Top 18 Loài động vật tiền sử kỳ lạ nhất vẫn tồn tại trong thế giới ngày nay

Hoàng Thu Thuỷ 691 0 Báo lỗi

Thế giới tiền sử luôn phong phú với nhiều loài động vật có hình dạng khác nhau. Tuy loài khủng long đã tuyệt chủng từ nhiều thế kỷ nay, nhưng trên thế giới vẫn ... xem thêm...

  1. Có tên khoa học là Triops longicaudatus, tôm nòng nọc đuôi dài là một loài giáp xác nước ngọt gần giống một con cua ngựa nhỏ. Nó được coi là hóa thạch sống bởi vì hình thái thời tiền sử cơ bản của nó thay đổi rất ít trong 70 triệu năm qua. Chính xác thì hầu như vẻ ngoài của nó vẫn còn y nguyên so với tổ tiên thời tiền sử đã từng sinh sống trên Trái đất vào khoảng 220 triệu năm trước.


    Dù chỉ tồn tại được trong môi trường nước ngọt, điều đáng ngạc nhiên là nhiều loài tôm nòng nọc lại sinh trưởng ở những sa mạc khô cằn, nơi lượng mưa trung bình hàng năm rất thấp. Các loài giáp xác cổ nhất hành tinh này rất dễ nhận diện với phần đầu hao hao cua móng ngựa (con sam), còn đuôi dài nhiều đốt và có hai cái “râu” dài chĩa về phía sau.


    Trong điều kiện nuôi nhốt, tôm nòng nọc phát triển đến chiều dài khoảng 6 cm. Dù vậy, trong tự nhiên chúng có thể đạt kích thước 11cm. Trên đỉnh đầu tôm nòng nọc có một cặp mắt kép cùng “con mắt thứ ba”, khiến chúng mang tên gọi “triops” (nghĩa là “ba mắt” trong tiếng Hy Lạp cổ). Dù chỉ tồn tại được trong môi trường nước ngọt, điều đáng ngạc nhiên là nhiều loài tôm nòng nọc lại sinh trưởng ở những sa mạc khô cằn, nơi lượng mưa trung bình hàng năm rất thấp. Chúng làm được điều này nhờ một chiến lược sinh tồn đặc biệt. Theo đó, ấu trùng tôm sống trong vũng nước được tao ra từ những trận bão hiếm hoi ở sa mạc. Khi các vũng nước khô đi, tôm trưởng thành sẽ chết, nhưng trứng của chúng có thể tồn tại trong môi trường khô hạn và nhiệt độ cao khoảng hơn 15 năm. Chỉ cần có một cơn mưa, trứng sẽ nở ngay.


    24 giờ sau khi nở, tôm nóng nọc đã giống như phiên bản thu nhỏ của con trưởng thành. Chúng sẽ trưởng thành hoàn toàn trong 2-3 tuần và kịp sinh sản trước khi nguồn nước hiếm hoi bốc hơi hết dưới ánh mặt trời. Do năng lực tiềm sinh đáng nể của mình, trứng tôm nòng nọc đã được các công ty đóng gói thành các bộ “kit” để người yêu thích sinh vật cảnh mua về ươm nở và nuôi trong bể cảnh.

    Tôm nòng nọc đuôi dài
    Tôm nòng nọc đuôi dài
    Tôm nòng nọc đuôi dài
    Tôm nòng nọc đuôi dài

  2. Cá mút đá là loài cá sở hữu bộ hàm rất đặc trưng, mặc dù chúng được biết đến vì tuyệt chiêu khoan chiếc miệng kì cục vào thịt của những con cá khác để hút máu, nhưng trên thực tế chỉ có một vài trong 38 loài có thể làm được như vậy. Các hóa thạch cổ xưa nhất của loài cá mút đá được tìm thấy ở Nam Phi có nguồn gốc từ 360 triệu năm trước.


    Đặc điểm của cá mút đá:

    • Cá mút đá có cơ thể khá dài, trung bình một chú cá ninja trưởng thành kích thước cơ thể có thể đạt tới 90cm.
    • Cá mút đá có da trơn, mập mạp, không có xương, chỉ có phần sụn trắng trải dài theo cơ thể.
    • Về màu sắc: Cá mút đá thường có 2 màu phổ biến là trắng nâu và xám đen trên lưng và bụng
    • Ngoài ra, cá mút đá cũng được tạo hóa bạn tặng rất nhiều hệ thống tiết chất nhờn dọc chiều dài cơ thể.
    • Khi gặp nước biển có thể sản xuất ra hàng lít dung dịch nhờn trong một thời gian ngắn. Điều này cũng giúp cá ninja nâng cao khả năng phòng thủ và trốn tránh sự tấn công của kẻ thù.

    Cá mút đá thường thích trú ngụ ở dưới đáy biển. Có độ sâu từ 1000 tới 1500 mét so với mực nước biển. Loài cá này thích đào hang và vùi cơ thể xuống dưới lớp bùn, cát. Do ở dưới đáy biển, ánh sáng mặt trời gần như không thể chiếu tới nên ít nhiều ảnh hưởng tới thị lực của cá. Tuy nhiên, đây cũng không phải là vấn đề gì quá to tát, cá mút đá sử dụng khứu giác của mình để xác định vị trí bản thân cũng như con mồi gần đó.


    Cá mút đá chủ yếu kiếm ăn vào ban đêm. Món ăn yêu thích của cá mút đá chính là các động vật giáp xác nhỏ, tôm, cá con cũng như các loài sâu biển bé nhỏ khác sinh sống ở dưới đáy đại dương. Theo các chuyên gia về sinh vật biển, cá ninja là loài cá ký sinh. Vậy nên, chúng cũng có thể hấp thụ thức ăn thông qua việc bám vào các loài cá khác để hút các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, cá mút đá cũng có thể sống trong điều kiện tự nhiên không có thức ăn trong khoảng vài tháng mà không cần ăn uống.

    Cá mút đá
    Cá mút đá
    Cá mút đá
    Cá mút đá
  3. Là loài động vật bản địa của Bắc Mỹ và phía đông bắc Siberia, Sếu Sandhill là một loài chim to lớn và nặng tới hơn 10 pounds (4,5 kg). Một hóa thạch 10 triệu năm tuổi được tìm thấy ở Nebraska được cho là của loài Sếu Canada này, nhưng các nhà khoa học vẫn không chắc chắn liệu chúng có phải cùng một loài hay không. Tuy nhiên, hóa thạch của một loài sếu khác có niên đại từ 2,5 triệu năm trước đây được chắc chắc là thuộc về loài Sếu Sandhill.


    Một con sếu trưởng thành thường có màu xám đen với phần đầu pha đỏ, cổ dài và mảnh mai, lông đuôi ngắn, mỏ thẳng và dài hơn đầu. Cân nặng trung bình của sếu thường từ 3-6,5kg, chiều cao cơ thể khoảng từ 80-120cm, sải cánh rộng khoảng 1,2-1,5m. Một con sếu có thể sống đến 20 năm. Sếu Sandhill là loài ăn tạp và phát triển mạnh trong các vùng nước ngọt. Thức ăn chủ yếu của chúng là chuột, sâu, rắn, côn trùng và các loại ngũ cốc. Sếu cũng có thể ăn bất kỳ thứ gì mà chúng có thể đào được, bao gồm cả các loại cây củ. Thói quen ăn uống này ảnh hưởng không ít đến các loại cây trồng của nông dân địa phương.


    Vào lúc bình minh, hàng nghìn con sếu sẽ rời các khu vực nước nông và bắt đầu hành trình bay 80-160km để kiếm thức ăn ở các cánh đồng lúa đã thu hoạch. Tại đây, chúng sẽ dành cả ngày để tìm kiếm các hạt lúa bị rơi trên mặt đất. Đàn sếu sẽ quay về nơi sinh sống vào buổi chiều.


    Vào mùa sinh sản, các cặp sếu sẽ cùng nhảy múa, tung cánh, vỗ cánh và hót để thu hút đối phương. Hoạt động nhảy múa diễn ra thường xuyên hơn vào mùa xuân, mùa giao phối của chúng. Tuy nhiên, hoạt động này diễn ra quanh năm và là cách thức để duy trì sự bền chặt giữa các cặp đôi. Các tổ chim sẽ được làm trên mặt đất, gần nơi có nguồn thức ăn phong phú. Tổ chim có chiều ngang khoảng 75-100cm và cao khoảng 10-15cm.


    Sếu Sandhill thường di cư vào mùa đông và quay trở về vào mùa hè để bắt đầu mùa sinh sản. Sếu Sandhill nhỏ, Sandhill lớn và Sandhill Canada là những phân loài duy trì hình thức di cư này. Trong khi đó, một số phân loài khác không di cư mà sống quanh năm ở khu vực đông nam của Mỹ và Cuba.

    Sếu Sandhill
    Sếu Sandhill
    Sếu Sandhill
    Sếu Sandhill
  4. Chiếm đóng vùng sông, hồ và bờ biển của những khu vực cận nhiệt đới, ôn đới và cận Nam Cực, cá tầm thường được gọi là “cá nguyên thủy” vì những đặc điểm hình thái học của chúng hầu như không thay đổi so với những hóa thạch 200 triệu năm tuổi. Nhưng thật không may, việc khai thác quá mức, sự ô nhiễm và phá hủy môi trường sống đã khiến cho loài cá này đang bị đe dọa nghiêm trọng và một số loài đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.


    Cá tầm là các loài cá ăn ở tầng đáy. Với chiếc mõm hình nêm chúng sục sạo lớp đáy bùn mềm và bằng cơ quan xúc giác nhạy cảm (râu) thì chúng có thể phát hiện các loài động vật giáp xác và cá nhỏ, là nguồn thức ăn của chúng. Vì không có răng nên chúng không thể bắt các con mồi lớn


    Nhiều loài cá tầm sinh sống phần lớn thời gian ngoài biển, nhưng theo chu kỳ thì chúng lại ngược dòng quay trở lại các con sông lớn để đẻ trứng. Một vài cá thể thực hiện công việc này vào cuối mùa vì các mục đích nào đó chưa rõ. Chỉ có một ít loài là sống hoàn toàn trong vùng nước ngọt và không có loài nào sinh sống tại khu vực nhiệt đới hay ở nam bán cầu.


    Tương tự như cá mập hay cá đuối, cá tầm cũng được xếp vào chi cá sụn. Cá tầm có phần thân dài hình ống gồm 5 hàng xương gai (sụn), da cá dày và nhám. Ðuôi cá dạng chia chẻ đôi. Miệng cá nhỏ hình nêm, không răng. Mũi dài nhọn có 2 đôi râu cứng hoạt động như ra đa giúp cá tìm kiếm con mồi.

    Cá tầm
    Cá tầm
    Cá tầm
    Cá tầm
  5. Là loài kỳ giông và lưỡng cư lớn nhất trên thế giới, kỳ giông khổng lồ Trung Quốc có thể đạt tới chiều dài lên đến 180 cm. Là một phần của họ Cryptobranchidea có niên đại 170 triệu năm trước, loài sinh vật độc đáo này cũng được liệt vào danh sách những loài động vật đang bị đe dọa nghiêm trọng vì môi trường sống của chúng đang bị mất dần, sự ô nhiễm và việc săn bắt quá mức bởi do chúng được xem là một món ăn tinh khiết, món ăn được chế biến từ loài động vật này rất hay được sử dụng trong các bài thuốc cổ truyền Trung Quốc.


    Loài kỳ giông này có một cái đầu lớn, mắt nhỏ, da đen và nhăn nheo. Đây là một trong hai loài còn sinh tồn trong chi Andrias, loài còn lại nhỏ hơn một chút nhưng về tổng thể rất giống nhau, là kỳ giông khổng lồ Nhật Bản (Andrias japonicus). Kỳ giông khổng lồ Trung Quốc ăn côn trùng, ếch nhái, và cá. Nó có thị lực rất kém, vì vậy phụ thuộc vào các bướu cảm giác đặc biệt chạy theo đường trên cơ thể của con vật, từ đầu đến đuôi. Chúng có khả năng cảm nhận được các rung động nhỏ trong môi trường xung quanh với sự giúp đỡ của các bướu này. Con cái đẻ 400-500 trứng trong một ổ đẻ dưới nước, được con đực bảo vệ cho tới khi trứng nở sau 50-60 ngày. Con trưởng thành trung bình nặng 25–30 kg và dài 1,15 m.


    Kỳ giông khổng lồ Trung Quốc được biết có thể phát ra âm thanh, như tiếng sủa, rên rỉ, rít lên, hay âm thanh như tiếng khóc. Một vài trong số những tiếng kêu của chúng giống với tiếng khóc của một đứa trẻ, và vì thế nó được biết đến trong tiếng Trung Quốc như như "oa oa ngư/nghê" (娃娃鱼/鲵), nghĩa là cá trẻ con.

    Kỳ giông khổng lồ Trung Quốc
    Kỳ giông khổng lồ Trung Quốc
    Kỳ giông khổng lồ Trung Quốc
    Kỳ giông khổng lồ Trung Quốc
  6. Được phát hiện vào năm 2000 tại một khu rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil, loài kiến này khiến người khác phải chú ý vì vẻ ngoài bất thường của chúng. Loài kiến săn mồi sống dưới lòng đất bị mù Martialis heureka được Christian Rabeling thuộc đại học Texas (Austin) phát hiện được ở Amazon. Nó thuộc về một phân họ mới của loài kiến phát hiện vào năm 1923, đồng thời là con cháu của một trong những loài tiến hóa từ cách đây 120 triệu năm.


    Các nhà khoa học hy vọng loài côn trùng dài 3 mm được tìm thấy ở khu rừng Amazon này sẽ giúp soi rọi về quá trình tiến hóa của loài kiến.


    Trong lúc nghiên cứu về nấm tại rừng Amazon năm ngoái, các nhà khoa học tình cờ phát hiện loài côn trùng nhỏ bé này và đặt tên cho chúng là “Martialis heureka”. Loài kiến này có hình thù không giống những loài kiến khác và được xem là loài kiến lớn tuổi nhất còn sống trên Trái đất sau khi các nhà khoa học sử dụng mẫu ADN từ chân trước của chúng để xác định tuổi thọ.

    Kiến Martialis heureka
    Kiến Martialis heureka
  7. Với chiều dài lên đến 4 m (13 ft) khi trưởng thành, cá mập yêu tinh là một loài cá mập sống chủ yếu dưới biển sâu, dù rất xấu xí nhưng chúng lại cực kì quý hiếm vì màu da hồng rất đặc trưng. Với vẻ ngoài kỳ lạ và đáng sợ của chúng cho thấy sinh vật này có nguồn gốc từ thời tiền sử và tổ tiên đầu tiên của loài cá mập yêu tinh này được cho là đã sinh sống từ cách đây 125 triệu năm trước. Mặc dù có kích thước lớn và hơi đáng sợ, nhưng loài cá mập này thực tế lại vô hại đối với con người.


    Đây là loài cá mập ăn một loạt các sinh vật vùng nước sâu. Trong số con mồi của chúng thì chủ yếu là mực ống, cá, cua, các vi khuẩn sống sâu dưới biển. Lịch sử loài và thói quen sinh sản của chúng hầu như không được biết đến do con người bắt gặp chúng là rất hiếm và chúng không có mối đe dọa nào đối với con người. Tuy rất hiếm nhưng chúng cũng không thật sự bị đe doạ tuyệt chủng, vì thế không được xếp vào những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng của IUCN.


    Đây là loài cá sống ở tầng nước sâu, thường được tìm thấy gần đáy biển, ở độ sâu khoảng 250 m. Mẫu vật sâu nhất từng bắt được tại độ sâu 1.300 m. Hầu hết cá mập yêu tinh bắt được ở Nhật Bản, đặc biệt là ở khu vực giữa vịnh Tosa và bán đảo Boso. Phạm vi phân bố của loài này ở Ấn Độ - Thái Bình Dương bao gồm vùng biển ngoài khơi Nam Phi, ngoài khơi bờ biển của Úc, New Zealand và California.


    Ở Đại Tây Dương, người ta bắt gặp chúng ngoài khơi bờ biển Guiana (thuộc Pháp), vịnh Mexico, phía đông vịnh Biscay, ngoài khơi bờ biển Madeira và vùng bờ biển Bồ Đào Nha, bắc Tây Ban Nha. Hiện nay có khoảng 45 mẫu vật của cá mập yêu tinh được biết đến trên thế giới

    Cá mập yêu tinh
    Cá mập yêu tinh
    Cá mập yêu tinh
    Cá mập yêu tinh
  8. Cua móng ngựa (Sam biển) là loài động vật chân đốt sống chủ yếu ở và xung quanh các vùng biển nông cạn trên những đáy cát hoặc đáy bùn. Được coi là giống loài gần gũi nhất với loài bọ ba thùy huyền thoại, cua móng ngựa nằm trong số những hóa thạch sống nổi tiếng nhất, vẫn giữ nguyên không thay đổi trong hơn 450 triệu năm qua.


    Cua móng ngựa là loài cực độc vì trong so có chứa độc tố tetrodotoxins rất nguy hiểm. Độc tố được tập trung chủ yếu trong buồng trứng của con so. Trong mùa sinh sản, mức độ sản sinh ra độc tố số lượng lớn. Độc tố từ buồng trứng có thể lây lan sang các bộ phận khác của so. Khi ăn phải, độc tố hấp thu vào cơ thể một cách nhanh chóng và chỉ sau 30 phút đến 2 giờ sẽ có cảm giác tê môi và đầu lưỡi, đau bụng, vã mồ hôi, giãn đồng tử, tăng tiết đàm nhớt, nôn ói, tụt huyết áp, co giật, liệt hô hấp, hôn mê và có thể tử vong nếu bệnh nhân không được đưa đến bệnh viện kịp thời.


    Hiện thế giới chưa có thuốc giải độc đặc hiệu cho ngộ độc tetrodotoxins. Điều đáng nói là tetrodotoxins không bị tiêu diệt bởi nhiệt độ cao, do đó khi nấu chín, thịt cua móng ngựa vẫn còn độc hại. Hiện nay, không có thuốc giải độc tetrodotoxins. Một vài loài hải sản khác hầu hết chứa độc tố nguy hiểm, thịt rất ngon và có giá trị dinh dưỡng cao như thịt cá nóc, bạch tuộc đốm xanh.


    Đuôi cua móng ngựa có tiết diện hình tam giác, ba cạnh kéo dài đến tận cuối đuôi, ở đỉnh tam giác có các gai nhọn giống như lưỡi cưa. Ngược lại đuôi so có tiết diện hình tròn hoặc hình trứng, không có gai. Cua móng ngựa thường đi theo cặp, con đực hay bám trên lưng con cái.

    Cua móng ngựa
    Cua móng ngựa
    Cua móng ngựa
    Cua móng ngựa
  9. Cùng với thú mỏ vịt, thú lông nhím là loài động vật có vú còn sót lại duy nhất vẫn đẻ trứng. Các nghiên cứu khoa học cho thấy thú lông nhím bị tách khỏi thú mỏ vị trong khoảng từ 48 đến 19 triệu năm trước. Tuy tổ tiên chung của chúng là một loài động vật dưới nước, nhưng thú lông nhím lại thích nghi với cuộc sống trên đất liền. Do vẻ bề ngoài rất không bình thường của chúng mà thú lông nhím được đặt tên theo tên của “Mẹ quái vật” trong thần thoại Hy Lạp.


    Thú lông nhím là động vật cỡ trung bình, sống đơn độc được bao phủ bởi lông và gai thô. Chúng nhìn bề ngoài giống với loài thú ăn kiến ở Nam Mỹ và các động vật có vú khác như nhím gai và nhím lông. Chúng thường có màu đen hoặc nâu. Đã có một số báo cáo về các cá thể bạch tạng, với mắt màu hồng và gai trắng. Chúng có mõm thon và dài có chức năng như cả miệng lẫn mũi. Giống như thú mỏ vịt, chúng được trang bị bởi những điện cảm, nhưng trong khi thú mỏ vịt có 40.000 điện cảm trên mỏ của chúng, thú lông nhím mỏ dài chỉ có 2.000 điện cảm, và thú lông nhím mỏ ngắn, sống trong môi trường khô hơn, không có quá 400 nằm ở đầu mõm của nó.


    Chúng có các chi rất ngắn, khỏe với các móng vuốt lớn, và là những thợ đào khỏe. Móng vuốt trên các chi sau của chúng dài và cong về phía sau để hỗ trợ chúng trong việc đào bới. Thú lông nhím có miệng nhỏ và hàm không răng. Chúng kiếm ăn bằng cách xé những khúc gỗ mềm, ổ kiến và những thứ tương tự, và sử dụng cái lưỡi dài, dính của chúng, nhô ra khỏi mõm của nó, để ăn con mồi. Tai của chúng là những khe hở ở hai bên đầu thường không được nhìn thấy, vì chúng bị che bởi gai của chúng. Tai ngoài được tạo ra bởi một phễu sụn lớn, nằm sâu trong cơ. Ở nhiệt độ 33 °C, thú lông nhím cũng có nhiệt độ cơ thể hoạt động thấp thứ hai trong số tất cả các loài động vật có vú, sau thú mỏ vịt.


    Bất kể ngoại hình của chúng, thú lông nhím thực ra là những tay bơi lội cừ khôi; vì echidna đó là hậu duệ của tổ tiên giống thú mỏ vịt. Khi bơi, chúng để lộ mõm và một số cái gai của chúng, và được biết là xuống nước để chải chuốt và tắm rửa.

    Thú lông nhím
    Thú lông nhím
    Thú lông nhím
    Thú lông nhím
  10. Là loài động vật đặc hữu ở New Zealand, thằn lằn tuatara được nhận biết bằng một rải xương gai góc dọc theo lưng, đặc biệt là ở những con đực. Mặc dù chúng trông có vẻ giống với nhiều loài bò sát hiện đại và những loài thằn lằn khác, nhưng chúng có cấu trúc cơ thể mà các nhà khoa học tin rằng về cơ bản vẫn giữ được nguyên vẹn trong hơn 200 triệu năm qua. Vì lý do này, thằn lằn tuatara rất được quan tâm trong việc nghiên cứu sự tiến hóa của cả thằn lằn và rắn.


    Tuatara có màu xám hay nâu xanh, đạt chiều dài 80 cm tính từ mõm đến chóp đuôi và nặng đến 1,3 kg với một dãy gai trên lưng, đặc biệt nổi bật ở con đực. Bộ răng của chúng, gồm hai hàng răng nhọn hàm trên chồng lên một hàng răng hàm dưới, là độc nhất trong các động vật. Chúng có thể nghe, tuy không có tai ngoài, một “con mắt” rất dễ nhận thấy trên đỉnh đầu, được gọi là “con mắt thứ ba”- con mắt thông minh có khả năng tiếp nhận ánh sáng, sẽ dần biến mất khi chúng trưởng thành và có một số nét độc đáo ở bộ xương do được tiến hoá từ cá.


    Tuatara khá ít vận động và sinh sản “cực kỳ chậm chạp”. Năm 2008, lần đầu tiên trong vòng 200 năm qua, loài thằn lằn quý hiếm này được phát hiện sinh sản trên hòn đảo chính của New Zealand. Chúng là loài duy nhất sống sót ở nhiệt độ từ 10 độ C-15,5 độ C, ăn côn trùng lớn, sống trong hang tự xây trên mặt đất. Vậy nên, nếu bạn muốn có một chú Thằn lằn Tuatara khoẻ mạnh thì cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện trên. Nhưng mà bạn cũng đừng quá lo lắng về câu chuyện chăm nuôi chúng như thế nào vì cơ hội làm chủ chúng gần như không thể xảy ra.

    Thằn lằn Tuatara
    Thằn lằn Tuatara
    Thằn lằn Tuatara
    Thằn lằn Tuatara
  11. Sinh sống chủ yếu trong những vùng nước sâu từ 50-200 m (160-660 ft) của Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, cá nhám mang xếp là một loại hóa thạch sống trên biển đáng sợ. Loài cá mập này thuộc một trong những loài cá mập cổ xưa nhất còn sót lại, chúng có niên đại ít nhất là từ cuối kỷ Phấn trắng (95 triệu năm trước) và thậm chí là cuối cả kỷ Jura (cách đây 150 triệu năm).


    Các nhà khoa học từng tin rằng cá nhám mang xếp luồn lách tronng nước như một con lươn. Nhưng theo Trung tâm nghiên cứu cá mập ReefQuest, khoang cơ thể của nó có hình thon dài và chứa một lá gan khổng lồ được tưới máu với mật độ thấp và hydrocarbon, khiến cá mập di chuyển dễ dàng ở độ sâu.


    Thức ăn của cá nhám mang xếp chủ yếu là mực. Ngoài ra, chúng cũng ăn cả những loại cá khác. Đặc biệt là chúng ăn cả những loài cá mập khác. Miệng của chúng nằm ở phần trên của đầu chứ không phải bên dưới như hầu hết các loại cá mập khác và chúng có răng ba lá nhỏ ở cả hai hàm. Các răng của chúng cách nhau một khoảng khá rộng. Hàm của chúng rất dài, trái ngược với hàm dưới của hầu hết cá mập. Cá nhám mang xếp thích nghi với cuộc sống ở dưới đáy biển rất tốt. Bộ xương tiêu giảm, gan khổng lồ chứa đầy lipit mật độ thấp, cho phép chúng duy trì vị trí trong nước một cách dễ dàng.


    Để thích ứng với cuộc sống ở vùng biển sâu, xương của chúng bị vôi hóa, cùng với đó là việc gan phát triển chứa đầy chất béo ở nồng độ thấp cho phép duy trì trạng thái ít vận động trong môi trường nước. Cá nhám mang xếp có thể gặp nguy hiểm bởi các loài cá mập ăn thịt dữ dằn khác.

    Cá nhám mang xếp
    Cá nhám mang xếp
    Cá nhám mang xếp
    Cá nhám mang xếp
  12. Loài rùa này được tìm thấy chủ yếu ở những vùng biển đông nam nước Mỹ, rùa cá sấu là một trong hai loài rùa còn sót lại của họ rùa Chelydridae, một họ rùa tiền sử có lịch sử hóa thạch lâu đời nhất bắt đầu từ giai đoạn Maastricht (khoảng 72-66 triệu năm trước) của cuối kỷ Phấn trắng . Với trọng lượng lên đến 400 pounds (180 kg), loài rùa cá sấu đang là loài rùa nước ngọt nặng nhất trên thế giới.


    Loài rùa này phân bố ở vùng Bắc Mỹ, xuất hiện nhiều ở các vùng nước miền Nam Hoa Kỳ. Chúng được tìm thấy từ miền đông của đông Texas đến Florida Panhandle, và phía bắc đến đông nam Kansas, Missouri, miền đông nam Iowa, phía tây Illinois, phía tây Kentucky, và phía tây Tennessee. Do việc buôn bán vật nuôi kỳ lạ và các yếu tố khác loài đã tới châu Á và châu Âu với một trung tâm sinh sản/nghiên cứu tìm thấy ở Nhật Bản.


    Loài rùa này có đầu to, bộ hàm cực khỏe, có gờ nhọn sắc,lực cắn 480 kg/inch2 có thể cắn vỡ mai nhiều loài rùa khác để làm thức ăn, mai nhiều gai, cùng vẻ hung dữ, nên chúng thường được gọi là "quái thú rùa". Hình ảnh chúng gợi đến loài khủng long thời xưa. Mai của chúng có 3 hàng gai. Những hàng gai này chứa rất rất nhiều đầu dây thần kinh nhạy cảm. Có báo cáo chưa được kiểm chứng về con rùa nặng 183 kg ở Kansas năm 1937, nhưng một trong những mẫu vật lớn nhất có kiểm chứng gây tranh cãi.


    Loài này đặt độ tuổi thành thục khi khoảng 12 tuổi. Giao phối xảy ra vào đầu năm. Con cái xây tổ, hai tháng sau nó đẻ vào đó khoảng 10–50 trứng. Giới tính con non phụ thuộc vào nhiệt độ tổ. Thời gian ấp từ 100 tới 140 ngày, và trứng nở vào đầu mùa thu. Tuổi thọ của cá thể tự nhiên còn là ẩn số, rùa cá sấu được cho là sống tới 200 năm, nhưng từ 80 tới 120 năm thì có lẽ đúng hơn. Chúng thường sống từ 20 tới 70 năm khi bị nuôi nhốt.

    Rùa cá sấu
    Rùa cá sấu
    Rùa cá sấu
    Rùa cá sấu
  13. Là loài động vật bản địa đến từ bờ biển của Ấn Độ Dương và Indonesia, cá vây tay là một trong hai loài cá còn sót lại của chi Latimeria. Được coi là đã tuyệt chủng cho đến khi lại được bắt gặp vào năm 1938, chúng có liên quan chặt chẽ với Cá phổi, các loài bò sát và động vật có vú hơn là các loài cá vây thông thường. Những con cá vây tay đầu tiên xuất hiện trong các mẫu hóa thạch thuộc giai đoạn giữa kỷ Devon, vào khoảng 410 triệu năm trước. Các loài cá vây tay tiền sử sống trong nhiều môi trường nước vào cuối Đại Cổ Sinh và thời kỳ Đại Trung Sinh.


    Khối lượng trung bình của cá vây tay khoảng 80 kg và chúng có thể dài tới 2 m. Các nhà khoa học tin rằng cá vây tay có thể sống tới 60 năm. Cá vây tay thường sống ở độ sâu khoảng 700m dưới mực nước biển. Nó là loài động vật còn sống duy nhất được biết là có khớp nối trong sọ có tác dụng, nó gần như tách rời hoàn toàn các nửa trước và sau của hộp sọ từ bên trong. Chỗ uốn cong ở khớp nối này có lẽ trợ giúp cá trong việc tiêu thụ những con mồi lớn. Cá vây tay cũng là loài cá nhớt; các vảy của chúng tiết ra chất nhầy và cơ thể của chúng liên tục ứa ra chất dầu. Chất dầu này là một chất nhuận tràng và gần như không thể ăn thịt chúng được, trừ khi được phơi khô và ướp muối. Vảy của chúng rất thô và được người dân khu vực Comoros dùng làm giấy nhám.


    Mắt cá vây tay rất nhạy cảm và có tapetum lucidum (lớp chất phản quang như ở mắt mèo). Cá vây tay gần như không thể bị bắt trong thời gian ban ngày hay những đêm có trăng tròn, do độ nhạy cảm cao của mắt chúng.


    Cá vây tay là những kẻ săn mồi cơ hội, chúng săn bắt các loài mực nang, mực ống, lươn dẽ giun, cá mập nhỏ và các khác được tìm thấy ở môi trường sinh sống của chúng cạnh các vách đá ngầm và dốc núi lửa ngầm. Cá vây tay còn được biết với kiểu bơi đầu cắm xuống, giật lùi và ngửa bụng để định vị con mồi của chúng có lẽ là để tận dụng tuyến trên mõm của chúng. Các nhà khoa học cho rằng một trong các lý do để chúng thành công như vậy là do chúng có thể giảm mạnh quá trình trao đổi chất vào bất kỳ lúc nào, chìm xuống các độ sâu mà chúng ít sinh sống hơn và giảm tối đa nhu cầu các chất dinh dưỡng theo kiểu ngủ đông.

    Cá vây tay
    Cá vây tay
    Cá vây tay
    Cá vây tay
  14. Thường sinh sống trên các sườn dốc sâu của rạn san hô ở Ấn Độ Dương, phía Tây và trung tâm Thái Bình Dương, Ốc anh vũ là loài động vật thân mềm dưới đáy biển. Những ghi chép về hóa thạch cho thấy loài sinh vật này đã sống trên trái đất trong 500 triệu năm qua và người ta cũng có thể tin rằng nó đã sống sót qua sự kiện tuyệt chủng hàng loạt và những thay đổi lớn của cả hành tinh. Nhưng một lần nữa, hiện tại loài này gần như đang tiến đến bờ vực của sự biến mất vĩnh viên do những hành động vô cảm của con người và việc đánh bắt quá mức.


    Quanh miệng ốc và 2 cạnh đầu có 90 xúc tu, trong đó có hai cái chập lại rất dày, sau khi co vào vỏ nó bịt miệng lại để tự vệ. Khi vồ mồi, toàn bộ xúc tu đều mở ra. Khi nghỉ ngơi xúc tu đều co vào trong vỏ, chỉ để lại một vài cái cảnh giới. Nó còn có một phễu phun nước cấu tạo bởi 2 mảnh cơ hợp lại. Ốc anh vũ thường nằm phục dưới đáy biển sâu, nó bò bằng xúc tu, phục kích trong đá san hô và đá; đôi khi phun phễu để di chuyển. Nhất là vào những lúc sau cơn bão vào buổi chiều, chúng kéo đàn nổi lên mặt nước kiếm ăn, nhưng chỉ một lát rồi lại trở về đáy biển. Thức ăn là tôm, cá con.


    Mặc dù gọi là ốc vì có chiếc vỏ cứng bên ngoài nhưng thật ra chúng là họ hàng rất gần của mực, thay vì tiêu biến lớp vỏ cứng vào trong như mực, chúng lại giữ nguyên hình thái cổ đại ấy. Tại Việt Nam, sinh vật này được ghi nhận tại vùng biển Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu. Có số lượng ít và bị khai thác mạnh làm hàng mỹ nghệ, dễ bị tuyệt chủng. Nhờ vào ốc anh vũ ta có thể tiên đoán được tuổi của trái đất, dựa trên những vệt màu trên thân của nó.

    Ốc anh vũ
    Ốc anh vũ
    Ốc anh vũ
    Ốc anh vũ
  15. Top 15

    Sứa

    Được tìm thấy ở hầu hết mọi đại dương, từ bề mặt cho đến đáy biển sâu, loài sứa biển có thể đã định cư trên thế giới cách đây 700 triệu năm, điều này khiến cho chúng trở thành một trong những loài động vật cổ xưa nhất. Tuy nhiên, Sứa có lẽ là loài duy nhất trong danh sách này có số lượng loài vẫn đang mở rộng trên phạm vi toàn. Tuy nhiên, cũng có một số loài sứa đang có nguy cơ tuyệt chủng.


    Chúng đã tồn tại từ đầu kỷ Cambri cho đến bây giờ. Sứa và thủy tức có cấu tạo chung giống nhau, nhưng sứa thích nghi với đời sống di chuyển ở biển. Khi di chuyển, sứa co bóp dù, đẩy nước qua lỗ miệng và tiến về phía ngược lại. Tua miệng một số loài sứa gây ngứa, có khi gây bỏng da. Sứa là một loài không có não, tim và xương.


    Loài sứa được tìm thấy ở khắp các đại dương trên thế giới. Thậm chí chúng còn được tìm thấy ở một số hồ nước ngọt và cả trong các…ao. Phần thân của sứa có kích thước chỉ bằng một đầu ngón tay hay chỉ bằng đầu tẩy của một chiếc bút chì. Nhưng có những con sứa có đường kính thân lên tới 2,5m, xúc tu của nó có thể dài tới 60m, tương đương với kích thước của hai con cá voi xanh.


    Mỗi xúc tu của sứa được cấu tạo bởi hàng ngàn tế bào được gọi là cnidoblasts. Bên trong mỗi cnidoblasts là các nematocysts. Mỗi nematocysts chứa một sợi lông dạng xoắn giống như một chiếc kim có chứa nọc độc. Khi một con mồi bị mắc kẹt trong những chiếc xúc tu của sứa thì áp suất bên trong nematocysts sẽ làm cho những chiếc kim xoắn này duỗi thẳng ra và giống như một chiếc lưỡi câu. Con mồi sẽ bị tiêm chất độc vào người khi bị mắc phải những chiếc “lưỡi câu” này.

    Sứa
    Sứa
    Sứa
    Sứa
  16. Phân bố rộng rãi ở khu vực phía nam châu Phi, chuột chù voi là những động vật có vú bốn chân rất nhỏ và giống với loài gặm nhấm hoặc thú có túi Opot, nhưng có vẻ như nó cũng có liên quan chặt chẽ đến loài voi, giống như tên gọi. Theo những ghi chép về hóa thạch, tổ tiên đầu tiên của loài sinh vật kì quái này sống ở kỷ Paleogene (khoảng 66 – 23 triệu năm trước).


    Một số loài hóa thạch được biết đến, tất cả có nguồn gốc từ Châu Phi. Chúng tách biệt với bộ có ngoại hình tương tự Leptictida. Một sự đa dạng hóa đáng kể của các loài chuột chù voi đã xảy ra trong thế Paleogen. Một số, chẳng hạn như Myohyrax, có ngoại hình giống với loài đa man đến mức chúng ban đầu được bao gồm trong nhóm đó, trong khi các loài khác, như Mylomygale, tương đối giống loài gặm nhấm. Những dạng sinh vật bất thường này đều chết hết vào thế Pleistocen. Mặc dù các loài chuột chù voi đã được phân loại với nhiều nhóm, thường dựa trên các đặc điểm bề ngoài hời hợt, bằng chứng hình thái và phân tử đáng kể ngày nay đề xuất việc chúng được đặt trong nhóm Afrotheria, có lẽ gần với cơ sở của Paenungulata.


    Chuột chù voi chủ yếu ăn côn trùng, nhện, rết, cuốn chiếu và giun đất. Chúng dùng mũi của mình để tìm con mồi và dùng lưỡi để nhét thức ăn nhỏ vào trong miệng, giống như thú ăn kiến. Việc ăn con mồi lớn có thể khó khăn; một con chuột chù voi chật vật với một con giun đất trước tiên phải ghìm con mồi xuống đất bằng hai chân trước. Sau đó, quay đầu sang một bên, nó nhai từng miếng bằng răng má, giống như một con chó nhai xương. Đây là một quá trình vụng về, và nhiều mảnh nhỏ của con giun rơi xuống đất; những mảnh này chỉ đơn giản là được bật lên bằng lưỡi. Một số loài chuột chù voi cũng ăn một lượng nhỏ thực vật, đặc biệt là lá mới, hạt và quả nhỏ.

    Chuột chù voi
    Chuột chù voi
    Chuột chù voi
    Chuột chù voi
  17. Đáng ngạc nhiên khi những con chim nước lớn có đặc điểm là một cái mỏ to và dài này lại là những hóa thạch sống. Các ghi chép hóa thạch cho thấy dòng bồ nông đã tồn tại ít nhất 30 triệu năm. Được tìm thấy trong các trầm tích Oligocen ở Pháp, hóa thạch của những con bồ nông cổ xưa nhất khá giống với hình dạng loài bồ nông hiện nay.


    Bồ nông (danh pháp khoa học: Pelecanus) là một chi thuộc họ Bồ nông (Pelecanidae), bộ Bồ nông (Pelecaniformes). Các loài bồ nông có chiếc mỏ dài và túi cổ họng lớn đặc trưng, được sử dụng để bắt con mồi và thoát nước từ mồi được nó xúc lên trước khi nuốt. Các loài bồ nông có bộ lông chủ yếu là màu nhạt, các trường hợp ngoại lệ là bồ nông nâu và bồ nông Peru. Mỏ, túi da mặt trần của tất cả các loài bồ nông có màu sắc trở nên rực rỡ trước mùa phối giống.


    Tám loài bồ nông còn sống có một phạm vi phân bố loang lổ toàn cầu, từ vùng nhiệt đới đến vùng ôn đới, mặc dù chúng không hiện diện ở nội địa Nam Mỹ cũng như từ các vùng cực và đại dương mở. Bằng chứng hóa thạch của bồ nông có niên đại ít nhất 30 triệu năm, phần còn lại của mỏ rất giống với các loài hiện đại, được thu hồi từ các địa tầng Oligocen ở Pháp.


    Mối quan hệ giữa bồ nông và những người thường gây tranh cãi. Những con chim này đã bị bức hại vì sự cạnh tranh nguồn cá thương mại và giải trí. Chúng đã bị phá hủy môi trường sống, sự xáo trộn và ô nhiễm môi trường, và ba loài được quan tâm bảo tồn. Chúng cũng có một lịch sử lâu dài của ý nghĩa văn hóa trong thần thoại, trong Kitô giáo, và hình tượng huy hiệu.

    Bồ nông
    Bồ nông
    Bồ nông
    Bồ nông
  18. Không giống như Chuột chù răng khía và nhiều loài động vật khác trong danh sách này, cá sấu khá giống với những con khủng long. Bao gồm cá sấu châu Phi, cá sấu Mỹ, cá sấu, cá sấu Ấn Độ và cá sấu Ấn Độ giả, nhóm động vật này đã xuất hiện khoảng 250 triệu năm trước trong giai đoạn đầu của kỷ Triat và các thành viên hiện đại của chúng vẫn có nhiều đặc điểm hình thái giống với tổ tiên từ thời tiền sử.


    Bên cạnh kích cỡ khổng lồ được đánh giá là loài săn mồi nước ngọt lớn nhất thế giới, cá sấu châu Phi còn khiến con người khiếp sợ vì hàm răng sắc nhọn và lực cắn kinh hoàng. Bất cứ con mồi nào xuất hiện trong tầm nhắm của chúng gần như không thể tránh được cái chết, con người cũng không ngoại lệ. Nạn nhân một là sẽ chết chìm dưới nước, hai là sẽ bị xé toạc dưới hàm răng nhọn hoắt của lũ cá sấu. Chưa có thống kê chính xác về số người chết mỗi năm do loài vật này. Tuy nhiên, theo những phán đoán có sơ sở, con số này có thể lên tới hàng trăm người mỗi năm.

    Cá sấu châu Phi
    Cá sấu châu Phi
    Cá sấu châu Phi
    Cá sấu châu Phi



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |