Top 10 Làng nghề truyền thống lâu đời nhất miền Bắc Việt Nam

Hương Merino 16043 1 Báo lỗi

Ở đâu đó ta tìm về cho mình một khoảng rất riêng, rất yên bình, ta đi tìm những nét đẹp hoài cổ, lắng đọng trong không gian của những làng nghề truyền thống ... xem thêm...

  1. Top 1

    Làng lụa Vạn Phúc Hà Đông

    Làng lụa Hà Đông hay chính là Làng lụa vạn phúc hà Đông, nay thuộc phường Vạn Phúc, thuộc quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km. Đây là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng từ xa xưa, có nhiều mẫu hoa văn và lâu đời bậc nhất Việt Nam. Lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các đời vua nhà Nguyễn.


    Nằm bên bờ sông Nhuệ, làng lụa Vạn Phúc vẫn còn giữ được ít nhiều nét cổ kính quê ngày xưa như hình ảnh chiếc giếng làng với những bông hoa sen, cạnh cây đa cổ thụ, buổi chiều vẫn họp chợ trước đình. Làng lụa Vạn Phúc từ lâu đã rất nổi tiếng với nghề dệt lụa truyền thống. "Lụa Hà Đông" cũng như các sản phẩm thủ công truyền thống của các làng nghề Hà Nội, thường được nhắc đến trong thơ ca xưa. Trong nhiều gia đình, khung dệt cổ vẫn được giữ lại, xen lẫn với các khung dệt cơ khí hiện đại.

    Lụa Vạn Phúc
    được giới thiệu lần đầu ra quốc tế tại các hội chợ Marseille (1931) và Paris (1938), được người Pháp đánh giá là loại sản phẩm tinh xảo của vùng Đông Dương thuộc Pháp, rất được ưa chuộng tại các nước Pháp, Thái Lan, Indonesia... Từ 1958 đến 1988, sản phẩm lụa Vạn Phúc hầu hết được xuất sang các nước Đông Âu; từ 1990 xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới, thu ngoại tệ về cho đất nước. Cửa hàng bán lụa tơ tằm mọc lên ngày càng nhiều, hình thành ba dãy phố lụa với hàng trăm cửa hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách.

    Làng lụa Vạn Phúc Hà Đông
    Làng lụa Vạn Phúc Hà Đông
    Làng lụa Vạn Phúc Hà Đông
    Làng lụa Vạn Phúc Hà Đông

  2. Top 2

    Làng tranh Đông Hồ - Bắc Ninh

    Làng tranh Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh) nằm bên bờ sông Đuống êm đềm, từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm tranh dân gian, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, và là dòng tranh được biết đến nhiều nhất ở Việt Nam. Làng Đông Hồ nổi tiếng với dòng tranh khắc gỗ dân gian đặc sắc được nhiều người cả trong và ngoài nước biết đến, với những bức tranh từ lâu đã đi vào đời sống tinh thần bao người dân Việt.


    Nét dân gian của tranh Đông Hồ còn nằm ở màu sắc và chất liệu giấy in. Giấy được làm từ vỏ con điệp, một loại sò vỏ mỏng ở biển, trộn với hồ (hồ được nấu từ bột gạo tẻ, hoặc gạo nếp, có khi nấu bằng bột sắn - hồ dùng để quét nền tranh thường được nấu loãng từ bột gạo tẻ hoặc bột sắn, hồ nấu từ bột nếp thường dùng để dán) rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó, công đoạn khá là công phu, tỉ mỉ đòi hỏi sự khéo tay của người thợ lành nghề.


    Rồi đến công đoạn chuẩn bị màu sắc, sao cho tranh thật tự nhiên phải là những gam màu cơ bản, không pha trộn thường được chế từ than của lá tre, xanh của lá chàm, vàng của hoa hòe, đỏ của gỗ vang, chỉ 4 gam màu không pha trộn và vì số lượng màu tương ứng với số bản khắc gỗ. Tranh Đông Hồ tinh xảo tạo nên nét tinh hoa văn hóa dân gian Việt, không chỉ khách trong nước yêu thích và tìm mua, tranh làng Hồ còn được du khách nước ngoài mua rất nhiều mỗi khi đặt chân đến mảnh đất kinh kỳ này. Tại đây, du khách còn được nghe giới thiệu về những giá trị văn hóa đặc sắc của nghề làm tranh dân gian Đông Hồ, và có thể trải nghiệm tự tay in tranh, cũng như mua sắm những bức tranh ưng ý.

    Tranh dân gian Đông Hồ nét tinh hoa văn hóa dân gian Việt
    Tranh dân gian Đông Hồ nét tinh hoa văn hóa dân gian Việt
    Làng tranh Đông Hồ - Bắc Ninh
    Làng tranh Đông Hồ - Bắc Ninh
  3. Top 3

    Làng nghề cói Kim Sơn - Ninh Bình

    Làng nghề dệt cói Kim Sơn (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) là vùng đất nổi tiếng với nghề trồng cói, làm đồ cói đã có từ lâu đời. Nghề dệt cói Kim Sơn gắn liền với thiên nhiên, bởi nguyên liệu để làm nên những sản phẩm từ cói cũng giản dị như thiên nhiên ở vùng đất này.


    Đối với những người trồng cói, cây cói gắn bó với nghề, với người thợ suốt cả cuộc đời cần lao. Thế mạnh của nghề trồng cói và dệt cói ở Kim Sơn là sản xuất ra những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ nhân dân. Do vậy, nghề này tuy cực nhọc nhưng không hề mai một.


    Tính đến nay, sản phẩm cói mỹ nghệ của Kim Sơn đã có mặt ở hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới… Tin rằng với bản lĩnh và tình yêu vô cùng lớn đối với nghề qua thăng trầm hàng trăm năm, bà con nơi đây vẫn son sắt một niềm tin tiếp tục đưa nghề truyền thống này ngày một phát triển lớn mạnh và tiến xa hơn nữa.


    Đồ thủ công mỹ nghệ từ cói là những sản vật tinh tế của mảnh đất Hoa Lư
    Đồ thủ công mỹ nghệ từ cói là những sản vật tinh tế của mảnh đất Hoa Lư
    Những sợi cói được nhuộm màu và phơi trước khi đan
    Những sợi cói được nhuộm màu và phơi trước khi đan
  4. Top 4

    Làng gốm Gia Thủy - Ninh Bình

    Làng gốm Gia Thủy, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình có tuổi đời khoảng 50 năm. Nghề truyền thống này phát triển tại địa phương bởi những người thợ gốm có gốc gác Thanh Hóa. Sở dĩ Gia Thủy được chọn để phát triển nghề gốm bởi có chất đất sét đặc trưng, phù hợp với nghề gốm. Trải qua nhiều năm thăng trầm, đến nay nghề gốm Gia Thủy vẫn đứng vững và ngày càng phát triển mạnh. Sản phẩm được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đi nước ngoài. Để làm ra được một sản phẩm gốm phải trải qua rất nhiều công đoạn.


    Mỗi công đoạn làm gốm yêu cầu người thợ cần có sự tỉ mỉ, cẩn thận tránh sai sót. Đất sét khi lọc qua nước sẽ được loại bỏ tạp chất, cô đặc rồi đem phơi đủ độ ẩm. Công đoạn phơi đất cần cần thận bởi đất phơi khô quá cũng không làm được gốm mà ướt quá cũng khó làm gốm. Tùy thuộc vào từng loại sản phẩm mà người thợ sẽ nặn đất theo mẫu khác nhau. Thông thường để làm ra những chiếc vò, chum, vại người thợ sẽ nặn đất thành những thớ dài và tròn để khi đưa lên bàn xoay ghép lại với nhau được dễ dàng hơn.


