Top 10 Làng nghề ở Thái Bình
Thái Bình không chỉ là một vùng đất quê lúa mà còn là một vùng đất nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống. Cùng Toplist ghé thăm một số làng nghề nổi ... xem thêm...tiếng, nơi chứa đựng những giá trị truyền thống tốt đẹp của ông cha ta để lại tại Thái Bình nhé!
-
Làng Hới (hiện nay là làng Hải Triều) xã Tân Lễ huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình là một làng nghề truyền thống với nghề làm chiếu Hới. Chiếu hới là sản phẩm chiếu dệt thủ công của làng Hới, từ lâu chiếu Hới đã trở thành một sản phẩm tiêu biểu không chỉ của một địa phương nhỏ mà còn là của toàn tỉnh Thái Bình.
Chiếu Hới có nhiều loại: chiếu cài hoa, chiếu đậu, chiếu trơn, chiếu cạp điều, chiếu đót, chiếu sợi xe... với nhiều kích cỡ khác nhau. Chiếu Hới không chỉ đẹp, bền mà còn có thể dùng đắp thay chăn, cũng rất ấm. Làng Hới dệt chiếu nhưng chỉ trồng đay mà không trồng cói. Đó là nét đặc biệt của làng chiếu này.
-
Làng Phương La hay còn được gọi là làng Mẹo là làng duy nhất trong 5 làng của xã Thái Phương huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình có nghề dệt. Làng Phương La (xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) có nghề dệt buôn bán lụa từ thời xa xưa. Xã Thái Phương, huyện Hưng Hà có 5 thôn đó là: Hà Nguyên, Nhân Xá, Xuân La, Trắc Dương và Phương La với dân số hơn 9.450 khẩu nhưng duy nhất chỉ có thôn Phương La có nghề dệt.
Khung cửi dệt lụa, dệt vải đã được cải tiến, người làng Phương La dệt lụa tơ tằm, dệt đũi, dệt lụa sa tanh bằng máy dệt đạp chân, máy dệt chạy bằng mô tơ điện, một ngày mỗi máy dệt được vài chục mét. Cũng nhờ nghề dệt mà làng Phương La trở thành một trong những làng "tỷ phú" của Thái Bình.
-
Làng chạm bạc Đồng Xâm thuộc xã Hồng Thái huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình. Là làng nghề chạm bạc nổi tiếng với những sản phẩm tinh xảo mang tính nghệ thuật cao. Nghề chạm bạc đã có ở đây cách đây 300 năm. Cách thành phố Thái Bình chừng 20km, làng nghề chạm bạc Đồng Xâm (xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) nằm nép mình bên dòng Đồng Giang hiền hòa. Về đến gần làng, du khách sẽ nghe văng vẳng đâu đó âm vang chạm khắc trong không gian yên bình của đồng quê.
Hàng chạm bạc ở Ðồng Xâm khác hẳn và nổi trội so với hàng bạc của các nơi khác ở các kiểu thức lạ về hình khối, dáng vẻ sản phẩm, ở các đồ án trang trí tinh vi mà cân đối, lộng lẫy mà nổi rõ chủ đề chính. Ðặc trưng của sản phẩm Ðồng Xâm là sự điêu luyện tế nhị và hoàn hảo tới mức tối đa.
-
Làng Thêu xã Minh Lãng huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình là một làng nghề nổi tiếng ở Thái Bình. Tại đây cả làng là một xưởng thợ. Từ trẻ em đến cụ già ai cũng biết thêu và đều là các thợ thêu chuyên nghiệp. Hiện tại có đến 70% hộ gia đình ở đây theo nghề thêu.
Thêu còn được hiểu là nghề dệt trang trí trên vải hoặc dùng các vật liệu khác như kim để may họa tiết qua các sợi chỉ hoặc sợi len. Những sản phẩm Kimono Nhật Bản, Hàn Phục đường nét thêu cực kỳ tinh xảo mà chỉ riêng tiền gia công của người thợ đã lên đến gần 1.000 đô la Mỹ ta mới thấy hết sự khéo léo, sáng tạo của người thợ thêu Minh Lãng.
-
Làng Nguyễn xã Nguyên Xá huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình là làng nổi tiếng với nghề làm bánh Cáy. Làng Nguyễn hay còn gọi là làng Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, là ngôi làng nổi tiếng về rối nước và nghề làm bánh cáy. Theo truyền thuyết dân gian ở đây, xưa kia bánh cáy là loại bánh được ăn vào dip Tết, do Bà Nguyễn Thị Tần con gái đời thứ 6 tộc họ Nguyễn Công, làng Nguyên Xá làm ra. Bà Nguyễn Thị Tần sinh năm 1724.
Bánh cáy được làm từ nếp cái hoa vàng cùng mạch nha, mứt dừa, vừng, lạc rang. Để làm ra một chiếc bánh Cáy dẻo thơm là cả một quá trình công phu, phức tạp và nhiều công đoạn. Ngày nay, bánh Cáy làng Nguyễn đã trở nên phổ biến, được coi như một sản vật quê hương đậm tình người dân quê lúa.
-
Làng nghề đan mũ ở xã Tây An huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình là làng nghề có hơn 1.500 công nhân. Đối với những người chỉ cần có chút sáng tạo thì có thể làm thành chiếc mũ đội đầu từ bất cứ chất liệu gì. Tuy nhiên để làm ra được chiếc mũ được khách hàng ưa chuộng, để bán được với số lượng lớn thì thật chẳng dễ dàng gì.
Nghề đan mũ ở Tây An nay đã lan rộng ra địa bàn hơn 20 xã trong huyện Tiền Hải, tạo việc làm cho hơn 1.500 người. Từ ngày có nghề đan mũ trẻ con ít chơi bời lêu lổng, người lớn ít uống rượu chè, cuộc sống nông thôn ở đây thay đổi đáng kể. Nhiều hộ gia đình trước đây khó khăn, từ khi có nghề đan mũ đan trở nên no ấm có gia đình còn tiết kiệm xây được nhà mới.
-
Được hình thành cách đây từ gần 400 năm trước, làng nghề dệt đũi xã Nam Cao huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình đã trở thành một làng nghề truyền thống ở nơi đây. Lúc đầu vải đũi được dùng để may thành quần áo tiêu thụ trong nước cho các nhu cầu của nhân dân và dùng trong các lễ hội. Sau này vải đũi đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Nghề dệt đũi đã có hơn 2.700 khung dệt, tạo việc làm cho gần 10.000 lao động ở các xã.
Các khung dệt thủ công này hầu hết đã được cơ giới hóa, điện khí hóa vừa giảm sức người lại cho năng suất cao hơn. Trong làng dệt đã hình thành 13 doanh nghiệp tư nhân, 30 tổ hợp dệt và 780 hộ cá thể chuyên dệt.
-
Tại xã Thượng Hiền huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình đã phát triển nghề mây tre đan trong và ngoài nước với tư duy vết dầu loang rất tiến bộ. Nghề mây tre đan truyền thống của xã có từ thế kỷ 18. Từ thời triều đình phong kiến thời nhà Nguyễn đến nay nghề mây tre đan ở Thượng Hiền được nhân dân duy trì, gìn giữ, truyền nghề từ thế hệ này sang thế hệ khác. Có nhiều gia đình có 5, 6 thế hệ liên tiếp làm nghề mây tre đan.
Mây, tre không chỉ có tính dẻo dai dễ tạo hình mà còn rất bền, các sản phẩm mây tre đan nếu biết giữ tuổi thọ của sản phẩm có thể trên cả tuổi thọ con người. Anh cũng cho rằng: Mây, tre không chỉ là nguyên liệu ứng dụng trong trang trí, nội thất, thời trang, vật dụng đời sống,… mà còn có thể sử dụng trong thiết kế công trình nhà ở.
-
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nghề đúc đồng ở thôn An Lộng xã Quỳnh Hoàng huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình vẫn được duy trì và lưu giữ những bí quyết, kỹ thuật đúc thủ công tinh xảo cổ truyền của dân tộc. Theo những người cao tuổi trong thôn kể lại thì nghề đúc đồng ở An Lộng có từ thế kỷ 18, được lưu truyền từ làng đúc đồng Chè Ðông thuộc tỉnh Thanh Hóa.
Các sản phẩm trước đây của làng chủ yếu là những đồ dùng sinh hoạt của nhân dân như xoong, nồi, chày, chảo; đồ thờ như chuông, tượng, lư hương.
-
Làm thảm len là một nghề truyền thống của xã Đông Sơn huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình. Nguồn nguyên liệu thảm len chủ yếu là tự nhiên như len lông cừu New Zealand được nhập khẩu trực tiếp từ New Zealand. Nó chính là loại thảm được làm từ những sợi len tự nhiên, như lông cừu thu hoạch rồi xử lý và kéo thành sợi. Sau đó lấy những sợi len đó để dệt nên những tấm thảm được gọi là thảm len.
Mỗi một tấm thảm được sản xuất là cả một công đoạn dài từ khâu vẽ mẫu đến phối mầu và lên khung dệt. Nghề làm thảm len đã thực sự mang lại lợi nhuận cao cho người dân nơi đây.