Top 18 Loài hoa nguy hiểm nhất thế giới
Đã nói đến hoa thì có lẽ ai trong chúng ta cũng sẽ nghĩ ngay đến vẻ đẹp và có những loài hoa vô cùng tao nhã hay rực rỡ. Chẳng thế mà rất nhiều người chơi hoa, ... xem thêm...dùng hoa làm cảnh và tưởng như chúng luôn vô hại nhưng thật ra trong tự nhiên vốn có những loài hoa mang trong mình độc tính vô cùng nguy hiểm, có thể gây chết người. Dưới đây là một số loại hoa được đánh giá là nguy hiểm nhất thế giới mà Toplist muốn giới thiệu để các bạn tìm hiểu nhé!
-
Hoa loa kèn thường có màu trắng, vàng hoặc đỏ, trắng pha hồng rất tao nhã. Thế nhưng đây lại là loài hoa có độc tố vô cùng khủng khiếp. Loài hoa này xuất xứ từ Colombia với tên gọi “hơi thở của quỷ”.
Chỉ cần ngửi phải hương hoa, nạn nhân lập tức rơi vào tình trạng vô thức, không kiểm soát được hành vi, nói năng lảm nhảm. Chính vì tính độc đó mà bọn tội phạm thôi miên hay bọn lừa đảo dùng để đầu độc nạn nhân gây án mà nạn nhân không hề hay biết.
-
Hoa tử đằng là loài hoa họ đậu, dây leo, hoa thành từng chùm màu tím rất đẹp, được trồng làm cảnh phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Hoa tử đằng rất đẹp, lại có mùi thơm. Tuy nhiên hạt của hoa rất độc, nếu không may ăn phải sẽ bị trúng độc, nôn ói, chuột rút và tiêu chảy.
Nếu ăn phải hoa tử đằng sẽ bị trúng độc, chuột rút và tiêu chảy. Là loài hoa họ đậu, dây leo, hoa thành từng chùm màu tím rất đẹp, được trồng làm cảnh phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… Hoa tử đằng vừa đẹp, vừa có mùi thơm. Tuy nhiên hạt hoa tử đằng rất độc.
-
Hoa cẩm tú cầu có hình dáng giống quả cầu mây màu trắng, xanh, hồng tím rất đẹp, đôi khi ta vẫn thấy nhiều người trồng làm cảnh, nhưng thật ra loài hoa này không hiền lành như vẻ bề ngoài.
Hoa và lá của loài hoa này đều chứa chất kịch độc chả thế mà trong lịch sử, nữ hoàng Cleopatra đã dùng loài hoa này để ép người hầu tự tử. Vì thế, nếu lỡ chẳng may nhiễm phải độc tố này ngay lập tức sẽ bị ngứa ngáy, nôn ói, đổ mồ hôi và đau bụng dữ dội, để lâu sẽ dẫn tới hôn mê, co giật, rối loạn tuần hoàn máu.
-
Muồng hoàng yến cũng là một loài hoa cảnh thuộc họ đậu, muồng hoàng yến là cây thân gỗ, tán tròn. Hoa có màu vàng nở thành từng chùm rực rỡ rất bắt mắt, mùa hoa nở vào tầm từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm.
Chùm hoa dài tầm 20-40 cm, rủ xuống, cụm hoa lớn.Trái của cây muồng hoàng yến dài, bên trong có hạt hình trái xoan. Muồng hoàng yến có độc cả cây, từ lá, hoa cho đến quả, hạt, nếu không cẩn thận sẽ bị ngộ độc. Loài này còn có một số tên khác như Muồng hoàng hậu, Hoa lồng đèn, Bò cạp nước, Bò cạp vàng, Mai dây, Cây xuân muộn, Mai nở muộn. Ở Việt Nam, trên thị thường cây cảnh loài này còn có tên là Osaka hay Osaka hoa vàng.
-
Hoa rum tên tiếng Anh là Arum, còn được gọi là cây chân bê vì bông hoa trông phảng phất như móng của một chú bê con. Hoa rum còn được gọi với nhiều tên khác như hoa Zum, hoa Thủy Vu, Calla, Arum Lily, Calla Lily,Calla palustris, White Arum và Lily của sông Nile. Hoa rum đẹp và ưa nhìn nên được nhiều người trồng trong chậu làm cảnh hoặc cắm lọ trưng bày phòng khách, phòng làm việc... rất trang nhã.
Dù vậy khi chọn hoa rum làm cảnh hay trưng bày, bạn hết sức lưu ý bởi chất độc trong loài cây này. Lá và củ của hoa rum có chứa nhiều chất độc đường ruột calcium oxalate. Nếu nhầm lẫn hoặc sơ ý ăn phải sẽ bị ngộ độc, triệu chứng thường thấy là ói mửa, bỏng miệng, tê lưỡi, sưng bề mặt niêm mạc.
-
Trúc đào có độc tính rất cao, gây nguy hiểm đối với hệ tim mạch. Các bộ phận như thân cây, lá, hoa, trái, hạt trúc đào đều có độc, chính vì thế nên cẩn trọng khi tiếp xúc với hoa.
Sau khi ăn phải tầm 10-15 phút sẽ có các biểu hiện buồn nôn, ói dữ dội, lơ mơ, nhức đầu, mệt lả, tiêu chảy liên tục, loạn nhịp tim nghiêm trọng. Không kịp thời cứu chữa nạn nhân bị trụy tim mạch, không đo được huyết áp dẫn tới tử vong. Nhưng ở một số nơi, dựa vào độc tính này, chế biến ra loại thuốc trừ sâu vô cùng hiệu quả.
-
Loài hoa này có tên khoa học là Gloriosa superba. Colchicine và một số alkaloid, khác có trong loài hoa này mang tính kịch độc cao mà nếu lỡ ăn phải gây tê lưỡi, sau đó làm cho cơ thể mất cảm giác, nặng thì hôn mê và nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Ngoắt nghẻo có thân cây cao tới 4 mét, hoa to sặc sỡ với 6 cánh đỏ tươi hoặc đôi khi cũng có màu cam, vàng nhạt, dài nhọn như móng hổ. Quả cây có thể dài tới 12 cm chứa các hạt màu đỏ. Cây có củ ngầm do thân rễ phình lên tạo thành, thân vươn dài quấn lên các cây khác để vươn lên cao. Lá mọc cách, mọc đối hay mọc vòng, đỉnh kéo dài thành tua cuốn.
Cụm hoa ngoắt nghẻo khá lớn, nở rải rác quanh năm, hấp dẫn vì vẻ đẹp duyên dáng lạ kỳ. Thân rễ chứa nhiều ancaloit colchicin. Ngoắt nghẻo được phân bố trong khu vực rừng, ở cao độ 900-1.300 m như ở miền nam Vân Nam, Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Nepal, Sri Lanka, Thái Lan, Việt Nam, nhiệt đới và miền Nam châu Phi. Tại Việt Nam, ngoắt nghẻo phân bố rộng rãi ở miền Trung nhất là vùng Tây Nguyên, thường mọc hoang dã nơi đồi núi ven bìa rừng. Loài hoa này có thể sống được cả những nơi đất nghèo dinh dưỡng nhất chẳng hạn như các cồn cát.
-
Hoa độc cần nước có tên khoa học là Conium maculatum, tên tiếng Anh là Water Hemlock còn gọi là cicuta maculate. Cây có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, được xem là loài cây có khả năng gây chết người trong gang tấc.
Bởi vì tính độc của nó mà người ta gọi nó là hoa độc cần, cây râu quỷ, cây hải ly độc. Cây độc cần nước có đặc trưng là lá xanh, ren và mịn. Những bông hoa nhỏ màu trắng mọc thành từng chùm, còn lá khi bị vò nhuyễn sẽ phát ra một mùi hương rất khó chịu. Hạt thu hoạch khi gần chín vào mùa hè.
Cây độc cần nước có nguồn gốc từ Bắc Mỹ và cũng là loại thực vật độc hại nhất ở đây. Loài cây độc này thường mọc nhiều ở các đầm lầy, bờ sông hay vùng cỏ ẩm ướt và có thể phát triển chiều cao tới 1,8m. Người bị trúng độc này thường co giật mạnh, đau đớn, buồn nôn, chuột rút và run cơ. Những người sống sót sau ngộ độc thường bị mất trí nhớ.
-
Ở Châu Âu, hoa thụy hương rất được ưa chuộng dùng để trang trí trong vườn nhà, vài năm trở lại đây đã du nhập sang Việt Nam, được trồng nhiều ở các khuôn viên khu biệt thự.
Tuy nhiên, đây lại là một loại cây vô cùng độc hại với chất mezerein có độc tính rất cao. Vô tình ăn phải quả hoặc lá của cây thì triệu chứng lúc đầu là buồn nôn và ói mửa dữ dội, theo đó là xuất huyết trong, hôn mê rồi dẫn đến tử vong.
-
Hoa dạ hương trong đêm sẽ phát tán ra rất nhiều các hạt nhỏ có tác dụng kích thích khứu giác, người ta thường trồng một bụi nhỏ hoa này quanh nhà vì chúng có tác dụng đuổi muỗi.
Tuy vậy, nếu ngửi quá nhiều và tiếp xúc quá lâu mùi hoa dạ hương thì sẽ làm cho tóc rụng nhanh, những người bị cao huyết áp và người bị bệnh tim chóng mặt hoa mắt, khó chịu, còn làm bệnh tình nghiêm trọng hơn.
-
Thủy tiên chủ yếu có nguồn gốc từ Địa Trung Hải. Hoa thủy tiên là quốc hoa của Wales - nơi người ta đeo hoa thủy tiên vào ngày lễ Thánh David theo truyền thống. Ngoài ra, loài hoa này còn được tìm thấy tại Trung Á và Trung Quốc. Tên gọi “thủy tiên” có nghĩa là nàng tiên nước, nàng tiên hoa nơi thủy cung. Hoa thủy tiên còn được ví như "chén ngọc đĩa ngà". Ngoài thì vành tròn trắng muốt, trong có nhụy màu vàng, mùi thơm thoảng mà dịu mát.
Hoa thủy tiên rất đẹp và được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, nếu ăn nhầm phải loài hoa này, bạn có thể bị độc tố có trong hoa gây tê liệt, phát ban đỏ hoặc lở loét trên da.
-
Hoa chùm pháo là một loài hoa đẹp với những bông hoa nhỏ kết thành chùm hoa chĩa thẳng lên trời trông như một ngọn tháp. Thường mọc thành những lùm cây nhỏ, ngọn cây có thể cao gấp 2-3 lần so với thân gốc của hoa mao địa hoàng cho ra những bông hoa có hình chuông rất đẹp, hấp dẫn.
Loài hoa này cũng là nguyên liệu để bào chế thuốc chữa bệnh tim và một số bệnh thường gặp khác như thiếu máu và táo bón. Chỉ khi ăn tươi hoa thì chất độc mới tác dụng gây rối loạn nhịp tim và đau bụng dữ dội.
-
Baneberry xuất hiện nhiều ở vùng Đông và Bắc Mỹ. Tất cả các bộ phận của loài hoa này đều có độc tính cao nhưng độc nhất là ở hoa và quả. Chất độc có trong những quả baneberry căng mọng hấp dẫn có thể khiến tim ngừng đập ngay tức khắc.
Một trong những tính năng nổi bật của cây là quả của nó, màu trắng với những gì có vẻ như màu đen (nhưng thực sự sâu tím) "học sinh"; do đó là tên phổ biến thay thế của "đôi mắt của búp bê." Những quả mọng độc đáo này được hỗ trợ trên cành cây cũng rất hấp dẫn, có màu hồng đậm. Hoa của cây mắt búp bê có màu trắng. Chúng xuất hiện thành từng chùm vào mùa xuân. Chiều dài mỗi chùm lên tới 10 cm. Thân của cây này có chiều cao từ 50 cm trở lên. Chiều dài tối đa của lá vào khoảng 40 cm, còn chiều rộng tối đa lên tới 30 cm.
Đây là một trong những quái cây trên Trái đất không chỉ có ngoại hình kỳ lạ mà còn sở hữu độc tính dễ dàng lấy mạng người. Đặc biệt, vì quả mắt búp bê có vị ngọt nên đôi khi trẻ em ăn chúng và tử vong. Nhiều cái chết thương tâm vì quả Mắt búp bê đã xảy ra ở Bắc Mỹ. Chính vì chất độc ngọt ngào này mà cây mắt búp bê còn được gọi là loài cây của quỷ dữ. -
Hoa ngũ sắc còn có tên gọi là thơm ổi, trâm ổi, hoa tứ quý, hoa tứ thời, mã anh đơn, ổi nho, bông ổi, người Tày gọi là nhà khí mu. Hoa ngũ sắc mọc hoang ở nhiều nơi, hiện nay mọi người thường trồng thành chậu làm cảnh, do loại cây này ra hoa quanh năm. Hoa có nhiều màu như cam, vàng, đỏ, hồng... mọc thành chùm hình cầu rất đẹp mắt.
Tuy vậy, quả cây hoa ngũ sắc lại có chất độc lantanin alkaloid hoặc lantadene A, khiến người ăn phải bị bỏng rát đường ruột, giãn cơ, hay rối loạn tuần hoàn máu.
-
Đỗ quyên là một loài hoa có sức sống mãnh liệt, dù là môi trường khô cằn hay ẩm ướt, chúng vẫn có thể sinh tồn. Thêm vào đó, hoa đỗ quyên có vẻ đẹp ấm áp, gần gũi và rực rỡ khiến ai cũng yêu thích. Hoa đỗ quyên thường được trồng làm cảnh trong nhà vì loài cây này có khả năng hấp thụ các chất độc như lưu huỳnh dioxit, oxit nitric, nitơ dioxide, các chất phóng xạ và các khí độc hại khác, đồng thời có thể làm sạch không khí.
Tuy nhiên, bản thân đỗ quyên cũng chứa rất nhiều độc tố, đặc biệt là đỗ quyên hoa trắng và đỗ quyên hoa vàng. Nếu ăn phải đỗ quyên, dù chỉ một lượng nhỏ cũng đủ để gây ngộ độc, nôn mửa và khó thở. Vì thế, nếu định trồng đỗ quyên, hãy nhớ để xa tầm tay trẻ em và người già.
-
Nguyệt quế núi, tên khoa học là Kalmia latifolia, có màu hồng và trắng rất đẹp, nở rộ vào gần cuối mùa xuân. Đây là một loài hoa tiêu biểu cho những loài hoa đẹp nhưng độc, trong hoa chứa hai độc tố chính là andromedotoxin và arbutin.
Đầu tiên, những độc tố này có thể làm cho tim đập chậm và nhanh cùng một lúc tại các khu vực khác nhau, gây ra vấn đề nghiêm trọng, cuối cùng tim ngừng đập và nạn nhân sẽ mất mạng.
-
Chi Vân Môn, đây là một loài thực vật tuyệt đẹp, trước đây chỉ được tìm thấy ở Nam Cực, nay đã được nhân giống và trồng ở nhiều nơi.
Bên trong loài hoa của loài thực vật này có chứa canxi oxalate, một hoạt chất độc kỳ dị có thể tạo nên các tinh thể hình kim trôi nổi bên trong cơ quan nội tạng của bạn. Chỉ một liều nhỏ canxi oxalate có thể giết chết bạn, do đó hãy tránh xa loài cây này.
-
Cây hoa bả chó, tên khoa học là Colchicum Autumnale, loài cây này được tìm thấy trên khắp nước Anh, có mặt ở cả châu Âu và New Zealand. Cái tên nói lên tất cả, cây này có hoa cực độc, có thể giết chết người và vật.
Độc tố chính trong cây hoa bả chó là colchicum, triệu chứng ngộ độc giống như ngộ độc thạch tín, tác dụng chậm nhưng không có thuốc giải độc, nạn nhân sẽ phải chịu đựng cái chết đau đớn nếu trúng độc.