Top 11 Lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc nhất của Ấn Độ
Ấn Độ được biết đến là một quốc gia với dân số đông trên thế giới, là một quốc gia đa văn hóa, đa dân tộc và vô cùng thịnh vượng về kinh tế. Những lễ hội văn ... xem thêm...hóa truyền thống của quốc gia này không chỉ đầy màu sắc mà còn có sức hấp dẫn kỳ lạ đối với du khách phương xa. Các bạn cùng toplist tìm hiểu top các lễ hội đặc sắc nhất của Ấn Độ nhé!
-
Lễ hội Diwali được biết đến là lễ hội truyền thống lớn nhất tại Ấn Độ. Còn được nhiều người gọi bằng một cái tên khác là "Lễ hội của những chiếc lồng đèn" bởi ánh sáng rực rỡ mà nó mang lại cho lễ hội. Diwali cũng giống như tết Nguyên Đán của Việt Nam. Là một lễ hội ăn mừng năm mới của những người theo đạo Hindu. Là dịp để mọi người cầu bình an, nguyện ước sức mạnh chính nghĩa sẽ đẩy lùi bóng tối và nghèo đói, mang đến cuộc sống ấm no.
Lễ hội Diwali sẽ kéo dài trong khoảng thời gian là 5 ngày. Bắt đầu từ đêm 28 của tháng Ashwin- tháng 10, cho tới ngày thứ 2 của tháng Kartika- tháng 11 trong lịch Ấn Độ. Mỗi ngày của lễ hội đều mang đến một ý nghĩa và tên gọi khác nhau. Ngày thứ nhất dành để ăn mừng cho sự giàu có và thịnh vượng, gọi là Dhanteras. Ngày thứ hai gọi là Choti Diwali. Và ngày lễ Diwali chính diễn ra vào ngày thứ ba. Ngày thứ 4 là ngày ăn mừng và đề cao giá trị tình nghĩa vợ và chồng, gọi là Padwa hay còn biết đến tên gọi khác là Govardhan Puja- lễ tại ơn thần Krishna. Ngày cuối cùng là Bhai Duj, ngày dành riêng cho tình anh chị em trong gia đình.
Một trong những điểm ấn tượng nhất trong lễ hội Diwali là nhà nhà đốt pháo, người người đốt pháo. Kết hợp với những chiếc đèn bằng đất sét Diyas được thắp sáng, tạo thành một lễ hội ánh sáng vô cùng huy hoàng và rực rỡ. Qua đó con người mong ước ý nghĩa chiến thắng của chính nghĩa.
-
Lễ hội màu sắc Holi là một lễ hội màu sắc truyền thống quan trọng của đất nước Ấn Độ. Cũng như những quốc gia có nhiều cộng đồng người theo đạo Hindu sinh sống, diễn ra vào mùa thu hàng năm. Đây là một lễ hội vô cùng đặc sắc, thể hiện sự tự do, bình đẳng, không giai cấp trong xã hội qua hành động ném bột màu vào nhau. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng nhận ra nét đặc trưng của lễ hội này là bất kỳ người nào đi qua thì sẽ bị ném bột màu, nước màu vào người.
Thông thường, sau khi nghi lễ thắp đèn truyền thống hoàn thành, cũng là lúc mọi người được tự do, vui vẻ cùng nhau thưởng thức đồ ăn, ném bột màu và hòa mình vào không khí sôi động của những điệu nhảy truyền thống độc đáo. Những loại bột màu được sử dụng có rất nhiều màu sắc sặc sỡ. Nhưng nó đều được pha trộn từ những màu sắc có trong tự nhiên và dễ dàng tẩy rửa sau khi kết thúc lễ hội như: màu vàng nghệ tây, gỗ đàn hương, hoa hồng... Trò chơi ném màu thú vị này luôn luôn thu hút tất cả mọi người tham gia, nó cũng làm không ít du khách hứng thú. Mọi người cứ như một bức tranh nghệ thuật đầy màu sắc và vô cùng sống động.
-
Lễ hội Ganesh Chaturthi kéo dài khoảng 10 ngày, bắt đầu từ giữa tháng 8 đến giữa tháng 9 hàng năm. Là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm của các tín đồ theo đạo Hindu ở Ấn Độ. Đây là dịp lễ kỉ niệm ngày sinh của vị thần Ganesha đầu voi. Là một vị thần thông thái, mang lại hạnh phúc và may mắn cho con người nên rất được người dân sùng bái và kính trọng.
Trong khoảng thời gian diễn ra lễ hội, có nhiều chương trình thú vị và hấp dẫn mà bất kỳ du khách nào cũng muốn một lần tham gia. Đó là chương trình biểu diễn ca nhạc, ngâm thơ và những điệu nhảy truyền thống đặc sắc và sôi động. Bên cạnh đó, một sự kiện quan trọng không thể thiếu trong lễ hội là những người theo đạo sẽ làm tượng hình đất sét hay kim loại với hình dáng, kích thước phong phú, để thờ trong nhà hay cửa hàng suốt 10 ngày. Ngày thứ 10 cũng là ngày diễn ra buổi rước tượng thần Ganesha trên đường phố, từ đồng quê cho đến thành thị.
-
Tuy lễ hội Ugadi ở Hyderabad là một lễ hội nhỏ của người dân ở Tarnaka, nhưng lại là một lễ hội truyền thống vô cùng đặc sắc. Trong lễ hội này, người tham gia sẽ hóa trang thành những vị thần khác nhau. Người thì đeo vòng hoa, vị thì cầm vũ khí và nhảy múa, nhằm mục đích xua đuổi cái ác, cái xấu. Họ cầu nguyện những điều tốt lành và may mắn cho người dân.
Các cô gái trong ngày lễ hội mặc những trang phục truyền thống. Họ cùng nhau ca hát say sưa bên ánh lửa bập bùng. Tất cả họ đều mong ước cho một mùa màng bội thu trong năm.
-
Lễ hội gió mùa có thể nói là một lễ hội được phụ nữ theo đạo Hindu mong chờ nhất. Là lễ hội quan trọng và độc đáo dành riêng cho người phụ nữ, nhằm mục đích để họ cầu nguyện những điều tốt đối với người chồng của mình. Lễ hội đặc sắc này thường được tổ chức ở Nepal và một số vùng của Ấn Độ. Lễ hội là lễ để chào đón sự đoàn tụ giữa nữ thần Parvati- nữ thần của tình yêu và hôn nhân trong Hindu giáo và thần Shiva- một trong ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo.
Lễ hội diễn ra vào thứ 3 của tuần trăng sáng trong tháng 7, 8. Bao gồm hai lễ chính là lễ Teej và lễ hội đánh đu. Trong lễ Teej, những người phụ nữ có gia đình sẽ mặc áo dài đỏ và ăn chay để cầu bình an, tuổi thọ và sức khỏe cho chồng trước thần Shiva. Những cô gái chưa chồng sẽ cầu nguyện cho mình sẽ có được một người chồng tốt, cuộc hôn nhân viên mãn trong tương lai. Tiếp đó là đến lễ hội đánh đu mang ý nghĩa đem đến sự thư giãn cho các vị thần thánh. Lễ hội được tổ chức rất lớn tại đền thờ thần Jagannath ở Puri và thu hút rất đông người tham gia, kể cả du khách nước ngoài.
-
Tháng Kind (giữa tháng 7 và tháng 8) được xem là khoảng thời gian linh thiêng của người Ấn Độ. Với hàng ngàn tín đồ Hindu cùng nhau tham gia lễ hội Rắn (Naga Panchami). Đây là một trong các lễ hội cổ xưa của người dân nơi đây.
Trong ngày vui này, những con rắn sẽ được người đàn ông trong gia đình mang đi tắm bằng “sữa”. Vì theo người Hindu, hành động này sẽ rửa trôi đi những điều xui xẻo trong gia đình. Với những người theo đạo Hindu, họ tin rằng rắn là vị thần tối cao. Được nhìn thấy rắn bành mang, thì họ sẽ được ban nhiều ơn phúc.
-
Đây là lễ hội lạc đà lớn nhất của Ấn Độ. Lễ hội kéo dài trong 5 ngày. Vào những ngày này, 50000 con lạc đà sẽ được dịp “tụ hội” về thị trấn sa mạc nhỏ của Pushkar, chúng được trang trí, “mặc” những bộ cánh đẹp và được đeo những phụ kiện màu sắc rất thú vị.
Đến với Ấn Độ vào dịp này, du khách sẽ có cơ hội được thăm thú phong cách lễ hội truyền thống Ấn Độ cũ. Với những chú lạc đà rực rỡ sắc màu được đi dạo một vòng trên sa mạc. Người dân nơi đây cầu nguyện cho một năm mùa màng bội thu.
-
Lễ hội Durga diễn ra trong vòng 9 ngày tại Mumbai, Ấn Độ. Đây là một sự kiện lớn dành cho tất cả mọi người, không phân biệt tín ngưỡng hay tôn giáo. Tại Mumbai, lễ hội diễn ra với sự trợ giúp của một tổ chức từ thiện. Lần đầu tiên những người cao tuổi đã có một bữa tiệc trọn vẹn và một màn trình diễn vũ điệu Garba truyền thống trong lễ hội này.
Được xem là mẹ của vũ trụ, Nữ thần Durga luôn được người dân Ấn Độ tôn thờ. Bởi vẻ đẹp thanh lịch, cũng như quyền năng lớn lao của mình. Vào mùa lễ hội hàng năm, những cư dân ở các khu vực khác nhau tại Ấn Độ dựng lên những bức tượng Durga với kích thước thật. Lần đầu tiên những người cao tuổi đã có một bữa tiệc trọn vẹn và một màn trình diễn vũ điệu Garba truyền thống trong lễ hội này.
-
Lễ hội Theemithi là lễ hội dựa trên sử thi Mahabharata của Ấn Độ cổ đại và tôn vinh nữ anh hùng của câu chuyện. Draupadi, người đã chứng minh sự trong sạch của mình bằng cách đi chân trần băng qua lửa và không hề gặp vấn đề gì. Những người tôn thờ vị nữ anh hùng đó lấy cảm hứng từ câu chuyện đó và cầu nguyện cho Draupadi để giảm bớt đau khổ trong cuộc sống của họ. Việc đi bộ trên một hố than hồng háy là một cách thể hiện lòng thành kính của người dân.
Lễ hội Theemithi kéo dài khoảng ba tháng, bắt đầu vào tháng Aadi của người Tamil (khoảng tháng 7 hoặc tháng 8). Lễ hội bao gồm các nghi lễ khác nhau và kết thúc bằng lễ đi bộ trên lửa vào tháng 10. Đây được coi là một lễ hội bao gồm những nghi thức khó khăn nhất trong văn hóa của người Tamil.
-
Raja Parda là tên của một lễ hội được tổ chức tại Odisha, Ấn Độ. Đây là lễ hội kéo dài bốn ngày, đánh dấu thời kỳ tái tạo khả năng sinh sản của trái đất tương tự như chu kỳ kinh nguyệt mà một người phụ nữ trải qua. Raja cũng là lễ hội để tôn vinh phụ nữ trưởng thành. Trong khoảng thời gian lễ hội diễn ra, những cô gái sẽ được yêu chiều và được thưởng thức những món ăn hấp dẫn nhất.
Trong những ngày diễn ra lễ hội Raja Parda, theo truyền thống những chiếc xích đu sẽ được buộc trên cây xoài hoặc cây me. Người phụ nữ được ngồi trên những chiếc xích đu, đung đưa và hát những bài hát dân gian Raja. Ngoài ra, họ còn được tụ tập bạn bè và vui chơi đến nửa đêm. Đây chính là một lễ hội độc đáo chỉ có tại Ấn Độ.
-
Người dân ở Gomatapura, một ngôi làng thuộc miền Nam Ấn Độ, hàng năm sẽ tham gia một lễ hội vô cùng kỳ lạ mang tên Gore Habba, hay còn gọi là lễ hội ném...phân bò. Lễ hội bắt nguồn từ một câu chuyện cổ, kể rằng khi người dân làng Gomatapura vẫn còn giữ thói quen chở những xe phân bò đi qua bức tượng thờ những vị thần. Điều này khiến những vị thần linh tức giận bởi đó được coi là một hành động xúc phạm. Từ đó trở đi, người dân nơi đây đã tổ chức lễ hội ném phân bò hàng năm để cầu xin các vị thần linh tha thứ và mong muốn có được sự phù hộ, ban phước lành từ những vị thần linh.
Trong ngày lễ hội Gore Habba, hàng trăm người đàn ông thường để trần, ném những miếng phân bò về phía những người tham gia lễ hội. Xung quanh những người đó là sự chứng kiến và cổ vũ nhiệt tình của người dân. Hàng năm, trong lễ hội vẫn có những người tham gia và bị thương. Tuy nhiên, tất cả người dân làng đều không có quá nhiều lo lắng mà còn có lòng tin rằng những vết thương đó sẽ liền lại ngay sau ba ngày.