Top 5 Lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào Chăm

Triệu Triệu Thành 713 0 Báo lỗi

Dân tộc nào cũng có lễ hội của mình. Lễ hội gắn liền những quan niệm tôn giáo. Đồng bào Chăm theo hai tôn giáo là Bà-la-môn và Islam là chính, do vậy với người ... xem thêm...

  1. Lễ hội Katê là lễ hội của người Chăm sinh sống ở các tỉnh Nam Trung Bộ, theo đạo Bà-la-môn. Đây là một lễ hội dân gian linh thiêng đặc sắc và rất quan trọng. Với ý nghĩa tưởng nhớ tổ tiên, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi và cầu mong cho sự hòa hợp lứa đôi, sự sinh sôi nảy nở của con người và vạn vật. Lễ hội thường được tổ chức trong ba ngày bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 theo lịch của người Chăm (khoảng 14,15 tháng 9 âm lịch). Người dân tập trung đông đảo tại các đền tháp cổ kính như tháp để thưởng thức các điệu múa nhạc dân gian trong kho tàng âm nhạc của người Chăm. Lễ hội được chia làm hai phần là phần lễ và phần hội:


    Các hoạt động trong lễ hội Katê:

    • Những nghi thức truyền thống trong phần Lễ như: Rước phục y, Lễ mở cửa tháp, Lễ tắm tượng Thần, Lễ mặc phục y cho tượng Thần,... giúp du khách có thể hình dung tổng quan về một nền văn hóa Chăm độc đáo.
    • Trong buổi lễ, tại các tháp lớn trong vùng như: Pô Klông Garai, tháp Pô Rôme, Pô Naga... thường có một ban nhạc và một ban múa nữ trình diễn những điệu múa chúc mừng sau khi các tu sĩ đã thực hiện xong các nghi lễ cần thiết và sau mỗi lần có người cầu nguyện xong. Ở đây có tục lệ là mỗi người đến cầu nguyện, van vái xong phải múa để hiến thần linh. Chính tục này đã góp phần bảo tồn múa Chăm.


    Lễ hội Katê diễn ra trong một không gian lớn, bắt đầu từ các đền, tháp đến làng, dòng họ và cuối cùng là gia đình. Katê tôn thờ các vị thần như Ppo Klaung Girai, Ppo Rome… - các vị thần tối cao sinh ra vạn vật, thần thánh hoá các nhân vật lịch sử của dân tộc Chăm.

    Tháp Pô Klông Garai - 1 trong những địa điểm diễn ra lễ hội Katê
    Tháp Pô Klông Garai - 1 trong những địa điểm diễn ra lễ hội Katê
    Lễ hội Katê của người Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận

  2. Lễ hội cầu mưa là lễ hội của đồng bào Chăm tỉnh Bình Định, Ninh Thuân. Người Chăm với quan niệm mọi biến chuyển của vũ trụ đều do Phật trời, thần linh hoặc ma quỷ điều khiển. Họ tổ chức lễ hội nhằm tạ ơn trời đất đã ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, đồng bào ấm no, khỏe mạnh. Lễ hội cầu mưa thường được tổ chức từ ngày 16 đến 20 tháng 2 âm lịch hàng năm, già làng sẽ là người chủ trì


    Đây là một nghi lễ độc đáo và quan trọng. Khi hạn hán kéo dài, nắng gắt, không có nước tưới lúa, cây trồng, người dân sẽ tổ chức lễ cầu mưa. Người dân có thể tế riêng tại ruộng của mình, tế riêng theo hộ gia đình hoặc cả làng, dân làng cùng nhau chuẩn bị lễ vật để cúng (trâu hoặc heo, nhưng trên đài tế luôn luôn phải có đầy đủ một đôi gà trống, hai ché rượu, một vòng sáp ong, một chén gạo và trầu cau...)


    Lễ cầu mưa được tổ chức ở trung tâm làng. Tất cả người dân trong làng đều có mặt, đại diện cho mỗi gia đình chạm và khấn trước những món đồ cúng, điều mà người Chăm H’roi quan niệm phải làm để thần linh biết mình là người của làng thì Thần linh mời phù hộ cho.


    Lễ hội Cầu mưa là dịp để người Chăm H'roi gặp gỡ nhau, là một lễ hội gắn kết cộng đồng rất đặc sắc.

    Người dân khấn trước những món đồ cúng
    Người dân khấn trước những món đồ cúng
    Lễ hội cầu mưa của người Chăm
  3. Lễ Ramadan là lễ của người Chăm Hồi giáo Islam ở An Giang, diễn ra trong thời gian một tháng, bắt đầu từ ngày 1/9 đến 30/9 theo lịch của Đạo Hồi, tương đương cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 dượng lịch. Vào dịp lễ hội này, người Chăm đi tảo mộ, mời tổ tiên ông bà về dự tết; bà con họ tộc thân hữu tụ tập chúc phúc lẫn nhau, cầu tổ tiên phù hộ, làm ăn phát đạt. Đây còn là dịp mà người Chăm tự kiểm điểm lại những hành vi đúng - sai của mình từ đó khắc phục, sửa chữa và sám hối. Trong suốt tháng này, người Chăm ăn kiêng (nhịn ăn, uống, nhịn hút thuốc lá,...) - chỉ ăn trước khi mặt trời mọc và sau khi mặt trời lặn.


    Tháng Ramadan còn được biết đến là tháng của những điều tốt lành, nhân ái, những hành vi cử chỉ nghĩa hiệp, giúp đỡ những người nghèo khó hơn mình. Trong Tháng Ramadan, mỗi ngày, các gia đình giàu có chuẩn bị hàng trăm suất ăn miễn phí và bày công khai, trang trọng tại các điểm công cộng để tặng người nghéo hoặc bất cứ người nào có nhu cầu ăn. Bởi vậy, nhiều người còn gọi Tháng Ramadan là Tháng của lòng nhân ái, Tháng tín nghĩa,...


    Người Chăm Islam coi đây là những ngày vui nhất, nhà nào cũng sẵn sàng cơm nước, chuẩn bị đầy đủ các đặc sản để chiêu đãi khách, bất kể người giàu hay nghèo, vui như Tết Nguyên Đán của người Việt vậy.

    Độc đáo Lễ tảo mộ trong Lễ Ramadan của người Chăm Islam
    Độc đáo Lễ tảo mộ trong Lễ Ramadan của người Chăm Islam
    Tháng Ramadan của người Chăm Hồi giáo Islam
  4. Tết Roya Haji hay còn gọi là Tết của sự yêu thương vầ tha thứ, là ngày Tết truyền thống của đồng bào Chăm Islam (từ 10-13/12 theo Hồi lịch). Trong những ngày lễ này, người Chăm tề tựu về hành lễ tại thánh đường rất đông, mổ bò, dê chia cho cả làng ăn Tết, tạo thành nét sinh hoạt văn hóa truyền thống hết sức độc đáo và thú vị, người Chăm thêm một tuổi mới.


    Các hoạt động trong Lễ Tết Roja Haji:

    • Những ngày Tết Roya Haji người Chăm mặc bộ trang phục truyền thống dân tộc đẹp nhất mà họ có.
    • Từ 7 giờ sáng ngày đầu tiên của nghi lễ, các nam thanh nữ tú từ 15 tuổi trở lên tập trung tại thánh đường để cử hành thánh lễ, sau đó mọi người bắt tay nhau để xin tha thứ để xin tha thứ lỗi lầm và xóa bỏ những hiềm khích trong năm qua.
    • Vào những ngày này, mọi người khi ra đường gặp nhau chào hỏi phải nói "Am má" (xin tha thứ) và người kia cũng phải đáp lại như vậy, nên ý nghĩa đầu tiên của ngày này là xin lỗi và tha thứ.
    • Đến Tết Roya Haji, hầu hết người Chăm đi làm ăn xa tranh thủ trở về quê sum họp. Mỗi gia đình, tín đồ Hồi giáo khá giả có của ăn của để, thực hiện nghi thức Kurbal, đó là mua gia súc (bò, dê, cừu) để hiến tế, phân phát cho các hộ nghèo trong làng, cùng chia sẻ niềm vui và tình yêu trong năm mới.

    Lễ tết Haji còn là tết tiễn những người học giỏi, có đức hạnh, có khả năng tài chính, hành hương về thánh địa Mecca. Trong đời tín đồ, ai cũng mong muốn được một lần hành hương về Mecca. Sau khi hành hương đến Mecca, tín đồ đó sẽ được mang tên Haji trước họ tên mình. Tín đồ nào không đủ điều kiện để đi Mecca thì tổ chức Haji tại thánh đường.

    Mọi người tập trung tại thánh đường để cử hành thánh lễ
    Mọi người tập trung tại thánh đường để cử hành thánh lễ
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  5. Lễ hội Tháp Bà Pô Nagar hay còn gọi là Lễ hội Thiên Y A Na Thánh Mẫu, là một lễ hội của dân tộc Chăm ở Khánh Hòa (từ 20 đến 23 tháng 3 âm lịch hàng năm). Lễ hội gắn liền với tục thờ Mẫu, là một trong ba vị nữ thần cai quản ba miền của Việt Nam: Miền Bắc với sự nổi trội của mẫu Liễu Hạnh, miền Trung với Thiên Y A Na Thánh Mẫu và miền Nam là Linh sơn Thánh Mẫu (Bà Đen). Đây là lễ hội nhằm tôn vinh tưởng nhớ vị nữ thần Thiên Y A Na Thánh Mẫu - người có công dạy người dân trồng lúa, chăn nuôi, dệt vải và đưa người Chămpa đến cuộc sống ấm no.


    Lễ hội này được tổ chức tại quần thể di tích Tháp Bà Ponagar Nha Trang, Khánh Hòa. Các nghi lễ chính của ngày hội gồm có:

    • Lễ tắm tượng (hay còn gọi là lễ mục dục), lễ thay y (còn gọi là lễ tế gia quan), diễn ra vào đúng giờ Ngọ của ngày 20/3 âm lịch.
    • Lễ thả hoa đăng diễn ra vào tối ngày 20 tháng 3 âm lịch, người dân thả những chiếc đèn lồng lấp lánh xuống sông để cầu cho những điều ước thành hiện thực.
    • Lễ cầu Quốc thái dân an: diễn ra sáng ngày 21 tháng 3 Âm lịch được tổ chức trang nghiêm và hướng đến những điều nhân văn, cao cả.
    • Tiếp đến là Lễ tế sanh (Dâng lễ Mẫu) sẽ diễn ra vào giờ Tý ngày 22 tháng 3 Âm lịch để dâng hương lễ Mẫu.
    • Tế lễ cổ truyền, lễ Khai Diênlễ Tôn vương: diễn ra ngày 23 tháng 3 Âm lịch, đoàn tế lễ gồm các hào lão và người dân Cù Lao (Xóm Bóng) dâng lễ theo nghi thức cổ truyền; Đoàn Tuồng biểu diễn lễ Khai Diên và Tôn vương ở sân khấu.

    Bên cạnh các nghi lễ thiêng liêng, các sự kiện văn hóa cũng làm tăng thêm sức hấp dẫn của lễ hội Tháp Bà Pô Nagar đặc biệt này. Trong thời gian diễn ra lễ hội, du khách được xem các điệu múa bóng và hát văn, diễn xướng văn nghệ trên sân khấu trước tháp chính của quần thể Tháp Bà Ponagar.

    Tượng Mẹ xứ sở Pô Nagar
    Tượng Mẹ xứ sở Pô Nagar
    Quần thể Tháp Bà Pô Nagar - nơi diễn ra lễ hội Tháp Bà Pô Nagar
    Quần thể Tháp Bà Pô Nagar - nơi diễn ra lễ hội Tháp Bà Pô Nagar



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |