Top 16 Loài động vật có đôi mắt độc đáo nhất thế giới
Chúng ta đều biết đôi mắt của chúng ta quan trọng như thế nào: hầu hết thông tin, kinh nghiệm và ký ức đều được thu thập nhờ qua đôi mắt.Trong thế giới động ... xem thêm...vật, thậm chí có những cặp mắt còn đáng kinh ngạc hơn cả chúng ta. Dưới đây là danh sách top những loài động vật có đôi mắt độc đáo nhất thế giới.
-
Tôm bọ ngựa có hệ thống thị giác tốt nhất trong vương quốc động vật. Con người, có ba thụ thể màu. Nhưng loài giáp xác này có 12 thụ thể màu khác nhau. Con tôm bọ ngựa có thể nhìn thấy những màu sắc mà chúng ta không thể cảm nhận được. Đôi mắt tuyệt đẹp của tôm bọ ngựa cũng hoạt động độc lập, xoay theo các hướng khác nhau cùng một lúc. Khả năng xoay của mắt lên đến 70 độ, cung cấp một tầm nhìn rộng hơn. Ngoài ra, tôm bọ ngựa có thể nhìn được tia hồng ngoại, U.V và ánh sáng phân cực.
Thân của tôm bọ ngựa chỉ được bao bọc bởi một lớp vỏ ngoài từ phía sau đầu cho đến 4 đốt đầu tiên của thân. Chiều dài thân có thể đến 40cm, nặng 250g. Tôm bọ ngựa được ngư dân Âu Mỹ đặt biệt danh "kẻ xé ngón cái" vì khi gỡ chúng ra khỏi lưới, nếu bất cẩn thì ngư dân có thể bị kẹp rách ngón cái. Do vẻ đẹp óng ánh cầu vồng từ chất phát quang nên loài tôm này thường được nuôi làm cảnh. Tuy nhiên, loại tôm này không vô hại như vẻ ngoài đẹp đẽ của mình.
Một lần "vung" càng của tôm bọ ngựa tạo ra đến 2 cú đập cùng một lúc vào con mồi: một cú đập bởi càng và một cú đập bởi áp suất tạo ra do sự vỡ của các bong bóng khí, những bong bóng khí này nằm trong khoảng không gian giữa càng và bề mặt chúng đánh vào. Cũng chính vì lý do này, dù tôm bọ ngựa có đập hụt đi nữa thì áp suất do bong bóng khí gây ra đủ để làm choáng váng hoặc thậm chí giết chết con mồi.
Điều này nghĩa là mỗi "cú đấm" vung ra là một cú đấm kép vào đối thủ (do càng trực tiếp đánh và áp suất của bóng vỡ ra sau đó), khiến con mồi bị choáng váng (vì bong bóng khí vỡ ra) ngay cả khi tôm bọ ngựa đấm hụt. Do đó, những đối thủ được trang bị lớp áo giáp cứng như ốc, cua, sò, hàu... cũng không thể làm khó được tôm bọ ngựa.
Thực tế đã từng ghi nhận những trường hợp tôm bọ ngựa đập vỡ bể cá. Trên trang web của Đại học Berkley cảnh báo bởi đặc tính đa sắc, tôm bọ ngựa rất hay được nuôi làm cảnh, nhưng phải lưu ý, bể cá nên được làm bằng kính cường lực hoặc kính dày, đối với những loại bể có thành kính mỏng sẽ dễ gây ra tai nạn.
-
Tắc kè hoa rất nổi tiếng với khả năng thay đổi màu sắc. Hệ thống thị giác của chúng cũng tuyệt vời không kém. Loài bò sát này có thể di chuyển hai mắt độc lập, có thể tập trung vào hai đối tượng khác nhau theo hai hướng khác nhau cùng một lúc. Khả năng này cung cấp cho chúng tầm nhìn 360 độ tuyệt vời. Tắc kè hoa cũng có thể tập trung vào các vật thể với tốc độ đáng kinh ngạc.
Chúng có khả năng thay đổi màu da bao gồm hồng, xanh dương, đỏ, da cam, xanh ngọc, vàng, và màu xanh lá cây. Màu sắc là một ngôn ngữ được sử dụng để bảo vệ lãnh thổ, thể hiện cảm xúc và giao tiếp với bạn tình tiềm năng. Nó cũng là một phương tiện điều tiết thân nhiệt. Cách tắc kè hoa thay đổi màu sắc thật thú vị: Các tế bào chứa nhiều sắc tố nằm dưới da và có thể "mở", "đóng" để phơi bày màu sắc. Chẳng hạn, khi tức giận, tắc kè hoa mở tế bào chứa sắc tố nâu - melanin, giúp biến nó thành màu thẫm. Khi nó thư giãn, tế bào chứa sắc tố vàng hoặc xanh kết hợp, làm cho da có màu xanh dịu. Khi bị kích thích tình dục, tắc kè hoa tạo ra rất nhiều màu sắc và hoa văn. Vào ban đêm, nhiều tắc kè hoa biến thành màu trắng.
Chúng thích nghi độc đáo cho việc leo trèo và săn bắn thị giác, khoảng 160 loài tắc kè hoa phạm vi từ châu Phi, Madagascar, Nam Âu, trên toàn Nam Á, Sri Lanka; đã được nhập nội đến Hawaii, California, Florida, và được tìm thấy trong môi trường sống ấm áp khác nhau từ rừng mưa đến sa mạc.
-
Cú có đôi mắt hướng về phía trước rất thú vị. Vị trí mắt này mang lại lợi thế lớn cho loài cú, tầm nhìn tốt cũng như khả năng nhận thức chiều sâu. Một con vật hoặc một con chim có mắt ở hai bên đầu thường có được một tầm nhìn tuyệt vời như vậy.
Đáng ngạc nhiên, thay vì có nhãn cầu, đôi mắt cú có hình dạng ống. Ngoài ra, đôi mắt của chúng không thể di chuyển như của chúng ta nhưng chúng có thể di chuyển đầu lên đến 270 độ theo cả hướng trái và phải và có được tầm nhìn rộng hơn nhiều. Để thích nghi với lối sống về đêm, loài cú cũng có khả năng nhìn ban đêm tuyệt vời vời hàng triệu thanh võng mạc nhạy sáng.
Bộ Cú (Danh pháp khoa học: Strigiformes) là một bộ chim săn mồi, thường sống đơn độc và săn mồi vào ban đêm. Bộ Cú có trên 200 loài. Các loài cú săn bắt động vật nhỏ, côn trùng, chim nhỏ, một vài loài săn cả cá. Chim cú sống khắp nơi trên thế giới trừ châu Nam Cực, Greenland và một vài hòn đảo.
Các loài còn sinh tồn trong bộ Cú được chia thành hai họ là:
- Họ Cú mèo (Strigidae) gồm các loài cú mèo, cú vọ, dù dì, hù... khoảng 190 loài trong 24 chi
- Họ Cú lợn (Tytonidae) khoảng gần 20 loài trong 2 chi
Trong nhiều nền văn hóa, cú được biểu tượng cho trí tuệ vì thói quen thức suốt đêm của chúng như những học giả tận tâm, chúng được khuôn mẫu với đôi mắt đeo cặp kiếng, ở văn hoá châu Á, cú hay cú vọ, chim lợn là biểu tượng cho điềm xui xẻo, tang tóc.
-
Một trong những điểm tuyệt vời nhất ở chuồn chuồn là đôi mắt hình cầu tuyệt đẹp và tinh anh. Mỗi mắt có 30.000 mặt được đặt theo các hướng khác nhau. Kết quả là chúng có tầm nhìn lên đến 360 độ cho phép phát hiện ngay cả những chuyển động nhỏ nhất trong môi trường xung quanh. Chuồn chuồn cũng có thể nhìn được tia cực tím và ánh sáng phân cực nằm ngoài phổ thị giác của chúng ta. Điều này đóng một vai trò rất lớn trong việc định hướng của loài chuồn chuồn.
Chuồn chuồn có đầu tròn và khá lớn so với thân được bao phủ phần lớn bởi hai mắt kép lớn hai bên, các cặp chân có thể bắt mồi dễ dàng trong khi bay. Hai cánh hai bên giống nhau, dài, mỏng và gần như trong suốt, và cử động độc lập nhau. Hệ gân cánh rất dày, nhiều gân gạch ngang chằng chịt, phức tạp, cuối bờ trước của cánh thường có mắt cánh là bộ phận điều chỉnh triệt tiêu rung động cơ học, đảm bảo cho cánh vững chắc. Phần thân bụng dài. Cơ quan miệng kiểu nghiền, chân mảnh hướng về trước. Râu nhỏ, có hai đốt và một lông nhỏ dài phân đốt. Phần phụ hậu môn ở đốt bụng thứ ba, thứ tư (ở con đực), thứ hai (ở con cái); cơ quan sinh dục ở đốt bụng thứ chín; cơ quan giao cấu thứ sinh ở đốt thứ hai (ở con đực).
Trứng chuồn chuồn được đẻ vào mặt nước hoặc trên cành, lá thủy sinh gần ao, hồ, và các khu vực ẩm ướt hoặc trong mô cây ở nước, và nở thành tiền ấu trùng sống bằng các chất dinh dưỡng có trong trứng. Sau đó chúng tiếp tục biến thái thành thiếu trùng với khoảng 9-14 lần lột xác (ở hầu hết các loài), và trở thành loài ăn thịt tham lam đối với các loài sinh vật sống trong nước, kể cả những loài cá con. Hô hấp bằng mang. Thiếu trùng tiếp tục biến thái và lột xác, thường vào những lúc chập choạng hoàng hôn, và tiếp tục phát triển thành loài biết bay, tuy nhiên màu sắc vẫn chưa hình thành. Những côn trùng này sau đó biến thành các con trưởng thành có khả năng sinh sản. Con đực có một cơ quan nằm gần phía sau của ngực, bên trong có chứa túi tinh; chúng giao cấu bằng cách dùng các móc nằm ở phía đuôi của thân bụng con đực để giữ con cái ở phía sau đầu; con cái uốn cong thân bụng về phía trước để đón cơ quan giao cấu của con đực và nhận tinh. Còn nếu chưa tìm ra được chỗ phù hợp, chúng sẽ dùng cách khác để đẻ trứng và giao phối.
-
Con ngươi hình chữ nhật của loài dê trông có lạ không? Rõ ràng là có. Nó đem lại khả năng nhìn vượt trội và là một ưu thế đối với loài ăn cỏ này. Bởi vì chúng dễ bị thú săn mồi tấn công khi đang gặm cỏ. Con ngươi hình chữ nhật cho chúng tầm nhìn toàn cảnh chi tiết giúp phát hiện nguy hiểm từ xa. Bên cạnh đó, chúng có thể xoay mắt giúp phát hiện chuyển động lạ trên đồng cỏ ngay cả khi gặm cỏ. Nhờ đó, chúng có đủ thời gian để trốn thoát khỏi động vật săn mồi.
Dê có một bộ lông tơ mịn bao phủ khắp người. Bộ lông có thể chỉ có một màu hoặc nhiều màu, thường là màu đen, xám, trắng, nâu... Lông dê dài ngắn tùy theo loài và tùy theo các địa điểm địa lý khác nhau mà chúng sống, ví dụ như những loài dê sống ở vùng nóng thì lông ngắn và thưa, còn những loài dê sống ở vùng lạnh thì lông dài và rậm hơn (như ở các vùng đồi núi hoặc những nơi cao hơn mực nước biển). Ở dê cả con đực và con cái có thể có sừng hoặc không có sừng. Sừng dê có nhiều hình dáng (cong ngược về phía sau, thẳng đứng, uốn cong hình trôn ốc...). Cả dê cái và dê đực đều có râu tùy loài.
Dê thuộc loại súc vật nhai lại như trâu, bò, cừu... Bộ máy tiêu hóa của dê được cấu tạo để có thể tiêu hóa được đủ loại thức ăn khác nhau (như vỏ cây, các loại cây cằn cỗi...). Miệng của dê tuy nhỏ nhưng môi lại rất mềm nên có thể gặm được nhiều loại thức ăn (như cỏ, cành, lá, gai góc, vỏ cây...). Lưỡi dê có nhiều loại gai thịt là đầu dây thần kinh khác nhau, các gai này không những phân biệt được mùi vị mà còn có thể ước lượng được độ cứng, mềm của thức ăn.
Hàm trên không có răng cửa nhưng thay vào đó là một khối xương lớn, có thể coi như một răng cửa lớn đối diện với 8 răng cửa ở hàm dưới. Dê dùng răng cửa ở hàm dưới cắt nhỏ những đồ ăn dài và cứng (như cành, bụi cây...) bằng cách nghiến vào khối xương ở hàm trên, sau đó dùng 12 cặp răng hàm để nghiền thêm. Khi ăn, dê dùng lưỡi để vơ lấy đồ ăn. Dê không nhai kỹ mà chỉ nhai sơ qua rồi nuốt nhanh.
-
Mực nang là một sinh vật biển thú vị có thể chuyển màu gần như ngay lập tức. Điều này giúp mực nang nhanh chóng ẩn mình vào cảnh quan, trốn tránh những kẻ săn mồi. Sức mạnh vượt trội này của mực nang có được là sự trợ giúp của các tế bào da chuyên biệt và tầm nhìn đáng kinh ngạc của chúng. Chúng có một con ngươi có hình thù kỳ lạ, cho chúng tầm nhìn rộng hơn thậm chí có thể nhìn thấy những gì phía sau lưng chúng. Ngoài ra, chúng có thể phát hiện ánh sáng phân cực với độ chính xác đáng kinh ngạc, thậm chí phát hiện được sự thay đổi nhỏ nhất về góc độ của ánh sáng phân cực. Điều này giúp quan sát rõ những gì đang xảy ra xung quanh chúng.
Mực có kích cỡ rất đa dạng từ khổng lồ 14m đến loài mực lùn chỉ dài 2,5cm. Các con vật này được xếp vào nhóm động vật thân mềm. Có khoảng 500 loài mực trên thế giới, sống rải rác ở tất cả các đại dương, chúng là nguồn thức ăn tuyệt vời cho các loài cá như cá voi, cá heo, cá mập, cá biển và cả những con mực khác. Mực thường được tìm thấy ở cửa sông, biển sâu và vùng nước ngoài khơi. Ở những vùng nước lớn, không nơi nương náu khiến chúng dễ bị tấn công nên cơ chế tự vệ đầu tiên để phát hiện nguy hiểm là đôi mắt to và sáng. Loài mực khổng lồ, có những con mắt to bằng đĩa ăn, loài có mắt to nhất trong thế giới động vật.
Tuy nhiên, ở những vùng nước đục hoặc vào ban đêm, mực dựa vào cảm biến thứ hai, được tạo từ hàng nghìn tế bào sợi nhỏ li ti chạy dọc cơ thể được gắn vào nơ-ron thần kinh. Khi bơi, các con vật tạo ra sóng, các tế bào sợi cảm nhận và gửi thông tin đến não. Nhờ vậy, mực có thể cảm nhận được kẻ săn mồi ngay cả trong dòng nước tối. Lường trước mối nguy hiểm, mực có thể trốn kẻ thù.
Đặc tính thích nghi ấn tượng nhất của mực chính là mưu mẹo đánh lừa kẻ thù. Da mực chứa hàng nghìn cơ quan nhỏ gọi là sắc tố bào, chúng chứa sắc tố màu đen, nâu, đỏ, vàng. Sắc tố bào phản chiếu các tế bào bên dưới giúp mực thay đổi màu theo môi trường và ẩn thân. Khi các cơ co lại, màu của tế bào bị phô ra, ngược lại, khi các cơ giãn ra, màu cũng được giấu đi. Mỗi sắc tố bào được điều khiển riêng biệt bởi hệ thần kinh, vậy nên, trong khi vài cái nở ra, số còn lại giữ nguyên hiện trạng. Hiện tượng này được gọi là ngụy trang màu sắc tương phản, khiến thân dưới của mực có màu nhạt hơn thân trên, loại bỏ bóng khiến kẻ thù không thể nhận ra nó từ bên dưới.
-
Cá mập đầu búa có một trong những cái đầu kỳ lạ nhưng thú vị nhất trong vương quốc động vật, nó có hình dạng như một chiếc búa dẹt với đôi mắt cách xa nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chứng minh rằng cái đầu có hình dạng kỳ lạ này phục vụ một mục đích cụ thể, đem lại tầm nhìn tốt hơn so với các loài cá mập khác. Nói chính xác, đôi mắt cách xa nhau như vậy mang lại cho chúng tầm nhìn tuyệt vời và khả năng cảm nhận độ sâu.
Vị trí mắt của cá mập búa cho phép chúng sở hữu một tầm nhìn tốt hơn so với đa số những loài cá mập khác. Cùng với việc các cơ quan cảm giác chuyên biệt được phân bố rộng khắp trên chiếc đầu to lớn giúp chúng có thể quét sâu xuống lòng đại dương và dò tìm thức ăn dễ dàng hơn. Cá mập sở hữu một nhóm cơ quan cảm giác còn được gọi là “giác Ampullae Lorenzini”, cho phép chúng phát hiện ra những xung điện từ hoặc hoạt động của con mồi. Độ nhạy bén của giác Ampullae ở cá mập đầu búa khá cao nên điều này giúp chúng dễ dàng tìm thấy những bữa ăn yêu thích như cá đuối cho dù những con mồi lì lợm này đã ẩn náu rất kĩ dưới cát.
Cá mập đầu búa khổng lồ là loài to lớn nhất trong chín loài cá mập đầu búa đã được xác định tính đến thời điểm này. Chúng có thể phát triển lên tới hơn 20 feet (6 mét) chiều dài và nặng đến hơn 1.000 pounds (450kg), nhưng những loài có kích thước nhỏ hơn lại xuất hiện thường xuyên ở các vùng biển.
Được tìm thấy chủ yếu ở những vùng biển ôn đới và nhiệt đới trên toàn thế giới, cả ở những khu vực gần bờ và xa bờ, cá mập đầu búa thường được nhìn thấy trong những cuộc di cư đông đúc vào mùa hè để tìm kiếm những vùng nước mát hơn. Chúng thường có màu xám-nâu hoặc xanh ô liu ở phần thân trên và phần bụng dưới màu trắng cùng với bộ hàm chắc khỏe với những chiếc răng hình răng cưa cực kì sắc nhọn. Đặc biệt, chiếc vây nhọn hoắt trên lưng khiến người ta có thể dễ dàng nhận ra chúng so với nhiều loài cá mập khác.
-
Tarsier là một loài linh trưởng nhỏ được tìm thấy trong các khu rừng ở Đông Nam Á. Đặc điểm nổi bật nhất của chúng là đôi mắt to có đường kính lên tới 1,6 cm. So với kích thước cơ thể, đây là đôi mắt lớn nhất trong số tất cả các loài động vật có vú trên thế giới. Giống như những con cú, đôi mắt của loài Tarsier không chuyển động được bởi vì chúng được cố định trong hộp sọ.
Bù lại, Tarsier có thể di chuyển đầu 180 độ sang trái và phải giúp chúng quan sát những gì xảy ra xung quanh. Tarsiers sống về đêm và chỉ hoạt động vào ban đêm nên đôi mắt lớn của Tarsier cho chúng khả năng nhìn trong tối tuyệt vời. Ngoài ra, thính giác rất nhạy bén. Cả hai đặc điểm này giúp Tarsier phát hiện con mồi trong điều kiện ánh sáng yếu.
Tarsier hay vượn mắt kính là những loài linh trưởng mũi khô thuộc họ Tarsiidae, họ còn sinh tồn duy nhất trong phân thứ bộ Tarsiiformes. Mặc dù nhóm này đã từng phổ biến hơn, tất cả các loài của nó còn sống ngày nay đều chỉ được tìm thấy ở các đảo ở Đông Nam Á, đặc biệt là ở Philippines, Malaysia, Indonesia và Brunei.
Chúng được tìm thấy chủ yếu trong các môi trường sống trong rừng, đặc biệt là các khu rừng có dây leo, vì dây leo cho chúng sự hỗ trợ thẳng đứng khi leo cây. Họ này được Gray miêu tả năm 1825
-
Đôi mắt to của loài ếch đặc biệt trên nhiều phương diện. Trước hết, loài lưỡng cư này dành một khoảng thời gian khá dài trong nước. Để bơi trong nước chứa đầy rác, ếch có ba mí mắt, hai mí trong suốt và một mí bán trong suốt. Màng bán trong suốt này được gọi là màng giả. Nó có thể đóng hoàn toàn để những con ếch có thể bảo vệ mắt dưới nước. Vị trí của mắt ếch nằm trên đỉnh hai bên đầu cũng cho chúng tầm nhìn tốt hơn, bao quát lên đến 360 độ. Chúng thậm chí có thể nhìn thấy những gì xảy ra bên ngoài trong khi đang chìm trong nước.
Chúng di chuyển nhờ có 4 chi có ngón (trên cạn). Ngoài ra ếch đồng còn có thể bật nhảy để tiến về phía cần đi. Khi di chuyển dưới nước, chúng dùng 2 chi sau có màng bơi căng giữa các ngón giống vịt để bơi trong nước.Trong khi bơi, chúng ló mắt và mũi khỏi mặt nước để lấy Oxy hô hấp, đồng thời để quan sát hướng đi dễ hơn.
Ếch trưởng thành, đến mùa sinh sản (vào cuối xuân, sau những trận mưa rào đầu hạ), ếch đực gọi ếch cái để ghép đôi. Ếch cái cõng ếch đực trên lưng, ếch đực ôm ngang bụng ếch cái tìm đến bờ nước để đẻ. Ếch cái đẻ đến đâu, ếch đực ngồi trên lưng tưới tinh đến đó, sự thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể cá thể mẹ (thụ tinh ngoài).
Trứng (đã được thụ tinh do con đực) tập trung thành từng đám nổi trên mặt nước. Sau một thời gian, trứng phát triển nở thành nòng nọc. Trải qua một quá trình biến đổi phức tạp qua nhiều giai đoạn để trở thành ếch con rồi trưởng thành.
-
Mắt của loài chó Husky Sibir ở Nga có hình quả hạnh nhân và thường có hai đốm trắng ở phía trên, để thích nghi với điều kiện ánh sáng thấp ở nơi chúng sinh sống, mắt của loài này đã phát triển tinh nhạy cực kỳ. Mắt chó Husky hình quả hạnh nhân đặt cách nhau vừa phải và hơi xếch lên. Màu mắt cũng đa dạng như xanh da trời, xanh nước biển, màu hổ phách, xanh lá cây, hoặc nâu. Một số con có thể có 2 con mắt với mỗi mắt là một màu khác nhau. Cũng có thể có một hoặc cả hai mắt có màu pha trộn (parti-colored) nửa xanh nửa nâu. Tất cả những màu mắt nêu trên đều được chấp nhận là mắt của Husky "thuần chủng".
Chó Husky được xem là có ngoại hình và hành vi giống với tổ tiên của chúng là loài chó sói. Chúng thích liên lạc, giao tiếp với bằng cách hú hơn là sủa. Chúng có xu hướng đi lang thang và tìm cách trốn thoát sự tù túng. Chó Husky được xem là bậc thầy đào tẩu, chúng có thể đào hầm phía dưới, gặm nát, hoặc nhảy qua hàng rào cao.
Đây là giống chó thân thiện với trẻ em, người Chukchi còn sử dụng chó Husky như người bảo vệ con cái của họ. Vì là giống chó có nhiều năng lượng nên đa phần có dấu hiệu tăng động, phá phách khi sống nuôi nhốt trong nhà chật hẹp nên cần có phương pháp tập luyện nghiêm ngặt hơn so với những giống chó khác. Chúng có thể sẽ đuổi theo mèo, thú nhỏ một khoảng cách rất xa và đi lạc, sẽ rất nguy hiểm nếu chúng sống ở một số quốc gia có nạn bắt trộm chó phổ biến như Trung Quốc hay Việt Nam nên dây dắt là công cụ cần thiết khi đi ở ngoài. Ngoài ra tính bầy đàn của Husky rất mạnh nên chúng thích sống chúng với những con chó khác, hoặc người chủ nên thường xuyên ở bên cạnh.
Đuôi của chó Husky dài và rất rậm lông, chúng thường hay cụp đuôi nếu không có hoạt động, khi chạy nhảy hoạt động chúng thường uốn cong đuôi lên lưng để cơ thể có thêm độ ấm. Đây cũng là đặc điểm chung của một số giống chó có nguồn gốc từ xứ lạnh như Akita, Alaskan Malamute hay Samoyed. Khi ngủ chó Husky sẽ vòng đuôi qua mõm để giữ ấm cho mũi như trong ảnh. Chúng sẽ hạ thấp đuôi khi thư giãn và dựng cong đuôi khi phấn khích hoặc tò mò.
-
Mắt của chim đại bàng có giọt dầu nhỏ ở phía trước, giúp chúng lọc và hướng theo phía ánh sáng khi mắt tiếp xúc. Sở hữu cho mình một đôi mắt tinh anh có thể thấu kính con mồi từ xa vạn dặm, cùng với sự độc quyền về đôi cánh, một dải cánh được ví như Maleficent của đời thực, nếu như bạn đã từng xem bộ phim này thì cánh của đại bàng như một minh chứng của sự thật ngoài đời. Một dải cánh có thể dài đến vài mét và cử động bay tuyệt đỉnh. Với đôi cánh này chúng có thể tốc hành một cách nhanh chóng để thâu tóm con mồi trong khoảng lặng.
Mắt và cánh của đại bàng chỉ là tiền đề để làm đòn bẩy về sự săn bắt của chúng mà thôi. Vũ khí thực sự chính là cặp móng vuốt có 102 này, cùng với đôi chân mạnh khoẻ và móng vuốt sắc nhọn. Khi kết hợp cả ba vũ khí ta được một cổ máy hung tàn hoàn chỉnh. Với vận tốc cũng như kĩ năng và tài nguyên sẵn có thì một khi chúng đã ngắm thì rất khó để chạy thoát.
Cách săn mồi của chúng rất đơn giản nhưng cực kì hiệu quả. Đại bàng săn mồi chủ yếu là trong khi bay cao quanh khu vực lãnh thổ của mình và bất ngờ lao vụt xuống với vận tốc không tưởng để bắt con mồi. Con mồi có thể bị phát hiện từ 3 – 5 km. Thỉnh thoảng chúng còn săn mồi từ chỗ đậu trên cao hay nấp trong thảm thực vật gần các hố nước. Con mồi là chim thường bị giết trên cây, mặt đất và kể cả chết trên không. Với sức mạnh này đôi khi nó còn giết chết được cả những động vật cỡ to và làm vỡ sọ chúng nhờ cú vả từ bàn chân sắc nhọn và mạnh bạo đấy.
Đại bàng thường làm tổ trên núi hoặc cây cao. Tổ của chúng rất lớn và mỗi năm chúng lại tha về tổ nhiều cành cây mới để làm cho tổ kiên cố hơn trước. Tổ là nơi chim cái đẻ trứng. Mỗi kì sinh nở thì chim cái sinh 2 trứng. Do chim bố mẹ chỉ có khả năng nuôi một chim non nên thường sẽ có cuộc quyết đấu giữa hai chim con. Con nào thắng sẽ được nuôi cho đến khi trưởng thành.
Đến mùa sinh sản chúng thường đến những nơi có nhiều cây cao hoặc những ngọn núi cao để tránh các loài thú hoang khác. Tổ của nó rất lớn vì vậy chúng thường tha cả cành cây để giúp cho cái tổ được vững chắc hơn. Vào mỗi lần sinh sản thì đại bàng mái chỉ đẻ 2 trứng. Do đặc thù chim bố và mẹ chỉ có thể nuôi được 1 con vì vậy mà chim non sẽ phải chiến đấu với nhau để quyết định ai là sẽ người đi cùng với chim bố và mẹ.
-
Mắt của mèo có khả năng phát sáng trong bóng tối do có lớp tế bào tapetum lucidum, giúp chúng nhìn rõ đường, kín đáo dò xét và tấn công con mồi. Trong khá nhiều nghiên cứu được các nhà khoa học tiến hành đối với loài mèo, các giác quan của loài mèo nói chung chẳng hạn như mắt mèo, ria mèo... được đặc biệt chú ý.
Có khá nhiều điều thú vị về mắt của loài mèo. Mắt của chúng có khả năng siêu việt hơn nhiều so với mắt của con người. Đồng tử mắt mèo có thể thay đổi tới 3 lần trong ngày để thích nghi với sự thay đổi của ánh sáng. Khi ánh sáng mạnh chiếu vào, đồng tử của mắt mèo chỉ là một đường kẻ mỏng. Vào buổi sáng, đồng tử mở lớn hơn một chút, nhưng khi trời tối hẳn, đồng tử mắt mèo có thể mở rộng và tròn hết cỡ, do đó mèo có thể nhìn thấy rõ mọi thứ trong đêm tối.
Ngoài ra, một số giác quan khác của chúng cũng khá phát triển, bộ ria có tác dụng như một bộ phận giữ thăng bằng và giúp cho mèo nhận biết những vật cản xung quanh một cách dễ dàng, lông mèo có chứa một số thành phần mà khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (mèo hay sưởi nắng) sẽ tạo ra vitamin D, do đó mèo thường liếm lông để bổ sung vitamin D cho cơ thể...
Mèo rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết, khí hậu và các tác động không dễ nhận thấy của môi trường xung quanh chúng. Vào một số thời điểm, chẳng hạn như đêm trăng tròn, mèo thường có những biểu hiện khá kỳ lạ. Chúng trở nên hung dữ hơn và thường dễ tấn công mọi thứ xung quanh. Tại Mỹ, Nhật Bản và một số quốc gia khác, để đề phòng trường hợp mèo hoang tấn công gây thương tích cho con người, trong những đêm trăng tròn, lực lượng cảnh sát thường xuyên phải tăng cường tuần tra, kiểm soát.
-
Khoảng 99% nhện có tám mắt. Một số có sáu, bốn hoặc hai. Một vài loài không có mắt hoặc có mắt nhưng bị mù. Nhện có hai loại mắt. Các cặp mắt lớn giúp tạo hình ảnh. Mắt phụ giúp chuyển động của nhện và đo khoảng cách. Số lượng và sự sắp xếp của mắt nhện giúp một nhà nghiên cứu nhện xác định loài nhện.
Một con nhện cần rất nhiều mắt vì nó không thể xoay Cephalothorax (đầu) để nhìn. Thay vào đó, các đôi mắt được cố định tại chỗ với góc nhìn gần như 360 độ. Để săn mồi và trốn tránh kẻ săn mồi, nhện cần có khả năng cảm nhận chuyển động xung quanh chúng.
Hai loại mắt chủ yếu của nhện là mắt trước gọi là Ocelli (mắt chính) và mắt phụ. Ở các loài động vật chân đốt khác, Ocelli chỉ phát hiện hướng ánh sáng, nhưng ở nhện, đôi mắt này tạo thành hình ảnh thật. Mắt chính chứa các cơ di chuyển võng mạc để tập trung và theo dõi hình ảnh. Hầu hết các loài nhện có thị lực kém, nhưng Ocelli ở nhện nhảy tốt hơn cả chuồn chuồn (côn trùng có tầm nhìn tốt nhất) và sự tiếp cận của con người. Mắt chính còn có tên gọi là AME (Antero-media Eyes)
Mắt phụ là các mắt hợp chất, không lớn như mắt chính. Đôi mắt này thiếu cơ bắp và hoàn toàn bất động. Hầu hết các mắt phụ đều tròn, nhưng cũng có thể có hình hình bầu dục hoặc bán nguyệt. Các đôi mắt phụ được xác định dựa trên vị trí. Mắt phía trước (ALE) là hàng mắt trên cùng ở phía bên đầu. Mắt sau-bên (PLE) là hàng mắt thứ hai ở phía bên đầu. Mắt postero-median (PME) ở giữa đầu. Mắt thứ cấp có thể hướng về phía trước, hoặc ở hai bên, trên hoặc sau đầu của con nhện.
Mắt phụ phục vụ nhiều chức năng. Trong một số trường hợp, mắt phụ giúp mở rộng tầm nhìn cho mắt chính, tạo cho con nhện một hình ảnh góc rộng. Mắt phụ đóng vai trò là máy dò chuyển động và cung cấp thông tin nhận thức sâu, giúp nhện xác định vị trí khoảng cách cũng như hướng của con mồi hoặc các mối đe dọa. Ở các loài sống về đêm, mắt có một Tapetum Lucidum, nó phản chiếu ánh sáng và giúp con nhện nhìn thấy mục tiêu trong ánh sáng mờ. Nhện với Tapetum Lucidum có mắt sáng vào ban đêm.
-
Tuy chỉ là loài sinh vật nhỏ bé nhưng mắt ruồi có cấu trúc rất phức tạp và cho phép chúng quan sát thế giới với tầm nhìn xa hơn cả con người. Những gì ẩn sâu trong cặp mắt ấy chính là hàng ngàn thấu kính phức tạp tạo nên hệ thống quan sát tiên tiến giúp chúng dễ dàng quan sát. Chúng ta hãy cùng nhau có cái nhìn cận cảnh về cách các loại côn trùng dịch hại quan sát thế giới này nhé.
Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao việc đập ruồi lại khó khăn đến thế hay chưa? Cặp mắt là đặc ân mà tạo hóa ban cho ruồi. Ruồi có cặp mắt kép được làm từ hàng ngàn các thụ thể thị giác. Mỗi ống kính hoạt động độc lập để tạo nên hình ảnh rộng và hình ảnh khảm – cho phép ruồi nhận ra được tất cả những chuyển động nhỏ nhất trong khu vực rộng lớn.
Tuy ruồi có tầm nhìn gần như 360° nhưng hình ảnh thu được không thực sự rõ nét. Bởi vì mắt ruồi bất động và chúng không có đồng tử điều khiển lượng ánh sáng thu được vào mắt nên chúng không thể tập trung vào khoảng cách và chỉ có thể nhìn một vài mét. Tầm nhìn của ruồi tốt nhất khi so sánh đến phần khảm nơi những ống kính nhỏ hay còn gọi là mắt con tiếp nhận những hình ảnh độc tập đưa đến bộ não của ruồi tạo nên hình ảnh gắn kết.
Hơn nữa, ruồi bị hạn chế về màu hiển thị. Bởi vì ruồi chỉ có hai loại thụ thể màu sắc nên chúng thường gặp khó khăn khi phải phân biệt giữa màu trắng và vàng cũng như hoàn toàn không thể nhìn thấy màu đỏ.
Ruồi là côn trùng thuộc bộ Diptera (theo tiếng Hy Lạp di có nghĩa là "hai" và pteron là "cánh"), chúng có một cặp cánh đơn trên đốt ngực giữa và một cặp bộ phận thăng bằng ở cánh sau, trên đốt ngực cuối. Một số con ruồi không có cánh như trong họ Hippoboscoidea. Nằm trong một bộ lớn, tổng số hơn 240.000 loài gồm muỗi, ruồi nhuế và các loài khác, mặc dù chỉ dưới 1/2 đã được nghiên cứu. Đó là một bộ chính xét về lĩnh vực sinh thái lẫn tầm quan trọng đối với con người (về y học và kinh tế). Bọ hai cánh, xét riêng loài muỗi (Culicidae), là một nguồn truyền bệnh chủ yếu bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, virus sông Nil, sốt vàng da và một số bệnh lây truyền khác.
-
Mắt sò có khả năng sản sinh để thay thế những con mắt đã mất. Loài sò có rất nhiều mắt nằm dọc theo mép phải và trái bên trong lớp vỏ. Nếu chẳng may nó bị mất đi con mắt nào đó, nó hoàn toàn có thể sản sinh ra con mắt khác thay thế. Đây là điều mà không loài vật nào khác làm được.
Sò (Danh pháp khoa học Arcidae) là tên gọi chỉ chung cho họ của những loài động vật thân mềm có hai mảnh vỏ có kích thước loại nhỏ và vừa. Sống tập trung ở môi trường sông, biển, nước lợ. Đặc trưng của họ sò là hai mảnh vỏ có thể khép, mở, vỏ sò đa dạng về kích cỡ, màu sắc, hoa văn. Có hơn 200 loại sò trong tự nhiên.
Vỏ của hầu hết các loài sò đều có lớp vỏ trên cùng là lớp "da" dày màu nâu, dính vào phần đá vôi cứng hơn của vỏ. Ở một số loài như Barbatia, lớp bên ngoài này được búi ở cuối vỏ thành một thứ giống như râu, do đó có tên là Barbatia. Họ này cũng được gọi là "vỏ tàu" ở nước ngoài bởi vì các loài như Arca có diện tích bằng phẳng lớn, trong một lớp vỏ không bị hư hại, phần nào giống boong tàu, với phần còn lại của vỏ có lẽ minh họa một chiếc thuyền gỗ cổ đại chẳng hạn như tàu của Nô-e.
Sò có khả năng thích nghi với phạm vị biến đổi nồng độ muối rộng từ 10 – 35‰ (tỉ trọng 1.007 – 1.017), khoảng thích hợp là từ 15 – 30‰. Khi nồng độ muối giảm thấp dưới 10‰, nhất là trong mùa mưa lũ, sò sẽ vùi sâu xuống bùn. Nếu trong một thời gian ngắn nồng độ muối trở lại thích hợp thì sò chui lên và tiếp tục sống bình thường, nếu tình trạng nồng độ muối thấp kéo dài có thể làm sò chết. Phạm vi thích ứng nhiệt độ của sò cũng rất rộng từ 20-30 độ C. Đặc điểm dinh dưỡngThức ăn của sò bao gồm mùn bã hữu cơ, tảo và vi sinh vật trong bùn. Sò bắt mồi thụ động bằng cách tạo dòng nước qua mang để lấy thức ăn. Phương thức bắt mồi của sò cũng giống các lài Bivalvia khác.
-
Mắt cá sấu không có tuyến lệ. “Nước mắt cá sấu” là một hình ảnh đầy tính ước lệ trong ngôn ngữ, vì trên thực tế, cá sấu chẳng bao giờ khóc. Chúng không hề có tuyến lệ. Tuy nhiên, đôi mắt của cá sấu có thể tiết ra một loại dịch nhờn từ phía sau mí mắt thứ ba hoặc màng mắt, để bôi trơn hoặc làm sạch mắt và ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn. Các cạnh của màng này có thể được nhìn thấy ở rìa mắt của cá sấu khi nó mở to ra. “Nước mắt” cũng xuất phát từ chỗ này.
Mắt cá sấu có kích thước tương đương với mắt người (rộng khoảng 24 mm hoặc nhỏ hơn một viên kẹo cao su một chút!). Chúng có thể có nhiều màu sắc khác nhau từ nâu đến xanh lá cây và có một con ngươi tương tự như mèo. Cá sấu có một khe dọc cho con ngươi và có thể đóng nó lại để nó là một đường rất hẹp. Đôi mắt của chúng nằm trên đỉnh đầu để chúng có thể chờ đợi và phục kích con mồi. Chúng thường ẩn mình dưới mặt nước chỉ bằng mắt và lỗ mũi trên mặt nước.
Cá sấu có thể nhìn thấy dưới nước! Các cơ quan thụ cảm được phản chiếu tương tự giúp cá sấu nhìn thấy vào ban đêm giúp chúng nhìn thấy dưới nước, nơi tối hơn nhiều. Phần lớn nước cá sấu sống là vùng nước lợ và có thể khá lầy lội. Các thụ thể này giúp chúng tạo ra hình dạng của cá và các con mồi khác đủ để săn mồi dưới nước và tìm kiếm thức ăn thành công.
Cá sấu có một mí mắt che mắt dưới nước. Mí mắt thứ ba trong suốt để cá sấu có thể tạo ra các hình dạng đủ để nhìn thấy cá và động vật giáp xác dưới nước nhưng cũng có thể nhìn thấy nếu một động vật có vú lớn hơn đến mép nước để uống. Cá sấu có thể sử dụng chiếc đuôi mạnh mẽ của mình để lao lên khỏi mặt nước và tấn công những con mồi. Sử dụng bộ hàm khỏe và những chiếc răng lởm chởm, họ kéo con vật xuống nước và kéo nó xuống dưới, lăn qua lăn lại cho đến khi nó chết chìm. Sau đó, chúng cắn từng miếng và nuốt toàn bộ.
Cá sấu có thể rút nhãn cầu của chúng vào trong hốc để bảo vệ chúng trong một cuộc chiến. Chúng cũng có một lớp da bọc thép dày ở trên mỗi mắt. Có một số loài động vật khác có thể rụt mắt lại, chẳng hạn như một số loài ếch và cá mập voi.