Top 10 Kỹ năng quan trọng cần thiết cho cuộc sống
Kỹ năng sống là một trong những yếu tố then chốt quyết định khả năng thành công của bạn, học những kĩ năng sống là một trong những khoản đầu tư đáng giá nhất ... xem thêm...mà bạn nên làm cho chính mình. Sau đây là danh sách 10 kỹ năng quan trọng mà bạn nhất định phải trau dồi cho bản thân nếu muốn thành công.
-
Quản lý thời gian là quá trình kế hoạch và thực hành việc kiểm soát một cách có ý thức một đơn vị thời gian dùng trong một hoặc một chuỗi các hoạt động cụ thể, để tăng tính hiệu quả, hiệu suất hay năng suất. Trong bất cứ môi trường nào, kỹ năng quản lí thời gian đều vô cùng hợp lí và cần thiết.
Trên thế giới này chỉ có một thứ duy nhất tạo hóa dành tặng cho chúng ta một cách công bằng đó là thời gian, mỗi người chúng ta đều chỉ có 24 giờ đồng hồ mỗi ngày. Nếu quản lí tốt thời gian sẽ giúp bạn nâng cao được hiệu quả công việc, cuộc sống của bạn lúc đó sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Quản lí thời gian tốt đồng nghĩa với việc bạn biết mình cần phải làm gì vào mỗi thời điểm cụ thể, không còn cảm thấy lo lắng, bực bội vì không thể làm hết các công việc của một ngày nữa. Thật tuyệt vời đúng không nào?
-
Đồng cảm là kỹ năng quan trọng nhất mà bạn có thể rèn luyện. Đức tính này sẽ giúp bạn có được những thành công lớn hơn cả trong cuộc sống cá nhân lẫn công việc và càng tập luyện nhiều, bạn càng hạnh phúc hơn nữa. Cuộc sống đầy những khó khăn vì vậy cần lắm những tấm lòng đồng cảm, sẻ chia. Điều này giúp cuộc sống của bạn thêm ý nghĩa và tôi luyện được nhiều nét đẹp trong con người bạn.
Đồng cảm là khả năng thấu hiểu và chia sẻ với người khác. Người biết đồng cảm với người khác chứng tỏ họ là con người đã trưởng thành, có hiểu biết, trải nghiệm nhiều. Là một người thành công nhất định phải có được sự đồng cảm với mọi người, tức là biết đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu cho họ. Có người đã từng nói: "cuộc sống sẽ nhẹ nhàng biết mấy khi chúng ta biết đặt mình vào vị trí của nhau". Người biết đồng cảm với người khác sẽ được mọi người quý mến và kính trọng.
-
Nhiều công trình của các nhà nghiên cứu như Martin Seligman, Robert Emmons và Micheal McCullough đã chỉ ra rằng: những người có lòng biết ơn sẽ có xu hướng yêu đời và chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao hơn những người không có thái độ rõ ràng. Họ biết ơn những gì mà cuộc sống mang đến cho họ, chính vì thế họ trân trọng mọi thứ mình đang có, họ làm việc đầy quyết tâm và năng lượng, họ ân cần và chu đáo với mọi người xung quanh hơn, và nhờ thái độ luôn lạc quan khi nhìn nhận về thế giới nên họ rất ít có khả năng bị trầm cảm, bi quan ngay cả khi gặp phải những mặt tiêu cực của xã hội.
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy có một mối liên hệ giữa sự biết ơn và bệnh tật (cụ thể ở đây là các bệnh liên quan đến tim mạch. Người có lòng biết ơn sẽ có tỉ lệ bệnh tật thấp hơn so với người khác. Khi biết trân trọng mọi thứ mà cuộc sống mang lại, bạn sẽ thấy mình hạnh phúc hơn rất nhiều đấy.
-
Ngay từ lúc sinh ra chúng ta hầu như đã được trang bị kĩ năng này rồi, một đứa trẻ sẽ khóc khi mà nó khát sữa, tiếng khóc là một tín hiệu của việc yêu cầu sự giúp đỡ. Nhưng đến khi lớn lên, chúng ta thường thích tự mình làm lấy những công việc mà đôi khi nằm ngoài khả năng giải quyết của bản thân. Tại sao ư? Vì chúng ta xem việc yêu cầu sự giúp đỡ từ người khác là tín hiệu của sự yếu đuối, sẽ bị người ta chê cười. Hoặc có thể là bạn sợ mang ơn người khác hay cũng có thể là bạn sợ rằng việc bạn yêu cầu ai đó giúp đỡ mình sẽ tạo thêm áp lực cho họ...
Chính vì vô vàn những lí do đó khiến cho bạn ngày càng mất đi kĩ năng này. Đồng ý rằng bạn không nên lúc nào cũng nhờ cậy người khác giải quyết vấn đề của mình, vì điều đó chứng tỏ bạn là một người thiếu lòng tự trọng, thụ động nếu không muốn nói là lợi dụng người khác. Tuy nhiên với những công việc nằm ngoài khả năng giải quyết của bạn thì việc nhờ người khác giúp đỡ là sự lựa chọn khôn ngoan. Tại sao bạn lại không nghĩ rằng: khi bạn nhờ người khác giúp đỡ chính là bạn đã cho họ một cơ hội để thể hiện lòng tốt và khả năng của họ, và chính bản thân bạn cũng sẽ nhận được một điều gì đó. Làm cho quan hệ giữa bạn và họ được gắn chặt thêm chút nữa.
-
Cùng với những kỹ năng quan trọng trên, kiên định cũng là một yếu tố cần có để giúp bạn thành công. Lúc nhỏ hầu hết tất cả chúng ta ai cũng có cho mình một ước mơ gì đó, có người thì ước mơ lớn lao, có người thì ước mơ giản dị, bình thường. Nhưng rồi theo thời gian, khi lớn lên chúng ta dần thờ ơ và lãng quên đi các ước mơ đó, có thể là vì chúng không phù hợp hay vì áp lực cuộc sống... Vì lí do gì thì chúng ta sẽ không bàn đến ở đây. Bạn không thành công đó là vì bạn không kiên định với mục tiêu ban đầu của mình. Kể cả khi bạn đã đạt được thành quả rồi sự kiên định cũng giúp cho bạn duy trì được nó một cách dài lâu.
Kiên định là sự bảo vệ tốt nhất chống lại những khó chịu không may mà bạn gặp phải trong cuộc đời, trong bước đường kinh doanh. Dù thất bại có theo sát gót bạn nhiều đến đâu chăng nữa thì kiểu gì bạn cũng sẽ đạt tới đỉnh của bậc thang xã hội.Không một ai chỉ gặp toàn những điều may mắn trong cuộc đời vì vậy bạn cần phải có sự kiên định thì mới có thể đi tới thành công. Sự kiên định sẽ giúp bạn có thể vượt qua bất cứ khó khăn, bất cứ sự thất bại nào. Không phải ngẫu nhiên người ta khẳng định “Trong cái rủi có cái may, Thất bại là mẹ thành công”. Hãy kiên định rồi thành công sẽ đến với bạn.
-
Lắng nghe là một kĩ năng quan trọng hàng đầu trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong giao tiếp, mình có biết được một câu chuyện của một nhân viên bán hàng người Mỹ rằng bí quyết thành công của anh ta trong lĩnh vực bán hàng đó chính là biết lắng nghe khách hàng. Anh ta đã thuyết phục được rất nhiều khách hàng khó tính mua hàng của mình bằng cách lắng nghe khách hàng phàn nàn về các sản phẩm của mình.
Trong bán hàng, đôi khi biết lắng nghe khách hàng còn hiệu quả hơn trăm vạn lời chào mời mua hàng. Thế đấy, lắng nghe không những giúp bạn thành công trong lĩnh vực bán hàng mà còn trong rất nhiều các lĩnh vực trong cuộc sống khác nữa. Không phải ngẫu nhiên mà tạo hóa dành tặng cho con người chúng ta chỉ một cái miệng nhưng lại có đến 2 cái tai đâu.
-
“Tập trung là chìa khóa của mọi thành công trong cuộc sống.” Có thể nói, kỹ năng tập trung là một kỹ năng rất khó làm chủ, khi mà cuộc sống quá bận rộn ngày nay có rất nhiều thứ làm cho chúng ta sao nhãng, quên đi công việc quan trọng của mình. Khi chúng ta mất đi sự tập trung, điều dễ nhận ra là hiệu quả công việc vì thế mà đi xuống, khó khăn cũng sẽ dần hiện ra ngày một nhiều hơn. Bởi vậy mới có một câu nói đó là: "chướng ngại vật là những điều sợ hãi bạn nhìn thấy khi rời mắt khỏi mục tiêu".
Luôn luôn có nhiều thứ khác nhau cần được giải quyết. Nhưng nếu năng lượng của bạn tập trung vào những gì bạn thực sự muốn làm, bạn sẽ nhận được tốt hơn và biết làm thế nào để giải quyết những thứ còn lại. Hãy suy nghĩ về bất kỳ ngày ngẫu nhiên tại nơi làm việc. Rất nhiều người dễ dàng bị phân tâm: thư điện tử, cuộc họp, một đồng nghiệp đến nói chuyện, và các cuộc gọi điện thoại… Đây không phải là tập trung vào tâm chấn của bạn. Nếu bạn đến chỗ làm vào một ngày nào đó và nghĩ “tôi cần đạt được những gì vào ngày hôm nay?” Thì ngày làm việc của bạn sẽ hiệu quả hơn nhiều.
-
"Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới" là câu nói của đại văn hào người nga M.Gorki khi nói về lợi ích của việc đọc sách, mình biết rằng đối với nhiều người trong số chúng ta vẫn chưa hình thành cho mình một thói quen đọc sách. Thật đáng buồn khi ở Việt Nam chúng ta trung bình mỗi người đọc chưa đầy 4 cuốn sách mỗi năm (trong sống đó có tới 2,8 cuốn sách là sách giáo khoa). Trong khi đó ở Nhật Bản và Israel con số này là 20 cuốn/năm.
Việc đọc sẽ làm tế bào não hoạt động liên tục và giúp ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh mất trí nhớ khi chúng ta già đi. Bộ não cũng giống như các bộ phận khác trên cơ thể, khi càng luyện tập nhiều thì càng khoẻ mạnh và làm việc hiệu quả hơn. Việc đọc sách giúp bạn trau dồi kiến thức, mở mang hiểu biết, trau dồi vốn từ. Là con đường ngắn nhất giúp bạn tiếp cận với kho tri thức khổng lồ của nhân loại... Những người thành công đều có thói quen đọc sách mỗi ngày, còn bạn thì sao?
-
Khi dành thời gian nghĩ ngợi về quá khứ đồng nghĩa với việc bạn đang phung phí những phút giây quý giá của hiện tại. Ý mình không phải là bạn không được phép hoài niệm, nhưng hoài niệm không phải là để ăn năn hay tiếc nuối những điều đã xảy ra. Nhiều người thường xuyên nghĩ về quá khứ với các từ: "nếu như", "giá như"... cứ như thể họ có thể quay ngược thời gian để trở về quá khứ thay đổi tất cả những điều đã xảy ra vậy.
Người Ấn Độ có một câu như thế này: "tất cả những điều xảy ra là những điều nên xảy ra". Cho dù quá khứ có như thế nào đi chăng nữa thì nó cũng là cái đã qua, con người của bạn ở hiện tại mới là quan trọng, chúng ta của hiện tại là kết quả của những lựa chọn và kinh nghiệm trong quá khứ. Đừng bận tâm đến chuyện quá khứ bạn đã sai lầm như thế nào, hãy nghĩ rằng mỗi ngày trôi qua là bạn đang dần trưởng thành và hoàn thiện hơn.
-
Nếu muốn thành công nhất định bạn phải học được cách nói chuyện trước nhiều người, tuy vậy, việc này với nhiều người là cả một vấn đề khá lớn, họ mang trong mình một nỗi sợ vô hình mỗi khi phải đứng trước đám đông nhiều người để nói chuyện. Chúng ta sợ khi phải đối diện với nhiều ánh mắt đang tập trung vào chúng ta, sợ mọi người đánh giá chúng ta... Hãy luyện tập bằng cách đứng trước gương tự nói chuyện, diễn thuyết một mình trước khi bắt đầu nói chuyện trước nhiều người. Bất cứ điều gì cũng có thể học được, vấn đề chỉ là bạn có muốn bắt đầu hay không mà thôi.
Các quy tắc giao tiếp hiệu quả trước đám đông cần biết:
- Quy tắc quan trọng nhất trong việc nói chuyện trước đám đông là bạn phải biết mình nói gì.
- Thực hành kỹ năng giao tiếp thường xuyên
- Đừng quá lo lắng về những lỗi nhỏ
- Cần bày tỏ cử chỉ, điệu bộ sao cho thích hợp với điều mình đang nói.
- Coi khán giả là bạn bè