Top 10 Lễ hội nổi tiếng tại Nhật Bản mà bạn nên tham gia nhất

Thủy Tinh 207 0 Báo lỗi

Nhật Bản không chỉ thu hút du khách bởi vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, con người mà còn cả những lễ hội đặc sắc không ở đâu có được, mang dấu ấn đặc trưng và ... xem thêm...

  1. Trong những ngày lễ hấp dẫn và thú vị tại Nhật Bản thì có một lễ hội dành riêng cho trẻ em. Đó chính là Shichi-go-san hay còn được mọi người biết đến là "ngày con khôn lớn" được tổ chức cho các em bé ở độ tuổi 3, 5, 7 vào ngày 15 tháng 11 hàng năm. Bạn sẽ thấy các bé trai bé gái ăn mặc thật xinh xắn, dễ thương trong những bộ đồ truyền thống Kimono đầy màu sắc, tay cầm túi giấy in hình rùa và chim hạc - tượng trưng cho sức khỏe và tuổi thọ.


    Lễ hội tương truyền có nguồn gốc từ thời Edo khi mà vị tướng Tokugawa Iemitsu đến đền thần cầu nguyện cho con trai ông lúc 5 tuổi. Vì thế, lễ hội này đánh dấu sự trưởng thành của các bé, cũng như cảm tạ thần linh đã luôn phù hộ cho những năm đầu đời và cầu phúc cho sức khỏe các bé về sau.

    Shichi-go-san (Ngày con khôn lớn)
    Shichi-go-san (Ngày con khôn lớn)
    Shichi-go-san (Ngày con khôn lớn)
    Shichi-go-san (Ngày con khôn lớn)

  2. Hoa anh đào được biết đến như biểu tượng của xứ sở Mặt Trời mọc này chính vì vậy, ở Nhật Bản có một lễ hội đặc biệt và thú vị vô cùng. Đó chính là lễ hội hoa anh đào Hanami. Lễ hội hoa anh đào Hanami là cái tên quá đỗi quen thuộc phải không nào?


    Lễ hội diễn ra vào vào khoảng tháng 3 khi mà hoa anh đào nở rộ trên khắp các nẻo đường Nhật Bản. Trong tiếng Nhật, “hana” có nghĩa là hoa, còn “mi” có nghĩa là ngắm, vì vậy trong lễ hội này người Nhật sẽ dành thời gian để thưởng thức những đóa hoa anh đào tuyệt đẹp đặc trưng của đất nước mình.


    Đây cũng chính là dịp để họ được quây quần, trò chuyện với nhau, thưởng thức những món ăn truyền thống như cơm hộp bento, sushi và uống rượu Hanamizake dưới khung cảnh những cánh anh đào bay nhanh trong gió.

    Lễ hội hoa anh đào Hanami
    Lễ hội hoa anh đào Hanami
    Lễ hội hoa anh đào Hanami
    Lễ hội hoa anh đào Hanami
  3. Lễ thất tịch là ngày lễ thường thấy ở châu Á, tuy nhiên lễ hội Nhật Bản nó lại có nét riêng. Lễ hội này kỉ niệm ngày hai vị thần Hikoboshi (sao Ngưu Lang) và Orihime (sao Chức Nữ) gặp nhau được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 hàng năm. Vào ngày hôm ấy, đường phố tràn ngập những đồ trang trí bằng giấy, đèn lồng, hay những lời ước nguyện được viết lên tấm giấy nhỏ treo lên những cành trúc để cầu nguyện.


    Người dân Nhật vào dịp này thường gấp những hình giấy thông dụng như hình cánh hạc, kimono như một món quà may mắn tặng cho nhau, những tấm giấy cầu nguyện có màu xanh lá, hồng, vàng, trắng, đen. Không khí lễ hội tấp nập, thú vị lắm nha.

    Lễ thất tịch Tanabata Matsuri
    Lễ thất tịch Tanabata Matsuri
    Lễ thất tịch Tanabata Matsuri
    Lễ thất tịch Tanabata Matsuri
  4. Bất cứ quốc gia nào cũng có một lễ hội mừng năm mới theo cách riêng của họ và người Nhật cũng không ngoại lệ nhé. Ngày tết riêng của đất nước này mang tên là Shogatsu. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống của xứ sở hoa anh đào. Lễ hội này được tổ chức vào mùng 1 đến mùng 3 tháng đầu tiên trong năm.


    Trước cửa nhà hoặc công ty, người ta sẽ đặt một cây thông nhỏ, nơi sẽ đón vị thần Toshigamisama, vị thần thịnh vượng và may mắn. trên cây sẽ có những vòng dây thừng bện bằng giấy trắng, tượng trưng cho những lời cầu phúc và ước nguyện. Vào thời khắc giao thừa, Tiếng chuông từ các ngôi chùa vang lên 108 hồi chuông để xua đuổi 108 con quỷ. Nếu có cơ hội tham gia ngày lễ đặc biệt này của người Nhật, bạn sẽ được thưởng thức những món ăn thân thuộc như bánh gạo (mochi), rượu sake hải sản tươi sống.

    Oshogatsu - Ngày tết của người Nhật
    Oshogatsu - Ngày tết của người Nhật
    Oshogatsu - Ngày tết của người Nhật
    Oshogatsu - Ngày tết của người Nhật
  5. Một lễ hội cũng hết sức là thú vị mà tôi muốn giới thiệu với các bạn. Đó chính là Obon - lễ hội Nhật Bản dành riêng cho người đã khuất, lễ hội cầu nguyện cho linh hồn Obon. Nó cũng được tổ chức vào tháng 7, tương tự như là lễ Vu Lan. Vào thời điểm này, người dân Nhật sẽ đốt lồng đèn treo trước nhà để linh hồn người đã khuất có thể trở về thăm nhà. Đây cũng là dịp để con cháu thể hiện lòng thành kính của mình với ông bà, tổ tiên. Người dân nơi đây sẽ để những chiếc bánh đa sắc màu và hoa quả lên bàn thờ.


    Ngoài ra người dân còn mặc trang phục truyền thống Yukata và tổ chức ca hát và nhảy múa với điệu múa truyền thống Bon Odori trong quanh một sân khấu gọi là Yakura. Đây là một lễ hội ý nghĩa, mang không khí ấm áp lạ thường. Nếu có cơ hội tới Nhật, tôi cũng muốn tham gia lễ hội này quá đi.

    Lễ hội Obon
    Lễ hội Obon
    Lễ hội Obon
    Lễ hội Obon
  6. Lễ hội búp bê cũng là một lễ hội truyền thống quan trọng của người dân đất nước Phù Tang, diễn ra thường niên vào ngày 3 tháng 3. Từ thời xưa, búp bê đóng vai trò như là vật báu của gia đình và được trưng bày trang trọng ở căn phòng tiện nghi nhất.


    Những con búp bê sẽ mặc những bộ quần áo kimono với những kiểu dáng khác nhau trông rất ấn tượng. Đây cũng là thời điểm hoa anh đào bắt đầu hé nở, tượng trưng cho sự dịu dàng, đoan trang của phụ nữ Nhật Bản. Một số món ăn chính vào ngày lễ hội búp bê là cơm đậu đỏ, rượu sake, bánh gạo hishi mochi.

    Hina Matsuri – Lễ hội búp bê
    Hina Matsuri – Lễ hội búp bê
    Hina Matsuri – Lễ hội búp bê
    Hina Matsuri – Lễ hội búp bê
  7. Vào ngày 5 tháng 5 là ngày lễ hội cá chép tưng bừng ở xứ hoa anh đào nhằm mục đích nguyện cầu cho những đứa trẻ trong gia đình luôn được mạnh khỏe, bình an và may mắn.


    Nếu du khách đặt vé máy bay đi Nhật Bản giá rẻ trong ngày lễ hội của Nhật thì sẽ được chiêm ngưỡng những chiếc lồng đèn cá chép nhan nhản ở khắp nơi. Tương truyền cá chép là loài động vật tượng trưng cho nghị lực, trí tuệ, lòng quả cảm và sự nhẫn nại nên người Nhật hy vọng con cái họ sẽ thừa hưởng những đức tính tốt đẹp đó.

    Kodomo-no-hi – Lễ hội cá chép
    Kodomo-no-hi – Lễ hội cá chép
    Kodomo-no-hi – Lễ hội cá chép
    Kodomo-no-hi – Lễ hội cá chép
  8. Lễ hội tuyết ở Sapporo, Hokkaido (7 ngày đầu của tháng 2) là lễ hội Nhật Bản được các bạn tu nghiệp sinh vượt qua các điều kiện tuyển xuất khẩu lao động Nhật Bản tới đây làm việc vô cùng thích thú, lễ hội tuyết lớn nhất Nhật Bản với những tác phẩm điêu khắc bằng tuyết khổng lồ mô phỏng những công trình kiến trúc, kì quan nổi tiếng thế giới.


    Ngoài ra, bạn còn có cơ hội trải nghiệm môn trượt tuyết, theo dõi các cuộc thi đua xe trượt tuyết do chó kéo, thoải mái vui đùa trong tuyết rơi,…

    Lễ hội tuyết ở Sapporo, Hokkaido (7 ngày đầu của tháng 2)
    Lễ hội tuyết ở Sapporo, Hokkaido (7 ngày đầu của tháng 2)
    Lễ hội tuyết ở Sapporo, Hokkaido (7 ngày đầu của tháng 2)
    Lễ hội tuyết ở Sapporo, Hokkaido (7 ngày đầu của tháng 2)
  9. Lễ hội Gion là một trong ba lễ hội lớn nhất tại Nhật Bản, diễn ra từ ngày 01/07 đến 31/07 hằng năm, kéo dài suốt một tháng với rất nhiều hoạt động sôi nổi, thu hút rất nhiều du khách thăm quan, khám phá du lịch, ẩm thực, văn hóa của nước này. Lễ hội bắt đầu được tổ chức thường niên từ năm 970 với mục đích là cầu xin thần linh để tránh thiên tai, bệnh dịch và không đổi cho đến hiện nay.


    Một trong những nét văn hóa độc đáo của Lễ hội Gion chính là hoạt động lễ diễu hành Yamaboko Yunko được tổ chức vào ngày 17/07 với đoàn kiệu tham gia lên đến 32 kiệu, trong đó có 23 kiệu Yama và 9 kiệu Hoko. Không những vậy, lễ hội còn chuẩn bị nhiều hoạt động vui chơi, giải trí khác nhau như: Omukae-Chochin (nghi lễ đám rước được tổ chức để chào đón các Mikoshi – đền thờ di động), Mikoshi-Arai (nghi thức thanh tẩy Mikoshi)... Cùng những gian hàng ẩm thực địa phương vô cùng đa dạng được bày bán trong khu thương mại cho du khách được chiêm ngưỡng và thưởng thức.

    Lễ hội Gion
    Lễ hội Gion
    Lễ hội Gion
    Lễ hội Gion
  10. Là một trong những lễ hội Thần đạo Shinto lớn nhất ở Tokyo. Bắt đầu từ thời kỳ Edo, lễ hội Kanda được tổ chức ở đền Kanda Myojin thành phố Chiyoda, Tokyo, trước khi được phổ biển rộng ra tại các vùng lân cận. Trong thời gian diễn ra lễ hội, hàng nghìn người dân tham dự sẽ đưa rước khoảng 200 mikoshi trên những con phố dưới sự chứng kiến của hàng nghìn khách tham dự.


    Các lễ hội lớn "honmatsuri" sẽ được tổ chức vào các năm lẻ còn phiên bản đơn giản hơn sẽ được tổ chức vào các năm chẵn. Kết hợp cùng với các sự kiện khác diễn ra trong suốt tuần lễ, những hoạt động chính của lễ hội thường được diễn ra vào dịp cuối tuần sát ngày 15 tháng 5 với buổi diễu hành trong suốt cả ngày thứ Bảy và sự kiện rước mikoshi được tổ chức vào ngày Chủ nhật.

    Lễ hội Kanda
    Lễ hội Kanda
    Lễ hội Kanda
    Lễ hội Kanda



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |