Top 16 Loài hoa hiếm nhất thế giới
Hoa là những món quà tuyệt vời nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Hiện trên thế giới có hơn 270.000 loại hoa. Một số loài hoa chỉ nở vào mùa cụ thể ... xem thêm...hoặc thậm chí sau nhiều thập kỷ mới nở hoa. Nhiều loài hoa đến từ những vùng xa xôi trên thế giới và thậm chí vẫn chưa được khám phá. Dưới đây là danh sách những loài hoa đẹp nhất và hiếm gặp nhất trên thế giới.
-
Hoa Kadupul là một trong những loài hoa đẹp và quý hiếm nhất thế giới. Loài hoa này còn đặc biệt được Phật giáo tôn sùng vì lý do tâm linh. Tại Nhật Bản, hoa Kadupul còn được gọi là “sắc đẹp dưới ánh trăng”.
Hoa Kodupul là một loài hoa thuộc cùng họ với hoa Quỳnh ở Việt Nam nhưng cực kì hiếm có, chỉ có thể tìm thấy trong rừng ở Sri Lanka. Kodupul không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp quyến rũ với màu trắng điểm ánh vàng mà còn mùi hương cực kỳ thanh tao.
Các hãng nước hoa gần như không thể tái hiện hương hoa Kodupul trong các sản phẩm của mình. Đặc biệt hơn nữa, số người được nhìn ngắm và thưởng thức hương thơm của Kodupul cực kỳ ít vì loài hoa này chỉ nở vào buổi tối rồi nhanh chóng tàn khi bình minh lên và chỉ nở gần như duy nhất một lần trong tháng vào kỳ trăng tròn. Sự hiếm có và vẻ đẹp tinh khôi là những đặc điểm khiến hoa Kadupul trở nên thật đặc biệt. Việc hoa nở sẽ chỉ diễn ra trong những trường hợp rất cụ thể.
Đây là một loài hoa có hương thơm vô cùng dễ chịu và cũng là một trong những loài có giá thành cao nhất bởi tuổi thọ ngắn của chúng. Cho đến tận bây giờ, chưa có nhà thực vật học nào có thể đưa ra lời giaỉ thích chính xác về cái chết đột ngột của loài hoa này.
-
Hoa thạch trúc có tên khoa học là Silene tomentosa, chỉ được tìm thấy tại Gibraltar - một vùng lãnh thổ của Anh. Thạch trúc là một loài hoa nở vào buổi tối, có mùi thơm nhẹ với tuổi thọ khá ngắn ngủi.
Điều thú vị là vào năm 1992, những nhà thực vật học tại Gibraltar chính thức tuyên bố rằng không còn bất cứ một cây hoa thạch trúc nào còn sót lại, loài hoa này đã bị tuyệt chủng hoàn toàn. Thế nhưng hai năm sau, vào năm 1994, một nhà leo núi trên những vách đá vùng Gibraltar đã tìm thấy những bông hoa thạch trúc vẫn còn tồn tại nơi môi trường khắc nghiệt.
Ngày nay, ta chỉ có thể trông thấy những bông hoa hiếm này trong những khu vườn thực vật tại Gibraltar và London, tuy nhiên số lượng hoa cũng rất ít ỏi.
-
Hoa lan ma là một loài hoa hiếm với hình dáng trông như những con nhện, chúng sống tại Cuba và Florida. Loài hoa này chỉ được trồng ở một vài khu vực có môi trường thích hợp cho sự phát triển của chúng. Điều đó khiến hoa lan ma trở nên khá hiếm.
Điều thú vị là loài cây này không hề có lấy một chiếc lá. Cả thân cây và hoa của chúng đều có màu xanh lá, vì vậy rất khó để nhận dạng. Vì không có lá, hoa lan ma không thể tự hấp thụ dinh dưỡng. Chúng phải sống dựa vào những loài cây khác để lấy đủ năng lượng cho quá trình sống.
Hoa lan ma chỉ nở trong vòng ba tuần, giữa tháng 4 và tháng 8. Loài hoa này cũng tỏa ra thứ mùi giống như xà phòng trong suốt thời kỳ nở bông. Bởi hoa lan ma cần phát triển tại nơi vừa có độ ẩm cao, lại có nhiệt độ cao nên ta không thể tìm thấy chúng ở nơi nào khác ngoài Cuba và Florida. Loài hoa lan này không có lá nên không thể tự quang hợp, tự phát triển mà phải lấy dinh dưỡng từ một loại nấm cấy ghép trên thân.
Sở dĩ gọi là “ma” bởi chúng có thể sống dưới lòng đất nhiều năm (các nhà sinh vật học từng tin rằng chúng đã tuyệt chủng) và chỉ nở hoa khi hội tụ tất cả các điều kiện. Điều đó lý giải tại sao những người chơi lan chỉ mong một lần trong đời được nhìn thấy loài hoa này nở.
-
Cúc vạn thọ Socola được đặt tên như vậy là nhờ có hương thơm có giống mùi socola. Loài hoa này là loài đặc hữu ở Mexico, có màu đỏ hoặc nâu sẫm, nở vào cuối mùa hè.
Hiện nay chỉ còn đúng một dòng vô tính của loại hoa Cúc vạn thọ Socola này còn tồn tại đến ngày nay và việc nhân giống hoa phải thực hiện qua phòng thí nghiệm hoặc phương pháp nuôi cấy mô. Các vùng trồng hoa Cúc vạn thọ Socola ở Mexico còn được pháp luật bảo vệ.
Cúc vạn thọ Socola là một trong những loài hoa đẹp và hiếm nhất có nguồn gốc từ Mexico. Chúng được đặt tên là Socola bởi khi nở, loài hoa này tỏa ra thứ mùi hương giống với loại kẹo ngọt ngào này. Cúc vạn thọ Socola có màu đỏ đậm hoặc màu nâu. Loài hoa đặc biệt này chỉ nở vào những buổi tối cuối hè. Điều đáng tiếc là chỉ có duy nhất một bản sao của loài hoa này tồn tại đến ngày nay, được tạo ra bởi sự tái tạo thực vật cách đây 100 năm.
Giống với Lotus Berthelotii, loài Cúc vạn thọ Socola này được cho là không còn tồn tại trong tự nhiên hơn 100 năm nay. Phải có bàn tay chăm sóc của con người chúng mới có thể tồn tại. Vào mùa Hè, những cánh hoa thường toát ra mùi socola rất thơm.
-
Loài hoa này phân bố chủ yếu ở quần đảo Canary (Tây Ban Nha). Từ năm 1884, hoa mỏ vẹt đã được xếp vào loài hoa cực kỳ hiếm. Hiện nay, nó gần như đã tuyệt chủng ở môi trường tự nhiên.
Hoa Mỏ Vẹt được coi là một trong những loài hoa đẹp nhất thế giới với hình dáng độc đáo rất giống mỏ vẹt với màu cam rực rỡ. Đây là loài hoa đặc hữu của vùng đảo Canary. Hoa Mỏ Vẹt chỉ nở trong thời tiết mát của mùa xuân, bất kỳ một sự thay đổi nhiệt độ nào cũng làm loài hoa này không thể tồn tại.
Đáng tiếc, hoa Mỏ Vẹt đang trên đà tuyệt chủng, chỉ còn vài cây còn sót lại trên thế giới. Những cây Mỏ Vẹt còn sống sót trên đảo Canary cũng được pháp luật bảo vệ. Hoa mỏ vẹt có thân bò có hình dáng giống như đuôi thú, với lá chia thành 3 - 5 thuỳ có kính thước dài 1 - 2cm, rộng 1mm, óng ánh như bạc. Hoa có màu đỏ, từ đỏ đến cam, có hình dạng giống mỏ vẹt, dài 2 - 4cm, rộng 5 - 8mm.
Hiện nay, hoa mỏ vẹt được nhân giống chủ yếu trong phòng thí nghiệm và được trồng thương mại để làm cảnh, thường được trồng trong chậu, do màu sắc và hình dáng đặc biệt của loài hoa này. -
Hoa Ưu Đàm Bà La còn gọi là hoa Youtan Poluo, được phát hiện bởi ông Đinh, một nông dân Trung Quốc. Ông đã tìm thấy nó trong ống thép của mình.
Hoa có màu trắng, rất thơm tựa như những chiếc chuông nhỏ, màu trắng tinh khiết, nhỏ li ti, thân mảnh như sợi tơ, trong suốt như pha lê và chỉ khoảng 1mm. Đó là loài hoa được đề cập đến trong huyền thoại Ấn Độ. Loài hoa này tuy nhỏ bé, mong manh nhưng lại có thời gian tồn tại rất lâu, vài tháng đến một năm cũng không tàn.
Đặc biệt, từ năm 2012, Hoa Ưu Đàm huyền thoại đã liên tục khai nở trên khắp đất nước Việt Nam, ở các tỉnh thành như: Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế, Nghệ An, Đắk Lắk, Phú Yên, Thái Nguyên, Nam Định…Theo các nhà thực vật học, loài hoa này chỉ nở hoa một lần mỗi chu kỳ 3000 năm.
Sự bí ẩn đằng sau sự phát triển và có liên quan tới Phật giáo khiến hoa ưu đàm là loài hoa được chú ý nhất trên thế giới. Chúng còn có tên gọi khác là hoa Udumbara. Người ta nói rằng, hoa ưu đàm chỉ nở 3000 năm một lần. Những truyền thuyết nhắc đến rằng mỗi khi hoa nở là dấu hiệu cho sự tái sinh của Đức Phật, chính vì vậy cứ 3000 năm hoa mới nở một lần.
Hoa ưu đàm thực tế lại trông không giống một bông hoa cho lắm bởi chúng rất nhỏ, có mùi thơm như gỗ đàn hương. Ông Ding - một nông dân Trung Quốc là một trong những người đầu tiên phát hiện ra loài hoa tuyệt vời này. Ta có thể trông thấy loài hoa này ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Mỹ nếu thật sự may mắn. Có rất nhiều nhà nghiên cứu đang nỗ lực tìm ra điều bí ẩn của loài hoa này.
-
Lan Hài Vàng Tím là một loài quý hiếm trong họ lan hài, được tìm thấy ở London và một số vùng khác ở châu Âu. Hầu hết các giống lan hài có màu vàng hoặc tím hoàn toàn, sự kết hợp vàng và tím trong một giống lan hài là cực kỳ quý hiếm.
Rất nhiều nhà khoa học đã cố gắng nhân giống loài hoa này nhưng thất bại. Chính vì vậy loài lan này là một trong số những loài hoa đắt nhất thế giới và còn được pháp luật Anh bảo vệ.
Lan hài vệ nữ màu vàng và tím là những thành viên đặc biệt trong gia đình phong lan, chủ yếu được tìm thấy ở London và các khu vực khác thuộc châu Âu. Vô cùng hiếm hoi mới có thể tìm thấy sự kết hợp giữa màu vàng và màu tím ở loài hài vệ nữ này.
Phần màu vàng chiếm đến ba phần tư cả bông hoa và phần còn lại là màu tím. Bởi sự quý hiếm và vẻ đẹp hoàn mỹ đáng kinh ngạc mà loài hoa hài vệ nữ màu vàng và tím này có giá thành vô cùng đắt đỏ trên thị trường. Chính vì vậy loài hoa này cũng đang được bảo vệ bởi luật pháp London.
-
Hoa xác thối là loài hoa lớn nhất và nặng mùi nhất trên thế giới. Nó có mùi như những miếng thịt bị thối rữa. Loài hoa này chỉ có thể được tìm thấy trong vài hòn đảo thuộc Indonesia, trong những khu rừng nhiệt đới thấp.
Hoa xác thối chỉ nở 30 đến 40 năm một lần. Lá của cây có thể phát triển cao tới hơn 6 m. Những bông hoa xác chết có màu xanh lá cây bên ngoài và bên trong có màu đỏ đậm. Bởi sự hiếm hoi của cây mà những khu vườn thực vật (chủ yếu ở Sumatra, Indonesia) bảo vệ loài cây này dưới sự bảo hộ của pháp luật. Hoa xác chết hay còn gọi là hoa Corpse, là loài hoa vô cùng đặc biệt. Đây là loài hoa lớn nhất và có mùi kinh nhất trên thế giới. Có nguồn gốc ở Sumatra, khu rừng mưa của Indonesia.
Hoa Corpse được tìm thấy ở vùng rừng nhiệt đới ở Indonesia. Nó được coi là hoa hiếm nhất, lớn nhất và có nguy cơ tuyệt chủng nhất của thế giới. Chúng chỉ nở mỗi 30 – 40 năm một lần.
Phần ngoài của loài hoa này có màu xanh và phần bên trong thì có màu đỏ thẫm, nó không có thân, lá và rễ. Nó phát ra mùi thịt thối rất hăng để thu hút ruồi và bọ cánh cứng để thụ phấn cho nó. Loài hoa này nở khoảng 1 tuần trước khi tàn.
-
Snowdonia Hawkweed là một loài hoa nhỏ, màu vàng, lần đầu tiên được tìm thấy ở một sườn núi thuộc xứ Wales. Tuy nhiên, sau rất nhiều cuộc tìm kiếm kéo dài, người ta không thể tìm thấy loài hoa này từ năm 1953 và Snowdonia Hawkweed bị kết luận đã tuyệt chủng từ đó.
Tuy nhiên, năm 2002, một cây Snowdonia Hawkweed duy nhất đã được tìm thấy trong một vùng đồi hẻo lánh thuộc khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Cwm Idwal. Đáng tiếc, cho đến ngày nay, đây là Snowdonia Hawkweed duy nhất được tìm thấy.
Snowdonia Hawkweed là một trong những bông hoa hiếm nhất trên thế giới. Trước khi được tái phát hiện, người ta nhìn thấy Snowdonia Hawkweed lần cuối vào năm 1953. Sau đó, các nhà khoa học cho rằng loài hoa này đã bị gặm nhấm đến tuyệt chủng bởi các con cừu.
-
Franklinia alatamaha, được biết đến với cái tên cây Franklin có cánh thơm, hình chén, màu trắng. Nó được tìm thấy bởi nhà thực vật học tới từ Philadelphia là John và William Bartram. Tuy nhiên, chúng đã bị tuyệt chủng kể từ những năm 1800. Mãi đến gần đây, các nhà khoa học mới tìm thấy một vài cá thể và theo thống kê, hiện chỉ có đúng 3 cây nở hoa.
Loài hoa Franklinia alatamaha là một loại hoa có màu trắng tinh khôi, những bông hoa khi nở tỏa ra một hương thơm vô cùng quyến rũ. Loại hoa này cũng đã từng bị cho là tuyệt chủng nhưng khoảng 3 năm sau, một người đã nhìn thấy cá thể của cây hoa này và loại hoa này đã được bảo vệ.
Franklinia alatamaha đã tuyệt chủng trong thiên nhiên Franklinia alatamaha – được biết với cái tên cây Franklin có cánh thơm, hình chén, màu trắng và là một phần trong ấm trà của gia đình.
Họ đã phát hiện ra cây Franklin trên bờ sông Altamaha ở Georgia, Mỹ nhưng đã bị tuyệt chủng trong giới hoang dã kể từ những năm 1800. Loài cây này hiện chỉ được tìm thấy ở một số ít nơi trên thế giới nhưng bây giờ đã được trồng tại Trewithen Estate gần Truro, Cornwall. Hiện có 3 bụi cây đã nở hoa và người ta đang mong chờ 10 bông nữa sẽ nở vào năm tới.
-
Đây là một loài hoa cực kỳ hiếm, chỉ có thể tìm thấy ở Hawaii. Hoa Koki'o được phát hiện vào năm 1860, nhưng hoa này được chứng minh rằng quá khó khăn để bảo tồn.
Năm 1950, các nhà khoa học cho rằng loài hoa này đã bị tuyệt chủng. May mắn thay, sau đó, một nhánh của hoa Koki'o đã được cứu và chúng ta có thể ngắm nhìn nó một lần nữa. Nó được phát hiện năm 1860, khi đó nó chỉ có đúng 3 cá thể. Đến năm 1950, cây Kokai cuối cùng (trong 3 cây được tìm thấy) đã chết và loài hoa này dã được coi là tuyệt chủng.
Tuy nhiên 20 năm sau, vào năm 1970, người ta lại tìm được một cá thể nữa, tiếc rằng nó đã bị phá hủy trong một vụ cháy năm 1978. Rất may, các nhà sinh vật học đã cứu được một nhánh cây và từ đó nhân giống thành 23 cây. Cây phát triển cao 10-11 mét và có hàng trăm bông hoa.
-
Móng cọp xanh là một loài hoa quý hiếm thuộc họ nhà Đậu. Ta chỉ có thể thấy chúng trong các khu rừng mưa ở Philippines. Những bông hoa móng cọp xanh có hình móng vuốt, có thể phát triển lên tới 3 m. Màu sắc của loài hoa này cũng vô cùng xinh đẹp, từ màu xanh da trời cho đến màu xanh lá cây sáng.
Thỉnh thoảng, loài móng cọp xanh được thụ phấn bởi những con dơi, chúng cho ta thấy một cảnh tượng tuyệt diệu bởi khả năng phát sáng vào ban đêm. Khả năng thụ phấn tự nhiên và liên tục thay đổi các điều kiện môi trường khiến móng cọp xanh được coi là một loài hoa hiếm.
Hoa móng cọp xanh có tên khoa học là Strongylodon macrobotrys, thuộc họ đậu. Ở Việt Nam, người ta hay gọi là Hoa móng cọp (hoặc Dây hoa cẩm thạch).
Hoa có màu xanh da trời, giữa trưa chuyển màu xanh lơ và đến chiều thì chuyển sang màu xanh lục, hoa kết thành chùm, có hình móng vuốt, chùm hoa của nó có thể mọc dài tới 3 mét. Trong nửa đầu thế kỷ 20, khi đang xây dựng thành phố Đà Lạt, người Pháp đã đem cây hoa móng cọp xanh trồng ở đây.
-
Hoa trà Middlemist đỏ là loài hoa hiếm nhất trên thế giới khi chỉ còn duy nhất hai cá thể còn sót lại. Bạn chỉ có thể thấy loài hoa quý hiếm này tại khu vườn thực vật của New Zealand và nhà kính thuộc Vương quốc Anh.
John Middlemist - một người đàn ông trẻ đã mang giống cây tuyệt vời này từ Trung Quốc đến Anh năm 1804. Sau đó loài hoa này hoàn toàn biến mất tại Trung Quốc và được trồng tại những khu vườn ở London.
Hoa trà trông khá giống hoa hồng có màu hồng đậm. Những nhà thực vật học cũng mất khá nhiều thời gian để tìm ra những giống hoa có họ hàng với loài hoa trà.
Hoa trà Middlemist đỏ là loài hoa hiếm thuộc hàng bậc nhất thế giới. Hiện nay nó chỉ còn có mặt ở hai nơi là vườn New Zealand và trong vườn nhà kính ở Anh.
-
Hoa vua là loài hoa lớn nhất thế giới, mọc trong rừng nhiệt đới trên các đảo Java và Sumaitra của Indonesia; Malaysia. Lúc hoa mới nở hình dạng của cây hoa này rất kỳ quái, vừa không có rễ lại không có thân và cũng không có lá, rõ ràng không có gì đáng gọi là cây. Vì nó chỉ là hoa, một loại hoa khổng lồ nên được tôn vinh là hoa vua.
Sở dĩ người ta gọi tên loại hoa này là hoa vua bởi kích thước của cây hoa này rất lớn, hơn hẳn những loại hoa khác. Một bông hoa vua khi nở có thể có đường kính lên đên 1,4m và nặng đến 50kg.
Khi mới nở, bông hoa vua có hương thơm vô cùng ngọt ngào nhưng loại hoa này lại không hề ngọt ngào cho đến khi bông hoa tàn mà không lâu sau đó nó trở nên rất thối và là điểm thu hút cho những con mồi. Những cây hoa vua chỉ sống, sinh trưởng và phát triển ở vùng rừng nhiệt đới.
Màu hoa rất đẹp, khi mới nở có mùi thơm, nhưng một vài ngày sau thối như mùi chuột chết, không thể gửi được. Nhờ mùi thối này, ruồi nhặng và côn trùng đã xúm lại giúp hoa vua "truyền đời" cho con cháu. Hoa thì to, nhưng quả lại cực nhỏ. Quả thường dính vào chân voi để tìm đất mới.
-
Là một trong những loài hoa hiếm nhất thế giới, Neelakurinji cứ 12 năm mới nở một lần ở bang Kerala, nơi hoa phủ khắp các triền đồi bằng sắc tím.
Ƭại Kerala, nơi nổi tiếng về các loại câу cỏ nhiệt đới, về những bãi biển yên Ƅình và những dòng sông, có thị trấn Munnɑr lặng lẽ nằm trong dãy núi Tây Ghɑts. Đây là nơi có một trong những Ƅí mật của Ấn Độ: Neelakurinji, một trong những loài hoɑ hiếm nhất thế giới, 12 năm mới nở một lần. Mùɑ hoa Neelakurinji nở không chỉ có tầm quɑn trọng với người dân địa phương mà còn quɑn trọng cho cả khu vực, bởi nó giúρ đem lại sự bùng nổ du lịch. Một mùɑ hoa tưng bừng sẽ khiến các triền núi dàу đặc hoa, nở thành từng hàng trên các Ƅụi cây cao từ 30 đến 60cm, rất dễ nhận thấу khi ở trong hoặc quanh khu thị trấn.
Neelakurinji không chỉ đẹp đơn thuần mà còn gắn bó với văn hóa quốc gia Phật giáo này. Bộ tộc Muthuvan, cộng đồng sống trong rừng của bang Kerala tin rằng Neelakurinji là biểu tượng của tình yêu và sự lãng mạn. Trong khi đó, bộ tộc Paliyan, cộng đồng du mục ở Western Ghats tính tuổi bằng số lần nhìn thấy loài hoa hiếm nhất thế giới này nở.
-
Sách Kỷ lục Guinness ghi nhận bông hoa cổ nhất thế giới đã nở cách đây 65 triệu năm tại Nam Mỹ; đóa hoa lớn nhất có đường kính hơn 1m thuộc giống hoa huệ trên một hòn đảo giữa Thái Bình Dương, bông hoa nhỏ nhất là một loài tảo với đường kính 0,7mm; còn bông hoa cực hiếm chỉ nở cứ sau mỗi… 160 năm.
Là một loài thuộc họ quắn hoa (Proteaceae), có tên khoa học là Protea Cynaroides vốn nổi danh qua tên gọi hoa Hoàng cung, cũng chính là biểu tượng Quốc hoa của Cộng hòa Nam Phi. Lịch sử câu chuyện về loài hoa cực hiếm này khởi sự trong năm 1774, khi các hạt giống đầu tiên của Protea Cynaroides được đem từ Nam Phi về London (Anh).
Sau khi gieo trồng và được bảo quản chăm chút, hoa đã nở đúng 52 năm sau đó - vào năm 1826. Nhưng khi đấy người ta chưa phát minh ra máy ảnh để lưu trữ hình dáng hoa, vì vậy loài hoa Hoàng cung Nam Phi mặc nhiên trở thành một huyền thoại tồn tại giữa đời thường. Suốt gần 2 thế kỷ kế tiếp, nhiều thế hệ các nhà thực vật học Anh luôn tập trung chăm chút giống hoa Protea Cynaroides từng li từng tí, chỉ nhằm nuôi hy vọng đến ngày hoa… chịu nở. Cuối cùng niềm vui đã mỉm cười với họ vào năm 1986 tại Vườn thực vật Hoàng gia Kew Gardens ở phía tây nam thủ đô London, được giới khoa học quốc tế nhất trí đánh giá như là "sự kiện thực vật của thế kỷ XX".
Bông hoa Hoàng cung đầu tiên có đường kính 23cm, rồi 4 bông hoa khác cũng lần lượt nở theo cùng chu kỳ kéo dài 160 năm. Nhà thực vật học uyên bác Martin Staniforth đã dành trọn nửa thế kỷ chuyên tâm với giống hoa Hoàng cung này, ông tự hào kể lại: "Những bông hoa mọc năm 1986 được chúng tôi tập trung theo dõi ngay từ 5 năm trước, thân cây chứa hoa phát triển nhanh hơn mức bình thường trong tự nhiên nhờ vào những thành tựu khoa học.
Với sự trợ giúp của máy tính điện tử chúng tôi tính toán chất đất thích hợp, chế độ chăm tưới, nhiệt độ tương ứng… tuyệt đối không dùng phân nhân tạo, mà chỉ bón bằng phân hữu cơ phù hợp với thổ nhưỡng truyền thống ở Nam Phi.
Ngoài ra chúng tôi cũng thêm vào muối khoáng, cũng như một vài hợp chất khác để hoa không mất đi màu sắc truyền thống, bởi tiết trời sương mù phổ biến tại London khiến cho hoa dễ "ngả vàng" hơn".