Top 10 Lí do không nên cho trẻ ăn dặm sớm
Nhiều mẹ vì suy nghĩ con chỉ ăn sữa dễ bị đói, tội con mà cho con ăn dặm sớm với hi vọng con được hấp thu nhiều chất dinh dưỡng đa dạng hơn sữa mẹ, chắc bụng ... xem thêm...dạ dễ ngủ và ngủ sâu hơn. Tuy nhiên đây không phải là cách nuôi con khoa học bởi khi đường tiêu hóa của trẻ còn non nớt và chỉ mới chấp nhận được thức ăn duy nhất là sữa thì việc cho bé ăn dặm sớm tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ mà có thể kể tới như bé dễ bị dị ứng thức ăn, chức năng thận giảm sút và tiềm ẩn nguy cơ béo phì,... Thông qua bài viết này Toplist xin liệt kê những nguy cơ có thể gặp khi mẹ cho bé ăn dặm sớm để mẹ cân nhắc trước khi cho trẻ chính thức bước vào "cuộc chiến" này nhé!
-
Không phải tự nhiên mà có câu slogan "Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ". Ngay từ khi còn là bào thai, thai nhi đã học cách phản xạ bú mút để sẵn sàng bú sữa mẹ ngay khi chào đời và sữa mẹ luôn là ưu tiên hàng đầu, bởi vậy ngay từ khi sinh ra bé đã có phản xạ tìm vú mẹ. Bất kì thức ăn nào khác ngoài sữa mẹ, kể cả sữa công thức (không ít trường hợp trẻ dị ứng với đạm sữa bò) đều tiềm ẩn những nguy cơ gây tổn thương hệ tiêu hóa của trẻ.
Tổn thương dễ gặp nhất chính là bé dễ bị rối loạn tiêu hóa. Ngoại trừ những biểu hiện mà mẹ không thể đọc vị như đầy bụng, đau bụng thì những dấu hiệu rõ nét nhất chính là phân trẻ, trẻ có thể đi ngoài phân lỏng, có nhầy nhớt hay sủi bọt, đi nhiều lần trong ngày. Mẹ nên nhớ, ngay cả khi mẹ cho bé bú trực tiếp thì chỉ cần mẹ ăn thức ăn lạ thì cơ thể bé có thể phản ứng ngay, bởi thế có câu "mẹ ăn gì con ăn nấy". Khi cho bé ăn dặm sớm đồng nghĩa với việc bé phải tiếp nhận một thức ăn lạ hoàn toàn, không phải đã qua cơ thể mẹ với hệ tiêu hóa trưởng thành đủ khả năng thải loại những chất có hại và tiêu hóa thức ăn, chuyển các chất dinh dưỡng vào con qua sữa mẹ.
Mối nguy hại thứ hai mà mẹ không thể nhìn thấy ngay đó chính là nguy cơ dạ dày của bé bị tổn thương. Ăn dặm tức là cho bé được tiếp xúc với nhiều loại đồ ăn có kích thước, hình dáng, mùi vị khác nhau. Dù mang ý nghĩa tích cực giúp tập cho bé cách ăn nhiều loại thức ăn tuy nhiên ăn dặm cũng tiềm ẩn nguy cơ gây tổn hại dạ dày khi chính những thức ăn ấy có thể cọ xát vào thành dạ dày khi dạ dày co bóp tiêu hóa thức ăn.
-
Ngay cả sữa mẹ - dạng thức ăn lỏng bé dễ hấp thu nhất thì khi trẻ bú thì chỉ 25% được hấp thu ở dạ dày sau đó được hấp thu tiếp ở ruột non. Với thức ăn dặm thì dù có loãng và xay nhuyễn tới đâu thì sẽ khó hấp thu hơn sữa mẹ, hệ tiêu hóa của trẻ không thể làm việc tối ưu, lượng thức ăn này sẽ được đẩy ra ngoài thông qua hai con đường đó chính là phân và nước tiểu. Biểu hiện cho thấy bé không hấp thu tốt thức ăn đó chính là bé đi ngoài phân sống, ngoài ra khi hệ tiêu hóa không hoàn thành tốt nhiệm vụ, hệ tiết niệu sẽ phải làm việc nhiều hơn để thải loại thức ăn ra ngoài. Một lẽ tự nhiên, khi một hệ thống làm việc quá sức trong thời gian dài tất dẫn đến suy yếu trong tương lai, tương tự, khi thận phải làm việc quá tải trong suốt thời gian dài, nhất là khi chức năng của nó còn chưa thực sự hoàn thiện thì tất dẫn đến nguy cơ suy yếu trong tương lai.
Bên cạnh đó, việc chức năng gan chưa hoàn thiện, thiếu các enzym phân giải protein, lipid, tinh bột thì nguy cơ những chuỗi phân tử lớn này lắng đọng ở cầu thận là không tránh khỏi, có thể dẫn tới viêm, sỏi thận, ảnh hưởng tới chức năng lọc của cầu thận.
-
Cho trẻ ăn dặm sớm trẻ dễ bị mất ngủ. Mẹ không nghe nhầm đâu, không phải là ăn dặm sớm bé ngủ sâu hơn mà chính ăn dặm sớm khiến bé trằn trọc không yên. Lí do được đưa ra ở đây là: Trong khi dạ dày của bé còn non nớt, được ví như chiếc túi buộc lỏng thì đồ ăn dặm với nhiều hình dáng, một mặt dễ làm bé đầy bụng khiến bé không yên giấc, một mặt chính vì mang nhiều góc cạnh nên chiếm khoảng không gian lớn (khác với sữa mẹ dưới dạng lỏng nên độ đặc khít cao hơn, chiếm ít thể tích hơn) nên mặc dù chiếm cùng thể tích nhưng lượng thức ăn dạ dày chứa lại không nhiều, có thể không đủ nhu cầu thức ăn cho bé.
Khoa học đã chứng minh, sữa mẹ với thành phần lactose cao giúp nuôi dưỡng não phát triển nên ở trẻ có giấc ngủ động, khác hẳn giấc ngủ trằn trọc do đầy bụng mà thức ăn dặm đem lại. Nuôi con sữa mẹ giúp trí não bé phát triển tối ưu, giấc ngủ với bé vô cùng quan trọng vì bé phát triển chiều cao và trí não ngay trong giấc ngủ. Thức ăn dặm khiến bé ngủ không ngon sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển này.
-
Nguyên nhân gây dị ứng hàng đầu ở trẻ chính là thành phần protein có trong thức ăn. Những protein này không dễ bị phân hủy bởi protease hay tác động nhiệt có thể xâm nhập vào tế bào ruột hay thậm chí vào máu, gây ra phản ứng miễn dịch của cơ thể trước sự xâm nhập của các dị nguyên- ở đây chính là những protein “lạ”. Cơ thể phản ứng lại các tác nhân này bằng cách kết hợp, phân giải các dưỡng bào làm giải phòng hàng loạt các trung gian hóa học gây viêm như histamin, gây ra phản ứng dị ứng.
Dị ứng có thể xảy ra vài phút hoặc vài giờ sau ăn, thậm chí xuất hiện muộn sau vài ngày. Các triệu chứng có thể gặp: sưng, ngứa họng, rối loạn tiêu hóa như đau bụng, nôn buồn nôn, tiêu chảy, nổi ban đỏ, ngứa trên da. Nặng hơn là khó thở, huyết áp giảm, thậm chí tử vong...Triệu chứng có thể xuất hiện muộn như viêm da, hen, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, ho dai dẳng, chảy nước mũi, táo bón, ra mồ hôi, biếng ăn, giảm tập trung và ngủ kém.
Mức độ nặng của bệnh phụ thuộc vào thời gian xuất hiện phản ứng sau khi ăn, lượng thức ăn mà trẻ đã tiêu
thụ và cơ địa của trẻ. Như vậy, khi cho bé ăn dặm dù bé chưa phản ứng ngay sau ăn nhưng có thể dấu hiệu sẽ xuất hiện sau vài ngày trong khi mẹ yên tâm con không có dị ứng với đồ ăn đó và cho trẻ ăn với lượng nhiều hơn, điều này là hết sức nguy hiểm. -
Đây là một điều tất yếu xảy ra khi cho trẻ ăn dặm sớm bởi thức ăn dặm có mùi vị hấp dẫn hơn sữa mẹ (sữa mẹ nhạt và có thể có mùi hơi tanh). Đây có thể coi là hậu quả khôn lường nhất bởi với trẻ sữa mẹ luôn là thức ăn tốt nhất không chỉ giúp trẻ tăng sức đề kháng mà còn phát triển toàn diện thể chất cũng như trí tuệ.
Nhiều khảo sát được tiến hành cũng như kinh nghiệm của các mẹ bỉm sữa thì ngay cả sữa công thức- được coi là sữa thay thế sữa mẹ trong trường hợp mẹ không đủ sữa hay không có sữa thì khi sử dụng trẻ rất dễ từ chối sữa mẹ. Vì vậy, cho trẻ ăn dặm sớm khi mà mẹ luôn đủ sữa cho bé không phải tốt cho bé mà chính là làm chậm đi bước tiến, bước phát triển của trẻ, tước đi quyền nhận được sự chăm sóc tốt nhất của trẻ.
-
Nghe có vẻ khó chấp nhận nhưng sự thật là một trong những nguyên nhân gây còi xương suy dinh dưỡng ở trẻ lại xuất phát từ chính hành động cho trẻ ăn dặm sớm của cha mẹ.
Cho trẻ ăn dặm sớm, ví dụ như ăn bột tức tinh bột trẻ có xu hướng bú sữa giảm, trẻ bú sữa giảm lại nhu cầu về sữa mẹ giảm khiến cơ thể hiểu rằng chỉ cần sản xuất lượng sữa ít hơn khiến sữa mẹ vì thế ít đi hẳn. Mẹ cho trẻ ăn bổ sung càng nhiều thì lượng sữa cơ thể tiết càng ít, cứ thế trẻ ăn càng ngày càng ít sữa mẹ. Nhưng mẹ nên nhớ, ăn dặm dù nhiều tới đâu cũng không thể đầy đủ các chất dinh dưỡng được như sữa mẹ. Ví dụ, ngay cả sữa công thức được thiết kế giống sữa mẹ về thành phần các chất dinh dưỡng nhưng để trẻ có được sức đề kháng mẹ phải bổ sung thêm sữa non.Như vậy, cho ăn dặm mẹ sẽ lạc lối trong mê cung cho trẻ ăn gì để đủ chất, đặc biệt trong khi sức đề kháng hệ tiêu hóa trẻ còn yếu trẻ rất dễ biếng ăn do thức ăn khiến bé dễ nôn trớ, đầy bụng. Một mặt bổ sung không đủ chất, một mặt trẻ ăn ít, khó tránh khỏi nguy cơ còi xương suy dinh dưỡng ở trẻ.
-
Các mẹ muốn bé bụ bẫm thường rỉ tai nhau bí kíp cho trẻ ăn dặm sớm trẻ sẽ ăn tốt hơn vì thế tăng cân tốt hơn. Nhưng mẹ ơi, mẹ có thể đang mắc sai lầm khi cho trẻ ăn dặm sớm do trẻ dễ có nguy cơ béo phì.
Thứ nhất, thời gian đầu bé có thể không muốn ăn tuy nhiên một thời gian khi trẻ đã quen với thức ăn mới, sự hứng khởi sẽ xuất hiện. Cha mẹ vì thế mà cố "nhồi nhét" cho con thật nhiều, tẩm bổ để vỗ béo cho con. Nhiều nghiên cứu được chỉ ra, trẻ em ăn dặm sớm dễ bị béo phì khi lên 3 tuổi.
Thứ hai, phải đến 6-7 tháng tuổi trẻ mới có phản xạ từ chối thức ăn khi ăn đủ no, vì thế khi cho trẻ ăn dặm sớm cha mẹ sẽ không biết trẻ ăn bao nhiêu là đủ nên muốn đút cho trẻ thật nhiều. Ăn lượng thức ăn nhiều (đa phần là tinh bột) và ăn nhiều dưỡng chất khác nhau vì thế làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ.
-
Ở độ tuổi chưa sẵn sàng ăn dặm, sự hoạt động của các cơ hàm, lưỡi, hầu, họng của bé chưa có sự phối hợp nhuần nhuyễn. Bên cạnh đó phản xạ nuốt của bé cũng chưa được điều hòa, bé dễ bị sặc khi uống nước và nghẹn khi ăn thực phẩm đặc do lưỡi chưa đẩy được thực phẩm vào đúng đường tiêu hóa. Ngoài ra bé có thể bị thực phẩm tràn vào đường thở, gây tắc nghẽn rất nguy hiểm.
Nếu cha mẹ không có kĩ năng xử lí trong tình huống xấu sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng của bé nếu bị mắc nghẹn và khó thở. Khi xử lý nếu thấy bé bị nghẹn không đỡ, cần gọi cấp cứu ngay. Trong khi chờ đợi xe cấp cứu cần tiếp tục xử lý tiếp cho đến khi được nhân viên y tế cấp cứu.
-
Hệ tiêu hóa của trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất lớn và trong đó dạ dày lạ cơ quan trực tiếp dễ bị tổn thương khi bé ăn dặm quá sớm. Dạ dày của bé non tháng còn non nớt, lớp niêm mạc bề mặt và lớp dịch nhầy bảo vệ rất mỏng. Chúng chưa thật sự lão luyện và vẫn còn rất yếu.
Nếu cho bé ăn dặm sớm, khi dạ dày co bóp, thực phẩm đặc có kết cấu hoàn toàn khác sữa, các thành phần dinh dưỡng khó tiêu hóa sẽ cọ xát vào thành dạ dày gây tổn thương. Điều này dễ dẫn đến các bệnh lý của dạ dày khi bé đến tuổi trưởng thành
-
Khi cho bé ăn dặm sớm, không những hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng mà ở hệ hô hấp của bé cũng bị ảnh hưỡng. Khi bé còn quá nhỏ, phản xạ nuốt còn kém, bé lại chưa ngồi vững, việc đút cho bé ăn rất khó khăn. Nếu mẹ bế bé như cho bú để đút thức ăn dặm cho bé, sẽ khiến bé khóc và không tiếp nhận thức ăn nên do vậy bé dễ nhiễm bệnh đường hô hấp do thực phẩm luôn có nguy cơ tràn vào đường thở
Việc bé ăn dặm sớm sẽ hạn chế bú mẹ gây thiếu kháng thể từ sữa mẹ, bé dễ phát sinh dị ứng với thực phẩm lạ, thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng làm kích thích miễn dịch không đầy đủ. Hệ miễn dịch của trẻ sẽ yếu hơn so với bé ăn dặm đủ tháng, đúng thời gian. Do vậy, bé ăn dặm quá sớm sẽ bị nhiễm bệnh, nhiễm virut gây cúm, ho, sốt, viêm đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ kém còn dễ bị bội nhiễm viêm phổi rất nguy hiểm...