    Những năm trở lại đây, nhu cầu mua bình, vò, chum sành để ngâm rượu tăng cao vì rượu khi ngâm vào bình gốm sành sẽ khử được chất độc, làm giảm nồng độ rượu, an toàn cho người sử dụng. Vì thế, nghề gốm Gia Thủy sản xuất nhộn nhịp hơn trước kia. Các cơ sở sản xuất làm quanh năm cũng không đủ hàng cung ứng ra thị trường.


    Theo nghệ nhân Nguyễn Thị Mai, từng công đoạn làm gốm, người thợ gửi hồn mình vào những cục đất vô tri vô giác để tạo nên một sản phẩm gốm hoàn chỉnh và có hồn. Từ những sản phẩm làm vật dụng bình thường hay những sản phẩm mỹ nghệ thì người thợ cần phải có lòng đam mê và tâm huyết với nghề.

    Làng gốm Gia Thủy là những sản phẩm tinh tế, kỹ thuật điêu luyện, là cả tình người lắng đọng.
    Làng gốm Gia Thủy là những sản phẩm tinh tế, kỹ thuật điêu luyện, là cả tình người lắng đọng.
    Làng gốm Gia Thủy - Ninh Bình
    Làng gốm Gia Thủy - Ninh Bình
  5. Top 5

    Làng hoa Hạ Lũng - Hải Phòng

    Làng hoa Hạ Lũng Hải Phòng cách trung tâm thành phố Hải Phòng chừng 6 km có một làng hoa mang tên Hạ Lũng. Vườn hoa thuộc ở phường Đằng Hải, quận Hải An. Dường như ở đây có thể xem là làng hoa nổi tiếng và có truyền thống bậc nhất ở Hải Phòng mà không có một làng hoa thứ hai nào hơn được. Nhắc đến cái tên Hạ Lũng là người dân Hải Phòng ai ai cũng biết ở đó chính là nơi ngàn hoa đua nhau sắc thắm. Những ruộng hoa rộng và dài tít tắm như được những người dân có kinh nghiệm lâu năm trong nghề trồng hoa chăm sóc kỹ lưỡng.


    Ngay từ những năm 1960 – 1970, thì người dân ở đây đã trồng hoa để tô điểm cho đất trời. Khi ấy các loài hoa được trồng phổ biến đó chính là hoa cúc, cúc vạn thọ, thược dược, lay ơn,…đều là những loài hoa có sức sống mãnh liệt, ngoài ra hoa cúc họa mi như thể hiện được sự thanh khiết của mình trong vô vàng các màu hoa sắc thắm kia.


    Hiện nay thì do chính quá trình đô thị hoa diễn ra nhanh chóng thì cũng ảnh hưởng ít nhiều đến việc trồng hoa của làng hoa này. Diện tích trồng hoa của Hạ Lũng bị thu hẹp và chia nhỏ dần đi theo các thời kỳ. Và cho đến nay, làng có khoảng 30% hộ trồng hoa trên tổng diện tích 30ha. Tuy diện tích bị thu hẹp nhưng những vườn hoa vẫn được chăm sóc kỹ lưỡng, những bông hoa tươi sắc như cứ vươn mình ra đón ánh nắng mặt trời và phả vào trong làn gió hương thơm dịu nhẹ.


    Nếu như có dịp về đất Cảng thăm thú biển, rừng, ăn những món ăn vặt nổi tiếng như bánh đa cua, sủi dìn Hải Phòng,…thì hãy ghé về Hạ Lũng những ngày giáp Tết, bạn vừa được thư thả ngắm hoa, vừa có được những bức hình tuyệt đẹp đó!

    Tiếng thơm một làng hoa đất Cảng
    Tiếng thơm một làng hoa đất Cảng
    Làng hoa Hạ Lũng - Hải Phòng
    Làng hoa Hạ Lũng - Hải Phòng
  6. Top 6

    Làng nghề hương trầm Cao Thôn - Hưng Yên

    Nằm cách Hà Nội chừng 40 km, làng hương Cao Thôn thuộc xã Bảo Khê, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, là một trong những làng nghề làm hương lớn nhất cả nước.

    Làng Cao Thôn hay còn được biết đến với tên gốc là Thôn Cao, nằm sát đê tả sông Hồng với cảnh sắc thanh bình. Nơi đây được xem là cái nôi của nghề làm hương truyền thống lâu đời ở Việt Nam. Theo các bậc cao niên, nghề làm hương do bà Đào Thị Khương, người Cao Thôn, truyền dạy lại cho người dân trong làng. Bà được tôn là tổ nghề hương của vùng và hiện được thờ tại nhà thờ tổ họ Đào, làng Cao Thôn.

    Nghề làm hương ở Cao Thôn
    hoạt động suốt quanh năm ngày tháng, giải quyết việc làm cho 600 lao động trong thôn và một số vùng xung quanh. Nghề làm hương không kén nhân lực, nên tận thu được tất cả sức lao động nhàn rỗi, ai cũng có thể tham gia sản xuất được. Sản lượng hương xạ của cả làng đạt xấp xỉ 10 triệu nén/năm.

    Là làng nghề truyền thống lâu đời, bởi vậy, những năm gần đây, Thôn Cao còn là một trong địa chỉ đỏ trong hành trình du lịch tỉnh Hưng Yên của du khách gần xa. Tại đây, mọi người sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động hấp dẫn. Ông Nguyễn Như Khanh cho biết: "Mới đây có đoàn khách Anh về đây thăm quan, tôi trực tiếp dẫn đoàn đi giới thiệu trong vòng vài tiếng và tham quan một số hộ. Họ được xem quá trình sản xuất, được tự làm, tự thắp nên rất thích. Ngoài ra, làng có quần thể đẹp, đường ngõ sạch đẹp, đình chùa giữ lại được cảnh quan thời xưa vẫn còn nguyên nên các đoàn rất thích. Tới đây sẽ có thêm nhiều đoàn tham quan của nước ngoài về làng."

    Nghề làm hương truyền thống ở làng Cao Thôn - Hưng Yên
    Nghề làm hương truyền thống ở làng Cao Thôn - Hưng Yên
    Làng nghề hương trầm Cao Thôn - Hưng Yên
    Làng nghề hương trầm Cao Thôn - Hưng Yên
  7. Top 7

    Nghề nấu rượu làng Vân - Bắc Giang

    Rượu làng Vân ủ từ nếp cái hoa vàng từ xưa đã nổi tiếng với danh xưng “mỹ tửu” nổi danh nhất xứ Kinh Bắc, là loại rượu tiến cống cho vua nên còn được gọi là vương tửu. Mặc dù người nấu rượu làng Vân cũng chưng cất nhiều loại rượu từ các loại gạo, sắn hay các loại nguyên liệu khác nha. Nhưng loại rượu được ủ và chưng cất từ nếp cái hoa vàng mới chính là thương phẩm có giá trị cao nhất.


    Nghề nấu rượu tại làng Vân đã có lịch sử hàng trăm năm với bí phương gia truyền được truyền thừa từ đời này sang đời kia. Dù ngày nay không còn nấu rượu để tiến cống, nhưng với mỹ danh lan xa, thương hiệu rượu làng Vân Bắc Giang khi nhắc đến cũng đủ làm cho những người yêu rượu cảm thấy ngất ngây.

    Để có thể tạo ra loại rượu làng Vân từ nếp cái hoa vàng, tất cả những công đoạn từ việc chọn gạo nếp, chọn men, ủ rượu, chưng cất… đều được thực hiện một cách tỉ mỉ. Bí quyết nấu rượu này chính là từ loại men độc đáo chỉ ở làng Vân mới có. Mặc dù sẽ khá tốn thời gian, nhưng các bước làm rượu làng Vân sẽ đem đến cho những ai yêu thích loại vương tửu này cảm nhận được sâu sắc cảm giác rất là “vua chúa” khi được thưởng thức loại rượu này.


    Trong cơ chế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh trở nên khốc liệt. Thế nhưng, với thương hiệu nổi tiếng và được khẳng định bằng chất lượng, rượu Vân Bắc Giang vẫn có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong và ngoài nước. Rượu làm ra đến đâu, tiêu thụ hết đến đó. Khắp mọi miền đất nước, trong các nhà hàng, khách sạn lớn nhỏ, quán bình dân... đâu đâu cũng có sự xuất hiện của loại rượu mang nhãn mác Rượu Vân Bắc Giang.

    Rượu làng Vân chưa uống đã say lòng người
    Rượu làng Vân chưa uống đã say lòng người
    Nghề nấu rượu làng Vân - Bắc Giang
    Nghề nấu rượu làng Vân - Bắc Giang
  8. Top 8

    Làng dát vàng Kiêu Kỵ Gia Lâm - Hà Nội

    Kiêu Kỵ là làng nằm trong vùng châu thổ sông Hồng. Xưa kia, người dân Kiêu Kỵ cũng làm nghề trồng lúa nước và nghề phụ là nghề dát bạc quỳ vào những lúc nông nhàn. Ngày nay, do nhu cầu phát triển của xã hội, nghề dát vàng bạc quỳ đa trở thành nghề chính và mang lại thu nhập chủ yếu cho phần lớn hộ dân trong làng.

    Trong những năm gần đây, nghề làm quỳ vàng bạc của làng Kiêu kỵ đã phát triển thành hai loại: Làm quỳ vàng, quỳ bạc cựu và làm quỳ vàng, quỳ bạc tân. Trong đó quỳ vàng bạc cựu làm từ bạc thật còn quỳ vàng bạc tân được làm từ thiếc. Làm vàng quỳ khó hơn nhiều công đoạn hơn bạc quỳ nên không phải hộ gia đình nào cũng làm được. Hiện sản xuất kinh doanh vàng quỳ chỉ còn vài hộ gia đình còn giữ được trong khi đó bạc quỳ thì có cả trăm hộ. Hầu hết những người làm bạc quỳ là những nghệ nhân Lê Bá Trung, Lê Văn Vòng truyền dạy.

    Đặc biệt để lưu trữ và phát triển nghề, hai nghệ nhân vẫn tổ chức lớp dạy nghề cho thanh niên trong làng và dạy các lớp do Sở Công thương và Trung tâm Khuyến nông Hà Nội tổ chức. Nhờ đó, nghề truyền thống của làng Kiêu Kỵ được truyền cho tới ngày nay.

    Làng dát vàng Kiêu Kỵ Gia Lâm - Hà Nội
    Làng dát vàng Kiêu Kỵ Gia Lâm - Hà Nội
    Để có được sản phẩm ưng ý phải trải qua rất nhiều công đọan của thợ thủ công lành nghề
    Để có được sản phẩm ưng ý phải trải qua rất nhiều công đọan của thợ thủ công lành nghề
  9. Top 9

    Làng miến Cự Đà

    Cách trung tâm Thủ đô khoảng 20km, làng Cự Đà, Thanh Oai, Hà Nội không chỉ được biết là một không gian văn hóa độc đáo, nơi vẫn còn lưu giữ được nhiều ngôi nhà cổ vẹn nguyên lối kiến trúc Việt ở vùng Đồng bằng Bắc bộ, mà còn được biết đến là một làng nghề sản xuất miến lớn nhất tại miền Bắc. Làng Cự Đà nổi tiếng với nghề làm miến và nghề làm tương truyền thống. Có gần 400 hộ dân đang sống nhờ vào hai nghề này.

    Theo nhiều bậc cao niên ở Cự Đà, nghề làm miến từ dong riềng (hay còn gọi là củ đót) ở Cự Đà đã có từ "dăm bảy chục năm" trở lại đây. Sợi miến Cự Đà có đặc điểm rất dễ nhận là thường có màu vàng óng hoặc trắng mịn; khi nấu lên có vị thơm ngon, giòn và dai rất vừa miệng. Đặc biệt, sợi miến không bị nở trương hay nát vỡ khi người nội trợ nào "lỡ tay" nấu hơi lâu trên bếp.

    Tìm về với Cự Đà vào những ngày nắng đẹp, không chỉ có những thương lái đến cất hàng mà còn có cả những nghệ sỹ nhiếp ảnh, khách du lịch... Họ tìm đến Cự Đà để lưu lại những khoảnh khắc đẹp tuyệt vời của những bức mành được làm bằng sợi miến óng vàng đang dệt nên nắng mới buông trải trên những dây phơi, giá đỡ bên tường, trong sân những ngôi nhà cổ có tuổi đời cả trăm năm.

    Làng miến Cự Đà
    Làng miến Cự Đà
    Làng miến Cự Đà
    Làng miến Cự Đà
  10. Làng Văn Lâm xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình được cho là nơi phát tích, hội tụ đầy đủ nhất những tinh hoa của nghề thêu ren với những bàn tay vàng đã được Hiệp hội làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam công nhận. Trải qua hàng thế kỷ người dân nơi đây vẫn lưu giữ nghề truyền thống và phát triển bằng những sản phẩm thêu tay độc đáo có độ tinh xảo cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.


    Là làng nghề nằm trong vùng Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An, ngay tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Văn Lâm có nhiều điều kiện thuận lợi để đưa nét văn hóa làng nghề cũng như những sản phẩm truyền thống đến gần hơn với du khách và bạn bè quốc tế.


    Trước đây, người dân làng Văn Lâm chuyên thêu các sản phẩm phục vụ nghi thức, nghi lễ trong đời sống văn hóa tâm linh, đặc biệt là trong lễ hội: quần, áo, mũ của đội tế; tàn, lọng, y môn trong các ngôi đình, đền đều có sự đóng góp, sáng tạo của người thợ thêu làng Văn Lâm. Trải qua những thăng trầm của thời gian, người dân Văn Lâm vẫn quyết tâm gắn bó với nghề, đã có những bước đột phá mới trong mẫu mã, sản phẩm của mình. Từ chỗ chỉ thêu các đồ thờ trong các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, các nghệ nhân Văn Lâm đã đổi mới, sáng tạo thêm các loại hình sản phẩm mới: thêu những loại khăn trải bàn, khăn ăn phục vụ đa dạng hơn nhu cầu sử dụng hằng ngày của các tầng lớp trong xã hội.


    Ngày nay, làng nghề thêu ren Văn Lâm chuyên sản xuất các loại vật dụng trang trí nội thất, phục vụ đời sống sinh hoạt: rèm, khăn trải bàn, khăn ăn, vỏ chăn ga, gối, quần áo thời trang. Nhiều gia đình thêu ở Văn Lâm đã sáng tạo ra những loại hình sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu của khách hàng như các loại tranh thêu: tùng, cúc, trúc, mai, tranh sơn thủy hữu tình, tranh mừng thọ hay các loại tranh con vật. Hiện nay sản phẩm thêu ren của Văn Lâm đã có mặt ở cả trong, ngoài nước. Trong nhiều năm, số lượng hàng xuất khẩu sang các nước này có tỷ lệ lớn hơn so với mặt hàng tiêu thụ trong nước.

    Văn Lâm một làng nghề thêu ren truyền thống của Ninh Bình
    Văn Lâm một làng nghề thêu ren truyền thống của Ninh Bình
    Làng nghề thêu ren Văn Lâm - Ninh Bình
    Làng nghề thêu ren Văn Lâm - Ninh Bình



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |