Top 10 Lễ hội độc đáo nhất tại Nhật Bản
Nhật Bản là nước có nền văn hóa rất phát triển. Bên cạnh đó có những bản sắc dân tộc rất độc lạ, và thú vị. Nơi đây không chỉ biết đến với xứ sở của hoa anh ... xem thêm...đào, hay mùa thu Nhật Bản rực rỡ bên hàng cây lá phong đỏ, mà Nhật Bản còn hút khách bởi những lễ hội độc đáo. Cùng Toplist tìm hiểu một số lễ hội có một không hai này nhé.
-
Lễ hội múa Bon yên lặng được tổ chức vào giữa tháng 8 tại thành phố Otamachi, tỉnh Aichi. Khác với không khí sôi động thường thấy, lễ hội này lại diễn ra trong không khí yên lặng. Các vũ công lẫn người tham dự đều nhảy múa theo điệu nhạc thông qua chiếc tai nghe riêng kể từ năm 2009. Nguyên nhân là do một số người già trong thành phố than phiền rằng bữa tiệc quá ồn ào và ảnh hưởng đến giấc ngủ của họ.
Nhưng giờ đây, mọi người – từ già trẻ trai gái lớn bé – đều nhảy theo điệu nhạc truyền thống của Nhật Bản được truyền bằng máy phát FM đến tai nghe không dây được phát cho mỗi người tham gia.
-
Lễ hội thanh tẩy mùa đông được tổ chức vào tháng 1 ở đền Teppozu Inari, trung tâm thủ đô Tokyo. Lễ hội này thu hút khoảng 100 người tham gia, gồm cả đàn ông lẫn phụ nữ ở tất cả mọi độ tuổi nhưng phần lớn vẫn là đàn ông. Trang phục tham dự của nam là khố và băng cột đầu trong khi nữ thì mặc quần áo lót. Họ sẽ phải ngâm mình trong một hồ nước lạnh tại đền, hắt nước lên người khác rồi sau đó ôm một cục băng lớn. Nghi lễ thanh tẩy mùa đông này được cho là có thể thanh lọc cơ thể, linh hồn và đem lại may mắn cho người tham dự.
Nghi thức này được tổ chức ở nhiều nơi tại Nhật Bản, ở một số nơi, người ta không ôm băng mà chôn mình dưới tuyết trắng, đứng dưới thác hoặc không ngủ trong vài ngày liền. Những lễ hội như thế này được tổ chức để rèn luyện sức khỏe, dũng khí, tính kiên nhẫn của người Nhật.
-
Lễ hội Sumo dọa trẻ con có tuổi đời 400 năm, diễn ra ở rất nhiều thời điểm trong năm và ở nhiều tỉnh trên cả nước. Người Nhật Bản tin rằng tiếng khóc to của trẻ em có khả năng xua đuổi những linh hồn quỷ dữ và thanh tẩy các ngôi đền. Trong lễ hội, các võ sĩ sumo đồ sộ và to lớn sẽ tập hợp lại và đối đầu với nhau. Họ phải thi nhau dọa cho em bé khóc trong vòng 4 giây. Người thắng cuộc là người làm cho đứa trẻ của anh ta khóc đầu tiên. Nếu các võ sĩ Sumo chịu trước em bé, một trọng tài trung lập sẽ xuất hiện để dọa nạt đứa trẻ.
Lễ hội này bao gồm 2 đấu thủ nhí dưới 1 tuổi đối mặt nhau trong vòng tròn đấu vật. Một sumo trưởng thành sẽ bế một bé và cố gắng làm cho bé khóc. Họ sẽ tạo ra những tiếng động lớn, đeo mặt nạ đáng sợ làm cho bé khóc. Phí đăng ký tham dự ít nhất là 15.000 yên (khoảng 3.000.000VND), bao gồm bùa hộ mệnh và món quà nhỏ.
-
Truyền thống này bắt nguồn từ năm 1969, để tổ chức một lễ hội người dân trở nên thân thiết, gần gũi nhau hơn. Trong lễ hội diễn ra vào tháng 7 này, các vũ công sẽ vẽ mặt lên bụng bằng sơn và trang phục rồi giấu đầu của họ bên dưới những chiếc mũ khổng lồ. Từ số người tham gia vẻn vẹn 11 người trong những năm đầu, lễ hội Heso Matsuri kéo dài 2 ngày vào năm 2016 đã thu hút tới hơn 5.000 người. Năm nay, lễ hội sẽ diễn ra vào 2 ngày 28 và 29/7.
Để tham gia lễ hội, ngoài đăng ký theo đoàn của công ty hoặc theo địa phương, những ai có nguyện vọng đều có thể đăng ký vào lúc 3-5 giờ chiều cùng ngày diễn ra lễ hội. 100 người đăng ký đầu tiên sẽ có được tấm vé tham dự. Phí tham gia là 2000 yên, đã bao gồm chi phí vẽ mặt lên bụng và phục trang, đồng thời phục trang được phép mang về làm kỷ niệm. Trường hợp tự túc trang phục, chi phí vẽ được tính chỉ 500 yên.
-
Lễ hội Chửi rủa diễn ra vào tháng 12 hoặc tháng 1 tại nhiều đền như đền Saishoji, đền Atago, đền Haushiwake. Trong lễ hội 300 năm tuổi này tại đền Atago trên núi Atago, những người tham dự phải đi theo 13 người ăn mặc như yêu tinh lên núi rồi... chửi xối xả vào họ suốt dọc đường đi. Khi lên đến đỉnh núi, họ sẽ nhận được lời chúc phúc của một nhà sư Thần đạo.
Tại đền Saishoji lại được tổ chức vào đêm Giao thừa khi đoàn người tham dự cùng nhau leo núi khoảng 40 phút để đến ngôi đền và tha hồ la hét, chửi rủa trên đường. Còn tại đền Hausiwake ở thành phố Yasawaga, người tham gia lại quay sang chửi lẫn nhau để ăn mừng lễ hội.
-
Bắt nguồn từ 350 năm trước, khi cư dân của thị trấn Notocho bỗng nhiên mắc phải một dịch bệnh bí ẩn. Một nhà sư địa phương đã khuyên người dân thực hiện lễ hội này, trong đó bao gồm các hành động điên cuồng như đập vỡ những đền thờ di động, ném lồng đèn xuống dòng sông chảy qua thị trấn. Ngày nay nó diễn ra vào tháng 7 tại đền Yasaka Jinja, tỉnh Ishikawa.
Trong lễ hội Lửa và Bạo lực (Abare Matsuri), người tham dự được khuyến khích hành xử càng điên rồ càng tốt để xua đuổi những linh hồn quỷ dữ và thu hút những linh hồn hiền hòa.
-
Paantu Punaha là lễ hội xua đuổi điềm gở có lịch sử kéo dài cả trăm năm diễn ra vào đầu tháng 9 tại TP Miyakojima, tỉnh Okinawa. Trong lễ hội này, ba người đàn ông sẽ mang mặt nạ giống thổ dân, ăn mặc như một linh hồn nửa thần nửa quỷ và phủ bùn lên toàn bộ cơ thể. Sau đó, họ bắt đầu rượt theo cả người lớn lẫn trẻ em rồi trét bùn lên mọi thứ mà họ đi ngang qua, từ nhà cửa đến xe cộ.
Người Nhật Bản quan niệm rằng được một pantsu đụng vào trong lễ hội sẽ đem đến may mắn trong năm sắp tới. Hiện chính quyền thành phố buộc phải thông báo ngày diễn ra lễ hội sau khi nhận được hàng loạt lời phàn nàn từ các du khách bị trét bùn lên người.
-
Lễ hội Nabe Kanmuri dịch nôm na là lễ hội đội… nồi lẩu nabe diễn ra vào ngày 3 tháng 5 hàng năm tại đền Chikuma ở tỉnh Shiga. Đó là một đoàn người đi dọc bờ hồ Biwa, bao gồm các bé gái 8 tuổi mặc quần áo thời Heian có màu đỏ và xanh lá, đội mũ sắt hình cái nồi. Tại sao lại đội mũ hình nồi? Vì đó là tượng trưng cho việc dâng thực phẩm cho các vị thần để đổi lấy vận may.
Người Nhật tin rằng nồi là biểu tượng cho một phụ nữ trẻ trung, trinh nguyên. Theo truyền thuyết, từ xưa, mỗi khi đến đền thờ cúng, phụ nữ sẽ mang theo số nồi bằng với số lượng những người đàn ông mà mình có quan hệ.
-
Trong lễ hội thường niên này, những bức tượng khổng lồ có hình bộ phận sinh dục nam được trưng bày ở khắp nơi trong thành phố Kawasaki trong khi bánh kẹo, kẹo mút, rau quả và đồ trang trí có hình "của quý" cũng được bày bán rộng rãi để tôn vinh bộ phận sinh sản của phái mạnh.
Tương truyền, lễ hội này bắt nguồn từ truyền thuyết về một thợ rèn chế tạo ra dương vật bằng thép để cứu một phụ nữ trẻ bị con quỷ răng nhọn chiếm giữ. Một câu chuyện khác thì cho rằng lễ hội Kanamara tôn vinh một nữ thần Thần đạo bị cháy nửa thân dưới khi hạ sinh một thần lửa và được 2 vị thần sống ở đền Kanayama cứu chữa.
Ngày nay, Lễ hội Dương vật thép (Kanamara Matsuri) của Nhật Bản là để tôn vinh sự sinh sản và sinh con an toàn, đồng thời nêu cao nhận thức của cộng đồng về các bệnh lây qua đường tình dục.
-
Lễ hội Cười được tổ chức hàng năm tại đền Nyu, là một sự kiện văn hóa của tỉnh Wakayama được tổ chức nằm mang đến sự may mắn cho mọi người thông qua tiếng cười và tiếng cổ vũ.
Truyền thuyết kể rằng vị thần địa phương Niutsuhime no Mikoto đã đến muộn trong các cuộc họp của các vị thần. Những vị thần khác đã cười nhạo cô. Xấu hổ, cô nhốt mình trong đền Nyu trong đau khổ. Vì muốn động viên cô mà dân làng đã tập trung bên ngoài đền thờ và cùng nhau cười cho đến khi nữ thần xuất hiện. Tiếng cười của họ đã lấy lại niềm vui cho vị thần và đó là nguồn gốc ra đời của lễ hội.
Vào ngày diễn ra lễ hội, một người sẽ hóa trang thành chú hề, dẫn theo kiệu Mikoshi, vũ công và những người tham gia cùng đến đền Nyu. Trên đường đi, họ sẽ cười đùa lớn tiếng và khi đến đền thờ, tất cả họ phá lên cười trước bàn thờ vị thần.