Top 12 Loài động vật yêu thương con nhất thế giới
Động vật cũng như con người, tình mẫu tử luôn là một thứ tình cảm được coi trọng và chúng sẵn sàng làm mọi điều vì đứa con của mình... Dưới đây là danh sách ... xem thêm...những loài động vật "yêu thương con" mình nhất.
-
Bạch tuộc là loài động vật được coi là vì con tới mức quên đi bản thân mình, xứng đáng được xếp vào top những bà mẹ động vật yêu thương con nhất.
Mỗi lứa đẻ, bạch tuộc mẹ cho ra 50.000 quả trứng, phải mất đến 40 ngày trứng mới nở thành con, một bộ phận có tên là Siphons vốn dùng để chỉ đạo việc di chuyển dưới nước sẽ giúp số trứng này được oxi hóa, từ đó tránh được số vi khuẩn gây hại. Vi vậy trong suốt thời gian đó, bạch tuộc mẹ không thể bỏ trứng đi săn mồi suốt hơn tháng trời, điều này làm bạch tuộc mẹ đói rã rời. Vì lũ con, bạch tuộc mẹ phải hi sinh một phần thân thể mình đúng theo nghĩa thực tế: nó sẽ ăn… một cái tay vòi của mình để chống chọi với cái đói, trong khi chờ đợi lứa trứng nở.
Cá biệt có một số trường hợp được ghi nhận như tại vịnh Monterey, California. Bạch tuộc mẹ đã trông chừng số trứng trong khoảng thời gian dài nhất từng được ghi nhận. Khoảng thời gian trứng nở hết, bạch tuộc sử dụng hết sức mạnh của mình để thổi chúng ra ngoài biển. Và sau đó, bạch tuộc mẹ chết đi vì quá lao lực.
-
Khi mới sinh ra, gấu trúc con bị mù tạm thời và rất nhỏ. Trong các loài thú có túi, gấu trúc có tỷ lệ về kích thước giữa bố mẹ và con lớn nhất. Con non mới sinh chỉ nặng từ 100-150 gram trong khi mẹ chúng có cân nặng 140kg. Chăm sóc một con non như vậy cần rất nhiều sự nỗ lực, tỉ mỉ và cẩn thận. Vì vậy các bà mẹ gấu trúc thường ôm con của chúng 24/24h.
Trường hợp được ghi nhận năm 2013, mẹ gấu trúc có tên Mei Xiang, sống tại vườn thú quốc gia Smithsonian đã bảo vệ con của mình tới nỗi quên ăn, quên ngủ. Thậm chí Mei còn ngăn cản những nhân viên vườn thú và cán bộ chăm sóc tới để kiểm tra tình trạng sức khoẻ của con non.
-
Cá heo được phân loại vào một trong số những sinh vật biển sở hữu tốc độ bơi rất nhanh. Khi sinh con ra, những cá thể non cần phải theo kịp bố mẹ của chúng. Để giúp đỡ cho quá trình này, các bà mẹ cá heo sẽ dẫn đường, liên tục để ý không gian xung quanh và tạo không gian an toàn cho cá heo con.
Tuy nhiên ở giai đoạn đầu, nếu chúng lạc mất con của mình, người mẹ sẽ phát ra một âm thanh đặc trưng, đó là tiếng huýt sáo, giống như gọi tên chính mình. Lúc này, những con non đi lạc mẹ chúng có thể tìm lại được thông qua việc hồi đáp âm thanh này.
-
Cá voi xanh là loài có trái tim lớn nhất trong thế giới động vật, chỉ riêng bộ phận này có thể nặng tới gần 200kg. Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi loài động vật có vú này dành tình cảm đặc biệt cho con của mình.
Thông thường, một bà mẹ cá voi có thể theo dõi con của mình trong vòng hai năm đầu đời như việc di chuyển, kiếm ăn cùng nhau. Cá voi cũng nổi tiếng là loài bảo vệ con khỏi những loài ăn thịt khác. Trên tờ KSBW News đã ghi nhận một trường hợp tại vịnh Monterey cho thấy cá voi xám mẹ đã đặt con non trên lưng, sau đó chống trả lại sự tấn công của một con cá voi sát thủ.
Do không có các chi linh hoạt để có thể cầm nắm và cấu trúc miệng, môi của chúng cũng rất cứng, vì vậy những con cá voi non chỉ có thể dùng lưỡi của chúng để quấn lấy núm vú của con mẹ mẹ khi bú. Đồng thời, cá voi cái sẽ giữ cơ thể ở trạng thái gần như bất động, và đôi khi bụng của con mẹ sẽ được lật lại để giúp cá voi non bú một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, thời gian để cá voi con bú rất ngắn, chỉ khoảng vài giây. Để cải thiện hiệu quả cho công việc này, cá voi mẹ sẽ bắn sữa vào miệng cá voi non, và chỉ trong vài giây, lượng sữa có thể bắn tới 10 lít.
-
Thế giới các loài nhện có tới trên 100,000 thành viên bao gồm cả nhiều loài thuộc Lớp hình nhện khác vì vậy mức độ chăm sóc các con non cũng không giống nhau. Loài nhện Nam Mỹ có tên khoa học Mesabolivar Aurantiacus là một người mẹ tuyệt vời khi chúng giữ túi trứng liên tục trong hàm cho tới khi chúng nở.
Chẳng có con vật nào muốn gây hấn với một con nhện sói cái vừa đẻ trứng. Bà mẹ này vô cùng hung hăng và sẽ chiến đấu quyết liệt nếu có kẻ nào dám động vào túi trứng đang gắn chặt vào bộ phận nhả tơ của nó. Khi các quả trứng nở, hàng trăm con nhện con sẽ trèo lên lưng của mẹ chúng. Nhện mẹ sẽ phải đưa chúng đi cùng suốt nhiều ngày trước khi các con phát triển hoàn thiện và có thể tự mình di chuyển.
Chăm sóc và cung cấp thức ăn cho các con non trong giai đoạn đầu. Khi nhện con nở ra, chúng sẽ được mẹ bảo vệ trên lưng cho tới khi con non lột xác và bước đi vững vàng trên 4 cặp chân của chúng.
-
Khỉ đột là loài động vật linh trưởng lớn nhất thế giới. Các con khỉ đột trưởng thành thường nặng tới hàng trăm kilogam. Khỉ đột sơ sinh chỉ nặng khoảng 1,8 - 2,3 kilogam, nhưng chúng lớn rất nhanh. Giống như con của các động vật linh trưởng khác, khỉ đột con cũng có chân và bàn tay cầm nắm được từ lúc mới chào đời, giúp chúng bám vào bộ lông của mẹ.
Tuy nhiên, khỉ đột mẹ vẫn phải ngày đêm chăm bẵm, không rời các con cho cho tới khi tay chân bé nhỏ của chúng trở nên mạnh mẽ hơn.
Ở vườn thú Bristol, nước Anh, cảnh tượng Afia, một cô khỉ đột con bé bỏng rón rén đến bên mẹ nuôi để tìm kiếm sự yêu thương của tình mẫu tử khiến nhiều người không thể kìm được nước mắt. Afia được sinh mổ khẩn cấp tại vườn thú Bristol khoảng 10 tháng trước. Khi sinh ra Afia, Kera - mẹ của Afia bị chứng tiền sản giật, huyết áp cao và giữ nước. Sau khi sinh, Kera phải mất tới 8 tháng rưỡi điều trị liên tục để có thể khôi phục lại. Tuy nhiên do quá yếu, Kera không thể nuôi dưỡng, chăm sóc con gái bé bỏng Afia của mình. Afia được những nhân viên vườn thú chăm sóc tận tình. Tuy nhiên do khác biệt về nòi giống, Afia vẫn luôn khao khát được cảm nhận tình mẫu tử thực sự. Mới đây, Afia đã được thỏa mãn khát khao của mình, cô khỉ đột nhỏ đáng thương được Romina, một con khỉ đột cái lớn tuổi nhận nuôi và yêu thương như con đẻ. Romina luôn sẵn sàng ôm ấp, chăm sóc cho con gái nuôi, khiến Afia cảm nhận được tình mẹ. Những hình ảnh về mẹ con khỉ đột không chung huyết thống này luôn khiến các nhân viên vườn thú ấm lòng.
-
Bọ cạp độc là nguồn thức ăn chính của Meerkat ở miền nam châu Phi nhưng những con non cần một thời gian theo dõi cá thể trưởng thành xử lý bọ cạp độc trước khi ăn chúng. Đó là lý do vì sao các bà mẹ Meerkat cùng với các thành viên khác trong đàn sẽ kiên nhẫn hướng dẫn, kèm cặp một cách cẩn thận khi xử lý đám chân đốt kia.
Meerkat cũng trông những con non trong nhóm. Những con cái chưa bao giờ sinh sản thường chăm sóc những cặp thừa kế đầu đàn còn nhỏ, trong khi con cái đầu đàn không ở chung với phần còn lại của nhóm. Nó cũng bảo vệ con non khỏi những hiểm họa do chúng tự gây ra khi chưa đủ bản năng. Lúc có cảnh báo nguy hiểm, con cái chuẩn bị an toàn để bảo vệ chúng, nếu chưa thể rút lui vào hang, nó gom các con non lại với nhau và nằm che chắn phần đầu cho chúng.
Cụ thể là những con Meerkat trưởng thành sẽ đập “toè mỏ” lũ bọ cạp, sau đó vô hiệu hoá đuôi chứa túi độc kèm vòi chích. Đưa con mồi cho những con non để luyện tập.
-
Voi cái là những bà mẹ “mang nặng đẻ đau” nhất trong thế giới động vật, bởi khi vừa ra đời voi con đã nặng xấp xỉ một tạ. Voi con sinh ra chưa mở mắt, phải dùng vòi để cảm nhận và khám phá thế giới. Voi con thật may mắn vì chẳng những được mẹ chăm sóc và yêu thương vô điều kiện mà còn có bà nội, bà ngoại, các cô, các dì, các chị… sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ mình.
Thử tưởng tượng một bé sơ sinh nặng đến gần 100kg, đó chính là một chú voi con mới sinh. Voi con mới sinh chưa mở mắt nên chúng chỉ có thể dùng vòi nắm đuôi mẹ mỗi khi di chuyển.
Voi mẹ thuộc loài động vật có thời gian mang thai lâu nhất, đến những 22 tháng trời. Voi là loài có tập tính xã hội cao theo hình thức mẫu hệ, bởi thế, các bà, các mợ, các chị voi cái khác trong bầy cũng xúm vào phụ giúp voi mẹ nuôi dạy và bảo vệ bé voi mới sinh.
Các nhà sinh vật đã nói vui rằng: "Nếu là con người, nó tương tự như việc cả làng xúm vào nuôi một đứa bé vậy".
-
Rái cá mẹ xứng đáng được coi là "bà mẹ của năm" vì chúng thực sự hi sinh tất cả vì con. Rái cái mẹ phải nỗ lực kiếm lượng thức ăn tăng gấp đôi để nuôi sống mình và các con. Chúng cũng thường biến thân mình thành bè cứu sinh, vận chuyển các con đi đây đó trên mặt nước, ngay cả khi đang cho con bú. Nhiều rái cá mẹ bị chết sau khi cai sữa cho con vì quá lao lực.
Rái cá biển ăn các sò và các loại động vật không xương sống như trai, nhím biển, bào ngư. Chúng có khả năng sử dụng đá để mở vỏ của các loài này. Rái cá biển trưởng thành dài từ 1 đến 1.5m và cân nặng khoảng 35 kg.
-
Chuột túi thường sống ở đồng cỏ, sa mạc và có khả nặng chịu nhiệt tốt. Loài vật này cũng rất hiền lành, ngoan ngoãn, không chủ động tấn công loài khác bao giờ. Một điều khiến loài chuột túi trở nên khác biệt với đại đa số loài động vật khác là quá trình sinh và nuôi con. Chuột túi con sẽ được nuôi trong bụng mẹ.
Chuột túi con chào đời khi chỉ 4-5 tuần tuổi, vì vậy, chúng chỉ nhỏ xíu bằng hạt đậu đen, có khi chỉ bằng hạt gạo, không có lông cũng chẳng có hình thù gì. Chính vì vậy, chuột túi mẹ phải có cách chăm sóc con cẩn thận và tỉ mỉ hơn những loài khác. Trong khi đó, mẹ của chúng lại có kích thước to lớn gấp nhiều lần, chưa kể còn khá vụng về nên nếu chuột túi con mà có rơi ra ngoài, chuột mẹ không thể nhặt con lên được và phải bỏ rơi chúng.
Chưa kể, con non được sinh ra trước khi cơ thể kịp phát triển đầy đủ nên vô cùng yếu ớt, và gần như không có khả năng tồn tại được ở môi trường bên ngoài. Những bộ phận duy nhất đã hoàn thiện là các chi. Điều này giúp ích cho kangaroo con rất nhiều bởi ngay sau khi chào đời chúng sẽ phải bò vào trong chiếc túi của mẹ, và dành trọn những tháng tiếp theo ở nơi ấm áp này.
Trong túi mẹ, thú con nhận sữa từ mẹ, ăn, ngủ và bài tiết ngay trong chiếc túi này. Những chất thải có thể được lớp lót trong túi hấp thụ luôn hoặc được kangaroo mẹ dọn đi một cách khéo léo bằng miệng. Sau 4 tháng, các bộ phận của con non sẽ phát triển đây đủ. Khi ấy, chúng có thể ló đầu ra ngoài để ngắm thế giới. Nhưng phải cần đến 20 tháng (với con cái) và 2 – 4 năm (với con đực), kangaroo con mới thực sự đủ lớn để ra khỏi chiếc túi của mẹ.
-
Chim hồng hoàng bướu đỏ sống ở đảo Sulawesi của Indonesia. Chúng làm tổ và đẻ trứng trong các hốc trên thân cây. Sau khi đẻ, chim mẹ sẽ giam mình trong tổ ấp trứng suốt 2 tháng trời ròng rã, không hề bỏ ra ngoài để kiếm ăn dù rất đói.
Trong suốt thời gian đó, chim hồng hoàng bướu đỏ dùng phân bịt lối vào tổ để ngăn chặn kẻ thù.
Nhưng trứng chim hồng hoàng lại là món khoái khẩu của loài kỳ đà. Để bảo vệ đàn con sắp chào đời, chim mẹ dùng phân của nó trát lên miệng hốc để làm hẹp lối vào, loài kỳ đà to xác sẽ không chui vào tổ được. Một phần nữa là mùi hôi rất khó chịu của phân chim sẽ làm kỳ đà và các loài khác tránh xa cái tổ.
-
Cá sấu cái là một bà bầu “xanh nhất” trong việc ấp trứng mà không làm hại tầng ozon. Ổ đẻ trứng của nó chất đầy lá mục, khi lên men tự sinh nhiệt nên cá sấu mẹ không cần nằm đè lên trứng để ấp. Các nhà khoa học đã giấu vào các ổ trứng chiếc nhiệt kế đo nhiệt độ theo dõi từ xa trong suốt 2 tháng từ khi trứng được đẻ ra cho đến khi nở và phát hiện một điều thú vị: Nhiệt độ mới chính là yếu tố xác định giới tính cá sấu con.
Nếu nhiệt độ dưới 88 độ F, trứng nở ra “công chúa” và từ 89 đến 91 độ F, nở thành “hoàng tử”. Bà mẹ dùng cặp hàm lởm chởm những răng là răng bảo vệ con thì ai còn dám đụng đến. Bà mang chúng xuống nước nuôi dạy. Chúng tập săn mồi: cá, côn trùng, và nghêu sò ốc hến.