Top 14 Loài chân đốt kỳ lạ nhất trong tự nhiên

Hoàng Thu Thuỷ 144 0 Báo lỗi

Chân đốt là loài chiếm tới 80% “dân cư” động vật trên thế giới, vì vậy không quá ngạc nhiên khi con người tìm thấy ở chúng có những loài có vẻ ngoài kỳ dị. ... xem thêm...

  1. Cymothoa exigua (Rệp ăn lưỡi) là một loài chân đều trong họ Cymothoidae. Đây là loài ký sinh cá. Chúng đi vào mang cá, bám vào cuống lưỡi và sau đó chính nó trở thành lưỡi vật chủ và cá có thể sử dụng nó như cái lưỡi thật sự đổi lại việc nó hút máu và chất nhầy của cá. Loài này không gây hại gì khác cho cá. Đây là trường hợp duy nhất được biết đến về một loại ký sinh có thể thay thế và đảm nhiệm chức năng của một bộ phận sinh học trong vật chủ.


    Loài ký sinh trùng này sẽ xâm nhập vào cá thông qua mang, sau đó bám chặt vào gốc lưỡi cá, dần dần hút máu, ăn mòn và thế mình vào vị trí của lưỡi cá. Một điểm đặc biệt khác mà ít người biết đến, đó là loài rệp ăn lưỡi sinh ra là đực nhưng đến tuổi trưởng thành, chúng sẽ tự "chuyển giới" thành con cái. Tuy nhiên, cơ chế nào giúp loài này có thể tự chuyển giới được như vậy vẫn khiến các nhà khoa học đau đầu nghiên cứu.

    Rệp ăn lưỡi
    Rệp ăn lưỡi

  2. Bọ hươu cao cổ là một loài bọ cánh cứng trong họ Attelabidae. Chúng sống chủ yếu ở đảo Madagascar. Được phát hiện năm 2008 và có thể dài tới 25mm. Đặc điểm cả loài này là toàn thân màu đen, với đôi cánh đỏ. Chiếc cổ dài như của hươu cao cổ giúp chúng trong các cuộc chiến và xây tổ. Cổ của con đực có thể dài gấp 3 lần cổ của con cái.


    Với cái cổ có khớp nối dài, sinh vật trong ảnh giống như một sản phẩm tưởng tượng của các họa sĩ siêu thực. Nhưng nó là bọ hươu cao cổ, một loài côn trùng ở Madagascar. Chúng được gọi như vậy vì sở hữu những cái chân và cổ dài như hươu cao cổ. Tuy nhiên, loài mọt ngũ cốc này không dùng cái cổ dài để kiếm ăn như hươu cao cổ mà dùng chúng trong những trận chiến với các con bọ đực khác để giành giật bạn tình.


    Cổ của con bọ đực thường dài gấp 2-3 lần cổ của con cái. Cái cổ dài cũng giúp chúng rất nhiều trong việc xây tổ. Phần thân của chúng được phủ một màu đỏ tươi đặc trưng. Tuy sở hữu hình dáng kỳ quái nhưng chúng không hề gây nguy hiểm cho con người.

    Bọ hươu cao cổ
    Bọ hươu cao cổ
  3. Bọ nước khổng lồ sống chủ yếu ở Tây Á, Australia và châu Mỹ. Chúng là một trong những loài bọ lớn nhất thế giới, với chiều dài cơ thể lên tới 19cm. Đặc biệt, thức ăn của loài này là cá nhỏ và động vật lưỡng cư. Chúng thậm chí ăn cả rắn và rùa. Khi gặp con mồi, loài này phóng ra một chất tiêu hóa cực mạnh, khiến nội tạng của con mồi bị biến thành dạng lỏng, dễ dàng cho việc tiêu hóa. Chúng là một trong những loài côn trùng cắn đau nhất trên thế giới.


    Các loài bọ cánh cứng nước khổng lồ là những kẻ săn mồi hung hãn rình, bắt mồi và ăn cá, động vật lưỡng cư, cũng như động vật không xương sống dưới nước như ốc và động vật giáp xác. Các loài lớn nhất cũng săn bắt và ăn rùa con và rắn nước. Chúng thường nằm bất động dưới đáy nước, gắn vào các vật thể khác nhau, nơi chúng chờ đợi con mồi đến gần.


    Bọ nước tấn công bằng cách sử dụng chân trước được sửa đổi để bắt mồi, đôi khi chúng còn dùng hai cặp chân sau để ôm chặt con mồi, sau khi bắt được con mồi, bọ nước sẽ tiêm một loại nước bọt tiêu hóa có nọc độc vào cơ thể con mồi. Mặc dù vết cắn của chúng rất đau, nhưng nó không tác động lớn đối với sức khỏe người bị cắn. Đôi khi, khi gặp phải một động vật lớn hơn, chẳng hạn như con người, chúng "giả chết" và hầu hết các loài đều có thể tiết ra chất dịch từ hậu môn của chúng.

    Bọ nước khổng lồ
    Bọ nước khổng lồ
  4. Bọ sát thủ có một kỹ thuật bắt mồi độc đáo: chúng thường tự làm mình mắc vào bẫy nhện, kéo dây tơ, giả vờ như mình là một con mồi bị sa bẫy. Khi nhện tiến lại gần, chúng phóng ra một chất độc đủ làm tê cứng con mồi, rồi biến con nhện thành một loại chất lỏng để uống. Khi nhện tiến lại gần, chúng phóng ra một chất độc đủ làm tê cứng con mồi. Nọc độc đó cũng là một chất dịch tiêu hóa, biến con nhện thành một loại chất lỏng, giúp bọ sát thủ ăn dễ dàng hơn. Sau khi tiêu hóa con mồi, chúng sẽ sử dụng xác con mồi khoác lên người, tạo thành một loại áo giáp làm cho kẻ thù hoang mang và bị nhầm lẫn. Loài côn trùng sát thủ này có khá nhiều con mồi trong tự nhiên và thậm chí chúng còn tấn công cả dơi.


    Có khoảng 7.000 loài bọ sát thủ được biết đến trên thế giới, chúng có chiều dài từ 4 đến 40 mm và sử dụng chung một loại vũ khí - một cấu trúc hình kim nhọn, cong, được gọi là "rostrum". Đây là loại vũ khí mà chúng dùng để đâm con mồi - thường là các loài côn trùng khác, đồng thời bọ sát thủ cũng tiêm cho những con mồi của mình một loại nước bọt độc để làm lỏng nội tạng của chúng.


    Khi nạn nhân ngừng di chuyển, con bọ sát thủ sẽ bắt đầu lao vào và hút chất dịch ở bên trong cơ thể con mồi cho đến khi chỉ còn lại lớp vỏ. Lớp vỏ đó được một số loài bọ sát thủ sử dụng làm "áo giáp" ngụy trang. Những nhà sinh vật học cũng từng quan sát thấy tận mắt hiện tượng này, chúng di chuyển với một đống xác côn trùng ở trên lưng.

    Bọ sát thủ
    Bọ sát thủ
  5. Charidotella sexpunctata là một loài bọ rùa vàng có khả năng biến đổi hình dạng tùy vào môi trường bằng cách thay đổi hệ thống luân chuyển mạch trong cơ thể. Loài côn trùng này có kích cỡ vô cùng nhỏ bé, từ 5-7mm. Bọ rùa vàng còn có khả năng thay đổi màu sắc và hình dạng, từ vàng sang đỏ với các chấm đen. Đây là giống côn trùng phân bố rộng rãi ở Bắc Mỹ.


    Một khi những con bọ cánh cứng bị cô lập khỏi môi trường sống tự nhiên, chúng nhanh chóng mất đi màu sắc vốn có và chuyển sang màu nâu bùn. Hiện tượng này được lý giải dựa trên kết cấu vỏ ngoài của chúng, vỏ bọ cánh cứng rùa vàng được phủ một lớp chất lỏng tạo thành từ những giọt sương trên lá, nó làm cho chúng ta dễ có ảo giác rằng loài côn trùng này có màu vàng.


    Ấu trùng bọ cánh cứng có một lớp vỏ tối màu với nhiều gai nhọn, điểm độc đáo của chúng là khả năng lột da để gia tăng kích thước. Chúng sẽ tự tạo ra một lớp vỏ bằng chất thải của chính mình để tự bảo vệ mình trước kẻ thù trong tự nhiên. Khi bị làm phiền, chúng sẽ lật mở lá chắn để tấn công các loài săn mồi.

    Bọ rùa Charidotella sexpunctata
    Bọ rùa Charidotella sexpunctata
  6. Tiger Beetle là một loài bọ nổi tiếng bởi tập quán hiếu chiến và khả năng chạy siêu nhanh, khoảng 9km/h, nếu tính tới chiều dài cơ thể nó, thì tốc độ này tương đương với 770km/h ở người. Với tốc độ và bộ hàm lớn, siêu khỏe, thức ăn chính của chúng là các loài côn trùng nhỏ và nhện. Chúng sống chủ yếu ở vùng Indo-Malay.


    Tiger Beetle thường có màu trắng hoặc ánh kim, với các dấu hiệu dễ xác định. Hầu hết các loài đều có màu kim loại, nâu hoặc xanh lá cây. Chúng có hình dáng cơ thể khác biệt khiến chúng dễ nhận ra. Tiger Beetle có kích thước nhỏ đến vừa, thường từ 10 đến 20 milimet.


    Nếu bạn có cơ hội tiến gần chúng hơn (mặc dù điều này không dễ), bạn sẽ thấy chúng có cặp mắt lớn, dài và những đôi chân thanh mảnh. Đôi mắt hợp chất lớn của Tiger Beetle cho phép chúng phát hiện ra con mồi hoặc động vật ăn thịt nhanh chóng, ngay cả bạn đang hợp với chúng một góc 120 độ, đó là lý do tại sao chúng phản ứng rất nhanh khi có ai đó áp sát. Nếu bạn quan sát một cách kỹ, bạn sẽ nhận thấy chúng còn có thể bay, và chúng bay được khoảng 20 hoặc 30 feet.

    Tiger Beetle
    Tiger Beetle
  7. Các loài sâu bướm Megalopyge opercularis có nhiều tên chung, bao gồm bướm flannel miền nam, bướm âm hộ, sâu bướm đuôi sóc. Ấu trùng và con bướm có hình dạng đặc biệt. Ấu trùng dài một inch được bọc rộng rãi trong lớp lông dài, cứng như tóc, đặc tính mà có lẽ đã cho nó cái tên "đuôi sóc". Nó phân bố khắp phía nam Hoa Kỳ, Mexico, và một phần Trung Mỹ. Nếu con người đụng phải lông con sâu bướm sẽ bị ngứa da. Con sâu bướm bị xem là loài độc.

    Các loài sâu bướm Megalopyge opercularis
    Các loài sâu bướm Megalopyge opercularis
  8. Rệp gai là loài có độ đa dạng sinh học rất cao. Các phân loài được phân biệt dựa vào chiếc gai sau lưng chúng. Chiếc gai này chính là vũ khí bảo vệ rệp gai khỏi kẻ thù. Chúng sống chủ yếu ở Florida, Mỹ, Trung Mỹ và phía bắc Nam Mỹ. Cơ thể loài này có thể dài 10mm.


    Rệp gai là loại côn trùng ký sinh nhỏ, có màu nâu đỏ như loài gián nhưng nhạt hơn. Cơ thể của chúng dẹt và nhỏ. Con trưởng thành có kích thước chỉ khoảng 5 – 9mm. Rệp cắn vào da người hoặc động vật vào thời điểm đang ngủ để hút máu. Sau khi hút máu, chúng chuyển thành màu đỏ sậm và thân dài ra như vài loại côn trùng khác. Mặc dù rệp không lây bệnh nhưng chúng có thể ảnh hưởng về kinh tế và sức khoẻ cộng đồng.


    Phần giáp cổ và ngực phát triển thành những chiếc gai với nhiều hình thù đặc biệt khiến chúng trở nên kỳ quái, song xét cho cùng, đây lại là một phương pháp ngụy trang hữu hiệu.

    Rệp gai
    Rệp gai
  9. Bọ cạp bay sống chủ yếu ở vùng tây Âu và ăn các con côn trùng chết, mật hoa và hoa quả thối rữa. Bộ phận gần giống đuôi bọ cạp thực chất là dương vật của con đực. Con cái chọn bạn tình dựa vào món quà mà con đực đem tặng, có thể là một con côn trùng, hoặc nước bọt. Loài này tuy trông dữ dằn nhưng lại vô hại.


    Mặc dù có rất nhiều côn trùng sở hữu vẻ ngoài khiến mọi người chết khiếp, nhưng nhiều loài trong số chúng thực sự vô hại và không muốn bị con người truy sát. Tuy nhiên, vẻ ngoài trông quá đáng sợ của chúng có thể khiến bạn không bao giờ muốn bắt gặp.

    Bọ cạp bay
    Bọ cạp bay
  10. Harpaphe haydeniana hay động vật nhiều chân, được coi là nhà hóa học trong thế giới côn trùng. Chúng sản xuất ra hydro Xyanua để bắt mồi và để bảo vệ bản thân. Chúng sống chủ yếu ở vùng Băc Mỹ, từ California tới Columbia. Chiều dài của loài này đạt tới 5cm.


    Đây là một trong những sinh vật phân hủy lâu đời nhất. Chúng được tìm thấy ở hầu hết các khu vực trên thế giới. Mặc dù cuốn chiếu không gây độc đối với con người, nhưng có thể gây dị ứng với chúng. Axit clohydric và hydro xyanua có tác dụng đốt cháy và làm ngạt thở đối với những kẻ săn mồi của loài con cuốn chiếu. Với số lượng lớn, chất độc này cũng có hại cho con người. Tuy nhiên, số lượng chất độc mà con cuốn chiếu phát ra rất nhỏ nên nó không thể gây ngộ độc cho con người.

    Harpaphe haydeniana
    Harpaphe haydeniana
  11. Những thiệt hại về nhà cửa mà loài mối gây ra nếu đặt bên cạnh sự phá hoại của châu chấu sa mạc (Schistocerca gregaria) thì quả thực chẳng thấm vào đâu. Suốt nhiều thế kỷ nay, loài châu chấu sa mạc đã trở thành mối đe dọa thường xuyên và cực kỳ nghiêm trọng đối với nền nông nghiệp tại châu Phi, Trung Đông và châu Á. Chúng thường di chuyển thành từng đàn cực lớn từ vùng này sang vùng khác và gặm nhấm hầu như mọi loại cây trồng của con người từ rau, hoa, quả đến gạo, ngũ cốc… Trung bình mỗi bữa, những con côn trùng phàm ăn trên có thể chén một lượng thực vật tương đương trọng lượng cơ thể chúng.


    Châu chấu sa mạc luôn là mối nguy hại với các quốc gia châu Phi, Trung Đông và Nam Á, nhưng chưa năm nào chúng lại đến sớm và bùng phát mạnh như năm 2020 này. Theo ghi nhận của các nước tại khu vực, bệnh dịch này đang diễn biến với quy mô chưa từng có. Riêng tại Ấn Độ, hiện tại đã có 5 bang là Madhya Pradesh, Rajasthan, Punjab, Gujarat và Maharastra đã xuất hiện các đàn châu chấu.


    Đặc điểm của dịch châu chấu sa mạc là chúng luôn di cư, biến đổi trải dài trên các khu vực địa lý rộng lớn, không giới hạn trong một lãnh thổ quốc gia. Bởi vậy việc đối phó cũng phải trên cơ sở liên quốc gia. Biện pháp hiệu quả nhất lúc này là sử dụng thuốc trừ sâu phun ngăn chặn sớm tại các khu vực dịch chưa bùng phát hoặc châu chấu còn chưa trưởng thành, đồng thời trao đổi thông tin cảnh báo sớm.

    Châu chấu sa mạc
    Châu chấu sa mạc
  12. Đó là các loài kiến mật thuộc nhóm kiến Myrmecocystus thường làm tổ trong các hốc đất khô hạn ở phía tây Bắc Mỹ. Cơ thể chúng phình to lên thành một "thùng chứa chất lỏng" đầy đường glucose và fructose - đây là sản phẩm tích trữ sau khi chúng ăn dịch ngọt tiết ra từ những bông hoa sa mạc. Những dịch ngọt này đồng thời sẽ phục vụ - làm thức ăn - cho các thành viên khác trong tổ.


    Kiến mật thợ nhồi thực phẩm dưới dạng thức ăn dự trữ trên ngay cơ thể của chúng để bảo đảm sự sống cho cả đàn vượt qua những thời điểm khó khăn, khô hạn. Đến khi thức ăn trở nên khan hiếm, những con kiến thợ nhả ngược mật trở ra cho đồng loại từ chiếc bụng căng phồng như những quả nho của chúng. Những con kiến thợ bắt mồi, đem về, cho kiến dự trữ và ấu trùng, kiến dự trữ chuyển hóa đồ ăn thành đạm và mật ngọt.

    Kiến mật
    Kiến mật
  13. Giống kiến Bulldog (Mymecia Spp.) có khoảng 90 loài kiến đặc hữu sống ở lục địa Australia, bao gồm những loài kiến lớn nhất, độc nhất và hung hăng nhất thế giới. Những con kiến Bulldog đen có chiều dài thân lên tới 25 - 50mm. Chúng cực kỳ hung hăng, không e sợ bất kỳ loài nào khác, kể cả con người, đôi lúc chúng còn chủ động tấn công kẻ thù khi bị làm phiền hay đe dọa. Kiến Bulldog đen ở Australia có những cú đốt rất độc. Nọc độc của chúng có thể gây sốc phản vệ tức thời cho nạn nhân, tương tự như khi bị dị ứng nặng, nếu bị đốt nhiều mà không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.


    Là những con kiến lớn nhất trên toàn cầu.Chiều dài của cơ thể là 4 cm, tử cung cao nhất là 0,5 cm, cho thấy giai đoạn tiến hóa không hoàn chỉnh. Trong một tổ có thể có một số con cái và con đực sẵn sàng thay thế tử cung sau cái chết của bà.
    Một tính năng đặc biệt là cái hàm lớn, dài và lởm chởm nhô ra phía trước. Về ngoại hình, những con kiến trông giống như ong bắp cày không có cánh. Trong bức ảnh bạn có thể thấy người đại diện của chi. Con kiến bulldog đỏ khác với màu đen trong màu cơ thể màu đỏ tươi.

    Kiến Bulldog đen Australia
    Kiến Bulldog đen Australia
  14. Loài bọ que “khổng lồ” (Megaphasma dentricus) tìm thấy ở Bắc Mỹ được ghi nhận là loài côn trùng dài nhất thế giới. Những con bọ que trưởng thành có chiều dài thân đạt trên mức 160mm, nếu đo cả chân có thể đạt gần 300mm, trường hợp kỷ lục còn lên tới 500mm. Bên cạnh kỷ lục về chiều dài, loài này còn nổi tiếng với khả năng ngụy trang tốt. Cơ thể khẳng khiu với màu sắc chủ đạo là xám hay nâu nhạt khiến chúng trông chẳng khác gì một cành cây khô khi đứng yên.


    Bọ que có thể biến đổi màu sắc tùy theo môi trường. Chẳng hạn nếu nó sống trên cành cây khô thì nó sẽ biến đổi thành màu nâu, hoặc nếu nó sống trên những cành lá màu xanh thì nó sẽ biến đổi màu sắc thành màu xanh. Một số “que củi” có thể thay đổi màu sắc, giống như tắc kè hoa, tùy thuộc vào màu sắc nơi chúng đang đứng. Những con bọ que cũng có thể mang màu sắc tươi sáng trên đôi cánh của chúng, nhưng cũng có thể giấu nó đi trong chốc lát.


    Khi một con chim hoặc thú ăn thịt khác tiếp cận, “que củi” sẽ nháy cánh mạnh mẽ, rồi giấu đi chúng, khiến cho động vật ăn thịt nhầm lẫn và không thể xác định được mục tiêu. Bọ que có khả năng sinh sản gần như không cần con đực. Những con cái không kết hôn sinh ra trứng, và số lượng con cái trở nên nhiều hơn. Trong trường hợp, một người đàn ông giao phối với một phụ nữ, có cơ hội 50/50 con của chúng sẽ là nam giới. Một con bọ que cái có thể để ra 100 trứng đều là con cái. Có nhiều loài bọ que mà các nhà khoa học vẫn chưa tìm thấy được con đực.

    Bọ que “khổng lồ”
    Bọ que “khổng lồ”




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |