Top 10 Lễ hội lớn nổi tiếng nhất tại Thái Lan

Trần Ánh 21 0 Báo lỗi

Thái Lan từ lâu đã trở thành điểm đến quen thuộc của hầu hết các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với phong cảnh thiên ... xem thêm...

  1. Thái Lan là một quốc gia nằm ở Đông Nam Á, nổi tiếng với những bãi biển tuyệt đẹp, những ngôi chùa cổ kính và nền văn hóa độc đáo. Dịp Tết Nguyên đán là thời điểm lý tưởng để du lịch Thái Lan, khi thời tiết mát mẻ, dễ chịu và có nhiều lễ hội đặc sắc.


    Tết Nguyên Đán ở Thái Lan không phải là ngày lễ chính thức của quốc gia này. Tết Nguyên Đán của người Thái Lan là một lễ hội truyền thống của người Hoa ở Thái Lan, được tổ chức theo lịch âm của Trung Quốc. Hiện nay người Thái có gốc Hoa cũng khá nhiều, chiếm khoảng 14% dân số. Đặc biệt là khu vực China Town tập trung nhiều người Hoa. Vì vậy, bạn cũng có thể dự lễ Tết Nguyên Đán ở đây khi có dịp đi tour Thái Lan.


    Chinatown không chỉ là một tụ điểm vui chơi, giải trí đông đúc của thành phố Bangkok mà còn là nơi tập trung nhiều người Hoa và người Thái gốc Hoa sinh sống. Do đó, vào mỗi dịp lễ tết âm lịch nơi đây mang một bầu không khí nhộn nhịp, sôi động, nhiều màu sắc hài hòa. Điểm nhấn của Tết Nguyên Đán ở Thái Lan là các hoạt động lễ hội đầy màu sắc, hòa quyện giữa phong tục và ẩm thực truyền thống của dân tộc Hoa như múa lân, diễu hành…

    • Thời gian diễn ra lễ hội: Thường vào ngày mùng 1 Âm lịch hàng năm
    • Địa điểm: Yaowarat (Chinatown Bangkok – Thái Lan)
    Tết Nguyên Đán ở Chinatown (Tháng 01, 02)
    Tết Nguyên Đán ở Chinatown (Tháng 01, 02)
    Tết Nguyên Đán ở Chinatown (Tháng 01, 02)
    Tết Nguyên Đán ở Chinatown (Tháng 01, 02)

  2. Vào tháng 2 hàng năm, khi các loài hoa đua nhau khoe sắc khắp nơi cũng là lúc Chiang Mai diễn ra “Lễ hội hoa”. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất ở Chiang Mai, Thái Lan. Lễ hội thường diễn ra vào ngày thứ 6, thứ bảy và chủ nhật đầu tiên của tháng 2. Thời điểm này, tiết trời ở Chiang Mai vô cùng dễ chịu, không khí mùa xuân vô cùng mát mẻ, là thời điểm để hoa nở rộ và tươi lâu.


    Lễ hội hoa là nơi diễn ra cuộc đua hương sắc của nhiều loài hoa nổi tiếng như hoa cúc vàng, hoa hồng, hoa cẩm chướng,… trong đó, loài hoa có nhiều chủng loại và màu sắc được yêu thích nhất là hoa lan. Vào dịp lễ hội này, hàng trăm bông hoa sẽ được ghép lại với nhau tạo thành những hình dạng đặc biệt. Lúc này, các bạn sẽ được chứng kiến những cuộc diễu hành hoa trên thành phố, muôn khoa khoe sắc. Bên cạnh đó, bạn còn có thể tham quan những mặt hàng thủ công mỹ nghệ và sản vật địa phương khác.


    Ngoài ra, khu vực Công viên Suan Buak Hat sẽ được trang trí đẹp mắt với những bông hoa sặc sỡ như hoa lan, hoa cúc, và hoa hồng Damask duy nhất chỉ có ở Chiang Mai.


    • Thời gian diễn ra lễ hội: Thường tổ chức vào 3 ngày thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật đầu tiên của tháng hai hàng năm
    • Địa điểm: Chiang Mai, Thái Lan
    Lễ hội hoa ở Chiang Mai (Tháng 02)
    Lễ hội hoa ở Chiang Mai (Tháng 02)
    Lễ hội hoa ở Chiang Mai (Tháng 02)
    Lễ hội hoa ở Chiang Mai (Tháng 02)
  3. Lễ hội té nước Thái Lan Songkran (สงกรานต์) là ngày tết cổ truyền mừng năm mới của Thái, dù diễn ra vào tháng 4 hàng năm. Đó là bởi Thái Lan được biết đến như một quốc gia có số lượng người theo đạo Phật chiếm đa số (khoảng 95%) và đạo Phật cũng là quốc giáo của đất nước này, nên ngày mừng năm mới Songkran được tổ chức vào ngày đầu năm theo Phật lịch (tương ứng với ngày 13 - 15/4 theo dương lịch), bắt đầu từ năm 1941 do Hoàng gia Thái quy định.


    Từ Songkran xuất phát từ tiếng Phạn, với nghĩa "lúc thời gian dịch chuyển, mặt trời đi từ khu vực Hoàng Đạo sang khu vực Kim Ngưu trong vũ trụ". Trong lễ hội này, mọi người té nước vào nhau và người lớn tuổi để tỏ lòng tôn kính cũng như cầu chúc cho nhau những điều tốt lành.


    Songkran không chỉ là lễ hội té nước mà còn là lễ hội ăn mừng năm mới truyền thống của Thái Lan. Đây cũng là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong đời sống văn hóa của người dân xứ chùa Vàng như đề cao tình cảm gia đình, gắn kết con người trong cộng đồng và làm công đức. Điểm nhấn của lễ hội là các hoạt động đặc sắc như ném nước vào người nhau một cách thân thiện, rắc nước lên tượng Phật, các buổi biểu diễn dân gian và trò chơi truyền thống…


    • Thời gian diễn ra lễ hội: Thường vào ngày 13 , 14 và 15 tháng 4 hàng năm
    • Địa điểm: Khắp mọi nơi tại Thái Lan
    Lễ hội té nước Songkran ở Thái Lan (Tháng 04)
    Lễ hội té nước Songkran ở Thái Lan (Tháng 04)
    Lễ hội té nước Songkran ở Thái Lan (Tháng 04)
    Lễ hội té nước Songkran ở Thái Lan (Tháng 04)
  4. Bun Bang Fai hay lễ hội tên lửa là một hoạt động thường niên do người dân Lào và dân tộc Thái trong vùng I-san (gồm 19 tỉnh) ở đông bắc Thái Lan tổ chức. Lễ hội diễn ra tại thị trấn Yasothon vào tháng 5 – thời điểm trước mùa mưa – để người dân cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Lễ hội gồm nhiều phần như trình diễn âm nhạc, đua thuyền trong hai ngày đầu.


    Điểm nhấn của "Tết pháo thăng thiên" là cuộc thi phóng những quả tên lửa tự chế, hay còn gọi là Bang Fai Ko, trong ngày thứ ba của lễ hội. Theo truyền thống, tên lửa thường được chế tạo từ tre và thuốc súng. Tuy nhiên, ngày nay người ta dùng ống nhựa PVC hoặc ống kim loại để chế tạo vỏ tên lửa.


    Sau khi châm lửa, chúng thường phóng thẳng lên trời theo phương thẳng đứng với tầm bắn vài km và "biểu diễn" những đường bay ngoạn mục. Tuy nhiên, người ta không thể kiểm soát đường đi của tên lửa nên chúng có thể bay theo mọi hướng. Ban tổ chức sẽ chấm điểm các đội chơi và phân thắng bại dựa trên độ cao, đường bay của tên lửa cùng các vệt khói đẹp. Theo truyền thống, đội thua cuộc sẽ phải nhảy xuống một vũng bùn.


    • Thời gian diễn ra lễ hội: Thường tổ chức vào tháng 5 – thời điểm trước mùa mưa hàng năm
    • Địa điểm: Thị trấn Yasothon, Thái Lan
    Lễ hội tên lửa Yasothon Bun Bangfai (Tháng 05)
    Lễ hội tên lửa Yasothon Bun Bangfai (Tháng 05)
    Lễ hội tên lửa Yasothon Bun Bangfai (Tháng 05)
    Lễ hội tên lửa Yasothon Bun Bangfai (Tháng 05)
  5. Lễ hội ma xó với tên gọi Pee Ta Khon diễn ra vào cuối tháng 6 hàng năm ở vùng Đông Bắc Thái Lan cũng tương tự như lễ hội Halloween mọi người đến ngày này thường hóa trang với những trang phụ kỳ quái. Đây là dịp để du khách khám phá nét văn hóa truyền thống dân gian độc đáo ở nơi đây.

    Nếu bạn muốn khám phá và trải nghiệm lễ hội này, hãy đến tỉnh Loei thuộc vùng đông bắc của Thái Lan. Bởi lễ hội ma xó chỉ được tổ chức duy nhất tại tỉnh này. Đây là một lễ hội mang nhiều bản sắc của đất Thái, nếu bạn đã trải nghiệm qua sẽ có những ấn tượng không thể quên.


    Trong khi lẽ hội diễn ra, người dân xuống đường đều không lộ diện khuôn mặt thật của mình mà ngụy trang bằng một chiếc mặt nạ quỷ, đồng thời mặc những trang phục sặc sỡ đầy quỷ mị. Không khó để nhìn thấy, có một số lượng đông những con ma đi diễu hành khắp phố phường này đang trong tình trạng xay xỉn do men rượu. Nếu bạn đến Loei đúng dịp lễ hội, đừng quên chuẩn bị sẵn cho mình một chiếc mặt nạ và hòa cùng không khí háo hức của người dân bản địa nhé, đảm bảo bạn sẽ có một kỉ niệm không bao giờ có thể quên.


    • Thời gian diễn ra lễ hội: Thường tổ chức vào cuối tháng 6 hàng năm
    • Địa điểm: Tỉnh Loei, Đông bắc Thái Lan
    Lễ hội ma xó Pee Ta Khon ở Loei (Tháng 06)
    Lễ hội ma xó Pee Ta Khon ở Loei (Tháng 06)
    Lễ hội ma xó Pee Ta Khon ở Loei (Tháng 06)
    Lễ hội ma xó Pee Ta Khon ở Loei (Tháng 06)
  6. Nằm ở khu vực Đông Nam Á với khí hậu nhiệt đới gió mùa, Thái Lan thuận lợi cho việc trồng và phát triển các loại cây ăn quả. Trong đó phải kể đến tỉnh Rayong, đây được đánh giá là thiên đường của các loại trái cây để du khách có thể thỏa thích thưởng thức các trái ngon vật lạ. Tỉnh Rayong cách thủ đô Bangkok khoảng 220km, du lịch Thái Lan vào dịp hè từ tháng 4 tới tháng 6, các bạn sẽ có cơ hội bơi giữa rừng trái cây chín mọng, thơm ngon. Người dân tỉnh Rayong tổ chức lễ hội trái cây thường niên nhằm cầu mong cho mùa màng bội thu, trái cây đầy vườn và quảng bá trái cây nhiệt đới đến với du khách quốc tế tham quan Thái Lan. Đó là một lễ hội tôn vinh những người làm vườn, đề cao tinh hoa trong việc canh tác nông nghiệp, gieo trồng và chiết ghép ra các loại trái cây có giá trị kinh tế cao.


    Thời gian diễn ra lễ hội trái cây từ tháng 6 đến tháng 7 hàng năm. Lễ hội trái cây còn diễn ra nhiều hoạt đồng thú vị như tiệc buffet trái cây, cuộc thi ăn trái cây, hoa hậu làm vườn, ngâm thơ, tạo hình các loại trái cây khổng lồ…Nếu có dịp đi du lịch Thái Lan trong dịp này, các bạn nhớ đừng bỏ qua cơ hội tham gia vào lễ hội trái cây đặc biệt này nhé!


    • Thời gian diễn ra lễ hội: Thường tổ chức vào tháng 6 và tháng 7 hàng năm
    • Địa điểm: Tỉnh Rayong, Thái Lan
    Lễ hội trái cây (Tháng 06 và Tháng 07)
    Lễ hội trái cây (Tháng 06 và Tháng 07)
    Lễ hội trái cây (Tháng 06 và Tháng 07)
    Lễ hội trái cây (Tháng 06 và Tháng 07)
  7. Lễ hội nến có nguồn gốc từ những lễ nghi truyền thống xung quanh mùa an cư của các Phật tử. Theo truyền thuyết, trong suốt mùa mưa kéo dài, bắt đầu từ tháng 07 và kéo dài đến 03 tháng, là thời điểm thích hợp để người nông dân trồng cấy lúa. Đức Phật đã ban hành sắc lệnh quy định các nhà sư phải ngừng hành hương và chỉ được ở trong một ngôi chùa thắp nến tụng kinh, niệm Phật với lý do sợ rằng nếu các vị sư ra ngoài sẽ vô tình dẫm vào những bông lúa non khiến mùa màng thất thu. Trên thực tế, có khá nhiều nơi ở xứ sở chùa Vàng tiến hành lễ hội này, tuy nhiên duy nhất chỉ ở Ubon lễ hội mới gây được tiếng vang lớn, dấu ấn đậm nét nhất được tái hiện độc đáo thông qua buổi diễu hành của người dân tại thành phố Ubon bên cạnh nhiều hoạt động sôi nổi, công phu và hoành tráng vào tháng 07 hàng năm.


    Trong thời gian hạn chế đi lại, các nhà sư sẽ dành thời gian, đặc biệt là khi đêm về trong không gian thanh tịnh và thư thái nhất để đọc thật nhiều sách, lĩnh hội kiến thức và nghiên cứu các giáo lí nhà phật. Chính vì lý do này, người dân trong làng bèn làm nhiều nến để dâng tặng các nhà sư với đức tin rằng cuộc sống của những ai dâng tặng nến sẽ hạnh phúc, khỏe mạnh và minh mẫn. Sự kiện tặng nến từ đó trở thành một nét văn hóa của người dân Thái, lâu dần trở thành lễ hội lớn và được rộng mở, đón nhận ở hầu hết các địa phương. Đặc biệt hơn nữa, bằng chính sự khéo léo và hoa tay của mình, các nghệ nhân đã sáng tạo và tạo dựng nên những tác phẩm điêu khắc bằng sáp lớn cho lễ hội.


    • Thời gian diễn ra lễ hội: Thường tổ chức từ 11 đến ngày 17 tháng 7
    • Địa điểm: Ubon Ratchathani, Đông Bắc Thái Lan
    Lễ hội nến sáp Ubon (Tháng 07)
    Lễ hội nến sáp Ubon (Tháng 07)
    Lễ hội nến sáp Ubon (Tháng 07)
    Lễ hội nến sáp Ubon (Tháng 07)
  8. Chiang Mai - "Đóa hoa hồng phương Bắc" của Thái Lan, mang trong mình vẻ đẹp của đại ngàn thơ mộng, thanh bình và những công trình kiến trúc cổ kính, nơi đây còn được xem như "thánh địa" của lễ hội thả đèn trời Yi Peng lung linh bởi nó được tổ chức long trọng và hoành tráng nhất nước.


    Lễ hội thả đèn trời Yi Peng, còn được gọi là Yee Peng, bắt nguồn từ văn hóa Lanna ở miền Bắc Thái Lan. Theo truyền thống Lanna, vào tuần trăng tròn của tháng 12, người dân của vùng này tổ chức lễ chiêm bái Xá lợi Phật để mong nhận được sự ban phước. Tuy nhiên, Thánh tích của Phật lại được cho là được cất giữ tại Thiên đàng, ở tầng cao nhất, không thể tiếp cận. Do đó, người dân Lanna đã sáng tạo ra lễ hội bằng cách sử dụng những chiếc đèn lồng để thắp sáng và thả lên trời. Lễ hội thả đèn trời ra đời từ ý tưởng này, trở thành một nét đặc trưng của văn hóa và tôn giáo của người dân xứ sở Chùa Vàng.


    Yi Peng là lễ hội Thái Lan vô cùng nổi tiếng ở khu vực miền Bắc xinh đẹp. Lễ hội đèn trời là một sự kiện tôn giáo, nơi nhiều loại đèn lồng được treo trước cửa nhà để thể hiện lòng thành kính đối với Đức Phật, bao gồm cả đèn trời để thờ các vị thần trên trời cao. Điểm nổi bật của lễ hội Yipeng là hoạt động thả đèn trời với mong muốn những chiếc đèn kia sẽ mang điều không may đi và chào đón một tương lai tươi sáng phía trước.


    • Thời gian diễn ra lễ hội: Thường tổ chức vào tháng 10 hằng năm
    • Địa điểm: Chiang Mai, Thái Lan
    Lễ hội đèn trời Yi Peng ở Chiang Mai (Tháng 10)
    Lễ hội đèn trời Yi Peng ở Chiang Mai (Tháng 10)
    Lễ hội đèn trời Yi Peng ở Chiang Mai (Tháng 10)
    Lễ hội đèn trời Yi Peng ở Chiang Mai (Tháng 10)
  9. Vào tháng 10 hàng năm, người dân tỉnh Chonburi, Thái Lan thường tổ chức lễ hội đua trâu truyền thống với niềm tin về một mùa màng bội thu. Lễ hội truyền thống này của người dân của tỉnh Chonburi, Thái Lan đã có cách đây hơn 140 năm và được tổ chức vào tháng 10 hàng năm. Người dân Thái Lan tin rằng lễ hội này sẽ giúp những chú trâu của họ khỏe mạnh, cường tráng hơn và cầu mong cho một mùa màng bội thu, con người có cuộc sống no đủ.


    Lễ hội bắt đầu bằng nghi lễ tỏ lòng biết ơn vì công sức của những chú trâu đã bỏ ra trong suốt một năm qua. Chiêm ngưỡng những người dân địa phương trong trang phục lễ hội và hàng loạt chú trâu bảnh bao sau khi được trang điểm là điều đặc biệt du khách có thể trải nghiệm khi tới đây. Khác với dáng vẻ chậm chạp bình thường, khi vào cuộc những chú trâu giống hệt những tay đua thực thụ.


    Những chú trâu được chọn phải là những chú trâu khỏe mạnh, to lớn, được chăm sóc với chế độ riêng, thậm chí còn được cho uống bia để tăng phần hăng máu trên đường đua. Những chú trâu trở nên xông xáo, hừng hực chạy hết tốc lực cho cuộc thi. Sự căng thẳng của những pha vượt ngoạn mục lôi cuốn người xem không kém gì các cuộc đua ngựa. Để giúp trâu chạy nhanh hơn, người điều khiển thường ngồi ở phía hông để nài và quất vào mông trâu với quyết tâm nhằm mong chú trâu của mình sẽ chiến thắng trong vòng tranh đua quyết liệt.


    • Thời gian diễn ra lễ hội: Thường được tổ chức vào tháng 10 hằng năm
    • Địa điểm: Tỉnh Chonburi, Thái Lan
    Lễ hội đua trâu ở tỉnh Chonburi (Tháng 10)
    Lễ hội đua trâu ở tỉnh Chonburi (Tháng 10)
    Lễ hội đua trâu ở tỉnh Chonburi (Tháng 10)
    Lễ hội đua trâu ở tỉnh Chonburi (Tháng 10)
  10. Lễ hội Loy Krathong là một trong những lễ hội lớn nhất và lâu đời nhất Thái Lan. Trong tiếng Thái, “Loy” là “thả”, “Krathong” là “hoa đăng”. Lễ hội này là dịp để người dân Thái Lan bày tỏ sự tôn kính, biết ơn tới thần nước Phra Mae Khongkha vì đã cung cấp nguồn nước dồi dào cho người dân, họ tin rằng Người luôn ở bên, che chở và ban phước cho cuộc sống của họ.


    Lễ hội hoa đăng Krathong Thái Lan sẽ được diễn ra vào ngày rằm tháng 12 âm lịch hàng năm nhằm tưởng nhớ tới vị thần nước. Sau khi người dân tổ chức làm lễ nữ thần sẽ cùng nhau tham gia thả đèn hoa đăng. Theo văn hóa Thái Lan, việc thả đèn xuôi theo dòng sông sẽ giúp xua tan những điều xui xẻo, cầu mong những may mắn và tốt đẹp sẽ đến trong cuộc sống.


    Đến Thái Lan khoảng thời gian này, bạn còn có cơ hội tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa như làm phước, biểu diễn âm nhạc, võ thuật…


    • Thời gian diễn ra lễ hội: Thường vào 15/12 âm lịch
    • Địa điểm: Khắp mọi nơi ở Thái Lan.
    Lễ hội hoa đăng Loy Krathong Thái Lan (Tháng 11)
    Lễ hội hoa đăng Loy Krathong Thái Lan (Tháng 11)
    Lễ hội hoa đăng Loy Krathong Thái Lan (Tháng 11)
    Lễ hội hoa đăng Loy Krathong Thái Lan (Tháng 11)



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |