Top 10 Loại bánh ngon nhất tỉnh Đồng Tháp
"Ai về Cao Lãnh, Hòa An Nhớ mua bánh thuốc về làng biếu cha". Cao ... xem thêm...Lãnh - Thủ phủ của đất Sen Hồng - Nếu có dịp đặt chân đến nơi đây, mời bạn hãy một lần cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn con người, chiêm ngưỡng những cảnh đẹp của sông nước miền Tây Nam Bộ... Điều đặc biệt, bạn hãy một lần thưởng thức những loại bánh ngon nhất ở đây, để có thể lưu giữ những gì tinh túy nhất về mảnh đất trù phú này.
-
Nhắc tới Bánh xèo Cao Lãnh, ai ai cũng có thể biết đây là niềm tự hào trong văn hóa ẩm thực của miền Tây Nam Bộ nói chung và Đồng Tháp nói riêng. Bánh xèo được làm từ gạo xay nhuyễn kết hợp với đậu xanh và nước cốt dừa. Nhân của bánh xèo rất đa dạng đó có thể là tôm, thịt vịt, thịt heo, củ sắn, giá đỗ, hành tây..
Bánh xèo ăn ngon nhất là ăn lúc nóng kèm với rau thơm và chấm cùng nước chấm chua ngọt, mang lại đủ hương vị chua, cay, mặn, ngọt, đánh thức vị giác của bất kể thực khách nào khi thưởng thức. Giá bán của món ăn dân dã này chỉ từ 20.000 đến 30.000 đồng một cái.Nếu du khách đến với Cao Lãnh thì có thể ghé chân ở phường Mỹ Phú. Đây được xem là làng Bánh xèo với rất nhiều tiệm bánh được làm bởi những đầu bếp có tay nghề lâu năm.
-
Bánh cống được xem là món ăn đường phố của Cao Lãnh. Vào khoảng 17h chiều hàng ngày, trên đoạn đường Tôn Đức Thắng những thợ làm bánh lại bắt đầu với công việc của mình.
Nguyên liệu làm nên bánh cống là bột gạo trộn với bột mì còn nhân bánh là sự kết hợp của đậu xanh đã luộc chín cùng với tôm, trứng vịt, khoai môn, củ hành tây rồi nêm nếm da bánh sao cho vừa ăn. Mọi nguyên liệu sau khi chuẩn bị xong thì cho vào khuôn và để vào chảo dầu đun sôi, canh cho đến khi bánh chín vàng đều và tỏa mùi thơm lừng. Bánh ăn kèm với rau sống và nước mắm được pha chút ớt, tỏi, đường..
Bánh cống giòn thơm, ăn lúc đang nóng mang lại cho chúng ta cảm giác . Bánh không chỉ ngon mà giá cả cũng rất bình dân đúng như đặc trưng của nó, chỉ với 4.000 đồng/cái. -
Đến với Cao Lãnh sẽ là một sự đáng tiếc nếu chúng ta không du khách bỏ qua món bánh khọt thơm lừng cùng vị béo của nước cốt dừa ngầy ngậy. Bánh khọt có hình tròn giống như bánh bèo nhưng được làm chín bằng cách nướng trong khuôn có láng dầu. Nguyên liệu làm bánh khọt bao gồm bột, thịt nạc bằm, tôm tươi, trứng, nước cốt dừa...
Công đoạn làm món bánh này không phức tạp nhưng đòi hỏi sự khéo léo của người chế biến. Khi thành phẩm bánh khọt vàng ươm, nhân tôm thịt đậm đà, ăn kèm cà rốt, củ cải bào sợi cùng nước chấm và rau sống, rau thơm. Đến với chợ đêm của thành phố Cao Lãnh du khách có thể thưởng thức món bánh dân dã này với giá 30.000 đến 40.000/1 vỉ (10 cái).
-
Bánh tằm Cao Lãnh cũng là một món ăn làm phong phú thêm cho ẩm thực của thủ phủ đất Sen Hồng. Ở Cao Lãnh, bánh tằm được người ta biết đến và nổi tiếng nhất là ở chợ Mỹ Ngãi.
Làm bánh tằm phải chọn gạo tẻ loại ngon và giai đoạn quan trọng nhất đó là hồ bột, cộng thêm sự mới lạ từ thịt khìa và xíu mại làm nên nét đặc trưng của món bánh này. Xíu mại được làm từ thịt bằm trộn cùng đầu hành lá, tỏi, củ cải đỏ băm nhuyễn và gia vị, sau đó vo viên và hấp. khi chín viên xíu mại mềm, không khô cứng, đậm đà hương vị vừa ăn. Dĩa bánh tằm dẻo dai được lót bởi giá sống, ở trên là thịt khìa, xíu mại, rải lên thêm bì, rau thơm, dưa leo, hành thơm, đậu phộng rang ăn kèm dưa chua... Ăn cùng với bánh là chút nước mắm cộng thêm tỏi ớt và chút bí quyết gia truyền tạo vị đậm đà sẽ đủ sức để bật dậy hương vị cho dĩa bánh tằm.
-
Bánh còng, bánh cam được xem là món ăn quen thuộc của trẻ em Đồng Tháp nói chung và Cao Lãnh nói riêng. Đến với nơi đây, chúng ta có thể thấy được hình ảnh các cô, các bà, các chị với chiếc nón lá, mâm bánh cam, bánh còng cùng với tiếng rao thân thương khắp cùng ngõ phố, thôn xóm.
Hai loại bánh này được làm từ hai loại bột là bột nếp và bột gạo, nên ăn không ngán lại dẻo dai thơm ngon. Để vỏ bánh ngon hơn người ta còn cho thêm ít khoai lang vào trong phần bột pha chế. Ở giữa bánh có nhân đậu xanh, được tán nhuyễn trộn với đường cát vàng. Sau khi pha bột, người ta sẽ bắt đầu cáng mịn, sau đó cắt ra thành từng miếng tròn và cho phần đậu xanh vào chính giữa, nặn lại thành hình trộn sau đó lăn qua mè vàng và đem đi chiên vàng. Khác với bánh cam, bánh còng không có nhân, chỉ được nặn thành hình vòng tròn, chiên vàng, phủ lớp mè và kẹo đường. Sở dĩ có tên gọi là bánh còng hình dáng của bánh như chiếc vòng đeo tay, mà người miền Tây lại quen gọi vòng thành còng nên bánh mới có cái tên lạ như thế.
Nếu có dịp ghé qua đây bạn hãy thử một lần nếm qua món bánh cam, bánh còng mang đậm màu sắc quê hương miền Tây Nam Bộ.
-
Bánh lọt ngọt - Một loại bánh không thể không nhắc đến khi nói về ẩm thực của Cao Lãnh. Khi đến nơi đây, với cái nắng gắt của ngày hè, múc một muỗng bánh lọt, thưởng thức con bánh lọt mát lạnh, mềm mà dai, nghe mùi lá dứa thơm thoảng hòa với vị ngọt thanh của nước đường, vị beo béo của nước cốt dừa du khách sẽ cảm thấy xua tan hết tất cả những nóng nực, mệt mỏi.
Nguyên liệu làm bánh lọt ngọt là bột gạo pha với bột năng theo tỉ lệ 1/5 (100g bột năng và 500g bột gạo) cùng với nước lạnh (khoảng ½ lít). Bắc bột lên bếp, để nhỏ lửa, dùng tay khuấy đều (để tránh bột bị khét) cho đến khi bột chín (bột hơi đặc) nhấc xuống. Chuẩn bị một chiếc rổ thưa (con bánh lớn nhỏ tùy theo kích cỡ lỗ của rổ), một xô nước lạnh để sẵn. Đặt rổ lên miệng xô và xúc từng cục bột còn nóng hổi cho vào rổ. Ép mạnh cho bột chảy qua lỗ, rớt xuống xô nước (nhớ đều tay điều chỉnh sợi bột dài ngắn tùy thích). Chờ bột nguội, vớt ra cho vào rổ. Con bánh đẹp là con bánh 2 đầu phải nhọn, đây là kỹ thuật của người làm bánh khéo tay.
-
Nhắc đến bánh tiêu - món ăn đường phố - góp phần đáp ứng nhu cầu ẩm thực của những người dân nơi đây. Với giá cả rất bình dân, bánh tiêu đã trở thành một món ăn dường như không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày của các tầng lớp học sinh, công nhân, viên chức,...
Món bánh này có hai loại là bánh tiêu mặn và bánh tiêu ngọt. Bánh mặn thường có thêm thịt bò hoặc thịt lợn còn bánh ngọt thì chỉ được làm từ bột mì, đường và vừng là chủ yếu. Nguyên liệu làm bánh tiêu là bột mì, men nở, vừng (mè trắng), đường... Bánh tiêu sau khi làm xong phải được chiên vàng đẹp mắt, không bị cháy. Bánh thơm, mềm, có vị ngọt thanh hòa cùng vừng rang béo béo ăn hoài không ngán.Thật tuyệt vời nếu đi qua một ngõ phố, đường quê và nghe được mùi thơm từ món bánh này lan tỏa tới, và sẽ càng tuyệt vời hơn khi đang đói bụng và được thưởng thức món bánh nóng hổi này dưới bàn tay khéo léo của người thợ chân chất, thật thà.
-
Đến với Cao Lãnh, nếu muốn chọn một loại bánh để làm quà cho người thân thì bánh ít cũng là một sự lựa chọn được xem là khá hoàn hảo. Bánh ít Cao Lãnh, đặc biệt hơn bánh ít nơi khác vì bánh dẻo thơm mùi lá chuối, beo béo vị nước dừa, nhân bên trong là đậu xanh làm thành món quà dân dã mà ngon miệng.
Nguyên liệu làm bánh là bột nếp, lá chuối, đậu xanh hoặc cơm dừa nạo nấu chín với đường... Nhân bánh ít được xào chín trước khi gói cẩn thận bằng lá chuối và có thể có hình dáng khác nhau tùy thuộc vùng miền, riêng ở miền Nam, bánh ít có hình tháp gói với lá chuối tươi. Khi thành phẩm bánh dẻo không dính răng, cắn ,một miếng đầu lưỡi sẽ cảm nhận được vị ngọt của đường, vị thơm của nếp, vị béo của dừa,…
-
Bánh chuối hấp dẻo thơm ăn kèm với nước cốt dừa từ lâu đã là món bánh dân dã mang hương vị đặc trưng của người miền Tây nói chung và người dân Cao Lãnh nói riêng. Ở đây, món bánh này dường như được bày bán ở khắp mọi nơi cũng như là một món ăn gia đình không thể thiếu.
Khi làm bánh người ta sẽ bóc vỏ chuối rồi thái thành những lát ngang. Cho khuôn bánh vào nồi hấp trong khoảng 30 – 40 phút để bánh chín, đặt lên mặt nồi một lớp khăn xô hoặc khoảng 10 phút 1 lần bạn lau nước đọng trên nắp vung để nước không nhỏ xuống mặt bánh. Bánh khi chín sẽ được ăn chung với nước cốt dừa.
Bất cứ ai từng thưởng thức qua món ăn này đều dễ dàng bị chinh phục vị giác. Bởi từng miếng bánh nhỏ với phần bột dẻo dẻo, dai dai, hòa quyện cùng hương vị ngọt thanh của chuối chín, chút béo ngậy của nước cốt dừa, thêm một chút mè rang hay đậu phộng rang giã nhỏ sẽ tạo nên hương vị vô cùng hấp dẫn.
-
Bất cứ ai khi về Thành phố Cao Lãnh của tỉnh Đồng Tháp nếu chưa thưởng mức món bánh da lợn vừa béo vừa thơm thì chuyến đi quả thật chưa được trọn vẹn. Nhiều người còn nhất định theo học bằng được cách làm bánh da lợn trứ danh của người miền Tây để về chiêu đãi người thân.
Nguyên liệu làm bánh là dừa xay nhuyễn và ép lấy nước cốt, lá dứa xay nhuyễn, ép lấy nước cốt, đậu xanh ngâm nước, bột năng, bột gạo, đường, muối, vani...
Người dân Nam Bộ dùng loại bánh da lợn để tráng miệng sau các bữa ăn chính hoặc dùng làm món đãi khách hay các gia đình mang ra đồng để ăn trong lúc nghỉ giải lao.Món bánh xanh mướt, mịn màng và béo bùi này dễ dàng đi vào lòng người bởi hương vị bình dị, thân thuộc.