Top 10 Loài động vật đã tuyệt chủng đẹp nhất

Na Xanh 3521 1 Báo lỗi

Trong vòng 10000 năm nay, tác động của con người lên môi trường đã gây ra sự tuyệt chủng cho nhiều loài động vật quý giá. Bài viết này xin được cung cấp hình ... xem thêm...

  1. Nai sừng tấm Ai-len hay còn có tên khao học là Megaloceros giganteus, nai sừng tấm Ai-len từng có mặt khắp Ai-len cho đến Siberia và tập trung nhiều nhất ở bắc Châu Âu, nhưng bây giờ sự tồn tại của chúng đã kết thúc. Loài nai này có khá nhiều điểm chung với loài nai hiện nay nên chúng còn được gọi là “Nai khổng lồ”, với chiều cao từ chân đến vai lớn nhất là 7 feet (tương đương 2,14m), và cân nặng lớn nhất là 700kg. điểm đặc biệt ở loài nai này là bộ sừng (gạc) của chúng vĩ đại hơn bất kì loài nai nào khác, bề ngang của tấm sừng đạt đến 3,7m sở dĩ bộ gạc của chúng to lớn như vậy là nhờ trải qua quá trình phân hóa theo giới tính, con đực sẽ dùng bộ gạc của mình để đe dọa, tấn công địch thủ, và đồng thời để thể hiện sự hấp dẫn của mình với con cái.


    Nai sừng tấm Ai-len trải qua giai đoạn phát triển suốt 400000 năm, và tuyệt chủng vào khoảng 5000 năm trước do sự săn bắt quá mức của con người. nhưng dù sao,giai đoạn băng tan thời đó đã tạo điều kiện cho vô vàng loài thực vật phát triển phong phú, dẫn đến sự thiếu hụt khoáng chất trầm trọng, nhất là canxi- thành phần chính cấu thành gạc nai, nên nếu loài nai này không tuyệt chủng vì bị săn bắt thì hẳn cũng sẽ tuyệt chủng vì không được cung cấp đủ canxi cho xương và sừng.

    Nai sừng tấm Ai-len
    Nai sừng tấm Ai-len

  2. Lừa vằn là loài động vật ấn tượng vì vẻ ngoài của nó là sự kết hợp lạ kì giữa vóc dáng giống loài ngựa trong khi bộ lông lại giống với ngựa vằn. Đây là một bộ phận nhỏ của loài lừa, được phân loài cách đây 200 000 năm, song lại tuyệt chủng vào thế kỉ 19.


    Nơi chúng sống là Nam Phi, bởi tiếng kêu của chúng mà người ta còn đặt tên nó là quagga. Cụ thể là chúng đã tuyệt chủng vào năm 1883, do bị con người săn bắt quá mức để giành đất cho vật nuôi nông nghiệp hoặc để lấy thịt và da.

    Lừa vằn
    Lừa vằn
  3. Sói Honshu Nhật Bản còn được gọi là “canis lupus hodophilax”- sói honshu từng sống ở quần đảo Shikoku, Hyushu và Honshu Nhật Bản. đây là giống sói nhỏ nhất trong họ canis lupus, với chiều cao khoảng 91,5 cm và chiều ngang khoảng 30,5 cm. Sau khi bệnh dại xâm nhập vào những đàn sói này (bằng con đường truyền nhiễm trực tiếp hoặc lây gián tiếp qua những con chó từ nơi khác đến), căn bệnh đã dần tiêu diệt lượng lớn động vật và khiến chúng trở nên hung hăng với con người.


    Rừng và nơi ở của chúng càng bị tàn phá thì mối quan hệ giữa chúng với con người ngày càng căng thẳng, và sự công kích hung bạo của chúng đã khiến chúng bị săn lùng ngày một nhiều cho đến khi tuyệt chủng vào năm 1905.

    Sói Honshu Nhật Bản
    Sói Honshu Nhật Bản
  4. Còn được gọi là Pinguinus impennis, chim anca lớn là một loài chim không bay được giống y như chim cánh cụt ngày nay. Cũng như cánh cụt, chúng là loài bơi lội tài giỏi, trữ mỡ dưới da để giữ ấm, tập trung thành đàn chen chúc và đứng sát nhau để sinh tồn. điểm khác biệt là chúng có chiếc mỏ quặp khá nặng, chiều cao cơ thể khoảng 90 cm và sống ở bắc Đại Tây Dương cho đến khi bị tuyệt chủng vào thế kỉ 19.


    Lí do là vào đầu thế kỉ 16, người châu Âu săn bắt loài chim này để lấy lông tơ làm gối, sau đó chúng lại bị săn ở Bắc Mỹ để làm thú bắt cá, hầu hết đều bị đối xử tàn bạo như lột da lấy lông hoặc nướng sống. sau khi chúng trở nên khan hiếm, các viện bảo tàng và nhà sưu tầm lại còn săn lùng mẫu vật chim anca (mẫu cơ thể chết), cuối cùng loài chim này buộc phải tuyệt chủng.

    Chim Anca lớn
    Chim Anca lớn
  5. Rùa cạn đảo Pinta hay còn có tên Chelonoidis nigra abingdonii, rùa cạn đảo Pinta là một nhánh nhỏ thuộc loài rùa khổng lồ sống ở đảo Galapagos. Chúng bị săn ngày càng nhiều để làm thực phẩm vào thế kỉ 19, và môi trường sống của chúng bị mất hoàn toàn vào những năm 1950 khi loài dê được mang tới đảo nuôi.


    Nhiều nỗ lực đã được thực hiện để bảo vệ loài rùa này, nhưng sau năm 1971 chỉ còn lại duy nhất một con, đó là chú rùa đơn độc nổi tiếng tên George. Mặc dù người ta đã cố thử cho George bắt cặp giao phối với những con rùa khác loài nhưng vẫn không có trứng nào nở được, và rốt cuộc nó chết vào năm 2012, cái chết cuối cùng trong nòi giống của nó.

    Rùa cạn đảo Pinta
    Rùa cạn đảo Pinta
  6. Chúng còn có tên Hydrodamalis gigas, hải cẩu Steller là loài động vật biển có vú với ngoại hình gần giống lợn biển, ăn thực vật và có kích cỡ đồ sộ, chúng có thể dài đến 9 mét. Loài này được phát hiện bởi Georg Wilhelm Steller, và ngay sau đó bị người châu Âu săn bắt đến mức tuyệt chủng chỉ vỏn vẹn trong 3 tuần.


    Sở dĩ chúng dễ dàng bị bắt đến vậy là vì bản tính quá hiền lành và bản năng bơi đến vùng nước cạn để tìm thức ăn. chúng sống ở những vùng ven biển bắc Thái Bình Dương cho đến khi hoàn toàn diệt vong vào năm 1768, người ta săn chúng lấy thịt làm thức ăn, lấy mỡ làm dầu thắp đèn và lấy da bọc thuyền. những người thủy thủ cùng thợ săn đã đi theo tuyến đường của Steller để tìm bắt chúng.

    Hải cẩu Steller
    Hải cẩu Steller
  7. Hổ răng kiếm sống ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ vào cuối kỉ băng hà, mặc dù nó tiến hóa thành loài hoàn chỉnh từ 2,5 triệu năm trước. một con hổ răng kiếm trưởng thành thường nặng 400kg, cao 1,4 mét và dài 3m. mặc dù được gọi là hổ răng kiếm nhưng hình dáng của chúng lại giống loài gấu hơn bởi hai chi trước ngắn và khỏe, không thích hợp để chạy đua. Răng kiếm đặc biệt có thể dài đến 30 cm, nhưng khá yếu và dễ vỡ, chỉ dùng để ngoặm lấy phần thịt mềm của những con mồi đang lơ đãng. Hổ răng kiếm còn có thể mở hàm rộng 120 độ, tuy nhiên lực cắn của chúng khá yếu.


    Hổ răng kiếm thường săn những con mồi to hơn như bò rừng, hươu nai, voi ma mút con, nếu cần chúng còn có thể ăn mồi chết, nhiều giả thiết cho rằng chúng sống theo bầy đàn. Việc săn những con mồi nhỏ là điều quá khó với chúng, đó có thể là lí do khiến chúng không tồn tại được về sau. dù sao, giai đoạn tuyệt chủng của hổ răng kiếm cũng lại trùng khớp với thời gian con người xuất hiện và biết săn bắt động vật.

    Hổ răng kiếm
    Hổ răng kiếm
  8. Voi ma mút lông len định cư nhiều nhất ở vùng băng giá của bắc bán cầu vào đầu Thế Toàn tân (11700 năm trước). loài vật khổng lồ này có thể cao đến 3,35 mét và nặng 6 tấn, gần như bằng với voi châu Phi, tuy nhiên chúng lại có họ hàng gần hơn với voi châu Á.


    Không giống những loài voi bình thường, voi Ma mút có bộ lông len màu nâu đen hoặc vàng hoe, đuôi cực ngắn và rúc sát vào cơ thể để giữ ấm Voi Ma mút có bộ ngà dài để chiến đấu và lấy cỏ, do đó chúng bị săn bắt nhiều không chỉ để lấy thịt mà còn để lấy ngà. Nhưng nguyên nhân chính khiến chúng tuyệt chủng là do sự biến đổi khí hậu vào cuối kì băng hà. Băng tan đã xóa đi nơi ở của chúng, khiến dân số chúng giảm mạnh, số sống sót còn lại quá ít nên khi con người tiếp tục săn bắt, chúng bị quét sạch dần trong 4000 năm tiếp theo.

    Voi ma mút
    Voi ma mút
  9. Chim Moa là một trong những loài chim không bay được với thân hình đồ sộ, xuất hiện ở New Zealand. Chúng có thể cao gần 4 mét và nặng 230 kg. mặc dù chúng cao đến vậy nhưng kết quả giải phẫu xương sống cho thấy cổ chúng thường rướn về phía trước chứ không đứng thẳng, và chiếc cổ quá dài tạo thành dốc thoai thoải khiến tiếng kêu của chúng vang hơn nhờ hiện tượng cộng hưởng.


    Chim Moa vốn chỉ bị săn bởi đại bàng Haast, tuy nhiên điều đó đã thay đổi khi tộc người Mãori di cư đến vào 1300 năm sau Công Nguyên. Chỉ trong vòng một thế kỉ, bị săn bắt bởi con người đã đẩy chim Moa đến sự tuyệt chủng, kéo theo cả sự tuyệt chủng của đại bàng Haast.

    Chim Moa
    Chim Moa
  10. Hổ tasmanian là loài thú ăn thịt có túi lớn nhất trong thời kì hiện đại, phát triển vào 4 triệu năm trước và tuyệt chủng vào những năm 1930, lại do sự săn bắn quá mức của con người, đặc biệt là những người nông dân vì chúng giết chết gia súc gia cầm của họ. vài yếu tố phụ gây ra sự tuyệt chủng đó còn bao gồm môi trường sống của chúng bị biến thành đất canh tác, bị thiên tai tàn phá, và sự xuất hiện, lấn chiếm của nhiều loài chó. Loài động vật phi thường này sống ở Tasmania, Úc và New Guinea, chúng có thể dài đến 2 mét.


    Hổ Tasmanian chính là loài vật đứng đầu chuỗi thức ăn, chúng rình mồi vào ban đêm, săn các loài động vật như chuột túi, Kangaroo con, gấu túi, chim chóc và thú có vú nhỏ. Hàm của chúng mở to được đến 120 độ, và dạ dày có khả năng giãn ra để chứa lượng lớn thức ăn dự trữ khi chúng sống ở vùng ít mồi. điều hiếm thấy là cả hai giới tính loài này đều có túi, và con cái dùng túi của chúng để bảo vệ cơ quan sinh dục ngoài khi chúng phải vượt bụi rậm.

    Hổ Tasmanian
    Hổ Tasmanian




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |