũng không thể nào quên được ... xem thêm...

  1. Cây trứng cá hay còn gọi là mật sâm (danh pháp hai phần: Muntingia calabura), loài duy nhất trong chi Muntingia, là một loài thực vật có hoacó nguồn gốc ở miền nam México, Caribe, Trung Mỹ và miền tây Nam Mỹ về phía nam của Peru và Bolivia. Chi này đã từng được các hệ thống phân loại khác nhau xếp trong các họ khác nhau, như họ Đoạn (Tiliaceae) hay họ Côm (Elaeocarpaceae), nhưng trong phân loại của APG và sau này là APG II thì người ta đã tách nó ra thành một họ riêng trong bộ Cẩm quỳ (Malvales) với danh pháp Muntingiaceae cùng các chi Dicraspidia, Neotessmannia với mỗi chi này chỉ có 1 loài.


    Nó là một loại cây thân gỗ nhỏ, cao khoảng 7–12 m với các cành xếp chồng lên nhau và hơi rủ xuống. Nó có các lá có mép khía răng cưa, dài 2,5–15 cm và rộng 1-6,5 cm. Các hoa nhỏ màu trắng, tạo quả khi chín có màu đỏ nhạt đường kính khoảng 1-1,5 cm. Quả ăn được, có vị ngọt và mọng nước, chứa nhiều hạt nhỏ (0,5 mm) màu vàng trông như trứng cá. Nó thuộc loại rễ chùm.


    Nó là một loài cây tiên phong có thể phát triển tốt trên đất nghèo dinh dưỡng, có khả năng chịu được các điều kiện chua mặn và khô hạn. Hạt của nó được các loài chim và dơi ăn quả phát tán. Nó được trồng ở một vài nơi để lấy quả ăn, và đã hợp thủy thổ ở một số khu vực khác thuộc vùng nhiệt đới ngoài khu vực nguồn gốc bản địa, bao gồm cả ở Đông Nam Á. Là loài cây tiên phong, nó cũng giúp cho việc cải thiện các điều kiện của đất và góp phần làm cho các loài cây khác có thể sinh sống được ở các vùng đất này. Tuy nhiên, nó cũng có thể bị coi là loài xâm hại nguy hiểm do nó có thể cạnh tranh với các loài cây bản địa.


    Cây trứng cá thường hay trồng trước cửa nhà để lấy bóng mát. Buổi trưa lựa lúc ba mẹ ngủ say, mấy anh chị em hùa nhau ra ban công kéo kéo vặt vặt. Nhà không có thì tìm mọi cách móc ngoặc sang nhà hàng xóm, dí dủm ăn với nhau vui hết biết. Còn nhớ có lần, chỉ vì trèo cây trứng cá trước nhà mà anh hàng xóm chui tõm vào nồi cám lợn để dưới gốc cây. Hôm sau, mẹ tôi chặt tong và cả lũ lại ngậm ngùi tiếc hùi hụi.

    Quả trứng cá
    Quả trứng cá
    Quả trứng cá
    Quả trứng cá

  2. Lêkima (từ tên khoa học: Pouteria lucuma) hay quả trứng gà là tên gọi một loại cây ăn quả có nguồn gốc từ vùng núi Andes ở Nam Mỹ. Sở dĩ Lêkima được gọi là quả trứng gà vì khi chín quả có màu sắc và hương vị giống lòng đỏ trứng gà khi đã luộc chín.


    Tên gọi quả trứng gà tương tự cách gọi bằng tiếng Anh: eggfruit, tuy nhiên trên thực tế từ eggfruit trong tiếng Anh dùng để chỉ chung các loại quả thuộc chi Pouteria, còn loài P. lucuma (quả lêkima hay quả trứng gà của Việt Nam) thì được gọi là lucuma.Trái lêkima khi ăn vào có vị bùi bùi như lòng đỏ trứng gà ngọt, từ từ sẽ cảm thấy đắng khi ăn quá lâu.Điều đặc biệt hơn nữa loại quả này không bao giờ có sâu.


    Có hàm lượng cao vitamin B3, beta-caroten, sắt và chất xơ, tăng hồng cầu. giảm cholesterol và triglyceride, tăng lực tốt,v.v...] là những thành phần chống ô xy hóa cực mạnh cho da và cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Lê ki ma còn giúp tăng tỷ lệ hồng cầu trong máu, kích thích hoạt động của hệ thần kinh, chống trầm cảm, giảm cholesterol và triglyceride trong máu, ngăn ngừa các bệnh tim mạch và béo phì, hạn chế các cơn nhồi máu cơ tim, tăng hiệu quả của hệ miễn nhiễm và tăng lực rất tốt. Nó được dùng để làm sinh tố chung với quả bơ và làm kem.


    Quả trứng gà (hay quả lekima) cũng là thứ quả nhiều trẻ con dân quê hay ăn mỗi khi đói. Đứa nào không thích ăn lúc quả chín vì nhoe nhoét thì hái luôn lúc mới còn xanh, gọt ra chấm muối ớt ăn ngọt ngọt giòn giòn. Còn lúc chín, chúng có màu vàng tươi, vỡ tan ăn rất bùi và giống khoai lang nhưng có vị ngọt.

    Quả trứng gà
    Quả trứng gà
    Quả trứng gà
    Quả trứng gà
  3. Chi cơm nguội, chi Phác, chi Ma trá hoặc chi Sếu (danh pháp khoa học: Celtis) là một chi của khoảng 60-70 loài cây gỗ với lá sớm rụng, phổ biến khá rộng trong các khu vực ôn đới ấm, nhiệt đới của Bắc bán cầu, tại Nam Âu, miền nam và Đông Á, miền nam và miền trung Bắc Mỹ cũng như kéo dài tới khu vực miền trung châu Phi. Nói chung, chúng là các cây gỗ kích thước trung bình, cao tới 10 - 25 m, ít khi cao tới 40 m. Bài này lấy tên gọi Cơm nguội là chính.


    Trong phân loại, trước đây chúng được xếp vào họ Du (Ulmaceae) hoặc trong họ của chính chúng là họ Cơm nguội (Celtidaceae), nhưng các phân tích bộ gen do Angiosperm Phylogeny Group tiến hành đã chứng minh chúng tốt nhất nên đặt vào họ Gai dầu (Cannabaceae).


    Lá của chúng là loại lá đơn, mọc so le, dài khoảng 3–15 cm, hình trứng nhọn đầu với phần đỉnh lá nhọn kéo dài, mép lá có khía răng cưa cách đều. Quả là loại quả hạch nhỏ, đường kính 6–10 mm, ở nhiều loài là ăn được, với vị hơi khô nhưng ngọt, tương tự như ở quả chà là.


    Một vài loài được trồng làm cây cảnh, đáng chú ý vì khả năng chống chịu hạn khá tốt của chúng. Lưu ý không nhầm các loại phác này với hậu phác tức vỏ cây mộc lan (Magnolia officinalis) dùng làm thuốc trong y học cổ truyền Trung Hoa. Tên gọi phác có nguồn gốc từ tiếng Trung.

    Loại quả này khi chín có màu đen. Lũ nhỏ làng quê chúng tôi hay hái chúng ăn cùng với dù dẻ. Khi ăn có vị hơi ngọt, xốp. Mỗi đứa thường bẻ một nhành và nhấm nháp cả buổi trưa hè.

    Quả cơm nguội
    Quả cơm nguội
    Quả cơm nguội
    Quả cơm nguội
  4. Khế là một loài cây thuộc họ Oxalidaceae, có nguồn gốc từ Sri Lanka và được biết đến rộng rãi tại Đông Nam Á. Khế là một loại cây rất dễ dàng phát triển mạnh ở vùng môi trường nhiệt đới. Năng suất của cây khế rất cao, thường rơi vào khoảng 9-10 vụ thu hoạch mỗi năm. Cây khế cũng được trồng tại Ghana, Brasil và Guyana. Tại Hoa Kỳ nó được trồng với quy mô thương mại tại miền nam Florida và Hawaii.


    Cây khế có lá kép dài khoảng 4 cm. Hoa khế màu hồng tím, xuất hiện tại nách lá, hoặc tại đầu cành. Cây khế có nhiều cành, cao đến khoảng 4 m. Khác với nhiều cây nhiệt đới khác, cây khế không cần nhiều nắng. Quả màu vàng hoặc xanh, có 5 múi, có trường hợp cho ra 6 múi (cho nên lát cắt ngang của quả có hình ngôi sao). Quả khế giòn, có vị chua ngọt, hao hao giống vị của quả lê dứa. Các hạt nhỏ, màu nâu.


    Có hai giống là khế chua và khế ngọt. Khế chua thường có múi nhỏ, còn khế ngọt thường có múi to và mọng hơn. Quả khi còn non có màu xanh, khi chín ngả sang màu vàng. Sở dĩ cái tên khế (star fruit) ra đời bởi khi cắt ngang, hình dạng miếng khế trông giống một ngôi sao (star).


    Thuở nhỏ, khế dại là một trong những loại quả được lũ trẻ chúng tôi săn lùng ác liệt nhất. Cây khế mọc thấp là đã có quả, cành thường rủ xuống, kéo theo những trái khế 5 múi đẹp quyến rũ. Loại khế này có vị rất chua rất khoái khẩu. Ngày nay, trái khế chỉ còn được dùng trong những bát canh chua, mỗi lần ăn lại gợi nhớ cả tuổi thơ cùng chúng bạn thi nhau trèo cây hái quả dại.

    Quả khế
    Quả khế
    Quả khế
    Quả khế
  5. Mâm xôi đỏ hay Phúc bồn tử là một loại quả ăn được trong vô số loài thưc vật trong chi Mâm xôi thuộc họ Dâu, hầu hết trong số đó thuộc phân chiIdaeobatus, tên gọi cũng được gắn cho những loài này. Mâm xôi là những cây lâu năm thân gỗ.


    Tên tiếng Anh có lẽ xuất phát từ tên gọi raspise, là một loại rượu vang có màu hoa hồng ngọt ngào (giữa thế kỷ 15), cũng có thể từ ngôn ngữ cổ Anh-Latin vinum raspeys, hoặc raspoie có nghĩa là "bụi cây", bắt nguồn từ tiếng Đức. Tên của loại quả này có lẽ nhờ ảnh hưởng bởi lớp vỏ ngoài thô ráp liên quan tới từ tiếng Anh cổ rasp hoặc "rough berry".


    Một số loại mâm xôi có thể canh tác được từ những vùng trồng trọt chịu rét 3 tới 9.[2] Những cây mâm xôi được trồng theo truyền thống vào mùa đông như các loại cây thân cứng ngủ đông, mặc dù việc trồng mâm xôi từ loại giống thân mềm được ươm mầm cắm xuống đất, sản xuất từ nuôi cấy mô đã trở phổ biến hơn nhiều.


    Quả mâm xôi rất bắt mắt, thơm ngọt này chỉ mọc ở trên đồi núi cao, thế nên trẻ em thành phố chắc chắn sẽ "mắt tròn mắt dẹt" khi nhìn thấy loại quả này. Mỗi cây chỉ ra có vài nhánh, không hái nhanh tự nó sẽ rụng xuống hết. Chúng tôi thường men theo bờ sông để tìm và hái chúng mỗi chiều. Khi bắt gặp được những quả mâm xôi đỏ tươi cảm giác sung sướng đến kì lạ.

    Hoa mâm xôi
    Hoa mâm xôi
    Quả mâm xôi
    Quả mâm xôi
  6. Chi dâu tằm (danh pháp khoa học: Morus) là một chi thực vật có hoa trong họ Moraceae. Có 10 đến 16 loài thực vật rụng lá thuộc chi này thường được gọi là dâu. Chi có quan hệ gần gũi với nó là Broussonetia cũng được gọi là dâu, nổi tiếng là dâu giấy, Broussonetia papyrifera.


    Các loài dâu phát triển rất nhanh khi còn nhỏ nhưng trở nên phát triển chậm và hiếm khi cao hơn 10–15 m. Lá cấu trúc đơn giản, mọc xen kẽ, thường phân thùy đặc biệt nhiều hơn ở những cây non so với cây trưởng thành, và có răng cưa trên mép lá. Tùy theo loài, chúng có thể là cây tự thụ phấn hoặc không.


    Phân loại Morus phức tạp và vẫn còn tranh cãi. Hơn 150 loài đã được đặt tên, và mặc dù các nguồn khác nhau có thể dẫn chiếu các chọn lọc tên gọi được chấp nhận khác nhau, chỉ có 17 loài là được chấp nhận rộng rãi. Sự phân loại Morus sẽ phức tạp hơn nếu tính cả các loài lai ghép.

    Cây dâu chi chít sâu róm mà chẳng đứa nào ngại, cứ giơ tay ra vặt xoành xoạch. Hầu như chẳng cây nào được một chùm chín đen sì vì chỉ hơi đen một nửa đã bị chén sạch. Những quả dâu có vị chua ngọt hấp dẫn đến nỗi cả bọn quên cả sợ. Đứa nào cũng tranh thủ trèo thoăn thoắt lên trước để hái được nhiều nhất vì những quả dưới thấp thì đã hái ăn từ đời nào.

    Quả dâu tằm
    Quả dâu tằm
    Quả dâu tằm
    Quả dâu tằm
  7. Me là một loại cây nhiệt đới, có nguồn gốc ở miền đông châu Phi, nhưng hiện nay được trồng nhiều hơn ở khu vực nhiệt đới của châu Á cũng như châu Mỹ Latinh. Quả của nó ăn được.


    Tamarindus indica là loài duy nhất trong chi Tamarindus thuộc họ Đậu (Fabaceae). Là loại cây thân gỗ, nó có thể cao tới 20 mét và là cây thường xanh trong những khu vực không có mùa khô. Gỗ của thân cây me bao gồm lớp gỗ lõi cứng, màu đỏ sẫm và lớp dác gỗ mềm có màu ánh vàng.


    Lá của nó có dạng lá kép lông chim, bao gồm từ 10 đến 40 lá nhỏ. Hoa tạo thành dạng cành hoa (cụm hoa với trục kéo dài và nhiều cuống nhỏ chứa một hoa, giống như ở cây đậu lupin). Quả là loại quả đậu màu nâu, bên trong chứa cùi thịt và nhiều hạt có vỏ cứng. Hạt có thể có đường rạch đôi để tăng cường khả năng nảy mầm.


    Me là một loài trái cây khá quen thuộc với chúng ta. Ngày nay, me ngọt thường được bán ngoài chợ, nhưng ngày xưa thì chỉ me chua mới thu hút đông đảo trẻ em trong xóm thi nhau trèo cây hái trộm. Quả me chẳng cần gột vỏ, cà nhẹ lớp vỏ nâu bên ngoài, chấm với muối ớt, cảm nhận được vị chua gắt trên đầu lưỡi, đánh thức cả một tuổi thơ trong tôi ùa về.

    Quả me
    Quả me
    Quả me
    Quả me
  8. Bàng là một loài cây thân gỗ lớn sinh sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới, thuộc họ Trâm bầu. Nguồn gốc của loài này hiện vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi, nó có thể có nguồn gốc từ Ấn Độ, bán đảo Mã Lai hay New Guinea.


    Loài cây này có thể mọc cao tới 35 m, với tán lá mọc thẳng, đối xứng và các cành nằm ngang. Khi cây già hơn thì tán lá của nó trở nên phẳng hơn để tạo thành hình dáng giống như cái bát trải rộng. Lá to, dài khoảng 15 – 25 cm và rộng 10 – 14 cm, hình trứng, xanh sẫm và bóng. Đây là loài cây có lá sớm rụng về mùa khô; trước khi rụng thì các lá chuyển màu thành màu đỏ ánh hồng hay nâu vàng, do các sắc tố như: Iolaxanthin, luteinhay zeaxanthin.


    Hoa nở vào mùa hè. Hoa đơn tính cùng gốc với các hoa đực và hoa cái mọc trên cùng một cây. Cả hai loại hoa có đường kính khoảng 1 cm, có màu trắng hơi xanh, không lộ rõ, không có cánh hoa; chúng mọc trên các nách lá hoặc ở đầu cành. Quả thuộc loại quả hạch dài 5 – 7 cm và rộng 3 - 5,5 cm, khi non có màu xanh lục, sau đó ngả sang màu vàng và cuối cùng có màu đỏ khi chín, chứa một hạt.


    Hồi nhỏ có ai chưa từng nếm thử quả bàng không? Loại quả quen thuộc này gắn liền với quãng thời gian "mòn đít" trên ghế nhà trường của chúng mình. Nhiều đứa không thích ăn phần thịt, chỉ thích đập vỏ, ăn phần nhân bên trong.

    Quả bàng
    Quả bàng
    Quả bàng
    Quả bàng
  9. Tầm bóp (thù lù) Nam Mỹ là loại trái cây mọng, có màu vàng cam và có hương vị rất độc đáo, là sự tổng hợp của các loại trái cây như dâu, nho, táo, dứa, kiwi,…mang lại một cảm giác vừa chua và ngọt rất thú vị. Tầm bóp (thù lù) Nam Mỹ được coi là thực phẩm vàng, món quà quý giá dành cho sức khỏe, chứa đựng hàm lượng dinh dưỡng cao, với lượng vitamin A cao gấp 11 lần so với quả cherry và nho, gấp 60 lần so với dâu tây. Ngoài ra, tầm bóp còn có một lượng đáng kể vitamin C, B3, Fe, Ca, P .. mà nhiều loại trái cây khác phải kính nể.


    Loại trái này ngày xưa thường mọc dại rất nhiều trên đồng ruộng, trong vườn,... nên tuổi thơ bạn có thể một lần hay đã nhiều lần nhiều thấy hay ăn loại quả này. Tầm bóp (thù lù) Nam Mỹ là một loại trái cây rất được yêu thích tại châu Âu và châu Mỹ. Có thể nói, quả tầm bóp là một thành phần không thể thiếu trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày của họ. Họ sẽ sáng tạo những món ăn vô cùng đặc sắc, thơm ngon đa dạng từ loại quả vàng trong làng dinh dưỡng này. Chẳng hạn, dùng quả tầm bóp tươi như một loại trái cây ăn tráng miệng, hoặc làm salad cùng với rau củ và các loại sốt.

    Thù lù (Tầm bóp)
    Thù lù (Tầm bóp)
    Thù lù (Tầm bóp)
    Thù lù (Tầm bóp)
  10. Ở quê, hầu như ai cũng biết cây nhãn lồng. “Chim quyên ăn trái nhãn lồng – Lia thia quen chậu vợ chồng quen hơi“. Trái nhãn lồng chín vàng, vừa ngọt vừa mát, ăn vào thì bổ và giúp nhuận tràng.


    Còn đọt dây nhãn lồng thì nấu canh ăn hoặc luộc chấm nước tương. Đơn giản như vậy mà lại rất ngon! Ngày nay, dẫu có tiền, bạn cũng chưa chắc mua được những đọt rau nhãn lồng sạch, non và ngon như những ngọn rau ngoài đồng nội! Không biết từ bao giờ, hình ảnh dây nhãn lồng đã đi vào cuộc sống của người dân quê bình dị. Nhớ ngày nhỏ, mấy chị em không chỉ háo hức chờ mẹ đi chợ về mà còn vui mừng khi thấy cha đi làm đồng về vì cha sẽ hái cho những loại quả chua ngọt thơm ngon mọc dại bên bờ ruộng. Hiện tại cũng không còn dễ dàng bắt gặp cây nhãn lồng bò thành những đám lớn xanh um điểm thêm màu vàng tươi nổi bật của trái nhãn lồng đã chín.

    Trái nhãn lồng
    Trái nhãn lồng
    Trái nhãn lồng
    Trái nhãn lồng



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |