Top 15 Loài động vật siêng năng nhất hành tinh

Hoàng Thu Thuỷ 349 0 Báo lỗi

Bạn làm việc 8 tiếng một ngày và không ngớt kêu ca mình đang bị công việc vắt kiệt sức? Có thể bạn sẽ cảm thấy một chút xấu hổ nếu đem so khối lượng công việc ... xem thêm...

  1. Kiến là loài động vật có tổ chức xã hội chặt chẽ và sự phân công lao động rõ ràng. Mỗi thành viên trong một đàn kiến sẽ giữ một trách nhiệm riêng biệt. Kiến chúa chỉ có 1 nhiệm vụ duy nhất là sinh sản, còn kiến đực chỉ lo phần việc “hợp tác” với kiến chúa trong việc gia tăng dân số của đàn. Tuy nhiên, khác với kiến chúa có tuổi thọ đến 15-20 năm, những con kiến đực sẽ chết sau khi giao phối. Các thành viên khác trong một đàn kiến sẽ có nhiệm vụ duy trì hoạt động của cả đàn được suôn sẻ.


    Kiến thợ có nhiệm vụ chăm sóc và cho các ấu trùng kiến ăn cũng như lo việc dọn dẹp vệ sinh trong tổ kiến và đào thêm những đường hầm mới. Kiến kiếm ăn phụ trách việc tìm và mang thức ăn về tổ. Ngoài ra còn có những con kiến phụ trách bảo vệ an ninh khu vực quanh tổ, những con kiến lo việc trinh thám…Các đàn kiến đã trở thành một phần không thể thiếu trong một hệ sinh thái. Chúng giúp dọn dẹp xác chết của các sinh vật khác, hơn nữa, việc chúng đào những đường hầm trong lòng đất làm cho đất thoáng khí hơn.


    Thông thường có khoảng 100.000 con kiến trong một đàn nhưng tất cả chúng chỉ có một kiến chúa. Những con kiến mà mắt thường chúng ta thường hay nhìn thấy là kiến thợ. Công việc của chúng là chăm sóc kiến chúa, ấp trứng, chuyển trứng, nuôi kiến con, tìm kiếm thức ăn, đào đất xây dựng tổ, canh gác tổ (kiến lính)...Tất cả những con kiến thợ này đều là kiến cái nhưng chúng không thể sinh sản được vì cơ cấu giới tính của chúng chưa phát triển đầy đủ. Các con kiến trong mỗi tổ phân biệt giống loài với những con cùng loài khác tổ bằng mùi.


    Kiến chúa cái sống trong phòng chúa ở giữa tổ, chuyên đẻ trứng suốt đời. Những trứng đó sau này sẽ là "thành viên" lao động của tổ.

    Kiến – những công nhân chăm chỉ
    Kiến – những công nhân chăm chỉ

  2. Hải ly là những kỹ sư xây dựng rất tinh thông và siêng năng. Chúng thường xây những con đập trên sông hoặc suối để tạo ra những cái ao nước làm chỗ sinh sống. Công việc xây dựng bắt đầu vào cuối mùa hè và diễn ra suốt mùa thu để làm tổ trú cho mùa đông. Chúng dùng những chiếc răng dài và nhọn để đốn ngã cây rồi lại tiếp tục rã thân cây ra nhiều mảnh nhỏ để dễ mang về chỗ cần xây tổ. Chúng sẽ xếp chồng những khúc cây này lên nhau cho tới khi tạo được một con đập.


    Nhưng công việc của chúng không dừng lại ở đó, sau đó chúng còn phải đào một cái hang làm chỗ trú và dự trữ thức ăn cho mùa đông dài. Mặc dù những công trình xây dựng của hải ly khiến nhiều nhà môi trường đau đầu vì những con đập này chặn dòng chảy tự nhiên của các dòng sông, suối, tuy nhiên công việc của chúng cũng có lợi cho một số loài động vật khác thường uống nước trên những cái ao mà chúng đã tạo ra.


    Cơ thể của hải ly cong vòm lại, phần lưng nhô lên, đầu khá to và nhọn về phần mũi gần như hình tam giác. Với vẻ bề ngoài giống chuột vì bao phủ cơ thể là một lớp lông màu nâu màu nâu và nâu vàng, phần dưới cơ thể được phủ một lớp lông mềm có màu xám đen và dày dặn hơn ở phần bụng. Xét về mặt đồng dạng cùng bộ gặm nhấm, thì loài hải ly có kích thước hơn cả nhưng so về tổng thể các loài động vật, thì chúng mang kích thước khá nhỏ, chiều dài của thân từ 40 – 60cm, đuôi 30 – 50cm và cân nặng chỉ từ 5 – 9kg.


    Răng của hải ly kết cấu khá đặc biệt khi các răng cửa hàm trên được chỉnh hình mọc dài ra, khá rộng và rất khoẻ. Phần răng má bao gồm ba răng hàm và một răng tiền hàm, tất cả các răng của hải ly đều là răng mọc ngược và là hàm răng cấp C. Mỗi lần nhai chỉ xảy ra một bên vì bề mặt khớp cắn được kết cấu bởi các gờ định hướng 45 độ so với hướng dọc và quy trình để tăng thêm sức mạnh cũng được định hướng bởi một góc.

    Hải ly – thợ xây lành nghề
    Hải ly – thợ xây lành nghề
  3. Trong vương quốc động vật, sư tử cái là điển hình cho mẫu “phụ nữ trụ cột trong gia đình”. Chúng không những mang thức ăn về cho gia đình mà còn đảm đương luôn nhiệm vụ nuôi nấng con của mình và chăm sóc luôn con của các bà mẹ khác ở trong đàn. Trong khi sư tử đực được xem là một biểu tượng của sức mạnh và niềm kiêu hãnh, có nhiệm vụ bảo vệ gia đình khỏi những kẻ săn mồi khác, thì sư tử cái lại đảm đương phần việc đi săn đầy khó khăn. Vì không có cái bờm làm vướng víu và dễ khiến cho con mồi phát hiện, nên sư tử cái có thể âm thầm theo dõi sát con mồi trước khi tấn công mà không bị phát hiện. Những nữ hoàng hoang mạc này thường đi săn về đêm, và ở chúng thể hiện mạnh mẽ cái gọi là “nữ quyền” khi các con cái phối hợp với nhau phục kích và hạ sát con mồi.


    Sư tử thường thưởng thức bữa ăn ngay tại địa điểm săn mồi, nhưng đôi khi chúng kéo con mồi đến một nơi kín đáo. Những con sư tử đực sẽ được ăn mồi đầu tiên, tiếp đến là con cái và cuối cùng mới đến các con con. Một con sư tử cái trưởng thành cần trung bình khoảng 5 kg thịt mỗi ngày, đối với những con đực là khoảng 7 kg. Sư tử có thể ăn đến 30 kg thịt một lần. Nếu như không thể ăn hết con mồi trong 1 lúc, chúng sẽ nghỉ ngơi vài tiếng đồng hồ trước khi thưởng thức nốt bữa ăn.


    Những con sư tử không muốn săn mồi sẽ đi kiếm những động vật đã chết tự nhiên, do bệnh tật hoặc xác con mồi của những kẻ săn mồi khác như linh cẩu. Xác thối cung cấp một lượng lớn thức ăn trong chế độ ăn của sư tử. Chúng thường cướp thức ăn của những kẻ săn mồi nhỏ hơn hay ít quân số hơn. Đôi khi, chúng cũng bị đuổi khỏi bữa ăn bởi những kẻ ăn thịt khác khi chúng áp đảo về số lượng.

    Sư tử cái – những tay thợ săn cừ khôi
    Sư tử cái – những tay thợ săn cừ khôi
  4. Những tên đồ tể trên các hoang mạc châu Phi này có một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái bởi chúng giúp loại bỏ các con vật bị ốm hoặc bị thương, giúp duy trì sự cân bằng và cải thiện các loài bị chúng săn mồi. Khi săn mồi, chúng luôn làm việc theo nhóm; một vài con sẽ tiến lên phía trước tiếp cận con mồi trong khi những con khác yểm trợ phía sau. Khi những con phía trước đã mệt thì những con khác sẽ lên thay thế. Nhờ làm việc theo nhóm mà hiếm khi chúng để sổng con mồi. Theo quan sát của các chuyên gia tại sở thú San Diego, tỉ lệ thành công trong các cuộc đi săn của loài này là từ 70 – 90%, trong khi sư tử chỉ có 30 – 40%.


    Chó hoang dã châu Phi là một động vật xã hội cao, sống trong các bầy có phân cấp thống trị riêng biệt cho con đực và con cái. Duy nhất trong số động vật ăn thịt xã hội, con cái chứ không phải là con đực sinh sống phân tán khỏi đàn khi thành thục về sinh dục, và con non được ưu tiên cho ăn đầu tiên khi bắt được con mồi. Loài này chuyên săn linh dương, bắt bằng cách đuổi theo chúng để làm con mồi mệt lữ và kiệt sức.


    Giống như các loài chó khác, loài này ợ thức ăn ra cho con non, nhưng hành động này cũng được mở rộng cho con lớn, đến mức là nền tảng của đời sống xã hội chó hoang châu Phi. Chúng có rất ít loài săn mồi tự nhiên, mặc dù sư tử là một nguồn chính của khiến loài chó này tử vong, và linh cẩu đốm là loài ký sinh ăn cướp thường xuyên.

    Chó rừng châu Phi – những tên đồ tể
    Chó rừng châu Phi – những tên đồ tể
  5. Những con chim trống của loài này là những nhà trang trí nội thất đầy tài hoa. Chúng không chỉ xây tổ mà còn bỏ rất nhiều công sức để trang trí cho cái tổ hòng thu hút sự chú ý của các cô nàng. Khi thiết kế nội thất, chúng sẽ sắp xếp những viên sỏi, những vỏ sò, những cánh hoa sặc sỡ hay những thứ linh tinh khác mà chúng kiếm được để trang hoàng cho cái tổ thật bắt mắt.


    Theo một nghiên cứu mới đây thì các nhà khoa học còn khẳng định rằng những con chim trống không những trang trí tổ cho đẹp mà cách thiết kế và trang hoàng của chúng còn làm cho cái tổ và cả anh chàng đa tài trông lớn hơn so với kích thước thật. Vì sự cạnh tranh trên tình trường của loài này khá gay gắt, một nàng có đến vài chàng theo đuổi, nên cũng chẳng trách những anh chàng này phải tận dụng mọi “chiêu thức” mới mong có được “người đẹp”.


    Chim bowerbird cư trú ở Australia trong rừng mưa nhiệt đới phía Đông, con trống khi đã trưởng thành cũng là mùa giao phối vừa đến, nó bắt đầu xây tổ để dụ chim mái. Trước hết nó bay lên trên không để chọn vùng đất, đó là một nơi không âm u quá, dọn quang một khoảng 1m, lấy từng bó cành cây cắm thành một con đường rợp bóng vào nhà dài mấy chục cm. Sau đó mới xây nhà, chọn những cành lá xanh non, hoa lam, hoa vàng, quả mọng màu lam và lông chim vẹt để trang trí. Nhiều khi nó còn kiếm được cả những viên bi thủy tinh, những chiếc khuy màu, những sợi len và sợi kim tuyến để trang trí cho tổ của nó.


    Chúng gắn những quả dại mọng nước màu lam để trang trí nội thất. Cửa mở rộng về hướng Nam để hứng nắng thông gió. Khoảng trống trước cửa trải cỏ mịn, bên trong đủ các thứ sưu tầm được: lá, hoa, quả, nấm, thạch anh, dao dĩa, kéo, kính đeo mắt, tiền, vỏ sò. Khi những hoa và quả khô đi, nó lại kiếm thứ khác về thay. Nó cố hết sức thu nhặt được càng nhiều càng tốt, thậm chí còn ăn trộm của tình địch.

    Chim bowerbird – những nhà trang trí nội thất tinh tế
    Chim bowerbird – những nhà trang trí nội thất tinh tế
  6. Nhiều loài sinh vật sống ở các rạn san hô rất biết ơn loài cá siêng năng này vì nhờ chúng mang lại cho 1 cuộc sống sạch sẽ hơn. Với thân hình nhỏ nhắn chỉ khoảng 5-7cm, loài cá này dành cả ngày trời để cọ rửa các loài ký sinh và những mảnh vảy chết cho các loài cá sống quanh nó. Nó làm việc rất tận tâm và cẩn thận, tỉ mỉ làm sạch vây, đuôi và cả răng miệng. Nhiều khách hàng của chúng là những con cá rất to và thường là những kẻ săn mồi nguy hiểm.


    Tuy nhiên, lợi ích của công việc mà loài cá nhỏ bé này mang lại cho chúng quan trọng đến nỗi chúng sẵn sàng bỏ một bữa ăn nhẹ để có được dịch vụ vệ sinh đáng giá hơn nhiều. Dĩ nhiên công việc của loài cá này không phải hoàn toàn là “từ thiện vì lợi ích cộng đồng”, đổi lại những sản phẩm thu được khi dọn dẹp là thức ăn cho chúng. Một bên được vệ sinh sạch sẽ, còn 1 bên được no bụng, vậy là đôi bên cùng có lợi.

    Cá Wrasse – bác sỹ thẩm mỹ
    Cá Wrasse – bác sỹ thẩm mỹ
  7. Khi nghe tới tên của loài này, bạn sẽ nghĩ ngay tới sự phá hoại. Tuy nhiên, loài côn trùng nhỏ xíu này có một vai trò rất quan trọng ngoài tự nhiên. Mối cũng là loài sống theo đàn và có tổ chức xã hội tương tự loài kiến. Trong đó, những con mối thợ (thân màu trắng) là nhóm công nhân chịu trách nhiệm tìm kiếm những nguồn gỗ mới. Chúng còn có nhiệm vụ đào hang trong những khối gỗ này và chăm sóc mối non. Mối lính là những con mối trưởng thành hơn, chúng có thân mình màu vàng nâu và cái miệng màu đen. Trách nhiệm chính của chúng là bảo vệ đàn của mình khỏi những kẻ thù khác như kiến hoặc những đàn mối cạnh tranh.


    Những con mối có cánh trong đàn là những con giữ trách nhiệm phân chia và bắt đầu gây dựng một đàn mối mới. Trong khi mối là nỗi kinh hoàng của mọi gia đình, và mỗi năm người ta lại chi hàng triệu đôla chỉ để tống khứ hoặc hạn chế sự xâm lăng phá hoại của chúng trong nhà, thì ngoài tự nhiên, chúng giúp phân rã những thân cây mục làm đất tơi xốp màu mỡ và lấy chỗ trống cho những cây non mọc lên.


    Mối là côn trùng có hại đối với các công trình xây dựng, thậm chí nhiều vật dụng quan trọng của con người. Sức ăn của đàn mối có thể phá hoại nhà cửa, đê điều, hồ chứa nước, thuyền bè, cầu cống..., thậm chí tiêu hủy nhiều tài liệu thư viện quý giá... Do cuộc sống bầy đàn với số lượng thành viên cực lớn, để chống lại tác hại của mối, không thể chỉ nhắm vào từng cá nhân đơn lẻ. Bên cạnh việc xử lý để chống lại sự xâm nhập phá hoại của đàn mối, người ta còn tìm nhiều biện pháp để tiêu diệt cả hệ thống tổ mối, với mục đích quan trọng nhất là phải diệt được mối chúa.


    Loài mối "gỗ khô" có thể phát hiện tổ một cách đơn giản, thông qua đặc điểm sinh sống đục gỗ thành các khe dích dắc, vừa khai thác thức ăn vừa làm nơi cư trú. Do tổ mối loài này hình thành từ bằng những hạt phân đùn ra ngoài như hạt cát nên chúng còn gọi là mối "đống cát". Diệt loại này chỉ cần dùng thuốc đặc trị mối tiêm trực tiếp vào tổ.


    Các loài mối khác trong công trình trong đó có loài mối nhà, tổ phần lớn nằm dưới nền nhà hoặc trong ruột panen, tổ phụ có thể xuất hiện ở góc tường, trên trần nhà… Để tìm được tổ các loài trên, người ta thường dùng các dụng cụ phức tạp như máy dò đồng vị phóng xạ, siêu âm, hoặc đo điện trở... Để tiêu diệt tổ mối dạng này, người ta thường dùng phương pháp hóa sinh, phun thuốc vào mối thợ nhằm lây nhiễm độc hoặc các vi sinh có hại cho mối để tiêu diệt tổ mối và mối chúa.

    Mối – chuyên gia phá hủy
    Mối – chuyên gia phá hủy
  8. Những con giun đất trông thật đơn giản, thế nhưng Charles Darwin đã dành hàng chục năm nghiên cứu về chúng và nói rằng chúng đóng một vai trò sống còn trong lịch sử thế giới của chúng ta. Và Darwin không phải là người duy nhất trân trọng vai trò của loài này, mà những ai đã từng ủ phân trộn đều biết lợi ích của chúng. Giun đất là những nông dân tuyệt vời của tự nhiên, chúng cần mẫn ngày đêm cày tơi đất, nhờ vậy mà đất tơi xốp, thoáng khí, giúp nước luân chuyển dễ dàng. Phân giun đất còn là một nguồn dinh dưỡng cho đất bởi chúng giàu đạm, canxin và các khoáng chất khác, là một phần không thể thiếu trong một hệ sinh thái khỏe mạnh. Sự hiện diện của giun đất là dấu hiệu cho biết một vùng đất có sạch và khỏe hay không.


    Giun đất thường sống ở những khu vực đất ẩm ướt, ruộng đồng, nương rẫy, đất hoang sơ,... nơi có nhiều mùn hữu cơ và chúng ăn mùn hữu cơ. Các chất hữu cơ này bao gồm chất thực vật, động vật nguyên sinh sống, luân trùng, tuyến trùng, vi khuẩn, nấm và các vi sinh vật khác. Hệ tiêu hóa của giun đất chạy dọc theo chiều dài cơ thể. Chúng có vai trò to lớn đối với ngành nông nghiệp do chúng làm đất tơi xốp và tăng độ phì nhiêu của đất. Giun đất còn là thức ăn cho gia súc và gia cầm.


    Chúng là loài động vật không xương sống, thuộc Ngành Giun đốt. Giun đất là các loài lưỡng tính và có một bộ phận đặc trưng gọi là bao sinh dục. Chúng sử dụng bộ phận này trong quá trình giao phối. Sau khi giao phối thành công, bao này sẽ chứa đầy trứng đã thụ tinh và sẽ được giun "tháo" ra, từ đó nở ra thế hệ giun tiếp theo. Giun đất có khả năng phục hồi lại toàn bộ cơ thể đã mất nếu như phần đầu còn nguyên vẹn, nhưng không như mọi người vẫn lầm tưởng, chúng không có khả năng tạo ra các cá thể mới khi bị chia nhỏ thành nhiều đoạn.

    Giun đất – nông dân chăm chỉ
    Giun đất – nông dân chăm chỉ
  9. Ai đã từng xem bộ phim tài liệu “March of the Penguins” – một thiên anh hùng ca bi tráng về loài chim cánh cụt hoàng đế - đều bị chinh phục hoàn toàn bởi công sức lớn lao mà loài này bỏ ra để duy trì nòi giống. Vào tháng 4 hàng năm loài chim này sẽ thực hiện một chuyến đi đầy gian lao từ bờ biển đến sâu trong đất liền cách đó khoảng 80 km chỉ để sinh nở. Sau khi chim mái đẻ 1 quả trứng duy nhất, nó sẽ chuyển sang cho con đực trông giữ và trở lại biển tìm thức ăn. Chim đực từ lúc này sẽ trở thành một ông bố tận tụy với một nhiệm vụ duy nhất là giữ quả trứng trên chân và dùng thân mình để ấp nó trong suốt 64 ngày đêm cho tới khi trứng nở. (Những ông bố nào vụng về để trứng rơi xuống mặt băng lạnh giá sẽ vĩnh viễn mất đi cơ hội làm cha của mình.) Khi chim non vừa chào đời, chim bố sẽ bón cho chúng ăn bằng chất dịch tiết ra từ thực quản của mình cho tới khi chim mẹ quay lại. Khi chim mẹ quay lại, chúng sẽ đổi phiên chăm sóc con và lúc này chim bố mới trở lại biển để kiếm thức ăn lần đầu tiên sau hơn 4 tháng ấp trứng. Đến tháng 12 – mùa hè ở Bắc Cực – băng tan để lộ mặt nước, cũng vừa lúc chim non có thể tự bơi và kiếm thức ăn cho riêng mình.


    Chim cánh cụt hoàng đế là một trong những điều mà tổ chức Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) quan tâm nhất. Cùng với chín loài khác thuộc chim cánh cụt, nó đang được Mỹ xem xét để đưa vào Luật về loài nguy cấp (ESA). Một số lý do chính khiến chim cánh cụt hoàng đế thiếu thức ăn là do biến đổi khí hậu. Các lý do khiến số lượng chim cánh cụt hoàng đế giảm sút là do bệnh tật, sự ấm lên toàn cầu.


    Số cánh cụt hoàng đế giảm 50% trong khu Terre Adélie do tỉ lệ tử vong của con lớn tăng lên, đặc biệt là con trống, trong một thời gian dài thời tiết ở đây ấm áp bất thường cuối năm 1970, khiến cho những biển băng bị tan. Mặt khác, mức độ trứng nở thành công giảm đi do biển băng tăng lên. Do đó loài này được cho là rất nhạy cảm với khí hậu.


    Kết quả nghiên cứu của viện Hải dương học Woods Hole vào tháng 1 năm 2009 đã cho rằng chim cánh cụt hoàng đế có thể tuyệt chủng vào năm 2100 do biến đổi khí hậu trên Trái Đất. Bằng cách áp dụng mô hình toán học để dự đoán sự tan biển băng từ việc ấm lên toàn cầu, họ đã kết luận rằng cuối thế kỷ 21, chim cánh cụt hoàng đế sẽ giảm đi 87%, từ 3.000 cặp chim sẽ giảm xuống chỉ còn 400 cặp chim.

    Chim cánh cụt hoàng đế - những ông bố bà mẹ tận tụy
    Chim cánh cụt hoàng đế - những ông bố bà mẹ tận tụy
  10. Những sinh vật nhỏ bé này chịu trách nhiệm chính trong một ngành kinh doanh trị giá nhiều triệu đôla. Các sản phẩm từ loài này như sáp ong, mật ong, và việc chúng thụ phấn chéo cho các vụ mùa hàng năm đã sinh lợi nhuận hơn 100 triệu đôla chỉ tính riêng ở Mỹ. Tổ chức của một đàn ong cũng giống như trong một công ty lớn, trong đó giám đốc điều hành chính là ong chúa. Nhiệm vụ chính và quan trọng nhất của bà ta là làm tăng số lượng của đàn ong để đảm bảo rằng “công ty” của mình luôn luôn có một đội ngũ lao động đông đúc.


    Những con ong thợ sẽ chịu trách nhiệm việc kiếm và đem về tổ những nguồn dinh dưỡng cần thiết như mật hoa. Khi về đến tổ chúng sẽ chuyển giao những gì thu được cho một nhóm ong thợ khác chuyên nhiệm vụ sản xuất mật ong. Nhóm này chủ yếu là những con ong cái, chúng sẽ “nhai lại” nhiều lần số mật hoa thu được với mục đích loại bỏ tối đa nước có trong đó. Đây chính là cách chúng làm mật ong. Ngoài nhiệm vụ sản xuất mật, những con ong này còn chịu trách nhiệm điều hòa nhiệt độ cho tổ của mình. Chúng làm việc quần quật cả ngày mà không hề tỏ ra bất bình. Ong mật thật xứng đáng nhận danh hiệu là loài vật siêng nhất trên hành tinh của chúng ta.


    Trong xã hội ong mật, một ít ấu trùng được chọn làm ong chúa và đa số còn lại làm ong thợ. Đối với ong mật, các enzym trong ruột của ong mật có khả năng hóa giải chất độc của loại thuốc trừ sâu thường được sử dụng để diệt ve trong tổ ong mật. Ong mật có lông trên mắt để chúng thu nhặt phấn hoa. Ong có 5 mắt - 3 mắt nhỏ trên đỉnh đầu và 2 mắt to ở phía trước. Một con ong cần phải tìm 4.000 bông hoa để tạo nên đủ một thìa mật ong


    Về thiên địch, ngoài mối đe dọa từ vi rút (là nguyên nhân chính dẫn tới sự suy giảm của loài ong mật) và nấm độc, ong mật Bắc Mỹ còn gặp bị ruồi ký sinh biến thành xác chết biết bay đó là ruồi cái Apocephalus borealis tiêm trứng vào bụng nạn nhân. Ấu trùng ruồi sau khi ăn sạch phần cơ quan ở vùng ngực của ong sẽ đục khoét cơ thể sinh vật này và chui ra ngoài.

    Ong mật – những nhân viên đoàn kết
    Ong mật – những nhân viên đoàn kết
  11. Đứng đầu danh sách các loài động vật chăm chỉ nhất chính là chuột chũi Đông Phi. Chúng làm việc liên tục để xây dựng các đường hầm phức tạp dưới lòng đất thích hợp với chế độ xã hội gồm một nữ hoàng và các công nhân. Chuột dũi không lông châu Phi có đời sống xã hội phát triển cao gọi là Eusociality (xã hội cao), thường quần cư thành từng đàn lớn trong hang nằm sâu dưới mặt đất và nằm chôn mình dưới đất. Lối sống này giống như một số loài côn trùng như ong, mối,... Đầu đàn của chúng là một chuột dũi chúa và chỉ chuột chúa mới có khả năng sinh sản. Dựa vào số lượng đông, đàn chuột dũi có thể bảo vệ tổ trước sự tấn công của những con vật khác, cho phép cả bầy đàn sống an toàn. Bình quân hằng năm, chuột dũi đầu đàn có thể cho ra đời 100 con và cứ duy trì như vậy cho đến năm nó được ít nhất 20 tuổi.


    Chuột có lớp da nhăn nhúm màu hồng, trụi lông và hàm răng kiếm, có xúc giác rất nhạy cảm, có thể để thay thế đôi mắt gần như mù của chúng. Là loài có tuổi thọ cao hàng đầu trong họ động vật gặm nhấm và sức khỏe luôn trong tình trạng tốt nhất suốt cuộc đời. Da của chúng không hề có cảm giác gì trước axit hay ớt. Đây là loài động vật có vú máu lạnh duy nhất được biết đến trên trái Đất.


    Chuội dũi trụi lông có khả năng loại bỏ những protein bị tổn thương một cách hiệu quả, đồng thời giữ lại những protein ổn định và có chất lượng cao. Nhờ đó mà chúng không mang những biểu hiện thông thường của sự lão hóa như suy giảm chức năng não. Một số nhân tố khác cũng góp phần làm tăng tuổi thọ của loài chuột dũi này phải kể đến nữa là tốc độ trao đổi chất trong cơ thể chúng rất thấp, giúp làm giảm quá trình oxy hóa (quá trình phá huỷ tế bào). Chuột tuy rất bé nhỏ nhưng có thể sống lâu tới 26 năm hoặc hơn nữa, và điều đặc biệt nhất là chúng vẫn có thể sinh sản ở tuổi rất già.

    Chuột chũi Đông Phi
    Chuột chũi Đông Phi
  12. Chim én An-pơ (tên khoa học là Apus melba) nặng hơn 100 gram nhưng lại có sức khỏe dẻo dai đến mức chúng có thể bay liên tục 6 tháng không ngừng nghỉ.


    Chim én sống chủ yếu trong hang, ở vùng núi hoặc vùng khô; chúng sớm thích nghi với đặc tính săn mồi trên không tại các vùng nông thôn thưa thớt cây cối, ít dân cư hay các khu vực gần mặt nước. Các loài én thường làm tổ bằng bùn gần với phía trên nơi trú ẩn tại các vị trí được bảo vệ tốt trước các thay đổi của thời tiết cũng như trước những động vật ăn thịt. Nhiều loài cư trú trong hang và vách núi làm tổ thành các bầy lớn. Các loài sống thành bầy lớn thường phải tranh đấu với cả vật ký sinh ngoài lẫn sự ký sinh tổ đồng loài. Những con trống già hưởng lợi nhiều nhất từ tập tính bầy đàn, do chúng có thể duy trì các tổ của chính chúng và hưởng lợi từ những cuộc giao phối ngoài cặp đôi thường xuyên xảy ra.


    Lông én thường có màu xanh dương, đôi khi hơi ngả sang màu đen (lam sẫm) hoặc màu lục bóng ở phần trên, sọc ở phần dưới thường màu trắng. Tiếng hót của loài chim này thường trong trẻo và líu lo. Chúng chính là một ca sĩ thiên tài khi có thể biến tấu giọng hót của mình thành các âm độ khác nhau cho nhiều mục đích khác nhau. Tiếng hót ngân nga và bay bỏng để thu hút bạn tình hay để liên lạc với đàn. Tiếng hót dồn dập và âm độ mạnh thể hiện sự kích động khi báo hiệu có kẻ thù đến lãnh thổ của bầy đàn. Hoặc tiếng hót “ren rỉ” của những chú én non đòi được ăn.

    Chim én An-pơ
    Chim én An-pơ
  13. Đến tuổi trưởng thành, cá chình Mỹ phải thực hiện một cuộc di cư anh hùng từ sông đến giữa Đại Tây Dương để đẻ trứng một lần duy nhất rồi chết. Sau khi nở, cá chình con lại vượt qua nửa đại dương tới các dòng sông – nơi chúng lớn lên trong 20-30 năm tới.


    Cá chình Mỹ (danh pháp hai phần: Anguilla rostrata) là một loài thuộc họ Anguillidae được tìm thấy trên bờ biển phía đông của Bắc Mỹ. Cá chình Mỹ có một cơ thể mảnh mai giống rắn được bao phủ bởi một lớp màng nhầy, làm cho nó có bề ngoài như không vảy nhầy mặc dù có vảy nhỏ. Đuôi dài và vây lưng chạy từ giữa lưng và liên tục với một vây bụng tương tự. Không có vây chậu, và vây ngực tương đối nhỏ có thể được tìm thấy gần đường giữa, đến đầu và vỏ mang. Chúng có nhiều màu khác nhau, từ màu xanh ô liu, nâu chuyển qua màu vàng hơi xanh lá cây và xám nhạt hoặc màu trắng trên bụng. Những con sống trong môi trường nước trong thường sáng màu hơn so với những con ở trong nước đục, các suối axit tannic.


    Phần lớn các loài cá chình ưa thích sinh sống trong các vùng nước nông hay ẩn mình dưới đáy biển, đôi khi trong các lỗ. Các lỗ này gọi là lỗ cá chình. Chỉ có họ Anguillidae là di chuyển vào vùng nước ngọt để sinh sống nhưng không sinh sản tại đó. Một vài loài cá chình sinh sống trong các vùng nước sâu (trong trường hợp họ Synaphobranchidae, chúng có thể xuống tới độ sâu 4.000 m) hoặc là những loài bơi lội tích cực. Chúng hoạt đọng vào ban đêm để đi săn mồi.

    Cá chình Mỹ
    Cá chình Mỹ
  14. Nhạn biển Bắc Cực là loài chim lập kỷ lục với chuyến di cư dài tới 70.900 km mỗi năm khi chúng bay đi bay về giữa hai vùng đất sinh sống của chúng tại Nam Cực và Greenland. Đây là loài chim di cư một cách mạnh mẽ, chúng nhìn thấy hai mùa hè mỗi năm vì nó di chuyển từ khu vực sinh sản phía bắc dọc theo một con đường quanh co với các đại dương xung quanh Nam Cực và trở lại, một chuyến đi vòng khoảng 70.900 km mỗi năm. Loài chim này di trú từ khu vực sinh sản ở vùng Bắc Cực - cận Bắc Cực đến vùng nước quanh Nam Cực và có lẽ là loài đón nhận nhiều ánh sáng ban ngày hơn bất kì loài vật nào khác. Chúng bay theo đường zigzag từ Greenland đến Nam Cực thay vì bay thẳng một mạch, chúng bay đến châu Phi rồi sang Nam Mỹ trước khi bay lên Bắc Cực khiến đường bay làm tốn thêm hàng ngàn km, với đường bay như vòng vo này, chúng lợi dụng được sức gió và không bao giờ phải bay ngược gió.

    Trung bình loài nhạn biển bắc cực này sống 30 năm và như vậy trong cuộc đời của mình, loài chim này sẽ bay tổng cộng 2,4 triệu km - tương đương với ba chuyến đi từ Trái Đất đến Mặt Trăng và trở về.


    Nhàn Bắc Cực bay cũng như liệng nhẹ trong không trung, thực hiện hầu hết các nhiệm vụ của chúng khi đang bay. Nó làm tổ một lần mỗi 1-3 năm (tùy thuộc vào chu kỳ giao phối của nó), một khi nó đã hoàn tất làm tổ nó lại bay lên không trung để thực hiện chuyến di cư dài về phía nam. Chim nhàn Bắc Cực là loài chim kích thước trung bình. Chúng có chiều dài 33–39 cm và sải cánh dài 76–85 cm. Bộ lông của chúng chủ yếu có màu xám và trắng, với mỏ đỏ (dài bằng đầu, thẳng, với gonys rõ ràng) và bàn chân đỏ, trán trắng, gáy và chỏm đầu màu đen (sọc trắng), và má trắng. Nhàn biển Bắc Cực là loài chim sống thọ, với nhiều con sống thọ đến ba mươi tuổi. Chúng ăn động vật không xương sống biển chủ yếu là cá và nhỏ. Số lượng loài này dồi dào, với ước tính khoảng 1.000.000 cá thể. Trong khi xu hướng trong số lượng loài này chưa được người ta không biết đến, khai thác trong quá khứ đã làm giảm số lượng chim này ở một vùng phía nam của phạm vi của nó.

    Nhạn biển Bắc Cực
    Nhạn biển Bắc Cực
  15. Cá voi lưng gù cũng là một ứng viên sáng giá trong danh sách này bởi mỗi năm chúng di chuyển suốt quãng đường 12874,75 km. Các mô hình di cư và tương tác xã hội đã được khám phá trong những năm 1960, và bằng các nghiên cứu sâu hơn vào năm 1971. Calambokidis et al. cung cấp "đánh giá định lượng đầu tiên về cấu trúc di cư của cá voi lưng gù trong toàn bộ lưu vực Bắc Thái Bình Dương."


    Loài này được tìm thấy trong đại dương và biển trên toàn thế giới, cá voi lưng gù thường di chuyển khoảng cách lên đến 12874,75 km mỗi năm. Cá voi lưng gù chỉ ăn ở vùng cực vào mùa hè và di cư đến các vùng nước nhiệt đới và cận nhiệt đới để giao phối và sinh sản vào mùa đông. Trong mùa đông, cá voi lưng gù nhịn ăn và tiêu dần số mỡ dự trữ. Chế độ ăn của cá voi lưng gù gồm có động vật thân mềm và cá.


    Các nghi thức lịch sự diễn ra trong những tháng mùa đông, sau khi di cư về phía xích đạo từ các khu kiếm ăn vào mùa hè gần các cực hơn. Cạnh tranh thường rất khốc liệt. Những con đực không liên quan, được mệnh danh là người hộ tống, thường xuyên theo dõi con cái, cũng như các cặp bê con. Con đực tập hợp thành các nhóm cạnh tranh xung quanh một con cái và đấu tranh giành quyền giao phối với cô ấy. Quy mô nhóm lớn và đổ về khi những con đực rút lui không thành công và những con khác đến. Hành vi vi phạm bao gồm, spyhopping, lob-tailing, đuôi-tát, ngực vây-tát, cuống ném, sạc và parrying.


    Bài hát của cá voi được cho là có vai trò quan trọng trong việc gây ra động dục ở cá cái và trong việc lựa chọn bạn đời; tuy nhiên, nó cũng có thể được sử dụng giữa các con đực để thiết lập sự thống trị. Cá voi lưng gù là loài đa tình, với một con cái có nhiều bạn tình đực trong suốt cuộc đời của mình. Cá voi lưng gù cái với con bê của mình Con cái thường sinh sản hai hoặc ba năm một lần. Thời gian mang thai là 11,5 tháng. Những tháng cao điểm để sinh là tháng Giêng và tháng Hai ở Bắc bán cầu, tháng bảy và tháng tám ở Nam bán cầu. Con cái đợi từ một đến hai năm trước khi sinh sản trở lại. Nghiên cứu gần đây về DNA ty thể cho thấy rằng các nhóm sống gần nhau có thể đại diện cho các nhóm sinh sản riêng biệt. ca sinh nở của cá voi lưng gù hiếm khi được quan sát thấy. Một ca sinh nở ngoài khơi Madagascar đã xảy ra trong vòng bốn phút. Cá voi lưng gù được biết đến là loài lai tạo với các loài cá voi khác; có một báo cáo được ghi chép đầy đủ về một con lai giữa cá voi lưng gù và cá voi xanh ở Nam Thái Bình Dương.

    Cá voi lưng gù
    Cá voi lưng gù



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |