Top 17 Loại bánh dân gian đặc sắc nhất Việt Nam

Phương Nhi 9533 0 Báo lỗi

Ẩm thực Việt Nam luôn được đánh giá cao bởi sự đa dạng, phong phú trong cách chế biến những món ăn thơm ngon với hương vị đậm đà, hấp dẫn thực khách. Trong số ... xem thêm...

  1. Mở đầu cho danh sách những món bánh dân gian đặc sắc nhất Việt Nam phải kể đến đó là 2 món bánh truyền thống vào dịp tết của người Việt: bánh chưng và bánh tét. Nếu bánh chưng được xem như một đặc sản của miền Bắc, thì bánh tét cũng được người dân miền Nam và miền Trung đặt một vị trí quan trọng trong nền văn hóa ẩm thực. Cả 2 loại bánh đều đươc chế biến nhiều nhất vào dịp Tết nguyên đán như một truyền thống lâu đời nhằm cúng bái tổ tiên, ông bà.


    Cả bánh chưng và bánh tét đều có những nét khá tương đồng với nhau trong nguyên liệu, cách nấu. Tuy nhiên, nếu bánh chưng mang hình dáng vuông vức, được gói bằng lá dong thì bánh tét mang cho mình hình trụ dài và được bao bọc bởi lá chuối. Nhân bánh chưng và bánh tét mặn thường là nhân đậu xanh cùng với thịt mỡ. Bên cạnh đó, bánh tét ngày nay còn được biến tấu thêm những nguyên liệu khác để tạo thành nhân như trứng muối, lạp xưởng,...đem đến cho chúng ta sự mới lạ và độc đáo trong cách chế biến.


    Với tất cả hương vị thơm ngon, bề dày lịch sử cũng như ý nghĩa mà cả 2 loại bánh này chứa đựng, bánh chưng - bánh tét xứng đáng khi đứng đầu danh sách những món bánh dân gian đặc sắc nhất Việt Nam, được người dân lưu truyền và gìn giữ đến tận ngày nay.

    Bánh chưng - đặc sản miền Bắc
    Bánh chưng - đặc sản miền Bắc
    Bánh tét - đặc sản miền Nam, miền Trung
    Bánh tét - đặc sản miền Nam, miền Trung

  2. Chắc hẳn những ai đã từng đọc qua tác phẩm "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân sẽ nghe rất quen cái tên bánh đúc. Đó cũng chính là một chi tiết nhỏ mà nhà văn đã từng nhắc tới trong tác phẩm của mình. Bánh đúc được xem là một trong số những món bánh dân gian đặc sắc của Việt Nam, có nguồn gốc ở miền Bắc và miền Trung. Bánh có nguyên liệu làm từ bột gạo và cho thêm một số gia vị. Ở miền Nam Việt Nam, bánh còn được biến tấu khi thay thế bằng bột gạo bằng bột năng, trộn cùng với một số loại gia vị.


    Nếu xét trên góc độ sự đa dạng trong cách chế biến thì bánh đúc có vô vàn cách biến tấu, đem lại nhiều hương vị mới lạ như: Bánh đúc mỡ hành, bánh đúc chấm tương, bánh đúc nộm, bánh đúc nước cốt dừa,...Sự đa dạng đó đến từ việc trong quá trình tạo thành món ăn, người đầu bếp có thể sáng tạo, kết hợp nhiều nguyên liệu để tạo nên món bánh đúc mới lạ, hợp khẩu vị người dùng. Tuy nhiên dù có sự phong phú trong chế biến là thế, nhưng bánh đúc cơ bản vẫn giữ được hương vị thơm ngon, đậm đà từ bột gạo sánh mịn, tạo nên những chiếc bánh mềm, trắng mịn, khiến cho những ai một lần thưởng thức sẽ nhớ mãi không quên.

    Bánh đúc
    Bánh đúc
    Hướng dẫn làm bánh đúc
  3. Một cái tên khá độc đáo góp mặt trong danh sách những món bánh dân gian đặc sắc nhất Việt Nam đó chính là bánh tai heo. Cái tên thú vị này bắt nguồn đơn giản từ hình dáng bên ngoài của nó, bao gồm những vòng xoắn ốc của chiếc bánh, đan xen giữa màu nâu nhạt và màu hột gà (theo cách gọi dân dã). Hiện nay, để phong phú hơn, người ta còn cho thêm bột trà xanh vào trong lúc chế biến để bánh tai heo thêm bắt mắt và hấp dẫn. Bánh tai heo là loại bánh tuổi thơ của rất nhiều người. Món bánh có hình dáng như một chiếc tai nhỏ, có vị ngọt nhẹ, rất giòn và thơm. Đây cũng là món ăn vặt, ăn chơi được nhiều người yêu thích.


    Với thành phần nguyên liệu như: Bột mì, đường, hột gà, vani,...được trộn lẫn màu nhau cùng với một số loại gia vị khác, người ta cán bánh ra từng miếng nhỏ và đem chiên giòn, tạo nên món bánh tai heo đơn giản nhưng ngon đáo để. Vị bùi bùi, giòn rụm của chiếc bánh làm chúng ta không thể quên. Vì lẽ đó, đây cũng được xem như một trong những món bánh độc đáo còn được lưu giữ đến tận ngày nay.

    Bánh tai heo truyền thống
    Bánh tai heo truyền thống
    Bánh tai heo trà xanh
    Bánh tai heo trà xanh
  4. Bánh da lợn (hay còn được gọi là bánh chín tầng mây) là một trong số những cái tên tiếp theo trong danh sách những món bánh dân gian đặc sắc nhất Việt Nam. Bánh da lợn có mặt như một món bánh tráng miệng, được làm từ bột năng, đậu xanh, đường trắng,...Cái tên bánh "da lợn" hay bánh "chín tầng mây" xuất phát từ hình dáng bên ngoài của bánh có nhiều lớp chồng lên nhau. Một số người còn sáng tạo để vào nguyên liệu như khoai môn, sầu riêng để bánh có vị bùi và thơm ngon hơn.


    Đối với miền Nam thì cái tên bánh da lợn khá là phổ biến. Nó cũng là một kí ức tuổi thơ đối với nhiều người, khi mỗi sáng đợi mẹ đi chợ về, dúi vào tay chiếc bánh "da lợn" thơm lừng, hấp dẫn. Vì lẽ đó, bánh da lợn xứng đáng khi có tên trong danh sách những món bánh độc đáo mà chúng ta nhớ tới khi nói đến ẩm thực dân gian Việt Nam.

    Bánh da lợn, hay còn được gọi là bánh chín tầng mây
    Bánh da lợn, hay còn được gọi là bánh chín tầng mây
    Bánh da lợn - món bánh dân gian đầy hương vị miền quê
  5. Một món bánh dân gian đặc sắc nhất Việt Nam được kể đến tiếp theo chính là món bánh bột lọc. Có xuất xứ từ Huế, bánh bột lọc được chế biến bởi các nguyên liệu từ bột sắn với nhân tôm, thịt, củ sắn,...Phần vỏ bánh đươc lọc và nhồi kĩ, nắn thành hình rồi đặt ở giữa nhân tôm thịt đã xào chín. Sau đó, bánh được bọc lại bởi lá chuối và đem đi hấp. Một số người còn cho vào nhân bánh nguyên liệu mộc nhĩ để tạo độ giòn khi ăn. bánh bột lọc được ăn kèm với nước chấm như nước mắm ớt, mang lại cho thực khách cảm giác thú vị, thơm ngon.


    Bánh bột lọc hấp dẫn với lớp bột năng bên ngoài trong trẻo thấp thoáng sắc đỏ của tôm thịt. Không chỉ đẹp mắt mà vị dẻo dẻo của bánh, giòn giòn đậm vị của nhân còn khiến người dùng cứ ăn mãi không thôi.


    Một trong những đặc sản Huế làm nên tinh hoa ẩm thực cố đô, không thể không nhắc tới món bánh bột lọc Huế, từ cách làm đến hương vị rất đặc biệt, sẽ không hề giống với bất cứ đâu. Có thể nói, Huế là cái nôi của món bánh bột lọc, người dân bản địa đã chế biến và nêm nếm theo công thức riêng để cho ra phần bánh nhân tôm thịt đặc trưng, chỉ cần thưởng thức là nghĩ tới ngay mảnh đất kinh kỳ.

    Bánh bột lọc với đầy đủ màu sắc, hấp dẫn thực khách
    Bánh bột lọc với đầy đủ màu sắc, hấp dẫn thực khách
    Hướng dẫn cách làm bánh bột lọc thơm ngon
  6. Có lẽ ai trong số chúng ta đều đã từng ít nhất một lần nghe qua cái tên bánh bò. Theo một số thông tin thì bánh bò có sự ảnh hưởng từ ẩm thực phía Nam Trung Quốc. Tuy nhiên, qua nhiều năm thì bánh bò đã được người Việt Nam biến tấu, chế biến theo cách riêng, tạo thành món bánh dân gian đặc sắc. Bánh bò có nhiều cách để chế biến như bánh bò nướng, bánh bò hấp, bánh bò dừa,...Phần mặt bánh có những lỗ khí li ti, mang nhiều màu sắc khác nhau tùy theo cách chế biến. Một điểm vô cùng đặc trưng của bánh bò Việt Nam đó chính là có thành phần của nước cốt dừa, tạo nên sự thơm béo, ngọt ngào vô cùng đặc trưng. Chính vì vậy nên đây sẽ là cái tên không thể bỏ qua khi nói về những món bánh dân gian đặc sắc nhất ở Việt Nam.


    Bánh bò là món bánh quen thuộc, có độ dẻo mềm cùng hương vị thơm ngon và cực kỳ dễ ăn. Bánh bò vừa ra khỏi xửng hấp có màu trắng nõn nà cùng mùi thơm nhẹ của bột gạo cùng mùi men đặc trưng. Vì có nước cốt dừa nên bánh sẽ vừa thơm vừa béo. Cốt bánh khi xé ra bông xốp, dai dai rất vừa ăn.

    Những chiếc bánh bò đầy màu sắc sặc sỡ
    Những chiếc bánh bò đầy màu sắc sặc sỡ
    Các công đoạn để làm nên những chiếc bánh bò
  7. Góp mặt trong danh sách những món bánh dân gian đặc sắc nhất Việt Nam, bánh bèo được biết đến là một loại bánh phổ biến ở miền Trung, mang hương vị đậm đà, thơm ngon đặc biệt. Cái tên bánh bèo cũng xuất phát từ hình dạng giống như lá cây bèo. Nguyên liệu chính để làm nên bánh bèo đó chính là bột gạo. Đồng thời, nhân của bánh được chế biến từ tôm, thịt, hành phi băm nhuyễn, nêm nếm gia vị vừa ăn. Tùy theo khẩu vị và từng vùng miền mà người ta có thể biến tấu, cho thêm những nguyên liệu như: Nước cốt dừa, mỡ hành, da heo chiên giòn,...


    Bánh bèo thường được đúc trong chén nên còn được gọi là bánh bèo chén. Và điều đáng lưu ý là không thể nếu nước chấm ăn kèm với bánh bèo. Nước chấm ở đây được làm từ nước mắm pha loãng, cho thêm một ít đường, tắc, ớt tùy thích để tạo hương vị chua ngọt, cay cay cho món bánh thêm hấp dẫn. Bánh bèo là một món bánh xuất thân từ Cố Đô Huế rất thịnh hành ở miền Trung, ngoài ra cũng phổ biến ở miền Nam Việt Nam.

    Bánh bèo - món ngon khó cưỡng
    Bánh bèo - món ngon khó cưỡng
    Cách làm nên món bánh bèo
  8. Cái tên tiếp theo trong danh sách những món bánh dân gian đặc sắc nhất Việt Nam chính là bánh cuốn. Theo một số sách cổ lưu tuyền thì tiền thân xuất xứ của bánh cuốn chính là bánh xuân và bánh xuân thái, có nguồn gốc từ rất lâu đời. Người ta thường sử dụng bột gạo cũ, xay mịn rồi tráng vỏ bánh ngay trên lò hấp. Lớp vỏ bánh được tráng mỏng, mịn, nóng hổi, được cho vào giữa nhân làm từ thịt heo băm, tôm, mộc nhĩ, hành lá đã được xào chín. Sau đó người ta cuộn tròn lớp bánh lại và cắt khúc vừa ăn. Và tất nhiên, đi kèm với món bánh cuốn thì không thể thiếu nước chấm được làm từ nước mắm pha loãng. Đồng thời để tăng thêm hương vị thơm ngon cho bánh, người ta có thể rắc lên một ít hành phi, đậu phộng. Bên cạnh đó, một số vùng miền còn ăn kèm bánh cuốn với chả lụa, rau giá.


    Hiện nay, chúng ta còn có thể tự làm ra những chiếc bánh cuốn mềm mại ngay tại nhà chỉ với những nguyên liệu đơn giản như bột gạo, bột năng hoặc bột bánh pha sẵn có bán tại các siêu thị cho phần vỏ và thịt băm, mộc nhĩ, nấm hương, hành tây cho phần nhân bánh.

    Bánh cuốn nhân tôm thịt
    Bánh cuốn nhân tôm thịt
    Dĩa bánh cuốn được trang trí bắt mắt
    Dĩa bánh cuốn được trang trí bắt mắt
  9. Có thể nói bánh xèo là một trong những món bánh dân gian Việt Nam nổi tiếng, được nhiều người ưa thích. Ở miền nam, nó còn được xem như một món đặc sản để giới thiệu với du khách nước ngoài mỗi khi ghé đến. Một số vùng miền, tỉnh thành khác như Huế, Sài Gòn và những tỉnh thành phía Bắc sẽ có cách chế biến món bánh xèo khác hơn so với miền Nam.


    Bánh xèo có 2 loại: bánh xèo giòn và bánh xèo dai. Sở dĩ chúng ta phân biệt như vậy là dựa trên cảm giác thưởng thức vỏ bánh. Ở miền Nam thì đa phần người dân chuộng bánh xèo giòn hơn. Để vỏ bánh xèo thực sự thơm ngon đúng điệu thì người ta sẽ xay bột thật mịn thay vì mua bột được đóng gói sẵn bên ngoài. Vỏ bánh xèo được rán màu vàng ươm, thơm lừng. Sau đó người ta sẽ cho vào bánh nhân làm từ thịt heo, tôm sú, giá đỗ, đậu xanh đã được xào chín. Một số vùng miền khác họ sẽ sử dụng những loại nhân khác nhau, tùy theo sở thích như: Ngó sen, măng, củ sắn, thịt vịt xiêm,...tạo nên sự đa dạng, độc đáo cho bánh xèo. Nước chấm ăn kèm với bánh thường được làm từ nước mắm tỏi ớt, pha tí tắc để tạo vị chua chua ngọt ngọt, hoặc một số người còn cho vào nước chấm một tí dưa chua làm từ củ cải trắng, củ cải đỏ bào sợi mỏng để đỡ ngấy.


    Một điều không thể thiếu khi ăn bánh xèo đó chính là rau sống. Có vô vàn loại rau như cải xanh, xà lách, rau thơm, lá bằng lăng, rau diếp cá,...Càng nhiều sự đa dạng trong loại rau thì món bánh xèo càng ngon, càng hấp dẫn. Những người sành ăn bánh xèo ở miền Tây Nam Bộ, họ rất chuộng các loại rau như lá xoài non, lá cách. Hương vị của món bánh xèo thơm lừng hòa cùng vị xanh mướt của rau sống sẽ tạo nên cho thực khách những trải nghiệm ẩm thực khó quên.

    Bánh xèo thơm ngon, giòn rụm
    Bánh xèo thơm ngon, giòn rụm
    Hướng dẫn cách làm bánh xèo
  10. Món bánh khọt dân gian xuất phát từ miền Nam sẽ là cái tên tiếp theo được liệt kê trong danh sách những món bánh dân gian đặc sắc nhất Việt Nam. Nguyên liệu để làm nên bánh khọt chính là bột gạo hoặc bột sắn, được đổ vào khuôn, rán giòn. Nhân bánh khọt được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau như lòng đỏ trứng gà, đậu xanh, tôm, mực, bạch tuột,...tùy theo sở thích và khẩu vị người dùng. Đồng thời, người ta còn ăn kèm bánh với nước chấm tỏi ớt và rau sống. Một số người còn cho nước cốt dừa lên mặt bánh để tạo thêm vị béo thơm ngon cho bánh. Chính vì sự hấp dẫn và độc đáo đó mà người Việt Nam, nhất là các tỉnh miền Tây rất ưa chuộng món bánh này.


    Bánh khọt nghe tên thì có vẻ kỳ lạ nhưng lại là món ăn quen thuộc, hấp dẫn thực khách bởi lớp vỏ vàng giòn, bên trong lại mềm, ăn có vị hơi tai chấm cùng nước chấm chua ngọt tạo nên hương vị hấp dẫn.

    Hình ảnh những chiếc bánh khọt đầy hấp dẫn
    Hình ảnh những chiếc bánh khọt đầy hấp dẫn
    Bánh khọt miền Tây
  11. Bánh hỏi được xem như là đặc sản của nhiều tỉnh thành Việt Nam như: Bến Tre, Phú Yên, Bình Định,...Loại bánh dân gian đặc sắc này được làm từ nguyên liệu chính là gạo được xay nhuyễn, tạo thành bột rồi dùng máy làm bánh ép vào khuôn rồi đem đi hấp. Một số người còn sử dụng lá dứa để tạo màu xanh bắt mắt cho bánh. Sở dĩ món bánh hỏi này có tên trong danh sách những món bánh dân gian đặc sắc nhất Việt Nam bởi hương vị đặc trưng và sự phổ biến mà nó đem lại. Bánh hỏi thường được ăn kèm với thịt heo quay, nem nướng, lòng heo,...Bên trên rắc một ít mỡ hành, đậu phộng để tạo vị thơm cho bánh. Một số vùng miền rất chuộng ăn lá hẹ thái nhỏ với bánh hỏi để tạo hương vị thơm ngon đặc trưng cho bánh.


    Bánh hỏi là một món bánh dân dã, có mặt ở nhiều nơi. Không những thơm ngon, loại đặc sản này còn cung cấp năng lượng calo đáng kể cho các hoạt động sống của cơ thể bạn.

    Bánh hỏi ăn kèm với thịt heo quay
    Bánh hỏi ăn kèm với thịt heo quay
    Bánh hỏi ăn với nem nướng
    Bánh hỏi ăn với nem nướng
  12. Bánh ít (hay bánh ích) là cái tên cuối cùng góp mặt trong danh sách những món bánh dân gian đặc sắc nhất Việt Nam mà Toplist muốn giới thiệu đến các bạn độc giả. Đây được xem là một trong những loại bánh khá phổ biến ở Việt Nam, có mặt trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam với những đặc trưng, nét phong phú riêng. Thông thường, bánh được chế biến từ nguyên liệu chính là gạo nếp và bột đậu xanh, nắn thành hình tháp, được gói bởi lá chuối hay lá gai với nhân bên trong là đậu xanh hoặc nhân thịt được xào chín. Sau đó, bánh sẽ được đem đi hấp cách thủy. Bánh ích rất được ưa chuộng và được sử dụng như một trong những loại bánh dành cho các dịp lễ giỗ hay dịp Tết.


    Bánh ích trông nhỏ, gọn, dân dã nhưng gói bánh ngon, bánh đẹp phải có nghề. Bánh ích ngon là bột dẻo nhưng không dính răng, cắn một miếng đầu lưỡi cảm ngay vị ngọt của đường, vị thơm của nếp, vị béo của dừa hay vị bùi của đậu xanh và mùi thơm của lá chuối. Gói bánh ích cũng phải chăm chút từng góc bánh. Gói không khéo, khi chính sẽ bánh sẽ không đứng thẳng mà bò dài ra không thẩm mỹ.

    Bánh ích
    Bánh ích
    Cách làm món bánh ích miền Tây
  13. Bánh dày giò là món bánh truyền thống Việt Nam mà hầu hết người Việt đều thích. Bánh thường được làm bằng gạo nếp giã thật mịn, có thể có nhân đậu xanh và sợi dừa với vị ngọt, hoặc mặn như là nhân thịt lợn, hoặc là bánh chay. Bánh dày giò thường được làm vào dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền và vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch (ngày Giổ tổ Hùng Vương).


    Cùng với bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Nó có màu trắng trong, hình tròn, được coi là đặc trưng cho bầu trời trong tín ngưỡng của người Việt. Ngoài ra nó còn thể hiện ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên và đất trời xứ sở.


    Không chỉ là món bánh truyền thống, bánh dày giò còn rất phổ biến trong đời sống của người dân. Bắt đầu một buổi sáng chỉ cần hai miếng bánh dày trắng cộng thêm một miếng giò lụa là bạn đã có ngay món ăn sáng ngon miệng và đầy đủ chất dinh dưỡng rồi.

    Bánh dày giò
    Bánh dày giò
    Bánh dày giò
    Bánh dày giò
  14. Bánh tổ là loại bánh dường như đã rất quen thuộc với người dân xứ Quảng. Bánh tổ được làm từ bột nếp và đường, ngoài ra còn phải có mấy củ gừng tươi, ít mè trắng rang thơm, lá chuối để gói là lá chuối trơn mượt mà mềm dẻo. Bánh dẻo thơm, cắn từng miếng ngon ngọt như kết tinh những cái hào hoa của tinh túy ẩm thực xứ Quảng. Các loại nguyên liệu đối sánh hài hòa trong từng lát bánh, mùi gừng quyện nhẹ với chút béo dịu của vừng.


    Bánh tổ không cầu kỳ trong ánh nhìn mà giản đơn với chiếc khuôn lá mỏng manh, cũng chẳng màu mè mà giản đơn màu nâu sẫm, nhưng chỉ khi nếm thử một lần mới thấy cái ngọt, cái ngon riêng biệt không lẫn vào đâu giữa hàng ngàn thức bánh. Và bánh tổ thường được làm vào dịp Tết nhâm nhi cùng với tách trà nóng ở những gia đình người Quảng.


    Nếu bạn có dịp ăn thử bánh tổ, bạn sẽ cảm nhận được bánh có độ dẻo, hay bám dính và có vị rất ngọt. Lý do là vì bánh tổ được làm chủ yếu từ bột gạo nếp và đường. Ngoài ra, nguyên liệu bánh tổ có thể xuất hiện thêm mè, gừng hoặc đậu đỏ tùy theo bí quyết người làm bánh.

    Bánh tổ
    Bánh tổ
    Bánh tổ
    Bánh tổ
  15. Bánh gai là một loại bánh ngọt truyền thống của Việt Nam có nguồn gốc từ vùng Đông Bắc Bộ. Mỗi vùng miền sẽ có cách gói bánh và nguyên liệu làm bánh khác nhau nhưng vẫn có thành phần chính là lá gái, đỗ xanh, gạo nếp và cách làm bánh rất tỉ mỉ. Bánh lá gai có dạng hình vuông, có màu đen của lá gái và vị ngọt, bùi, thơm ngậy, dẻo của nhân bánh, là món quà đặc sản bánh Việt Nam mang về tặng người than mộc mạc, dân dã.

    Bánh gai có thể được ăn như đồ tráng miệng sau mỗi bữa ăn chính hay các bữa ăn vặt. Bánh gai Ninh Giang,Bánh gai Nam Định,Bánh gai Tứ Trụ, Bánh gai Đại Đồng được xem là những nơi có hương vị bánh gai ngon nhất và mang đến hương vị đặc trưng ở từng tỉnh thành.


    Giống như hầu hết các loại bánh truyền thống khác, bánh gai cũng được gói ghém vuông vắn trong lá chuối và quấn chặt bằng dây lạc mềm. Bánh gói xong được đưa đi hấp, thành phẩm cho ra là những chiếc bánh nóng hổi với màu đen óng ánh, thơm nhẹ mùi lá chuối dân dã.

    Bánh gai
    Bánh gai
    Bánh gai
    Bánh gai
  16. Bánh trôi - bánh chay, là hai loại bánh cổ truyền tại miền Bắc Việt Nam. Hai loại bánh này thường đi liền với nhau, phổ biến nhất trong dịp Tết Hàn Thực vào mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm, còn gọi là "ngày bánh trôi bánh chay". Bánh trôi, bánh chay được làm bằng bột nếp, đem đến cho người thưởng thức sự vừa dẻo vừa dai trong miệng với hai hương vị đặc trưng riêng của bột và vừng hòa quyện với vị ngọt của đường.


    Ngoài những chiếc bánh trôi truyền thống có màu trắng thì những năm gần đây, các bà, các mẹ nội trợ đã sáng tạo hơn trong việc nấu nướng với những đĩa bánh trôi nhiều màu sắc, hình thù độc đáo, thu hút được sự yêu thích của cả gia đình trong việc cùng làm bánh và thưởng thức.

    Bánh trôi – Bánh chay
    Bánh trôi – Bánh chay
    Bánh trôi – Bánh chay
    Bánh trôi – Bánh chay
  17. Bánh phu thê - xu xê là một loại bánh ngọt cổ truyền của Việt Nam. Bánh được làm từ những nguyên liệu rất quen thuộc như đậu xanh, dừa, bột năng, nước, vừng rang,...Khi làm bánh đòi hỏi sự cẩn thân của người làm bánh trong việc nêm nếm để khi bánh ra, người thưởng thức bánh cảm nhận được bánh vừa giòn vừa dai của bột lọc, cảm giác sần sật của những cọng dừa non, vừa ngậy ngậy béo béo của nhân đậu xanh, hương thơm dịu nhẹ của lá dứa và thanh mát của đường cát trắng.


    Bánh phu thê là một loại bánh thường được sử dụng trong các dịp cưới hỏi của các cặp đôi. Khi đặt trong các tráp bánh có thể được đặt trong một chiếc hộp màu đỏ hoặc có thể làm bánh với vỏ ngoài màu đỏ như là đem đến sự may mắn, vui vẻ trong lễ cưới hỏi của các cặp đôi. Tuy có vẻ ngoài không quá nổi bật nhưng bánh phu thê được chế biến rất kỳ công, từ khâu chọn lọc nguyên liệu cho đến khi thành phẩm.

    Bánh phu thê - xu xê
    Bánh phu thê - xu xê
    Bánh phu thê - xu xê
    Bánh phu thê - xu xê



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |