Top 10 Loài động vật ngủ ít nhất thế giới
Trong khi tê tê, lười… dành rất nhiều thời gian thời gian để ngủ thì có nhiều con vật khác lại ngủ rất ít. Dưới đây là top những loại động vật ngủ ít nhất thế ... xem thêm...giới, đừng bỏ lỡ tìm hiểu cùng Toplist nhé!
-
Đứng ở vị trí đầu bảng chính là loài vật ngủ ít nhất thế giới là cá mập. Dù ngủ đông hay những lúc nhàn rỗi thì sinh vật bí ẩn này cũng chỉ ngủ nhẹ. Nguyên nhân chính khiến chúng không thể ngủ sâu là vì mỗi khi hoạt động thở nước đi qua mang của cá mập, đòi hỏi cơ thể của chúng phải làm việc.
Theo Animals Planet Channel, cá mập chỉ có sụn chứ không có xương, cá mập chỉ có thể bơi thẳng tới chứ không thể bơi thụt lùi được. Nhìn xa, bạn có thể cho rằng cá mập không có vảy, nhưng thực chất bộ da của chúng được phủ rất nhiều vảy nhỏ, khi sờ vào bạn có thể thấy nhám như giấy ráp. Một con cá mập có thể phát hiện ra một giọt máu trong một bể bơi có dung tích chuẩn Olympic. Cá mập có thể sống trung bình khoảng 25 năm. Tuy nhiên có một số loại, ví dụ như cá mập voi, có thể sống tới 100 năm.
Trên thế giới có khoảng 440 loài cá mập, nhưng chỉ 30 loài là nguy hiểm với con người. Theo thống kê, một năm cá mập tấn công khoảng dưới 100 người, trong khi đó số người chết vì ong đốt hoặc bị dừa rơi trúng đầu lớn hơn nhiều. Cá mập thường có 5 - 7 nắp mang. Nhiều người cho rằng chúng phải luôn di chuyển để nước lùa vào các mang, đảm bảo sự hô hấp của chúng, nếu không sẽ chết do thiếu oxy. Nhưng trên thực tế người ta có thể giữ một con cá mập ở yên một chỗ rất lâu mà con cá mập đó không hề bị thương tổn gì, miễn là nó không bị hoảng loạn. Điều này có thể thấy rõ ở các họ hàng của nó lại thường là các loài ít di chuyển, ví dụ như cá đuối.
Trong suốt cuộc đời mình, cá mập có thể thay răng nhiều lần: chúng có nhiều lớp răng xếp bên trong bộ hàm khỏe, và ngay khi một chiếc răng bị rụng đi khi cắn phải vật cứng thì sẽ có chiếc khác thay thế.
-
Những con cá heo cái phải đề phòng vì con của chúng không ngủ trong suốt 30 ngày đầu đời. Điều này nghe có vẻ điên rồ nhưng những con cá con này luôn tràn đầy năng lượng và thích khám phá môi trường xung quanh. Một nghiên cứu mới được công bố gần đây đã chỉ ra khả năng đáng ngạc nhiên của cá heo: Có thể giữ tỉnh táo trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần liên tục mà không cần ngủ. Vậy chúng làm thế nào để có thể tồn tại mà không cần ngủ?
Cá heo sở hữu cơ chế ngủ vô cùng đặc biệt, chúng có thể cho nửa bộ não của mình nghỉ ngơi tại một thời điểm nhất định khi nửa còn lại vẫn tỉnh táo - một quá trình gọi là "Unihemispheric sleep". Cơ chế ngủ đặc biệt này không chỉ giúp cá heo không chết đuối, mà còn cho phép chúng giữ cảnh giác trước mọi nguy hiểm và thậm chí khuyến khích sự phát triển của não.
Ngoài ra, cá heo sử dụng độc tố của con mồi làm "chất gây nghiện". Chúng ta biết rằng cá nóc có độc tố mạnh. Rõ ràng cá heo cũng biết điều này nhưng chúng sử dụng nó cho mục đích "phê pha. Thông thường, độc tố cá nóc gây chết người. Tuy nhiên, với liều lượng nhỏ, nó có thể đóng vai trò như một chất gây nghiện. Đài BBC đã từng quay được một đoạn phim, trong đó những chú cá heo nhẹ nhàng chơi đùa với một con cá nóc trong 20 đến 30 phút, sau đó quanh quẩn không rời và có những hành vi "khác lạ".
Hầu hết cá heo đều có nhãn lực tinh tường cả trong môi và ngoài môi trường nước và có thể cảm nhận các tần số cao gấp 10 lần tần số người có thể nghe được. Mặc dù cá heo có lỗ tai nhỏ ở hai bên đầu, người ta cho rằng trong môi trường nước, cá nghe bằng hàm dưới và dẫn âm thanh tới tai giữa qua những khe hở chứa mở trong xương hàm. Nghe cũng được dùng để phát sóng rada sinh học, một khả năng tất cả các loài cá heo đều có. Người ta cho rằng răng cá heo được dùng như cơ quan thụ cảm, chúng nhận các âm thanh phát tới và chỉ chính xác vị trí của đối tượng. Xúc giác của cá heo cũng rất phát triển, với đầu dây thần kinh phân bổ dày đặc trên da, nhất là ở mũi, vây ngực và vùng sinh dục. Tuy nhiên cá heo không có các tế bào thần kinh thụ cảm mùi và vì vậy chúng được tin là không có khứu giác. Cá heo cũng có vị giác và thể hiện thích một số thức ăn cá nhất định. Hầu hết thời gian của cá heo là dưới mặt nước, cảm nhận vị của nước có thể giúp cá heo ngửi theo cách là vị nước có thể cho cá biết sự hiện diện của các vật thể ngoài miệng mình.
-
Hải mã có thể dành đến 84 giờ để bơi liên tục và khi có cơ hội nghỉ ngơi, chúng sẽ ngủ bằng cách nổi trên mặt nước, nằm theo dọc bờ biển dựa vào vật gì đó ở tư thế thẳng đứng. Chúng có thể dành từ hai đến 19 giờ để nghỉ ngơi và ngủ từng giấc ngủ ngắn khoảng ba đến 23 phút.
Đôi khi, hải mã sẽ kiếm ăn ở những nơi không có băng hoặc đất gần đó để ngủ trưa. Đó là lý do tại sao chúng có ‘túi hầu họng‘ – túi khí trên cổ họng phồng lên như gối! Sau khi các túi này được lấp đầy 50 lít không khí, hải mã có thể ngủ dưới đáy biển, đứng yên trong một vị trí thẳng đứng và giữ an toàn không bị chết đuối nhờ chiếc gối khí di động của chúng.
Hải mã có rất ít động vật ăn thịt tự nhiên, và kích thước khổng lồ của chúng khiến chúng trở thành một đối thủ đầy thách thức! Chỉ một con cá heo sát thủ orca hoặc một con gấu Bắc Cực lớn mới dám cố gắng đối đầu với một con hải mã trưởng thành… Nơi tụ tập của hải mã là một nơi ồn ào! Những loài động vật này sống thành từng nhóm lớn, được gọi là bầy đàn, tập hợp lại với nhau trên đất liền. Ra khỏi nước, hải mã kêu ầm ĩ và khịt mũi với nhau để giao tiếp.
Mặc dù có kích thước khủng khiếp, hải mã dễ bị hoảng sợ. Trong đàn hải mã, bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm có thể gây ra hoảng loạn khi các con vật chạy trốn khỏi đất liền và hướng đến sự an toàn trong nước. Hải mã ăn động vật có vỏ như sò từ đáy biển, nhưng chúng cũng tận hưởng hải sâm và con trai. Hải mã trưởng thành đôi khi sẽ đi săn cá, trong khi một số con đực trưởng thành khổng lồ thậm chí còn bắt các loài động vật khác. Hải mã có siêu râu nhạy cảm, giúp chúng phát hiện thức ăn dưới đáy đại dương. Khi chúng đã tìm thấy một món ngon, hải mã có thể đạt tốc độ lên đến 35km/h để săn đuổi con mồi.
-
Một trong những loại động vật ngủ ít nhất thế giới không thể bỏ qua loài chim di trú. Những loài chim này đã được ghi nhận là bay liên tục nhiều ngày. Khi đến đất liền, những con chim này bắt đầu ngủ giống như hải mãi và ngủ liên tục đến 13 giờ.
Việc kiểm soát sự di cư, xác định thời gian và phản ứng được kiểm soát về mặt di truyền và dường như là một đặc điểm nguyên thủy có ở cả những loài chim không di cư. Khả năng định hướng và tự định hướng trong quá trình di cư là một hiện tượng phức tạp hơn nhiều, có thể bao gồm cả các chương trình nội sinh cũng như nhờ học tập.
Dấu hiệu sinh lý chính cho sự di cư là những thay đổi trong độ dài ngày. Những thay đổi này cũng liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố ở chim. Trong thời kỳ trước khi di cư, nhiều loài chim biểu hiện hoạt động cao hơn hoặc Zugunruhe, được Johann Friedrich Naumann mô tả lần đầu vào năm 1795, cũng như những thay đổi sinh lý như tăng lắng đọng chất béo. Sự xuất hiện của Zugunruhe ngay cả ở những con chim được nuôi trong lồng mà không có dấu hiệu môi trường (ví dụ như ngày ngắn lại và nhiệt độ giảm) đã chỉ ra vai trò của các chương trình nội sinh tuần hoàn trong việc kiểm soát sự di cư của chim. Chim nuôi trong lồng hiển thị hướng bay ưu tiên tương ứng với hướng di cư mà chúng sẽ thực hiện trong tự nhiên, thay đổi hướng ưu tiên của chúng gần như cùng lúc các loài đặc biệt hoang dã của chúng thay đổi hướng đi. Ở các loài đa thê có đa hình giới tính đáng kể, con trống có xu hướng trở lại địa điểm sinh sản sớm hơn con cái. Đây được gọi là tính nhị chín trước.
Điều hướng dựa trên nhiều giác quan. Nhiều loài chim đã được chứng minh là sử dụng la bàn mặt trời. Sử dụng mặt trời để định hướng liên quan đến nhu cầu bù đắp dựa trên thời gian. Điều hướng cũng đã được chứng minh là dựa trên sự kết hợp của các khả năng khác bao gồm khả năng phát hiện từ trường (từ giác), sử dụng các mốc trực quan cũng như tín hiệu khứu giác.
-
Kể từ khi được sử dụng để vận chuyển đồ, lừa di chuyển rất nhiều và chỉ ngủ 3 tiếng mỗi ngày. Chúng rất dễ tỉnh ngủ, vì thế bạn đừng mong đợi có thể nhìn thấy chúng ngủ như thế nào.
Lừa, Equus asinus, là một loài động vật có vú thuộc họ Ngựa, một họ thuộc bộ Guốc lẻ. Tổ tiên hoang dã của lừa là lừa hoang châu Phi (E. africanus). Lừa đã được sử dụng như một con vật làm việc ít nhất từ 5.000 năm trước. Hiện có hơn 40 triệu con lừa trên thế giới, chủ yếu là tại các quốc gia kém phát triển, nơi chúng được sử dụng chủ yếu như con vật để kéo và thồ vật. Lừa làm thường gắn liền với những người sống bằng hoặc thấp hơn mức độ tự cung tự cấp. Một số lượng nhỏ lừa được giữ nuôi sinh sản, như vật nuôi tại các nước phát triển.
Hình tượng con lừa được đề cập đến trong văn hóa, tôn giáo, biếm họa và văn học, hình tượng con lừa phổ biến ở văn hóa các nước phương Tây và vùng Trung Đông mà đặc biệt là trong đạo Do Thái giáo và đạo Công giáo. Trong cuộc sống, loài lừa đã phục vụ tận tụy cho loài người hàng ngàn năm. Một mặt, chúng được coi là biểu tượng của sự khiêm nhường, hiền lành và hòa bình nhưng mặt khác, người ta cũng thường nói đến lừa bằng những từ ngữ không mấy thiện cảm như: “Đồ con lừa” hay “làm việc nặng nhọc như một con lừa (donkeywork)” hay là “Thân lừa ưa nặng” kể về câu chuyện một con lừa khi chất chưa đủ nặng trên lưng thì không chịu đi, chỉ khi một gánh nặng đè trên lưng nó mới chịu bước hoặc là sự biểu tượng cho sự vụng về, ngu ngốc, ngang bướng, bướng bỉnh.
-
Hoạt động ngủ của bò gồm nhiều giấc ngủ ngắn trong ngày và ít nhất 1 giờ ngủ sâu với tổng thời gian ngủ khoảng 4 giờ. Loài vật này có thể cảnh giác suốt đêm nếu chúng cảm thấy nguy hiểm.
Các loài bò có tuổi thọ khoảng 18 - 25 năm trong tự nhiên, còn trong tình trạng nuôi nhốt đã ghi nhận có thể sống tới 36 năm. Chúng có chu kỳ mang thai kéo dài 9 - 11 tháng, phụ thuộc từng loài và sinh ra chủ yếu là một con non (ít khi sinh đôi) vào mùa xuân, được gọi chung là bê. Phần lớn các loài di chuyển thành bầy từ 10 tới hàng trăm con. Trong phạm vi phần lớn các bầy có một con đực cho tất cả các con cái. Nói chung chúng là động vật ăn ban ngày, chỉ nghỉ ngơi trong khoảng thời gian nóng bức vào buổi trưa còn tích cực hoạt động vào thời gian buổi sáng và buổi chiều. Tuy nhiên, trong những khu vực mà con người xâm lấn vào lãnh thổ của bầy đàn thì chúng có thể là những động vật ăn đêm. Một vài loài còn di cư, di chuyển theo nguồn cung cấp thức ăn và nước uống.
Hiện nay có khoảng 1,3 tỷ bò nhà được nuôi dưỡng, làm cho chúng trở thành một trong những loài động vật có vú được thuần hóa đông đảo nhất về số lượng trên thế giới. Các thành viên của chi này hiện tại được tìm thấy ở châu Phi, châu Á, châu Âu và châu Mỹ. Môi trường sinh sống của chúng không đồng nhất và phụ thuộc vào từng loài cụ thể; chúng có thể thấy trên đồng cỏ, rừng mưa, vùng đất ẩm, xavan và các khu rừng ôn đới. Ngoài ra chúng còn có một ít loài có thể sống trong môi trường đới lạnh.
-
Vào ban ngày, loại vật to lớn này ngủ trưa khoảng 15 phút trong tư thế đứng. Đến buổi tối, khi đã mệt mỏi sau hoạt động hàng ngày của mình voi sẽ rơi vào một giấc ngủ sâu từ 4 đến 6 giờ. Hằng ngày, voi dành khoảng 16 tiếng đồng hồ để tìm kiếm thức ăn và chỉ ngủ khoảng từ 3 đến 5 tiếng. Voi trưởng thành ngủ đứng. Voi con đôi khi ngủ nằm. Voi tuy to lớn, nhưng điều đó không ngăn cản chúng trở thành những tay bơi giỏi. Chúng rất thích bơi và thậm chí có thể bơi ở biển. Thời gian ưa thích trong ngày của chúng là khi tắm bùn. Bùn bảo vệ voi khỏi bị ánh nắng thiêu đốt và giữ cho voi được mát mẻ, tránh được những con bọ khó chịu.
Kích thước của một con voi có ý nghĩa là khi nó phát triển hoàn toàn thì ngoài con người ra, nó an toàn trước tất cả các loài thú ăn thịt. Và để nuôi sống cơ thể vĩ đại của mình, nó phải cần rất nhiều thức ăn. Mỗi con voi trưởng thành ăn khoảng 150 kg (300 lb) cỏ, cành nhỏ, lá cây, trái cây,... mỗi ngày. Những thức ăn như vậy cần được nhai kĩ càng. Voi có những răng nghiền phía sau ở cửa miệng, đây là vị trí mà các răng có lực mạnh nhất, nhưng nó cũng bị mòn đi. Khi đó răng mới sẽ được mọc lên ở phía dưới rồi đẩy răng cũ ra ngoài. Do đó, voi mọc răng trong suốt cuộc đời, tổng cộng có 6 bộ răng nghiền, nhưng khi bộ răng cuối cùng bị mòn thì khi đó voi đã sống đến 55 tuổi. Nó trở nên yếu đi vì thiếu thức ăn và sẽ chết vì đói nhiều hơn là về bệnh tật.
Voi dùng vòi để quặp thức ăn và đưa vào miệng. Thức ăn chủ yếu của chúng là cỏ và các loại cây khác trên mặt đất. Voi dùng vòi để kéo lá cây, thân cây và cành cây từ trên cao xuống. Khi thức ăn khan hiếm, voi dùng ngà để húc đổ cây. Khi khát, voi tập trung bên bờ sông hoặc các vũng nước, thậm chí dùng vòi để đào sâu xuống để hút nước. Voi uống nước bằng cách hút nước vào vòi rồi phun vào trong miệng. Mỗi ngày voi tiêu thụ 160-300 lít nước. Voi cũng phun nước lên lưng để làm mát da.
Mỗi ngày voi con trưởng thành thải ra một lượng chất thải nặng hơn trọng lượng của một cậu bé. Phân voi chứa những hạt cây mà voi đã nuốt sẽ mọc lên thành cây mới thay thế cho những cây mà chúng đã ăn hoặc húc đổ. Hiện nay ở một số nước đang nuôi voi, nghiên cứu và đi vào thử nghiệm chế biến phân voi thành giấy (vì phân voi khá sạch, không nặng mùi do chúng chỉ ăn thực vật và uống nước).
-
Loài vật này có khả năng ngủ đứng rất tuyệt vời. Mỗi ngày ngựa sẽ chia ra nhiều giấc ngủ ngắn chỉ khoảng 15 phút. Tổng thời gian nghỉ ngơi của ngựa khoảng 5 đến 7 giờ với ít nhất là 4 giờ dành cho hoạt động ngủ.
Ngựa là một loài động vật có vú trong họ Equidae, bộ Perissodactyla (bộ móng guốc). Loài này được Linnaeus mô tả năm 1758., và là một trong số 8 phân loài còn sinh tồn cho tới ngày nay của họ Equidae. Ngựa đã trải qua quá trình tiến hóa từ 45 đến 55 triệu năm để từ một dạng sinh vật nhỏ với chân nhiều ngón trở thành dạng động vật lớn với chân một ngón như ngày nay.
Tùy thuộc vào giống, sự quản lý và môi trường, thức ăn, nước uống v.v ngày nay ngựa có tuổi thọ khoảng 25 đến 30 năm. Con ngựa sống thọ nhất có thể kiểm chứng là "Old Billy", một con ngựa sống trong thế kỷ 19 với tuổi thọ là 62 năm. Hiện nay, Sugar Puff, con ngựa được liệt kê trong Sách Kỷ lục Guinness như là con ngựa pony già nhất còn sống trên thế giới, đã chết ngày 25 tháng 5 năm 2007 ở độ tuổi 56.
Ngựa cái mang thai kéo dài khoảng 335 - 340 ngày. Ngựa thường sinh một. Ngựa con có khả năng đứng và chạy một thời gian ngắn sau sinh. Ngựa bốn tuổi được coi là ngựa trưởng thành, mặc dù chúng tiếp tục phát triển bình thường cho đến khi sáu tuổi, thời gian hoàn thành sự phát triển của ngựa cũng phụ thuộc vào kích cỡ của ngựa, giống, giới tính và chất lượng chăm sóc.
-
Mỗi một con hươu cao cổ sẽ ngủ khoảng 4,6 giờ mỗi ngày. Phần lớn giấc ngủ của chúng sẽ được chia thành giấc ngủ ngắn kéo dài khoảng 35 phút hoặc ít hơn. Đặc biệt, chúng có thể ngủ ngay cả trong tư thế đứng.
Hươu cao cổ thường sống trên thảo nguyên và rừng thưa. Chúng thích rừng Acacieae, Commiphora, Combretum và rừng rộng mở Terminalia hơn những môi trường dày đặc hơn như rừng Brachystegia. Có thể tìm thấy hươu cao cổ Angola trong môi trường sa mạc. Hươu cao cổ tìm kiếm trên các cành cây, thích các cây thuộc phân họ Acacieae và các chi Commiphora và Terminalia, là nguồn cung cấp calci và protein quan trọng để duy trì tốc độ phát triển của hươu cao cổ. Chúng cũng ăn cây bụi, cỏ và trái cây. Một con hươu cao cổ ăn khoảng 34 kg (75 lb) lá mỗi ngày. Khi bị căng thẳng, hươu cao cổ có thể nhai vỏ cây. Mặc dù là loài động vật ăn cỏ, hươu cao cổ được biết đến là loài đi thăm xác và liếm thịt khô khỏi xương.
Trong mùa mưa, thức ăn dồi dào và hươu cao cổ tản ra nhiều hơn, trong khi vào mùa khô, chúng tụ tập quanh những cây và bụi rậm thường xanh còn lại. Các cá thể mẹ có xu hướng cho ăn ở những nơi thoáng đãng, có lẽ là để dễ dàng phát hiện những kẻ săn mồi hơn, mặc dù điều này có thể làm giảm hiệu quả cho ăn của chúng. Là loài nhai lại, đầu tiên hươu cao cổ nhai thức ăn của mình, sau đó nuốt chúng để chế biến và sau đó chuyển qua cổ đã tiêu hóa một cách rõ ràng lên cổ và quay trở lại miệng để nhai lại, để tiết nước bọt trong khi cho ăn. Hươu cao cổ cần ít thức ăn hơn nhiều loài động vật ăn cỏ khác vì tán lá mà nó ăn có nhiều chất dinh dưỡng tập trung hơn và nó có hệ tiêu hóa hiệu quả hơn. Phân của động vật có dạng viên nhỏ. Khi được tiếp cận với nước, hươu cao cổ uống cách nhau không quá ba ngày.
Hươu cao cổ có tác dụng rất lớn đối với những cây mà chúng ăn, làm trì hoãn sự phát triển của cây non trong một số năm và tạo "vòng eo" cho những cây quá cao. Chúng ăn nhiều nhất vào giờ đầu tiên và giờ cuối cùng của ban ngày. Giữa những giờ này, hươu cao cổ chủ yếu đứng và nhai lại. Sự nhai lại là hoạt động chủ đạo vào ban đêm, khi việc nằm là chủ yếu.
-
Cừu có nhịp sinh học tương tự như loài người, tuy nhiên mỗi ngày loài vật này chỉ dành từ 4 đến 5 giờ đồng hồ để ngủ. Đặc biệt, giấc ngủ REM của cừu cũng ngắn hơn so với các loại động vật săn mồi. Bởi vì, dành quá nhiều thời gian cho giấc ngủ sẽ khiến đàn cừu dễ dàng bị tấn công hơn.
Cừu có chế độ hoạt động ban ngày, ăn từ sáng đến tối, thỉnh thoảng dừng lại để nghỉ ngơi và nhai lại. Đồng cỏ lý tưởng cho cừu như cỏ, Họ Đậu và forb. Các loại đất nuôi cừu rất khác nhau từ đồng cỏ lấy hạt và vùng đất bản địa cải tạo từ đất khô. Các loại cây có độc phổ biến đối với cừu có mặt khắp nơi trên thế giới, và bao gồm (không giới hạn) cherry, sồi, cà chua, thủy tùng, đại hoàng, khoai tây, đỗ quyên.
Cừu là động vật ăn chủ yếu là cỏ, không giống như dê và hươu thích các tán lá cao hơn. Với mặt hẹp hơn nhiều, các loại cây cho cừu ăn rất gần mặt đất và chúng có thể với tới để ăn nhanh hơn gia súc khác. Vì lý do đó, nhiều mục đồng sử dụng cách nuôi chăn thả luân phiên để có thời gian hồi phục. Nghịch lý là cừu có cả hai yếu tố là nguyên nhân và là giải pháp phát tán các thực vật xâm lấn. Do làm xáo động trạng thái của bãi cỏ, cừu và các loài gia súc khác có thể mở đường cho các loài thực vật xâm lấn.
Tuy nhiên, cừu cũng ăn các loài xâm lấn này như cheatgrass, leafy spurge, kudzu và spotted knapweed qua các loài bản địa như cây ngải đắng, làm cho chăn thả cừu hiệu quá đối với việc bảo tồn đồng cỏ. Nghiên cứu được tiến hành ở quận Imperial, California so sánh cỏ cừu với thuốc diệt cỏ nhằm khống chế cỏ linh lăng. 3 thử nghiệm đã chứng minh rằng chăn thả cừu hiệu quả như thuốc diệt cỏ trong việc khống chế cỏ dại vào mùa đông. Các nhà côn trùng học cũng so sánh cừu chăn thả với thuốc trừ sâu đối với việc kiểm soát côn trùng trong mùa đông đối với cỏ linh lăng. Trong thử nghiệm này, cừu làm công tác kiểm soát côn trùng hiệu quả như thuốc trừ sâu.