Top 10 Loài động vật trong suốt đẹp nhất trên thế giới
Dưới đây là danh sách những loài động vật trong suốt trên thế giới, đôi khi bạn còn không nhìn thấy chúng kể cả khi bạn đứng ở gần, nếu có nhìn thấy thì chúng ... xem thêm...là những tế bào trong suốt. Hầu hết chúng đều đáng yêu, có vẻ ngoài lung linh, hãy cùng theo dõi danh sách dưới đây để xem liệu rằng bạn biết được bao nhiêu loài trong những loài dưới đây nhé.
-
Loài ếch thủy tinh này được liệt vào danh sách bán trong suốt, chúng thường có màu chung là xanh lá cây, trong khi đó các nội tạng bao gồm tim, gan, và đường tiêu hóa có thể nhìn thấy qua da. Ếch thủy tinh thường sống trên các lá cây ở vùng rừng núi trung tâm và phía nam nước Mỹ. Thời gian hoạt động của chúng là vào ban đêm, điều này có thể giúp chúng dễ dàng trốn được các kẻ săn mồi khác. Khi tới mùa sinh sản, ếch thủy tinh sống dọc theo các con sông và suối nơi mà chúng có thể nằm và đẻ trứng trên những chiếc lá nổi trên mặt nước.
Mặc dù đây không phải là loài sinh vật duy nhất có thể nhìn xuyên thấu, nhưng các nhà khoa học vẫn cho rằng các dấu hiệu, tiếng kêu bất thường và hành vi sinh sản đã khiến cho nó khác với những loài khác. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo rằng có thể loài này đang gặp nguy hiểm do sự khai thác dầu cũng như các hoạt động khác của con người đang đe dọa đến môi trường sống của chúng.
-
Cá mắt trống hay còn gọi là cá ma quỷ thường sống ở các vùng biển từ nhiệt đới đến ôn đới của Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương và sống ở độ sâu ít nhất từ 600 đến 800 m dưới đáy biển. Loài cá này có những chiếc vây lớn, bằng phẳng cho phép chúng duy trì sự bất động trong nước. Nhờ vào phần đỉnh đầu trong suốt giúp chúng lấy được những khối ánh sáng từ bề mặt biển cả để nhìn rõ các loài cá khác và thực hiện hành động săn mồi. Loài cá mắt trống này được biết đến vào năm 1939 nhưng đến tận năm 2004 con người mới chứng minh được sự tồn tại của chúng.
Ngoài cái đầu trong suốt kỳ lạ, cá mắt trống còn sở hữu đôi mắt tinh nhanh và cũng vô cùng đặc biệt. Từ bức ảnh được chụp lại, bạn có thể nhìn thấy quả hình cầu màu xanh phía trong chính là đôi mắt của loài cá này. Đôi mắt của loài cá này có thể xoay, nhìn trước, nhìn trên vô cùng linh hoạt. Khi hướng mắt lên trên, cá mắt trống có thể nhìn xuyên qua cả đầu trong suốt như pha lê để tìm con mồi , và lúc đó, đôi mắt của loài cá này sẽ phát ra tin sáng màu xanh lá cây rất đẹp. Đặc điểm này nhằm giúp chúng thích nghi được với môi trường tối tâm và có thể săn mồi dễ dàng hơn.
-
Loài bướm cánh thủy tinh xinh đẹp này được tìm thấy ở trung tâm nước Mỹ. Do đôi cánh của chúng hoàn toàn trong suốt nên loài bướm này được lấy tên là bướm cánh thủy tinh. Không giống như những loài bướm khác, khoe ra những sắc màu rực rỡ đẹp đẽ của mình, loài bướm này có đôi cánh như thủy tinh giúp chúng có thể trốn khỏi những kẻ săn mồi. Đôi cánh của chúng rất mảnh và mỏng, tuy nhiên chúng rất khỏe có thể bay 12 dặm trong 1 ngày. Vào kỳ sinh sản, những con bướm đực sẽ tiết ra chất pheromone để những con đực khác tránh xa.
Đôi cánh của bướm trong mờ, sải cánh từ 5,6 – 6,1 cm. Các mô giữa các gân cánh nhìn giống như là thủy tinh, nó không có các vảy màu như ở các loài bướm thông thường khác (các vảy nhỏ như bột trên cánh bướm tạo nên màu sắc cho cánh – còn gọi là côn trùng cánh vẩy). Các viền mờ đục của đôi cánh bướm màu nâu sẫm, đôi khi nhuốm màu đỏ hay cam và cơ thể có màu tối sẫm.
-
Trên thế giới có trên 60 loài mực thủy tinh khác nhau và tất cả chúng đều có vẻ bề ngoài độc đáo khác nhau. Chúng có thể được tìm thấy ở rất sâu dưới biển của tất cả các đại dương trên thế giới. Mực thủy tinh trong suốt là 1 trong những loài sinh vật kỳ dị những có vẻ đẹp kỳ lạ sống dưới các vực nước biển sâu.
Mực thủy tinh phát quang sinh học nhờ vào các cơ quan ánh sáng ở đôi mắt. Hầu hết những loài mực này đều có thân phồng to và tua ngắn. Khi phát hiện kẻ thù đang theo dõi, đôi mắt của mực phát ra ánh sáng chói lòa và vụt biến mất nhanh. nếu có dịp được chứng kiến chú mực này hãy lưu giữ những kiểu ảnh kỉ niệm bạn nhé. Bởi loài mực này rất hiếm gặp đó nha!
-
Cá ngựa vằn là một giống cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới, được biết đến nhiều hơn với vai trò là một giống cá cảnh. Các nhà khoa học rất quan tâm đến loài cá này và thường sử dụng để nghiên cứu, bởi vì thông qua cơ thể trong suốt của chúng, họ có thể nhìn thấy sự chuyển biến của các mầm bệnh và dễ dàng chữa khỏi. Loài cá này ăn tạp, chủ yếu là ăn động vật phù du, tảo, côn trùng và ấu trùng, chúng cũng có thể ăn các loài thức ăn khác như sâu hay động vật giáp xác nếu nguồn thức ăn ưa thích của chúng không có sẵn. Nếu bạn mới bắt đầu nuôi cá thì đây là một lựa chọn thích hợp vì loài cá này khá khỏe, sinh sản nhanh chóng, đẹp, giá thành rẻ và được bán rộng rãi.
Cá ngựa vằn đã được nuôi trong bể kính từ năm 1905. Cá khá khỏe rất thích hợp cho người mới nuôi cá cảnh. Nó không đòi hỏi một sự chăm sóc riêng biệt nào. Trong bể cần có thực vật nhưng phải sắp xếp sao cho trong bể có đủ khoảng trống gần bề mặt nước cho cá bơi lội được. Phải có nắp đậy để cá không nhảy ra.
Để cá ngựa vằn sinh sản được, nước phải ngọt hoặc cứng trung bình, và nhiệt độ nước trên 24 độ C. Có thể trồng vài bụi cây có lá phủ lông mềm, như rong đuôi chồn. Sau một lúc ve vãn tích cực. Cá đực đuổi theo cá cái ở giữa các khóm cây, và việc đẻ trứng xảy ra tại đó. Phải bảo vệ trứng tránh bị cá bố mẹ ăn. Trứng nở sau 48 giờ ở nhiệt độ 26 – 27 độ C. -
Cá băng hay còn được gọi là cá sấu trắng, có đôi mắt lớn và những chiếc răng dài sắc nhọn. Mang của loài cá này rất mềm và có màu trắng nhìn giống như món sữa chua bạn hay ăn hằng ngày vậy. Máu của chúng không có màu đỏ vì thiếu hàm lượng hemoglobin. Chính vì không có các tế bào máu màu đỏ nên chúng phải thích ứng với môi trường xung quanh tuy nhiên cá băng có nhiều năng lượng hơn những giống cá khác.
Cá băng tuy có thân hình trong suốt và có kích thước nhỏ bé nhưng lạ là loài cá có khả năng sinh tồn mạnh mẽ khi có thể sống ung dung ở vùng đất băng giá nhất thế giới. Cá băng sở hữu chất glycoprotein - một chất chống đông giúp cá có thể sống sót giữa môi trường nước lạnh giá của biển Nam Cực. Chính chất chống đông glycoprotein này giúp cá băng Nam Cực thích ứng với sự thay đổi của môi trường sinh thái mới.
-
Loài bọ biển nhỏ bé và trong suốt, có đôi mắt to giống như chiếc mũ bảo hiểm được gắn trên đỉnh đầu của chúng, cấu tạo của mắt gồm 32 võng mạc, 16 trong số đó giúp chúng nhìn rõ mọi thứ dưới biển hơn những loài cá khác. Sống dưới độ sâu từ 150 đến 500 mét. Thức ăn của chúng là xác thối, tảo và côn trùng nhỏ. Hai chân phía trước cầm nắm thức ăn và được trang bị các gai sắc nhọn.
Bọ biển cùng họ với tôm, chân cẳng không vạm vỡ. Khi trưởng thành, con nào con nấy mập ú, tròn trùng trục. Đặc điểm nổi bật nhất của loài này chính là thân hình giống như con côn trùng (bọ) trên cạn phóng to tuy nhiên nó lại trong suốt như thủy tinh. Thêm vào đó là hai hàng chân dày đặc cùng móng vuốt sắc nhọn nên còn được ngư dân gọi với cái tên bọ biển. Sống dưới đáy biển sâu hàng trăm sải tay, chúng được mệnh danh là “xe tăng lội nước”. Chỉ những đôi giã cào lớn, rê quét dọc ngang ở những ngư trường xa tít mù khơi mới hòng bắt được bọ biển.
-
Tìm thấy ở các vùng biển xung quanh Hawaii. Tôm ấu trùng trải qua rất nhiều giai đoạn trước khi trưởng thành. Đầu tiên con cái sẽ đẻ trứng sau đó mất từ 14 đế 18 tiếng để ấp trứng tiếp theo chúng sẽ trải qua giai đoạn ấu trùng nauplius từ nửa ngày đến 1 ngày, cuối cùng trải qua thêm 3 giai đoạn nữa là Zoea, Mysis và hậu ấu trùng, sau khi trải qua các giai đoạn trên từ 9 đến 14 tháng chúng sẽ trưởng thành hoàn toàn và sẵn sàng cho một kỳ sinh sản mới.
Điều kì lạ ở loài động vật này đó chính là sau khi giao phối, toàn bộ số trứng sẽ được con cái chăm sóc, bảo vệ bằng một cái túi trong suốt ở bên bụng. Tuy nhiên, điểm đặc biệt ở loài tôm này là con cái có thể giết chết và ăn thịt bạn tình ngay sau khi giao phối. Ở một số loài, con cái sẵn sàng tiêm "đối tác" một lượng nọc độc từ một móng vuốt độc của mình.
-
Salp là một loài sinh vật biển có thân trong suốt giống như thạch, sinh sống ở những vùng biển lạnh, thường liên kết thành một chuỗi dài hoặc sống đơn lẻ tùy vào từng chu kì. Thức ăn của chúng là các sinh vật phù du. Salp rất phổ biến ở vùng xích đạo trên biển, khí hậu ôn hòa và vùng lạnh.
Chúng có mối liên hệ với con người nhiều hơn sứa vì Salp có xương sống. Có trên 70 loài Salp khác nhau trên thế giới và chiều dài của chúng phân bố từ 1 đến 20 cm. Chúng có vòng đời phức tạp, tuy nhiên trong suốt chu kỳ sống, hình dáng của chúng không thay đổi, dạng ống và trong suốt. Số lượng Salp đang có xu hướng tăng lên dọc bờ biển Washington.
-
Sứa có kích thước đa dạng, con to có thể lớn như cơ thể người trưởng thành, con nhỏ chỉ bằng đầu kim. Một vài loại có thể được chế biến thành thức ăn. Sứa được tìm thấy ở khắp mọi nơi trên đại dương từ tầng giữa đến dưới đáy biển sâu. Chúng không có não nhưng có mắt, hệ thần kinh của sứa là một mạng lưới lỏng lẻo nằm trong lớp biểu bì.
Trong các xúc tu của sứa có chứa chất độc làm cho nạn nhân ngứa ran và đau đớn. Những con sứa độc nhất là loài sứa hộp, nó có thể sản xuất ra lượng thuốc độc đủ để giết chết 60 người. Ngoài việc gây nguy hiểm cho con người, sứa còn thường xuyên làm tắc nghẽn thiết bị làm mát ở các con tàu cũng như làm tắc nghẽn động cơ tàu thủy. Sứa có cơ thể dài tới 1,5m, thường ăn sinh vật phù du hoặc động vật giáp xác nhỏ, sống nhiều ở biển Địa Trung Hải.