Top 10 Loài động vật ồn ào nhất hành tinh
Các nhà khoa học đã đo âm thanh do những sinh vật trong tự nhiên tạo ra và chúng đã gây bất ngờ cho chính họ. Ở đây, các nghiên cứu chỉ muốn nhấn mạnh rằng ... xem thêm...những loài động vật có khả năng có thể tạo ra âm thanh lớn đến mức chúng có thể làm thủng màng nhĩ của con người chúng ta. Cùng Toplist điểm mặt lại những ‘hiệp sĩ’ ồn ào nhất trong tự nhiên theo tạp chí National Geographic.
-
Cá voi xanh là loài vật ồn ào nhất trong tất cả các loài vật từng được biết đến, với âm lượng lên đến 118 decibel. Cá voi xanh không hát những ‘bài hát’ phức tạp như những con cá voi lưng gù song những tiếng kêu tần số thấp của chúng – dưới ngưỡng con người có thể nghe thấy, có thể được nhận ra từ cách hơn 805 kilomet. Những tính toán từ những năm 1970 của hai nhà khoa học Roger Payne và Douglas Webb đã đoán, tiếng hát của cá voi xanh có thể lan truyền xuyên đại dương.
Cá voi xanh ‘hát’ to hơn máy bay phản lực (âm lượng 140 decibel). Tiếng hét to nhất của con người chỉ đạt hơn 70 decibel. Trong khi ngưỡng âm thanh gây đau tai cho con người là từ 120 – 130 decibel. Vài năm trước đây, các nhà nghiên cứu nhận ra rằng cá voi đang giảm tần suất số lần hát đi.
Cá voi xanh được mệnh danh là những ca sĩ lãng du khắp các đại dương. Vì cá voi xanh có thể phát ra âm thanh siêu trầm ở tần số 14 Hz.Và nó cũng phát ra thứ âm thanh lớn nhất trên thế giới, lớn hơn cả tiếng rít của máy bay phản lực với cường độ 200 decibel. Nếu so sánh với tiếng hét của loài người ở 70 decibel, âm thanh cao hơn 120 decibel gây nguy hiểm cho tai người.
Người ta không rõ mục đích của những tiếng kêu này là gì. Richardson et al. (1995) nêu ra một số lý do có thể:
- Giữ khoảng cách giữa các cá nhân
- Nhận biết loài và cá nhân trong loài
- Truyền đạt thông tin (ăn, báo động, tán tỉnh)
- Giữ tổ chức xã hội (ví dụ như các tiếng kêu giữa con đực và con cái)
- Đánh dấu vị trí nguồn thức ăn
-
Khỉ hét là loài vật trên cạn ồn ào nhất. Dân số đông loài này sống trong các rừng mưa Nam Mỹ. Vài người cho rằng những tiếng hét của chúng thực ra giống với tiếng gầm hơn, và có thể nghe thấy được từ cách 4,8 kilomet. Âm lượng tiếng hét của khỉ hét đo được từ cách 5 mét lên đến 88 decibel, gần bằng âm thanh phát ra khi tàu điện ngầm đang chạy trên đường ray (95 decibel). Khỉ hét chỉ đứng sau cá voi xanh về âm lượng âm thanh nó tạo ra.
Nghiên cứu đã chỉ ra, khỉ hét ‘hét’ bằng chiếc xương móng hình chữ U trong họng con vật. Chiếc xương này không thực sự móc với bất kỳ chiếc xương nào khác, vì vậy nó chỉ có vẻ treo ở đó. Chiếc xương phóng đại đó tạo thành một chiếc túi họng giúp cộng hưởng tiếng hét trước khi nó vỡ thoát ra ngoài khỏi vòm miệng con vật.
Loài khỉ hét vì nhiều mục đích khác nhau, hét để thông báo địa điểm, để bảo vệ lãnh thổ, để bảo vệ bạn, nhưng con người vẫn chưa biết đến ‘từ vựng’ của chúng.
Các con khỉ đực trưởng thành luôn rất yêu thương khỉ con trong đàn cho dù không phải là con của chúng. Sau khi chào đời, mỗi con khỉ con thường có một con khỉ đực đảm nhận việc chăm sóc. Khi cảm thấy có mối nguy hiểm, khỉ con liền chạy đến bên thành viên chịu trách nhiệm chăm sóc nó để được bảo vệ, vỗ về. Các con đực không nhất thiết phải là cha của con khỉ con, nó đảm nhận vai trò chăm sóc thành viên nhỏ như một bảo mẫu.
-
Khi chim dầu (oilbird) trở về tổ là những cái hang để đi ngủ, đoàn đông loài chim ồn ào nhất từng được biết đến có thể gây điếc tai bạn. Chim dầu sử dụng cơ chế định vị bằng tiếng vang để tìm đường đi trong những hang động hoàn toàn tối. Tuy nhiên, không giống tiếng kêu của các loài dơi, tiếng quác quác của chim dầu ở trong ngưỡng nghe thấy của con người. Mỗi con chim có thể tạo ra âm thanh quác quác lên đến 100 decibel đo ở cự ly gần, cả bầy đoàn gồm hàng nghìn con chim dầu cộng hưởng âm thanh lên mức khủng khiếp.
Chim dầu dường như sử dụng cơ chế định vị bằng tiếng vang chỉ khi ở trong nhà là những cái hang mà không sử dụng chúng trong những cuộc tìm kiếm thức ăn ban đêm. Điều này có thể bởi vì độ nhạy của chúng không cao. Một thí nghiệm khoa học cho thấy chim dầu đâm đầu thẳng vào những đĩa nhựa rộng 10 centimet nhưng chúng có thể tránh được những cái đĩa rộng 20 centimet và rộng hơn.
Chúng ăn vào ban đêm, ăn quả của loài cây dầu cọ và nguyệt quê nhiệt đới, và là loài chim ăn trái cây ban đêm duy nhất trên thế giới. Chúng tìm kiếm thức ăn vào ban đêm, điều hướng bằng cách định vị bằng tiếng vang như loài dơi, nhưng với một âm thanh lách cách có âm vực cao trong khoảng xung quanh 2 kHz mà con người có thể nghe được. Alexander von Humboldt đã phát hiện ra loài này khi leo lên đỉnh núi lửa Teide và tới Cumaná, Venezuela ngày 16 tháng 7. von Humboldt tới thăm hội truyền giáo ở Caripe và phát hiện ra loài chim dầu.
-
Chỉ những con đực của loài nhái coqui phổ biến mới hát và tiếng hát của chúng từng ghi lại được lên đến 100 decibel (đo từ cách 1 mét), giúp chúng giành ngôi vua lưỡng cư ồn ào từng được biết đến. Tiếng hát của loài nhái ăn đêm này có hai ý nghĩa: để thông báo lãnh thổ với những con đực khác và hấp dẫn con cái.
Trong môi trường sinh sống bản địa ở Puerto Rico, nhái coqui được coi là một phần của di sản thiên nhiên của hòa đảo. Tuy nhiên ở Hawaii, người dân thường xuyên mất ngủ đêm vì tiếng ồn do các con nhái tụ tập đông đảo gây ra, tương đương như người ta đang bật máy cắt cỏ cho nó hoạt động suốt đêm, theo Bộ Nông nghiệp Hawaii (Mỹ).
Đa số trong số chúng là loài sống gần nước, hầu hết các loài đẻ trứng trong nước và trải qua giai đoạn nòng nọc. Ngoài ra còn có một số loài sống trên cây và một số rất ít các loài có thể sinh sống ở nước lợ. Nhiều loài thực ra không phải sống trên cây mà sống trên mặt đất và nước, nhiều loài có màu xanh lá cây còn các loài sống trên mặt đất và trong nước thì có màu theo môi trường đó. Chúng ăn côn trùng và các loài không xương sống khác. Nhái coqui có răng hàm và mút ngón chân có vuốt.
-
Con tôm Địa Trung Hải nhỏ bé này không tạo ra âm thanh bằng miệng, hay bằng cơ thể của nó. Nó sử dụng những móng vuốt khổng lồ của mình để bắn ra những tia nước với lực có thể mạnh đến mức tạo ra bong bóng khí. Khi bong bóng này phát nổ, nó tạo ra một sóng xung kích được đo ở mức hơn 200 decibel.
Ngạc nhiên hơn, sóng xung kích này có thể giết chết những con tôm khác cách xa đến 2 mét, đồng thời cũng có thể tạo ra một tia sáng nóng như mặt trời. Ngưỡng chịu đựng của con người - nơi âm thanh thuần túy khiến hầu hết mọi người cảm thấy đau trong tai - là 120 decibel . Màng nhĩ của con người sẽ bị thủng ở 160 decibel, đó là điều mà loài tôm sú nói trên có thể gây ra.
Loài tôm súng lục không hát, không hót, không thét, không huýt mà đơn giản tạo ra độc một tiếng nổ ồn ào nhất từng được các loài sinh vật sống tạo ra. Tiếng ồn của tôm bắn súng đủ để ‘che’ được tàu ngầm tránh khỏi hệ thống siêu âm phát hiện tàu ngầm.
Tôm súng lục làm con mồi ‘choáng’ bằng cách khép cực nhanh cặp càng đặc biệt của nó để bắn ra những vòi nước với tốc độ 100km/giờ, tạo ra một bong bóng khí áp suất thấp về đằng sau. Bong bóng khí vỡ tạo ra một vụ nổ mini với âm lượng 200 decibel, điều này làm con mồi bị choáng ngất và giết chết con mồi của nó.
Tôm súng lục đang giúp các nhà khoa học ở Anh nghiên cứu ra nguồn năng lượng sạch và an toàn dồi dào tạo ra một động lực lớn cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Sức mạnh nhiệt hạch cần một viên đạn tốc độ cao để tạo ra sóng xung kích và làm sập một khoang chứa đầy plasma và tôm súng lục là sinh vật duy nhất trên Trái đất tự nhiên có sức mạnh như vậy.
-
Loài dế chũi Gryllotalpa vinae là loài côn trùng ồn ào nhất. Loài dế này sử dụng chân trước chuyên hóa của nó để đào những cái hang hình loa. Đứng bên trong cái loa đã đào, con dế có thể kêu chíp chíp to đủ để một người đứng từ cách 600 mét cũng nghe thấy.
Máy ghi âm đặt cách 1 mét từ đầu hang con dế đã ghi lại được âm thanh có âm lượng lên đến 92 decibel, lớn hơn âm lượng máy cắt cỏ. Thực tế, loài G. vinae đã ‘chơi gian’ khi sử dụng cái hang đào để có thể kích âm thực thoát ra từ cơ thể, chuyển 30% năng lượng của nó thành âm thanh khuyếch đại.
Là một họ côn trùng thân dày, dế chũi có một cái đầu được bọc một lớp giáp chắc chắn giúp nó có thể bảo vệ được cái đầu của mình, và có một chiếc râu dài,dài khoảng 3–5 cm với mắt tròn với hai chân trước như hai chiếc xẻng phát triển thuận lợi cho việc đào hang và bơi. Dễ chũi cũng có thể bay - một con trưởng thành có thể bay xa 8 km trong mùa sinh sản. Mùa đông thì chúng đi ngủ đông. Dễ chũi là loài ăn tạp, chúng ăn cả ấu trùng, giun, rễ cây, cỏ. Các loại kẻ thù ăn thịt dế trũi có chim, chuột, chồn hôi, tatu, gấu trúc Mỹ, cáo,gà và loài người.
Dễ chũi kiếm ăn ban đêm và phần lớn thời gian chúng ở dưới đất trong một hệ thống hang dày đặc nên ít khi bắt gặp chúng. Chúng sống ở những khu vực đồng ruộng, bãi cỏ ở khắp các châu lục ngoại trừ châu Nam Cực. Ở một số nước Đông Á, người ta đôi khi sử dụng dế chũi làm thực phẩm.
-
Mặc dù không phải là loài vật ồn ào nhất trong tự nhiên nếu xét trên cơ sở decibel đươn thuần, nhưng loài bọ nước Micronecta scholtzi thực sự tạo ra những âm thanh ồn ào nhất so với kích thước cơ thể của nó, theo công bố khoa học trên tạp chí PloS ONE đầu tháng này.
Các chuyên gia và các nhà sinh học tiến hóa ở Scotland và Pháp đã ghi âm lại tiếng ‘hát’ con bọ nước chỉ to bằng hạt gạo với cường độ lên đến 105 decibel, tương đương với tiếng chiếc búa tạ đập trong khoảng cách một sải tay. Tuy âm thanh vọng từ dưới đáy ao đã giảm đi nhiều khi lên đến mặt nước song ‘lời ca’ của bọ nước vẫn đủ to để một người đứng trên bờ ao có thể nghe thấy.
Đáng kể là, loài bọ nước tạo tiếng ồn bằng cách cọ "của quý" vào bụng, quá trình tương tự như dế ‘hát’. Tạo tiếng ồn bằng cơ quan sinh dục ngoài tương đối hiếm trong vương quốc động vật tuy nhiên các loài động vật đã tiến hóa hàng trăm cách khác nhau để khuyếch âm tiếng ‘hát’ của chúng.
Micronecta scholtzi là một loại bọ nước hay rệp nước thuộc họ Corixidae sống ở môi trường nước ngọt và sinh trưởng phổ biến khắp châu Âu, loài côn trùng này có kích cỡ khoảng 2cm và bơi ngửa bằng hai chiếc chân dài có tác dụng như mái chèo, chúng tạo ra âm thanh bằng cách cọ xát dương vật của mình đối vào vùng bụng. Bọ nước Micronecta Scholtzi có cơ thể chỉ dài 2mm. Loài bọ này sống trong môi trường nước ngọt và bơi ngửa bằng hai chiếc chân dài có tác dụng như mái chèo.
-
Loài dơi bulldog lớn có nguồn gốc từ Caribean, sử dụng khả năng định vị bằng tiếng vang để tìm thức ăn, giống như tất cả các loài dơi nói chung. Tuy nhiên, thay vì ăn những loài côn trùng quen thuộc, loài dơi này lại ăn cá. Chúng có khả năng phát ra những âm thanh xuyên qua cả không khí hay môi trường nước, những âm thanh phát ra này có thể đạt tới 140 decibel. Những âm thanh đặc biệt lớn này là siêu âm, nghĩa là chúng nằm ngoài ngưỡng nghe của con người.
Dơi bulldog có bộ lông màu cam đến nâu, chiều dài đầu từ 7 đến 14 cm và trọng lượng 20 - 75 g, khiến chúng khá lớn. Chúng có đôi chân tương đối dài, bàn chân lớn (đặc biệt là trong trường hợp của loài dơi bulldog lớn hơn) và móng vuốt khỏe. Cánh của chúng dài (sải tới 60 cm) và hẹp, tai lớn, hình phễu và nhọn. Khác thường ở các loài dơi, chúng có túi má để đựng thức ăn. Chúng cũng có đôi môi đầy đặn được phân chia bởi một nếp da tạo nên vẻ ngoài giống 'môi thỏ', cùng với các túi má khiến chúng có ngoại hình giống chó mặt xệ.
Hàm trên và răng trước của chúng được hợp nhất để tạo sự hỗ trợ mạnh mẽ cho các răng cửa lớn ở giữa trên. Công thức răng: 2/1, 1/1, 1/2, 3/3 = 28. Răng hàm bị lao. Không giống như các loài dơi khác, đốt sống cổ cuối cùng không hợp nhất với đốt ngực đầu tiên. Ngón thứ hai trên cánh có một siêu ngón tay dài và một phalanx tiền đình. Các ischia được hợp nhất với nhau và với xương cùng . Cái sau giống như keel.
Các loài dơi bulldog nhỏ hơn là loài ăn côn trùng , và trong khi các loài dơi bulldog lớn hơn cũng ăn côn trùng, thức ăn chính của chúng là cá. Chúng sử dụng khả năng định vị bằng tiếng vang để xác định chính xác các gợn sóng chúng tạo ra trên bề mặt nước.
Loài dơi bulldog lớn hơn có thể đánh cá trên mặt nước với những cái móng dài và cong của nó khoảng 2–3 cm dưới mặt nước. Nó thực hiện quét từ 30 cm đến 3 m trước khi tăng dần và quay đầu để thực hiện quét ngược lại. Trong một đêm, dơi có thể bắt được 20-30 con cá nhỏ theo cách này. -
Kakapo còn được gọi là vẹt cú, là loài chim ồn ào nhất. Tiếng gọi bạn tình của loài bản địa New Zealand này có thể lớn tới 132 decibel. Kakapo hoạt động về đêm, là loài vẹt nặng nhất trên thế giới, nặng 4,85 pound (2,2 kg) đối với con đực, nó cũng là loài chim sống lâu nhất được biết đến, có thể sống đến 90 tuổi.
Với màu lông xanh và nâu vàng đặc trưng, vẹt Kakapo nổi tiếng thế giới là loài vẹt sống lâu nhất và nặng nhất thế giới. Loài chim này cũng từng có nguy cơ bị tuyệt chủng trước khi được khôi phục thành công, số lượng loài vẹt này đã tăng từ 50 con trong thập niên 1990 lên 213 cá thể trong hiện tại.
Vẹt Kakapo, còn được gọi là "gà rêu dũng mãnh", từng sống trên khắp lãnh thổ New Zealand, nhưng ngày nay chỉ sinh sống trên những hòn đảo không có động vật ăn thịt.Những con vẹt trống thường phát ra âm thanh lớn để thu hút con mái, theo Laura Keown, phát ngôn viên của cuộc thi "Chim của năm" cho biết.
Điều đặc biệt ở giống vẹt này không giống ở bất cứ giống nào khác đó chính là chúng không thể bay có thể do kích thước quá to lớn khiến đôi cánh không thể tải nổi. Do đó, chúng còn được đặt cho một biệt danh là vẹt không biết bay. Là một giống vẹt sống về đêm, chúng kiếm ăn, tìm kiếm bạn tình vào ban đêm. Điều này khiến cho một số nơi người ta còn gọi chúng với một tên khác là vẹt cú vì thói quen sinh hoạt khá tương đồng với chim cú.
-
Ve sầu hay còn gọi là kim thiền là một siêu họ côn trùng có đầu to, hai cánh có nhiều vân. Có khoảng 2.500 loài ve sầu trên thế giới, trong vùng ôn đới lẫn nhiệt đới. Ve sầu là các loài sâu bọ được nhiều người biết nhất vì kích thước to lớn hơn, hình dáng đặc biệt có đầu lớn và khả năng tạo âm thanh rỉ rả, inh ỏi, suốt mùa hè. Ở khu vực dãy núi Appalachian, dân Mỹ gọi ve sầu là ruồi khô (tiếng Anh: dry flies) vì xác ve sau khi lột còn nguyên hình và khô.
Hẳn rồi, loài ve sầu không thể không có mặt trong danh sách này được vì bạn đã có những ngày hè mất ngủ vì tiếng kêu của chúng. Ve sầu có hai loại: ve sầu xanh và ve sầu vàng. Con đực của cả hai loài có thể tạo ra âm thanh lên tới 120 decibel, xem ra chúng đang hét toáng lên phải không nào. Nhưng chúng không dùng miệng như chúng ta đang giận giữ mà đó là âm thanh từ bụng. Tiếng kêu bụng của chúng là đặc trưng của loài nên chúng không thu hút những con cái mà chúng không thể giao phối.
Khác với các loài côn trùng khác, như dế, tạo âm thanh bằng cách cọ xát hai cánh vào nhau, ve sầu đực tạo âm thanh bằng cách rung hai cái "loa" làm bằng màng mỏng, phát triển từ lồng ngực, có sườn bên trong. Những vòng sườn được co giãn thật nhanh, làm rung màng mỏng, tạo sóng âm thanh. Bụng ve rỗng nên có thể khuếch đại thành tiếng ve kêu rất to. Ve lắc mình và dùng cánh để tạo nhịp lên xuống cho "bài hát" của mình. Mỗi giống ve có một thứ tiếng, cường độ, cao độ khác nhau - để mời gọi ve sầu cái cùng giống.
Ve cái không tạo được âm thanh nhưng cũng có hai cái màng bên mình, chỉ dùng để "nghe" ve đực hát và bị dụ dỗ. Ve đực khi không hát, cũng dùng hai cái loa ấy làm "tai" nghe ngóng động tĩnh xung quanh. Một số loài ve có khả năng tạo âm thanh đến 120 dB, tiếng kêu to nhất nhì trong loài côn trùng.