Top 14 Loài động vật “bốc mùi” nhất thế giới
Thế giới động vật cùng vô vàn những điều thú vị mà chúng ta chưa khám phá ra. Trong bài viết này, Toplist sẽ đưa tới bạn danh sách những loài động vật bốc mùi ... xem thêm...nhất thế giới.
-
Gà móng hay Stinkbird là loài chim được phát hiện ở khu vực rừng rậm ven sông Amazon. Đây được coi là loài chim có hệ thống tiêu hóa bất thường nhất vương quốc các loài chim. Thức ăn của chúng sẽ được tiêu hóa bởi ruột già hơn là ruột non, gần tương tự ở các động vật nhai lại như trâu, bò. Quá trình tiêu hóa lá, hoa và trái cây của Gà móng khiến thực phẩm bị thối rữa, chỉ cần tới gần loài chim này bạn sẽ thấy rõ mùi thức ăn giống như mùi phân. Có một điều giúp chúng thoát khỏi con người đó là thịt có mùi rất kinh khủng, vì thế muốn ăn thịt của chúng con người phải là những người không sợ mùi hôi của nó.
Gà móng hoang dã có kích thước chiều dài cơ thể khoảng 65 cm, cổ dài đầu nhỏ, nó có khuôn mặt màu xanh, đôi mắt màu đỏ. Trên đầu có những sợ lông màu vàng mọc dài ra như mào, phía trên cổ và trên lưng là một màu đen với những vệt trắng, 2 cánh bụng và đùi có màu hạt dẻ, cuối cùng là một màu vàng cam ở dưới cổ và cuối đuôi. Gà móng hoang dã là loài chim ăn lá chiếm 80% khầu phần ăn của chúng, trong khi hoa chỉ có 10% và quả là 8%, nó cũng ăn côn trùng và các loài động vật nhỏ khác nhưng la hoàn toàn tình cờ.
Gà móng hoang dã có một hệ thông tiêu hoá bất thường ở loài chim, nó còn có một cái tên khác dựa vào mùi hôi trên cơ thể chúng đó là chim chồn.
-
Tamandua tetradacty là một loài động vật có vú thuộc họ Thú ăn kiến, chúng được tìm thấy ở các quốc gia Nam Mỹ như Argentina, Brazil và Uruguay. Loài động vật này thường xuyên là con mồi của các loài vật ăn thịt như báo đốm khi đói. Vì vật khi bị tấn công Tamandua tetradactyla sẽ phát ra một mùi hôi khủng khiếp từ tuyến hậu môn dưới đuôi khiến các loài ăn thịt phải tránh xa.
Chúng ta hoàn toàn có thử ngửi thấy mùi của chúng nếu đứng cách xa khoảng 50 mét. Thức ăn của Tamandua tetradacty là kiến, mối, và ong. Móng vuốt mũi rất mạnh của nó có thể được sử dụng để phá vỡ tổ côn trùng hay tự vệ.
-
Sở hữu một trong những chất hóa học mang tên hydroquinone, một chất khác chứa hydrogen peroxide, được sử dụng trong ngành nhuộm tóc, làm đẹp. Khi bị tấn công hoặc săn mồi, bọ cánh cứng Bombardier sẽ trộn hai chất hóa học lại với nhau, chúng sẽ sôi lên, tạo thành một chất nhầy dính và có mùi vô cùng khó chịu, để tiêu diệt côn trùng khác hoặc làm kẻ thù không dám lại gần.
Mặc dù không đủ mạnh để giết hoặc nghiêm trọng những kẻ săn mồi lớn hơn, hỗn hợp hôi thối đốt và làm bẩn da khiến kẻ thù khiếp sợ mỗi khi đến gần.
-
Chồn sói (Gulo gulo) còn được gọi bằng cái tên khác là gấu chồn hôi, bởi ngoại hình giống gấu ăn thịt và mùi hôi khủng bố. Chúng chủ yếu sinh trưởng ở rừng taiga (rừng cây lá kim) phương Bắc, cận Bắc Cực và lãnh nguyên núi cao thuộc địa phận Bắc Bán cầu.
Mặc dù mang cái tên tiếng anh là Wolverine (người sói trong series phim X-men đình đám) nhưng chúng không liên quan gì tới sói. Chồn Gulo không giống các loài động vật trong danh sách này, như việc sử dụng mùi đặc trưng của mình để bảo vệ bản thân khỏi các loài động vật có vú khác. Chúng sử dụng các chất tiết ra từ hậu môn để đánh dấu lãnh thổ, báo hiệu tình trạng sẵn sàng giao phối cho bạn tình.
-
Elaphe carinata là một loài rắn trong họ Rắn nước. Còn được gọi là nữ thần hôi thối, và không có nọc độc. Elaphe carinata còn được gọi là hay rắn săn chuột. Hậu môn của rắn Elaphe carinata sẽ tiết ra chất đặc biệt khi bị đe dọa. Thức ăn của chúng là chuột và các loài rắn khác bao gồm cả rắn hổ mang.
-
Upupa hay “The Hoopoe” là loài chim thuộc họ Chim đầu rìu, phổ biến ở châu Phi và châu Á, chúng sẽ khiến bạn “thấy kinh” và không muốn bắt gặp lại bất kì lần nào nữa. Khi Upupa cái ấp trứng hoặc đẻ trứng, chúng sẽ biến đổi về mặt hóa học một chất lỏng có mùi thịt thối ám vào lông. Để bảo vệ cho tổ của mình, chim Upupa sẽ thải các chất này lên đầu của tất cả các vị khách không mới dám bén mảng tới gần địa phận nhà của mình.
-
Một loài thú có túi ăn thịt có nguồn gốc từ đảo Tasmania, Úc. Để bảo vệ bản thân khỏi các loài động vật khác chúng sẽ phóng ra các chất có mùi cực mạnh kèm theo tiếng kêu lớn.
Chuột Quỷ Tasmania sử dụng khứu giác và thính giác nhạy bén để tìm con mồi hoặc xác chết. Là loài thú có túi ăn thịt, Chuột Quỷ Tasmania về cơ bản là những kẻ ăn thịt, nhặt nhạnh bất cứ thứ gì chúng bắt gặp. Nhưng Chuột Quỷ Tasmania cũng săn những con mồi sống như động vật có vú nhỏ và chim. Do có răng sắc và bộ hàm khỏe, loài quỷ này có thể ăn hầu hết các loại xác, kể cả xương.
Chuột Quỷ Tasmania thường tụ tập với nhau để kiếm ăn xác thịt — đó là nơi diễn ra hầu hết các tiếng gầm gừ và la hét! Là loài kiếm ăn trong hẻm núi, chúng tiêu thụ một lượng lớn thức ăn cùng một lúc. Là loài ăn xác thối, quỷ Tasmania cũng giúp ích cho môi trường sống của chúng bằng cách ăn hầu hết mọi thứ nằm xung quanh, bất kể cũ hay thối.
-
Chồn hôi sọc châu Phi hay Ictonyx striatus là loài chồn ăn thịt, có họ hàng thân thiết với Chồn Gulo ở trên. Chúng được biến đến với mùi hôi đặc trưng. Giống như Chồn Gulo, chồn hôi sọc châu Phi sử dụng chất từ tuyến hậu môn để đánh dấu lãnh thổ và phun chúng vào mắt kẻ săn mồi.
Chồn hôi sọc châu Phi sinh sống trong một loạt các môi trường sống bao gồm cây bụi rừng khô và đôi khi, trong khu rừng nhiệt đới. Chồn hôi sọc châu Phi sinh sống chủ yếu dưới chân núi và có một phần cây gỗ hoặc cây bụi trong phạm vi chung của chúng. Chồn hôi sọc châu Phi thường tránh những khu vực sa mạc nóng và và có nhiều cây gỗ.
-
Loài bò sống tại Bắc cực cách đây hàng trăm ngàn năm cũng sở hữu “mùi hương ngào ngạt” khiến bạn buồn nôn ngay lập tức. Trong mùa giao phối, bò đực phóng ra một chất lỏng có mùi kinh dị từ các tuyến đặc biệt gần mắt, sau đó thứ chất lỏng này sẽ bám vào lông của nó. Mùi hôi này tạo ra với mục đích thu hút các con bò cái.
Trong suốt mùa hè, bò xạ hương sống ở các khu vực ẩm ướt, như các thung lũng sông và di chuyển lên các vùng núi cao hơn vào mùa đông. Thức ăn của chúng bao gồm cỏ liễu Bắc cực, địa y và rêu dưới lớp tuyết. Khi thức ăn dồi dào, chúng ăn các loại cỏ mọng nước và dinh dưỡng hơn. Bò xạ hương có thể dự trữ một lượng chất béo rất lớn trước khi mang thai nhằm cung cấp sữa cho các con của chúng và để thích nghi với tình trạng khan hiếm thức ăn.
-
Mephitidae là loài động vật thuộc họ Chồn hôi, nghe cái tên thôi bạn cũng biết chúng nổi tiếng như thế nào. Nếu gặp chúng ngoài tự nhiên, cách tốt nhất là nên tránh xa. Bởi bất cứ khi nào cảm thấy tính mạng bị đe dọa, chúng sẽ phóng hỗn hợp mùi hôi thối này vào kẻ thù. Cho dù bạn tắm rửa nhiều lần thì thứ mùi hôi đó vẫn ám theo bạn một thời gian dài.
Nếu tiếp cận quá gần chồn hôi, nó sẽ phun ra thiol sulfuric, khí có mùi giống hành thối. Không chỉ làm đối phương choáng váng, khí này còn gây ngừng hô hấp và mù tạm thời, đủ thời gian cho con chồn bỏ trốn. Mùi này được sản xuất ở tuyến hậu môn, con chồn có thể bắn thứ mùi khủng khiếp này vào mặt kẻ thù từ khoảng cách hơn 2 m
-
Thỏ biển hay Anaspidea sử dụng những vệt nước màu tím sẽ được tiết ra từ các tuyến dịch của Thỏ biển, nhanh chóng lan ra xung quanh và làm tê liệt dây thần kinh khứu giác của các loài săn mồi dưới biển quanh chúng.
Thỏ biển có thể tránh kẻ thù một cách tiêu cực, nhưng cũng biết phòng ngự một cách tích cực. Trong cơ thể thỏ biển có 2 tuyến dịch: tuyến màu tím ở dưới rìa màng ngoài, khi gặp kẻ địch nó tiết ra dịch màu tía làm cho nước biển ngầu lên màu tím, thoát khỏi tầm nhìn của địch để chạy trốn. Và tuyến độc khác nằm ở trước màng ngoài, có thể tiết ra dịch trắng như sữa mang tính axit, mùi khó ngửi, đó là thứ vũ khí hóa học của nó.
-
Loài chim biển Fulmars, có họ hàng với chim hải âu, cũng có mùi hôi khủng khiếp. Chúng ăn tất cả mọi thứ, từ cá cho đến rác. Khi bị đe dọa, hoặc có kẻ xâm nhập vào tổ, chúng sẽ phun dịch dạ dày có mùi giống phân lên kẻ thù.
Theo BBC, cũng giống chim biển, vịt biển phun phân lỏng khắp tổ và trứng khi bị đe dọa. Ngoài ra, thứ dịch thối này còn có tác dụng bảo vệ chúng khỏi ký sinh trùng và vi khuẩn.
Các nhà khoa học tìm thấy 17 hợp chất kháng khuẩn trong dịch phân chim biển Fulmars phun ra, bảo vệ nó khỏi rận, vi khuẩn, nấm men, nấm mốc, thậm chí cả nấm ăn.
-
Trong khi một số động vật có khả năng phát mùi, thì con lười lại bốc mùi nhờ kẻ khác. Vào mùa khô, lông của chúng có màu xám xịt, nhưng khi mùa mưa tới, hoặc thời tiết ẩm ướt kéo dài, lông của chúng chuyển màu xanh lục.
Đó là do một loại tảo phát triển trên lông của chúng. Theo các nhà khoa học, loại tảo này cung cấp dinh dưỡng thiết yếu hoặc giúp con lười ngụy trang. Điều này giải thích tại sao những con lười thường sống lâu hơn trong điều kiện tự nhiên, so với lười bị nuôi nhốt.
Ngoài ra, cơ thể con lười cũng là môi trường sống của bọ cánh cứng và bướm đêm. Bọ Scarab sống dưới lớp lông khuỷu tay và đầu gối con lười, phân của lười cũng xuất hiện ấu trùng bọ cánh cứng. Các nhà khoa học còn tìm thấy 980 loài bọ hung, ba loài ve, 120 ấu trùng bướm đêm trên cơ thể một con lười. Họ kết luận, con lười là một trong số những sinh vật bốc mùi nhất Trái Đất.
-
Linh cẩu thường lang thang trên vùng rộng lớn, đánh dấu lãnh thổ và giao tiếp với nhau bằng cách sử dụng chất dầu sản sinh ra ở hậu môn, có mùi thối giống phân.
Linh cẩu chà xát dầu lên con cùng đàn, hoặc lên lãnh địa của con khác để chiếm lãnh thổ. Mỗi đàn linh cẩu có mùi khác nhau. Khi một con không ở cùng đàn, nó phải tự bôi dầu cho mình, để các thành viên khác nhận ra nó khi trở về.